NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
Đồng bào dân tộc Thái huyện Con Cuông<br />
<br />
TRUYỀN THỐNG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI THÁI Ở CON CUÔNG<br />
TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG<br />
n Ths. Võ Thị Hoài Thương<br />
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh<br />
<br />
on Cuông vốn là vùng đất được thiên nhiên<br />
ưu đãi bậc nhất xứ Nghệ. Núi non trùng<br />
điệp, sông nước trong xanh không chỉ tạo<br />
nên nhiều cảnh đẹp, mà còn ẩn chứa trong đó nguồn<br />
nguyên liệu và nhiều sản vật ẩm thực phong phú, đặc<br />
sắc. Từ nền cảnh môi trường sinh thái đó, cùng sự<br />
linh hoạt trong ứng xử với môi trường tự nhiên và<br />
tài khéo léo lựa chọn, phối hợp nguyên liệu, đồng<br />
bào Thái ở Con Cuông đã sáng tạo ra các món ăn,<br />
thức uống hợp khẩu vị, nhiều món ăn trở thành đặc<br />
sản như: kháu lam (cơm lam), xôi cẩm, cá Mát sông<br />
Giăng, Pá pinh (cá nướng), Pá xôm (cá chua), Chịn<br />
xôm (thịt chua), Chịn pinh (thịt nướng), măng Bát<br />
Độ, măng đắng chấm chẻo ớt cay mọi (xã Lục Dạ),<br />
canh bon, canh ột (xã Yên Khê), mọc rêu, nậm pịa,<br />
chắm chéo (chẻo ớt), chè đâm, rượu cẩm (xã Chi<br />
Khê), rượu cần Mậu Đức… Đây chính là tiềm năng<br />
cần được khai thác, phát huy giá trị, góp phần phát<br />
triển du lịch cộng đồng tại các bản của người Thái ở<br />
Con Cuông.<br />
<br />
C<br />
<br />
SỐ 7/2017<br />
<br />
1. Tập quán ăn uống của người Thái ở<br />
Con Cuông<br />
Con Cuông là vùng đất có nguồn nguyên liệu<br />
ẩm thực phong phú. Hầu hết các xã ở Con Cuông<br />
đều có nguồn thổ sản từ hệ thực vật và động vật<br />
dồi dào, cung cấp nguyên liệu chính để đồng bào<br />
Thái chế biến các món ăn, thức uống ngon, đặc<br />
sản. Về hệ thực vật có: chè xanh, măng đắng,<br />
cam Yên Khê, vải thiều, nhãn, hồng Yên Khê...<br />
(1)<br />
. Các loài động vật cũng rất đa dạng như: voi,<br />
hổ, báo, gấu, bò tót, lợn rừng, hươu, nai, mang,<br />
khỉ, vượn, sao la, trăn, kỳ nhông, gà lôi, chim trĩ,<br />
chim công... (2). Đối với người Thái, cùng với<br />
việc canh tác nương rẫy, trồng lúa, hoa màu và<br />
cây ăn quả trên vườn rừng thì việc khai thác<br />
nguồn lợi thổ sản từ rừng là hoạt động kinh tế<br />
không thể thiếu, góp phần đảm bảo nhu cầu ăn<br />
uống của người dân.<br />
Bà con người Thái ở Con Cuông sử dụng<br />
nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để chế<br />
biến các món ăn, thức uống hàng ngày. Trong cơ<br />
cấu bữa ăn, lương thực chính là gạo nếp và gạo<br />
tẻ, trong đó gạo nếp trồng trên rẫy được dùng phổ<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[26]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
biến hơn. Nếp nương (Khau niếu hày), nếp<br />
đen (Khau đắm đòi) là hai giống nếp thơm<br />
ngon, nổi tiếng nhất ở vùng đất Mường Quạ,<br />
bản Xiềng, xã Môn Sơn: “Cơm Mường Quạ,<br />
cá sông Giăng”.<br />
Người Thái nói chung và nhất là đồng bào<br />
định cư ở vùng Vườn Quốc gia Pù Mát, cư<br />
trú gần sông và các con suối nhỏ nên thường<br />
khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực sông,<br />
