intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này điểm qua quá trình nghiên cứu truyện Hoa tiên theo tiến trình thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, ở các phương diện: tác giả truyện, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc, so sánh các bản Hoa tiên (nguyên tác với nhuận chính)… Những thành tựu nghiên cứu trên đã bước đầu khẳng định vị trí, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX để nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả

Ngô Thị Thanh Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 58(10): 21 - 26<br /> <br /> TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ QUA SỰ TIẾP NHẬN<br /> CỦA CÁC THẾ HỆ ĐỘC GIẢ<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc<br /> có tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những<br /> sáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm văn học mang tinh thần Việt<br /> Nam. Bài viết này điểm qua quá trình nghiên cứu truyện Hoa tiên theo tiến<br /> trình thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, ở các phương diện: tác giả<br /> truyện, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc, so sánh các bản Hoa tiên<br /> (nguyên tác với nhuận chính)… Những thành tựu nghiên cứu trên đã<br /> bước đầu khẳng định vị trí, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của<br /> tác phẩm. Tuy nhiên việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học<br /> nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX để nghiên cứu vẫn chưa được<br /> quan tâm đúng mức.<br /> Từ khoá: Hoa tiên truyện – Nguyễn Huy Tự.<br /> *<br /> <br /> Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký bắt<br /> nguồn từ một ca bản của Trung Quốc<br /> có tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú<br /> (tương truyền ra đời vào thời Thanh<br /> sơ và do một Giải nguyên và một ông<br /> Thám hoa soạn). Trong bối cảnh lịch<br /> sử xã hội thế kỷ XVIII- một thời kỳ mà<br /> trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa<br /> phát triển mạnh mẽ, ý thức cá nhân<br /> lớn mạnh, đề tài tình yêu được chú ý<br /> đặc biệt- Nguyễn Huy Tự đã tìm thấy<br /> ở ca bản Hoa tiên tiếng nói đồng điệu<br /> và đã sáng tạo ra Hoa tiên ký mang<br /> bản sắc văn hoá tinh thần Việt Nam.<br /> Có thể nói Hoa tiên ký ra đời là một<br /> bước đột phá của truyện Nôm nói<br /> riêng và của văn học Việt Nam trung<br /> *<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga, Tel: 0982548560<br /> Email:<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> đại nói chung. Đây là truyện Nôm bác<br /> học đầu tiên ở Đàng ngoài, đã ảnh<br /> hưởng mạnh mẽ đến những truyện<br /> Nôm bác học ra đời sau, trong đó có<br /> đỉnh cao là Truyện Kiều. Vì thế, từ khi<br /> Hoa tiên ký xuất hiện đến nay đã có<br /> rất nhiều thế hệ độc giả quan tâm<br /> nghiên cứu và tiếp nhận trên nhiều<br /> góc độ khác nhau. Tìm hiểu về quá<br /> trình tiếp nhận của độc giả đối với tác<br /> phẩm này đã có một số nhà nghiên<br /> cứu để tâm đến như: Nguyễn Văn<br /> Hoàn, Lại Văn Hùng[2]... Nhưng<br /> những bài viết của các nhà nghiên<br /> cứu trên thường chỉ mang tính chất<br /> khái quát, còn nội dung và cách thức<br /> tiếp nhận như thế nào thì lại chưa bàn<br /> cụ thể. Vì thế chúng tôi muốn tiếp tục<br /> được bàn về vấn đề này để thấy<br /> được tính chất đa diện khi nghiên cứu<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> 1<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tác phẩm Hoa tiên ký. Ở bài viết này,<br /> chúng tôi tìm hiểu quá trình tiếp nhận<br /> của độc giả theo lịch trình thời gian<br /> qua hai thế kỷ: XIX và XX.