suối. Trong đó, cá là món ăn yêu thích của<br />
đồng bào và cá Mát sông Giăng là niềm tự<br />
hào của người dân nơi đây. Cá không chỉ là<br />
thực phẩm cung cấp nguồn đạm trong bữa ăn<br />
hàng ngày mà còn là lễ vật trong đám cưới<br />
và các lễ tết trong năm. Cá là nguyên liệu<br />
chính để chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc<br />
như: cá nướng, cá đồ, cá chua, canh cá, măng<br />
chua, cá lạp, cá gỏi, moọc cá, cá vùi tro, cá<br />
lam, chẻo cá… Những món ăn chế biến từ cá<br />
đã trở thành món ăn truyền thống của nhiều<br />
thế hệ, vừa thể hiện sự sáng tạo, tài khéo léo<br />
của người phụ nữ, vừa góp phần làm giàu<br />
thêm đời sống tinh thần của đồng bào Thái ở<br />
Con Cuông.<br />
Thực tế ở Con Cuông, hoạt động kinh tế<br />
chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi ít phát triển,<br />
có chăng chỉ là hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ<br />
trong các hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thực<br />
phẩm tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng<br />
hóa để phát triển kinh tế. Tại nhiều bản làng<br />
ở hầu khắp các xã thuộc huyện Con Cuông,<br />
hoạt động chăn nuôi của người Thái tập<br />
trung chủ yếu vào các loài gia súc, gia cầm<br />
như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt... và một số loài<br />
đặc sản như: gà ri, lợn nít, vịt bầu... Nhưng<br />
hoạt động kinh tế này chưa phát triển trên<br />
diện rộng. Bởi thế, nguồn thực phẩm đáp<br />
ứng cho nhu cầu ẩm thực của người dân chủ<br />
yếu là chăn nuôi tại chỗ và khai thác nguồn<br />
lợi từ rừng, sông, suối... Rừng là nơi mà<br />
người dân khai thác các loại nông lâm sản<br />
như rau rừng, cây thuốc, các loại cây củ như<br />
củ mài, bột páng, thú rừng... Hoạt động săn<br />
bắn, nhặt hái nguồn lợi từ rừng đóng vai trò<br />
hỗ trợ làm phong phú thêm cho bữa ăn của<br />
đồng bào.<br />
Trước đây, người Thái chế biến món ăn<br />
SỐ 7/2017<br />
<br />
rất đơn giản, bởi các gia vị không phong phú như bây<br />
giờ, chủ yếu là muối trắng, không có dầu mỡ. Thức ăn<br />
được nấu theo cách kho mặn, nướng, luộc, nấu canh,<br />
rang... Nhưng ngày nay, đời sống phát triển, các món<br />
ăn được chế biến đa dạng và đẹp mắt hơn. Thức ăn<br />
của người Thái rất tự nhiên, giàu vitamin và nguồn<br />
đạm. Sông, suối, khe, rạch… trở thành nguồn cung<br />
cấp tôm, cua, cá, ốc, ếch... nhiều dưỡng chất; thảm<br />
thực vật, rừng núi là nguồn cung cấp rau sạch, măng,<br />
nấm, rêu... giàu vitamin. Các món ăn được chế biến<br />
hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng,<br />
ngon và lành.<br />
Người Thái ở Con Cuông rất thích ăn nếp, ăn cá,<br />
chế biến theo hình thức đồ, nướng, lam... Xôi nếp là<br />
món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Cơm lam là<br />
đặc sản của người Thái nơi đây. Mùa nào thức nấy,<br />
người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng,<br />
măng ngọt, rau cải ngồng... chấm với gia vị chắm<br />
chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang,<br />
hương thơm của rau tạo thành món ăn có hương vị đặc<br />
trưng trong ẩm thực của người Thái.<br />
Hiện nay, do điều kiện kinh tế thị trường và quá trình<br />
sống cộng cư với người Kinh và các dân tộc khác,<br />
những món ăn truyền thống của người Thái đang có<br />
nguy cơ bị mất đi nét đặc sắc riêng. Hiện nay, chỉ còn<br />
một số ít người lớn tuổi của dân tộc Thái biết nấu các<br />
món ăn truyền thống của đồng bào mình. Để tiếp tục<br />
lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, chính<br />
quyền địa phương cũng đã có một số biện pháp kịp thời<br />
và hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Đó là việc tổ<br />
chức các cuộc thi ẩm thực hàng năm vào ngày Quốc tế<br />
Phụ nữ 8/3 và ngày lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ (13-15/4<br />
dương lịch). Ngoài ra, một số bản làng như Bản Nưa,<br />
Bản Tờ, Bản Pha (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng<br />
Khê)... đã mở lớp dạy nấu các món ăn truyền thống của<br />
người Thái. Từ đó góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa<br />
ẩm thực truyền thống và phát triển du lịch sinh thái, du<br />
lịch văn hóa cộng đồng, tạo nên nét độc đáo riêng và<br />
mang lại lợi nhuận kinh tế cho bà con.<br />
2. Các món ăn đặc sắc của người Thái góp phần<br />
phát triển du lịch cộng đồng<br />
Con Cuông là vùng đất có nhiều cảnh đẹp được tạo<br />
hóa ban tặng như: thác Khe Kèm, suối nước Moọc,<br />
rừng Quốc gia Pù Mát... và là địa bàn cư trú của nhiều<br />
tộc người sinh sống như Thái, Kinh, Đan Lai, Hoa,<br />
Nùng... Lễ hội lớn nhất vùng là Lễ hội Môn Sơn - Lục<br />
Dạ được tổ chức vào ngày 13-15/4 (dương lịch) hàng<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[27]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
năm, trong đó có hội thi ẩm thực truyền<br />
thống của dân tộc Thái ở Con Cuông.<br />
Du khách khi đến tham quan du lịch ở<br />
Con Cuông sẽ được trải nghiệm sản phẩm<br />
du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Bản<br />
Nưa (xã Yên Khê) hoặc Bản Khe Rạn (xã<br />
Bồng Khê). Với sản phẩm du lịch cộng đồng<br />
phong phú và đa dạng, du khách sẽ được<br />
nghỉ dưỡng tại nhà sàn bằng gỗ của đồng<br />
bào Thái, được tìm hiểu về phong tục tập<br />
quán của bà con dân bản, được thưởng thức<br />
các món ăn, thức uống đặc sắc, các hoạt<br />
động diễn xướng dân gian phong phú, hấp<br />
dẫn của người Thái và trải nghiệm hoạt động<br />
bắt cá, làm nông nghiệp, du lịch xe trâu...<br />
cùng người dân địa phương.<br />
Dưới đây là cách chế biến một số món ăn<br />
truyền thống đặc sắc của người Thái đang<br />
được chính quyền địa phương và bà con dân<br />
bản khai thác, phát huy giá trị phục vụ hoạt<br />
động du lịch cộng đồng ở Con Cuông.<br />
Xôi: Xôi và cơm lam là món ăn phổ biến<br />
trong bữa ăn hàng ngày của bà con người<br />
Thái. Ngày thường, bà con chỉ cần hông xôi<br />
trắng hoặc xôi đậu, quạt ráo rồi để vào trong<br />
ép khẩu. Nhưng đến ngày Tết hoặc dịp lễ<br />
hội, với bàn tay khéo léo của những người<br />
phụ nữ Thái, các món xôi được biến hóa rất<br />
phong phú và đẹp mắt, như: xôi 2 màu (trắng<br />