<br /> 1. THẾ KỶ XIX<br /> Có thể nói người đầu tiên quan tâm<br /> đến Hoa tiên ký là Nguyễn Thiện. Ông<br /> đã tiến hành nhuận chính Hoa tiên<br /> truyện. Nhưng ngoài công việc này<br /> ông không có thêm một lời bình hay<br /> một lời nhận xét nào về tác phẩm.<br /> Những người tham gia vào công việc<br /> nhuận sắc sau đó như Vũ Đãi Vấn,<br /> Cao Bá Quát thì đều có lời tựa trước<br /> bản nhuận sắc. Đây có thể coi là<br /> những lời bình phẩm đầu tiên về Hoa<br /> tiên ký.<br /> Với Vũ Đãi Vấn (tiến hành nhuận sắc<br /> năm Minh Mệnh thứ 10) thì Hoa tiên<br /> ký có cả hay lẫn dở. Trong lời tựa của<br /> mình, ông viết: “Từ hồi hai mươi bốn<br /> trở về trên, lời và ý đều chu đáo; tuy<br /> rằng hạng người cụ nhỡn làm ra,<br /> chưa dám chắc là không có chút nào<br /> hỏng, nhưng đại để dụng ý sâu và<br /> kín, luyện chữ lạ và nhã, chưa dễ<br /> được nhiều như thế. Từ hồi hai mươi<br /> bốn trở về sau, lời thì nhiều chỗ trái tai<br /> mà ý thì không khỏi có chỗ thiếu sót.<br /> Thỉnh thoảng có một đôi câu răn dạy<br /> người đời thì thường thường chưa<br /> được hồn hậu” [3.251]. Như vậy Vũ<br /> Đãi Vấn đã bước đầu nhận xét về cả<br /> nội dung và nghệ thuật của Hoa tiên<br /> ký. Nghệ thuật thì tinh tế “chưa dễ<br /> được nhiều như thế”, còn nội dung thì<br /> mặc dù có “dụng ý sâu và kín” nhưng<br /> vẫn có chỗ “trái tai” chưa thật sự có<br /> được cái “ý trung hậu của cổ nhân”.<br /> Do vậy mà ông đã tiến hành sửa nội<br /> dung để cho lời và ý được chu đáo.<br /> Sau công việc sửa chữa của Vũ Đãi<br /> Vấn vào năm 1843, Cao Bá Quát<br /> cũng tiến hành nhuận sắc Hoa tiên<br /> ký, nhưng công việc chưa xong thì<br /> ông bận việc phải đi xa nên người đời<br /> sau không biết ông đã sửa những gì.<br /> Ở đây chúng tôi quan tâm đến lời tựa<br /> của ông. Lời tựa có những câu đánh<br /> giá, nhận xét như: Nguyễn Huy Tự đã<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 58(10): 21 - 26<br /> <br /> “dùng bụi bặm tấm cám mà hun đúc<br /> nên gạch ngói lâu đài”[2.46]. Và cũng<br /> ở lời tựa này, người viết cũng là<br /> người đầu tiên đặt Hoa tiên ký trong<br /> dòng chảy của văn học Nôm và bên<br /> cạnh Đoạn trường tân thanh để đi đến<br /> một nhận định rằng: Hoa tiên ký là<br /> một động lực quan trọng khiến cho<br /> sau đó Kim Vân Kiều “đờ mắt trông<br /> theo”. Như vậy ở thế kỷ XIX- dù sự<br /> tiếp nhận của các độc giả về Hoa tiên<br /> ký không nhiều, nhưng những giá trị<br /> về nội dung, nghệ thuật cũng như giá<br /> trị mở đường cho sự phát triển của<br /> văn học Nôm nói chung và thể loại<br /> truyện thơ nôm nói riêng của tác<br /> phẩm cũng đã được các độc giả<br /> khẳmg định một cách vững chắc.