- xanh hoặc trắng - tím), xôi 3 màu (trắng đỏ - tím hoặc trắng - xanh - tím), xôi kê, xôi<br />
nu (củ nâu), xôi củ mài... Cơm lam ngày<br />
thường chỉ có màu trắng, đến ngày lễ hội<br />
cũng được ngâm với các loại lá cây tự nhiên<br />
để tạo màu tím, đỏ, xanh... rất thơm ngon và<br />
hấp dẫn.<br />
Để có xôi ngon, phải chọn nếp tốt. Trong<br />
các giống nếp hiện có thì nếp cẩm là loại nếp<br />
được người Thái quý nhất. Nếp cẩm có màu<br />
đen, hạt to, thơm và rất dẻo. Nếu gặp năm<br />
mất mùa mà không đủ nếp cẩm thì đồng bào<br />
sáng tạo ra một loại nếp cẩm “nhân tạo”<br />
bằng cách: Rơm nếp đốt thành tro, vò kỹ, rây<br />
lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm.<br />
Công thức pha trộn theo tỷ lệ: tuốt bao nhiêu<br />
lúa thì lấy bấy nhiêu rơm. Công đoạn cầu kỳ<br />
nhất là trộn bột tro nếp với gạo, sao cho khi<br />
SỐ 7/2017<br />
<br />
thử miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy vẫn tròn<br />
vẹn màu đen nhánh, sau đó mới dùng để đồ xôi hoặc<br />
gói bánh chưng đen.<br />
Trong các loại xôi, phổ biến nhất là xôi màu (xôi<br />
ba màu hoặc xôi hai màu, tùy thuộc vào loại lá mà bà<br />
con kiếm được). Nguyên liệu quan trọng để tạo nên<br />
xôi nhiều màu là lá cam công (để ngâm với nếp tạo<br />
màu đỏ hoặc tím), lá riềng (để tạo màu xanh). Dụng<br />
cụ để đồ xôi là mỏ lửng (có nơi gọi là mỏ pung hay<br />
mỏ pừng) là dụng cụ đồ xôi bằng gỗ của người Thái,<br />
được làm từ thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo<br />
để thủng hai đầu, đầu to để đậy vung, đầu bé cài bằng<br />
phên đan tre nứa. Ở dưới mỏ lửng là cái niếng làm<br />
bằng đồng, dùng để cho nước vào đun sôi lấy hơi cho<br />
hạt gạo chín.<br />
Để có nồi xôi ngon, dẻo, tơi và có màu sắc đẹp, bà<br />
con đem đun lá cam công (còn gọi là lá cẩm) và lá<br />
riềng lấy nước màu riêng. Sau khi đun sôi, vớt lá bỏ<br />
đi, để nguội. Gạo nếp đãi sạch, đem ngâm trong nước<br />
màu khoảng từ 3-6 giờ. Với lá cẩm, nếu muốn gạo nếp<br />
có màu tím thì ngâm nước nhạt hơn, còn nếu ngâm<br />
với nước đậm thì hạt gạo sẽ có màu đỏ đậm. Khi ngâm<br />
với nước lá riềng thì hạt gạo sẽ có màu xanh. Sau đó,<br />
gạo được đãi kỹ để sạch bớt nước màu bám ở mặt<br />
ngoài của hạt nếp, rồi để ráo. Cho gạo vào mỏ lửng<br />
(mỏ pung/ mỏ pừng) đặt lên niếng. Quá trình đồ xôi<br />
phải giữ lửa cháy đều, đượm than, giúp xôi chín dẻo<br />
và thơm, cầm nắm không bị dính tay. Xôi được nhuộm<br />
từ lá cẩm tự nhiên mang hương thơm của món xôi<br />
truyền thống. Người Thái ở Con Cuông thường lấy xôi<br />
ra ép khẩu (dụng cụ đựng xôi đan bằng tre hoặc mây)<br />
chấm muối vừng hoặc chẻo rất thơm, ngon. Số xôi còn<br />
<br />
Cơm lam<br />
<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[28]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
lại được để vào cái hay để ủ, giữ ấm cho xôi. Đồng<br />
bào Thái có thể ăn xôi quanh năm suốt tháng mà vẫn<br />
thấy ngon miệng.<br />
Bánh chưng: Người Thái ở Con Cuông sử dụng<br />
nguyên liệu nếp để sáng tạo nhiều loại bánh khác nhau<br />
như: bánh sừng trâu, bánh chưng đen, bánh mọc...<br />
Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến món bánh chưng<br />
đen của đồng bào Thái Tày Thanh (nhóm Thái Đen).<br />
Bánh chưng đen truyền thống của người Thái được gói<br />
theo 4 loại với các ý nghĩa khác nhau: Khâu tôm kháu<br />
khoài (bánh sừng trâu), Khâu tôm cộp (bánh chưng đôi),<br />
Khâu tôm khuản tụ (bánh gậy), Khâu tôm pom (bánh<br />
chưng hình vuông nhỏ). Nguyên liệu để làm món bánh<br />
độc đáo này là gạo nếp cẩm, nếu không có thì dùng nếp<br />
cẩm nhân tạo như đã giới thiệu ở nguyên liệu làm xôi.<br />
Bánh chưng đen truyền thống của người Thái không có<br />
nhân. Lá gói bánh là lá dong rừng rửa sạch, lau khô rồi<br />
mới đem gói. Ngoài ra, trước khi gói bánh thêm ít hạt<br />
Nga chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng)<br />
xay nhỏ trộn vào để tạo vị đậm đà cho bánh.<br />
Đến Con Cuông, được thưởng thức miếng bánh<br />
chưng đen, mùi gạo quyện với tro nếp mát ngọt làm<br />
người ăn như cảm nhận được cả mùi cỏ cây, ruộng<br />
đồng. Điều đặc biệt là bánh chưng đen ăn không bị<br />
nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường vì tro nếp<br />
đã khử mùi chua, độ nóng của gạo nếp... Hiện nay,<br />
bánh chưng đen đã trở thành một món “quà quê”, món<br />
ăn để đãi khách quý của người Thái ở Con Cuông.<br />
Cá mát nướng: Trong văn hóa ẩm thực của người<br />
Thái ở Con Cuông, các món ăn từ cá rất phổ biến và<br />
là thực phẩm chính. Nếu như bà con người Thái ở<br />
Môn Sơn tự hào với đặc sản cá mát sông Giăng thì ở<br />
<br />
Mâm cỗ của người Thái với cá mát, thịt nướng, họ moọc<br />
<br />
SỐ 7/2017<br />
<br />
những địa phương khác ở Con Cuông,<br />
người dân đánh bắt các loài cá ở khe, suối<br />
hoặc sử dụng cá nuôi để chế biến thành<br />
nhiều món ăn khác nhau.<br />
GS. Nguyễn Đổng Chi trong “Địa chí văn<br />
hóa dân gian Nghệ Tĩnh” cho biết: Người<br />
dân tộc Thái (nhóm Tày Mường) thường chế<br />
biến cá thành những món ăn truyền thống<br />
như: Pá pính phé, Pá pính tộp, pá pính giảo,<br />
hò mọc pá... Còn trên mâm cỗ của đồng bào<br />
Thái đen (3) bao giờ cũng có bốn món cá (đều<br />
được làm từ cá mát) là: Pá móc (cá tươi cắt<br />
thành từng khúc, trộn lẫn tấm gạo, cho gia<br />
vị vào, gói trong lá dong rồi đồ lên); Pá phẻ<br />
(cá khô được chuẩn bị trước Tết mươi lăm<br />
ngày. Sau khi đánh được cá, người ta lấy dao<br />
mổ một đường theo sống lưng rồi kẹp que<br />
lại và đưa sấy cho khô. Khi bày cỗ thì đồ lên<br />
bỏ xương và đầu, chỉ còn lại phần nạc); Pá<br />
xổm (cá muối chua chuẩn bị trước Tết hàng<br />
tháng để muối cho đủ chín. Cá bắt được, bỏ<br />
ruột, cắt thành khúc, nhồi muối để ráo nước<br />
rồi cho vào ống bương, ống nứa nện chặt lại.<br />
Khi ăn thì bỏ thính vào và ăn cùng với lá<br />
mùi, hành, tỏi...); Pá pinh (cá nướng, để gần<br />
Tết mới làm. Bắt được cá, người ta mổ bụng<br />
rồi nướng trên than cho đến chín đều. Khi ăn<br />
còn có nước mắm để chấm) (4).<br />
Cá mát là loài cá đặc sản được đánh bắt<br />
từ nguồn sông Giăng tự nhiên. Đặc điểm của<br />
cá mát là mình cá có từ ba đến sáu chấm đen,<br />
còn vảy cá có màu hồng. Cá mát nhỏ, con<br />
chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn, con to<br />