<br /> 2. THẾ KỶ XX<br /> Nếu như trong thế kỷ XIX chỉ có một<br /> bản khắc in Hoa tiên (Hoa tiên nhuận<br /> chính) vào năm 1875 của Đỗ Hạ<br /> Xuyên thì sang thế kỷ XX- tác phẩm<br /> đã liên tục được khắc in, và tương<br /> ứng với nó là một phong trào nghiên<br /> cứu phẩm bình rầm rộ về Hoa tiên<br /> trên nhiều phương diện như: tác giả,<br /> nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc và<br /> so sánh các bản Hoa tiên (nguyên tác<br /> với nhuận chính)…<br /> Theo thứ tự thời gian chúng ta thấy<br /> có các tác giả đã quan tâm đến<br /> những vấn đề này của tác phẩm là:<br /> Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn<br /> Huy Chương, Nguyễn Tiến Lãng,<br /> Kiều Thanh Quế, Hoàng Xuân Hãn,<br /> Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm,<br /> Nguyễn Tất Thứ, Hoài Thanh, Lại<br /> Ngọc Cang, Trần Quang Huy, Nguyễn<br /> Lộc, Đặng Thanh Lê, Lại Nguyên Ân,<br /> Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng<br /> Thanh, Trần Đình Hượu, Phong Lê,<br /> Trần Nho Thìn, Nguyễn Phạm Hùng,<br /> Lại Văn Hùng, Trần Hải Yến,…<br /> Với bài viết Văn Hoa tiên và văn Kiều<br /> in trên Phụ nữ tân văn số Xuân -1934,<br /> nhà thơ tài tử Tản Đà là người đầu<br /> tiên của thế kỷ XX tiếp nối ý tưởng<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> 2<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> của tiền nhân là so sánh hai áng văn<br /> về phương diện lời văn. Theo ông thì:<br /> “Văn Truyện Kiều là văn chương, văn<br /> Hoa tiên tựa ở luân lý; Văn Truyện<br /> Kiều rất là bạo lời, văn Hoa tiên giữ ý<br /> cẩn thận. Văn Truyện Kiều nhiều<br /> giọng lịch lõi, văn Hoa tiên toàn vẻ<br /> trang nhã” [2.58]. Và sau khi trích dẫn<br /> một số câu thơ để minh chứng, nhà<br /> thơ đã khẳng định: “Văn Hoa tiên hay<br /> ở cái toàn thể còn văn Truyện Kiều<br /> hay ở từng câu chữ”. [2.59]<br /> Tác giả Nguyễn Tiến Lãng trong bài<br /> thuyết trình bằng tiếng Pháp tại một<br /> cuộc hội họp tổ chức tại Huế ngày 8<br /> tháng 2 năm 1937 với nhan đề Những<br /> vẻ đẹp của Hoa tiên-Thơ An Nam đã<br /> khẳng định: Hoa tiên là một tác phẩm<br /> của văn học An Nam “là một sự sáng<br /> tạo tốt đẹp rất An Nam”, “là một áng<br /> thơ An Nam và không phải là một mô<br /> phỏng đơn giản của Trung Hoa”<br /> [2.118]. Có được điều này là do<br /> những vẻ đẹp của nó, đó là vẻ đẹp<br /> tình cảm, vẻ đẹp của nhận thức văn<br /> chương, vẻ đẹp của tư tưởng và vẻ<br /> đẹp của hình thức. Ông cũng nêu ý<br /> kiến không nên so sánh Truyện Kiều<br /> và Truyện Hoa tiên rằng: tác phẩm<br /> nào nổi trội hơn, bởi lẽ phải tính đến<br /> “lợi ích của những nhân tố cốt yếu<br /> được liệt vào trong quá trình xây dựng<br /> một tác phẩm văn học”[2.140] như sự<br /> tiến triển của ngôn ngữ, hoàn cảnh<br /> lịch sử,…, và đồng thời phải dành cho<br /> Hoa tiên một vị trí xứng đáng bên<br /> cạnh Truyện Kiều.<br /> Năm 1942 trên tạp chí Tri tân số 50,<br /> tác giả Kiều Thanh Quế đã dựa vào<br /> bản Hoa tiên nhuận chính của<br /> Nguyễn Thiện để tiến hành so sánh<br /> hai tác phẩm Truyện Kiều và Hoa tiên<br /> với nhan đề Nỗi lòng Tố Như dưới<br /> triều Gia Long - So sánh hai áng văn<br /> chương ra đời dưới triều ấy: Kiều và<br /> Hoa tiên [2.149]. Trong bài viết nàyông chủ yếu viết về tâm sự của<br /> Nguyễn Du khi ra làm quan với triều<br /> Nguyễn, và nhân nói đến Truyện Kiều<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 58(10): 21 - 26<br /> <br /> với lòng ngưỡng mộ “văn chương<br /> không tiền, tuyệt hậu”, tác giả đã lấy<br /> Hoa tiên ra để so sánh như một minh<br /> chứng cho nhận định của mình. Tác<br /> giả đã tiến hành liệt kê những câu na<br /> ná giống nhau trong Truyện Kiều và<br /> Hoa tiên nhuận chính để đi đến khẳng<br /> định: “Truyện Kiều về giá trị văn<br /> chương ăn đứt Hoa tiên”. Có lẽ do chỉ<br /> dựa vào Hoa tiên nhuận chính nên<br /> tác giả không đánh giá được công lao<br /> của Nguyễn Huy Tự cũng như những<br /> ảnh hưởng của Hoa tiên ký đối với<br /> Truyện Kiều.<br /> Một năm sau, năm 1943 trong một<br /> loạt bài in trên tạp chí Tri tân (các số<br /> 86, 87, 88), với nhan đề Hoa tiên<br /> truyện [2.160], nhà nghiên cứu Đào<br /> Duy Anh đã khảo sát khá kỹ về quê<br /> quán, dòng họ Nguyễn Huy Tự và<br /> ông đã dịch bản hành trạng của<br /> Nguyễn Huy Tự trong Nguyễn thị gia<br /> tàng. Cũng trong một loạt bài này, tác<br /> giả đã bước đầu nhận thấy ảnh<br /> hưởng của Hoa tiên ký<br /> đối với<br /> Truyện Kiều, ngược lại cũng không<br /> quên khẳng định bản nhuận chính<br /> Hoa tiên của Nguyễn Thiện lại chịu<br /> ảnh hưởng khá sâu sắc của Đoạn<br /> trường tân thanh. Cũng trong năm<br /> 1943 ở các số tiếp theo (số 91, 92,93)<br /> vẫn trên tạp chí Tri tân, tác giả lại đặt<br /> vấn đề nghiên cứu Nguồn gốc Hoa<br /> tiên truyện [2.184]. Trong loạt bài này<br /> nhà nghiên cứu đã đề cập đến ca bản<br /> Hoa tiên ký (của Trung Quốc). Sau khi<br /> tiến hành dịch một số hồi của ca bản<br /> (chính xác là 5 hồi bao gồm Hoa tiên<br /> đại ý (hồi 1), Liễu âm khốc biệt (hồi<br /> 26), Văn gia thăng nhậm (hồi 31),<br /> Hàn uyển trùng phùng (hồi 38), Văn<br /> nhi thân táng (hồi 43) và so sánh các<br /> hồi dịch với Hoa tiên truyện (cả<br /> nguyên tác và nhuận chính)), ông đã<br /> có một số nhận xét ban đầu về sự<br /> khác nhau giữa Hoa tiên ký và Hoa<br /> tiên nhuận chính. Vẫn trong năm<br /> 1943, Dương Quảng Hàm đã cho in<br /> Việt Nam văn học sử yếu - một cuốn<br /> sách khái quát về văn học Việt Nam<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> từ giai đoạn mới hình thành đến<br /> những năm đầu thế kỷ XX. Trong bộ<br /> giáo khoa khá đồ sộ này, Hoa tiên<br /> được coi là một tác phẩm trường<br /> thiên bên cạnh một số tác phẩm khác<br /> như Chinh phụ ngâm, Cung oán<br /> ngâm… Về nghệ thuật Hoa tiên, tác<br /> giả bình: “Văn truyện ấy thật là lối văn<br /> uẩn súc, điêu luyện” và Hoa tiên cùng<br /> với những tác phẩm văn Nôm thế kỷ<br /> XVIII mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng<br /> của Hán văn, song các tác giả của<br /> chúng đã cố trau chuốt, rèn rũa để<br /> sau này góp phần giúp nền văn học<br /> nước nhà sản sinh được những tác<br /> phẩm có giá trị như Truyện Kiều.<br /> Năm 1944, với bài viết Từ Hoa tiên<br /> truyện, Mai Đình mộng ký, Đoạn<br /> trường tân thanh, Văn phái Hồng Sơn<br /> là một con bướm vàng rực rỡ đã dạo<br /> qua làn hương phấn của chòm hoa<br /> phong dao[2.252], nhà văn Nguyễn<br /> Tất Thứ bằng việc liệt kê những câu<br /> ca dao, tục ngữ, ví phường vải giống<br /> hoặc gần giống với Hoa tiên, Mai<br /> Đình mộng ký, Đoạn trường tân thanh<br /> đã chỉ ra rằng: nguồn gốc của văn<br /> chương Hoa tiên, Đoạn trường tân<br /> thanh, Mai Đình mộng ký bắt nguồn<br /> từ phong dao, đặc biệt là từ nghệ<br /> thuật hát ví phường vải của vùng đất<br /> Trường Lưu. Chính vì thế, nguời đọc<br /> rất dễ nhận ra những nét giống nhau<br /> giữa chúng về mặt văn phong.<br /> Vào những năm 1949, 1957, 1958,<br /> Hoa tiên đã được đưa vào một số bộ<br /> sách văn học sử như: Việt Nam văn<br /> học sử trích yếu của Hạo Nhiên Nghiêm Toản (1949), Lược thảo lịch<br /> sử văn học Việt Nam (1957) của<br /> nhóm tác giả Vũ Đình Liên, Mấy vấn<br /> đề văn học sử của Trương Tửu<br /> (1958). Trong các cuốn văn học sử<br /> này, Hoa tiên cũng được nhìn nhận là<br /> tác phẩm có trên hai tác giả trong đó<br /> quan trọng nhất là Nguyễn Huy Tự và<br /> Nguyễn Thiện. Các nhà viết văn học<br /> sử cũng nghiên cứu, đánh giá Hoa<br /> tiên ở một số mặt như: nội dung, nghệ<br /> thuật (trong đó có cả khen lẫn chê),<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 58(10): 21 - 26<br /> <br /> nhưng nổi bật vẫn là việc khẳng định<br /> sự vượt thoát của Hoa tiên về cả đề<br /> tài và ngôn ngữ nghệ thuật so với<br /> truyện Nôm trước đó. Và coi đây là<br /> một bước tiến lớn của truyện thơ<br /> Nôm, góp phần cho sự thành công<br /> sau này của một số tác phẩm cùng<br /> thể loại ở cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX.<br /> Năm 1957 trong bài Trích bài giảng ở<br /> Đại học Hà Nội, Hoài Thanh là người<br /> đầu tiên đã nghiên cứu một cách khá<br /> toàn diện về nội dung và nghệ thuật<br /> truyện Hoa tiên. Ông cho rằng cái làm<br /> nên “sức lay động từ đáy sâu” của<br /> Hoa tiên vẫn là câu chuyện tình yêu<br /> được diễn tả với một bút pháp trữ tình<br /> và lời văn chải chuốt tao nhã. Bên<br /> cạnh đó cũng như một số tác giả<br /> khác, nhà nghiên cứu cũng có nhận<br /> định: mặc dù Hoa tiên không phản<br /> ánh được một hiện thực xã hội sinh<br /> động và rộng lớn, một nghệ thuật điêu<br /> luyện như Truyện Kiều nhưng nó lại<br /> là một trong những yếu tố quan trọng<br /> thúc đẩy sự ra đời của tác phẩm này<br /> sau đó.<br /> Năm 1961 trong Khảo luận về truyện<br /> Hoa tiên, Lại Ngọc Cang đã tiến hành<br /> khảo về Hoa tiên một cách khá hệ<br /> thống từ tiểu sử tác giả ấtc giả của<br /> nguyên tác và tác giả của nhuận<br /> chính), thời điểm sáng tác, đến việc<br /> so sánh sơ bộ giữa bản Nôm nguyên<br /> tác với bản nhuận chính, giữa Hoa<br /> tiên ký của Nguyễn Huy Tự với ca<br /> bản Hoa tiên của Trung Quốc. Theo<br /> ông, Nguyễn Huy Tự khi diễn Nôm ca<br /> bản của Trung Quốc đã chuyển xu<br /> hướng kể và thuật của ca bản thành<br /> tả và gợi trong Hoa tiên ký. Còn khi so<br /> sánh các bản nhuận chính, nhuận sắc<br /> với Hoa tiên ký tác giả đã có nhận<br /> định như: các bản nhuận chính,<br /> nhuận sắc về sau có giá trị nghệ thuật<br /> cao hơn, còn về mặt nội dung thì căn<br /> bản như nhau.<br /> Năm 1975, trong luận án tiến sĩ của<br /> Trần Quang Huy- người Đài Loan:<br /> Việt Nam Nôm truyện dữ Trung Quốc<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> 4<br /> <br /> Ngô Thị Thanh Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tiểu thuyết quan hệ chi nghiên cứu<br /> (nghĩa là: Nghiên cứu về mối quan hệ<br /> giữa truyện Nôm Việt Nam và tiểu<br /> thuyết Trung Quốc) đã có một phần<br /> nói về ca bản Hoa tiên và truyện thơ<br /> Nôm Hoa tiên. Ở phần này, tác giả<br /> luận án bước đầu so sánh giữa ca<br /> bản Hoa tiên và truyện thơ Nôm Hoa<br /> tiên (tác giả dùng bản của Nguyễn<br /> Thiện). Từ việc phân tích một vài<br /> khía cạnh trong văn bản của hai tác<br /> phẩm, ông đã phần nào chỉ ra những<br /> ưu, nhược điểm cả về nội dung lẫn<br /> nghệ thuật của hai văn bản này.<br /> Sau Trần Quang Huy, vào những<br /> năm 1976-1978 nhà nghiên cứu<br /> Nguyễn Lộc trong cuốn giáo trình Văn<br /> học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX có một chương<br /> viết về truyện Hoa tiên. Với chương<br /> viết này, có thể nói Nguyễn Lộc đã<br /> thâu tóm những nghiên cứu về Hoa<br /> tiên trước đó từ vấn đề tác giả truyện,<br /> thời điểm ra đời, nguồn gốc, nội dung<br /> đến nghệ thuật, đặc biệt ông đã “dung<br /> hòa được các ý kiến có phần chủ<br /> quan và chưa thật chính xác” (như coi<br /> Hoa tiên là tác phẩm “chỉ dọn bớt lại<br /> về sự thực cũng như về tư tưởng,<br /> cảm tình để cho sự tình thành gọn<br /> gàng nhẹ nhõm nhưng cũng có khi lại<br /> hóa sơ sài”, hoặc coi Hoa tiên là sản<br /> phẩm riêng của văn học Việt Nam).<br /> Theo ông, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn<br /> Thiện đã thành công trong việc “diễn<br /> tả lại một câu chuyện nước ngoài với<br /> một cảm xúc tràn đầy thi vị của người<br /> Việt Nam”[2.422]. Như thế cũng có<br /> nghĩa tác giả Hoa tiên đã vay mượn<br /> cốt truyện nước ngoài và đã sáng tạo<br /> thành một truyện mới mang tinh thần<br /> Việt Nam.<br /> Đến 1975 văn bản Hoa tiên lại được<br /> Đào Duy Anh chọn làm đối tượng để<br /> nghiên cứu về diễn trình của chữ<br /> Nôm trong cuốn sách Chữ Nôm,<br /> nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 58(10): 21 - 26<br /> <br /> Năm 1977, tác giả Đặng Thanh Lê in<br /> Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm<br /> với mục đích chính là đặt Truyện Kiều<br /> trong dòng truyện Nôm để khảo sát.<br /> Nhưng khi nói về những tác phẩm<br /> truyện Nôm đầu tiên tác giả đã khẳng<br /> định: “Truyện Song Tinh (Đường<br /> Trong) và truyện Hoa tiên (Đường<br /> Ngoài) là những truyện Nôm có tên<br /> tác giả đầu tiên trong văn học thế kỷ<br /> XVIII” [1.57], và “Hoa tiên đã góp<br /> phần mở đầu cho khuynh hướng đi<br /> vào chủ đề tình yêu của truyện Nôm<br /> trong văn học viết đương thời” [1.58].<br /> Vào những năm 1990 và 1993 của<br /> thế kỷ XX đã diễn ra hai cuộc hội thảo<br /> lớn nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh<br /> và 200 năm ngày mất của Nguyễn<br /> Huy Tự. Lúc này các vấn đề về dòng<br /> văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, về<br /> tác giả Nguyễn Huy Tự và đặc biệt là<br /> về tác phẩm Hoa tiên ký của ông lại<br /> được bàn luận sôi nổi. Một điều đáng<br /> chú ý trong hai cuộc hội thảo này là<br /> việc các nhà nghiên cứu đã có xu<br /> hướng quay trở lại với nguyên tác<br /> Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự để<br /> nghiên cứu. Qua đó, việc đánh giá<br /> công lao của Nguyễn Huy Tự cũng<br /> như việc khẳng định vị trí của Hoa<br /> tiên ký trong dòng truyện Nôm được<br /> chính xác hơn. Kết quả của hai cuộc<br /> hội thảo này là việc: Viện Văn học cho<br /> ra đời cuốn Kỷ yếu Nguyễn Huy Tự<br /> và truyện Hoa tiên, tập hợp 24 bài<br /> nghiên cứu và một bản tổng kết<br /> Nguyễn Huy Tự - truyện Hoa tiên<br /> trong vùng văn hóa Trường Lưu và<br /> trong dòng truyện Nôm thế kỷ XVIII<br /> của tác giả Nguyễn Huệ Chi.<br /> Bản tổng kết đã đặc biệt đi sâu vào<br /> một vấn đề cốt yếu mang tính chất<br /> tiền đề là khảo sát khu vực địa văn<br /> hoá Trường Lưu - Hồng Sơn - nơi<br /> ươm mầm những nhân cách văn hoá<br /> và con người nghệ sĩ. Đây là một vấn<br /> đề đã được các học giả tiền bối như:<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2