nhất chỉ nặng từ 0,5-0,8 kg. Ruột cá có vị<br />
đắng, khi ăn quen thấy ngon và ngọt hậu. Cá<br />
mát sông Giăng được sống trong môi trường<br />
nước sạch, trong lành, ăn những phù du của<br />
rừng Pù Mát nên vừa lành, vừa bổ, thịt lại<br />
thơm ngon, mỡ béo ít xương (5). Mùa cá mát<br />
bắt đầu từ tháng 8 âm lịch hàng năm.<br />
Cá mát có vị ngọt thơm rất tinh khiết và<br />
là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực<br />
của người Thái ở xã Môn Sơn nói riêng và<br />
huyện Con Cuông nói chung. Người Thái<br />
chế biến món cá mát nướng bằng nhiều<br />
cách: cá mát để nguyên con nướng (pá<br />
pinh), cá xẻ lưng uốn cong kẹp gia vị để<br />
nướng (pá pinh tộp), cá nướng đùm lá dong<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[29]<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
(pá pinh tồm tong)... Trong đó, phổ biến<br />
nhất là cá mát nướng nguyên con. Trước<br />
khi nướng, cần rửa sạch cá mát, bỏ mang cá<br />
và giữ nguyên ruột cá, vì trong ruột cá mát<br />
có mật rất đắng, nhưng chính vị đắng của<br />
mật cá đã tạo nên vị ngon riêng. Bà con<br />
dùng thân cây tre dày, còn tươi (để tránh lửa<br />
làm cháy kẹp tre) chẻ đôi ra để kẹp cá vào<br />
giữa, mỗi kẹp từ 3 đến 5 con. Khi nướng cá<br />
cần phải kiên trì hơ cho con cá chín đều trên<br />
than củi, để cá chín đều từ ngoài vào trong.<br />
Cá Mát nướng ăn kèm với xôi, chấm chẻo<br />
ớt là món ăn truyền thống của người Thái<br />
ở Con Cuông.<br />
Thịt nướng: Với nguyên liệu thịt lợn,<br />
những người phụ nữ Thái ở Con Cuông cũng<br />
có thể chế biến thành nhiều món ngon như:<br />
thịt lợn nướng lá móc mật, thịt lợn nướng lá<br />
chanh, thịt lợn kẹp lá chanh bóp vừng<br />
nướng, thịt lợn quấn sả nướng, chả giò mộc<br />
nhĩ... Trong đó, món thịt nướng được bà con<br />
người Thái và du khách rất ưa thích. Nguyên<br />
liệu để làm món thịt nướng (Chịn pinh) ngon<br />
nhất vẫn là thịt lợn nít, muối trắng, sả, mạc<br />
khẻn (hạt tiêu rừng), bột hạt dổi. Thịt được<br />
cắt thành những miếng to, sả được giã nhỏ,<br />
sau đó trộn đều thịt, sả với muối trắng và<br />
mạc khẻn, rồi đem nướng trên bếp củi đã có<br />
than cháy đượm. Nếu săn được các loại thịt<br />
thú rừng, trước khi nướng người Thái<br />
thường ướp với hạt tiêu rừng và bột hạt dổi<br />
để lúc nướng thịt có hương thơm đặc trưng<br />
khó lẫn. Những gia vị này không có bán tại<br />
các chợ ở Con Cuông, mà là do người Thái<br />
đi rừng lấy được và để dành làm gia vị gia<br />
dụng để chế biến món ăn. Nếu nướng thịt<br />
lợn với lá móc mật thì dùng thịt lợn bản thái<br />
miếng bằng hộp diêm, ướp với các gia vị:<br />
riềng, sả (băm nhỏ), dầu ăn, mì chính, muối<br />
tiêu... trộn đều với thịt, nướng trên than<br />
hồng. Khi ăn kèm với lá móc mật, vừa bùi<br />
vừa béo tạo một hương vị rất đặc trưng.<br />
Thịt chua (Chịn xồm): cũng là món ăn<br />
dùng để đãi khách quý. Nguyên liệu để làm<br />
món thịt chua gồm: thịt lợn nạc, tấm gạo<br />
hoặc cơm nguội, ống nứa, củ riềng, lá chanh,<br />
hạt tiêu rừng, muối, thính gạo. Thịt được thái<br />
mỏng, cho một ít gạo tấm hoặc cơm nguội<br />
SỐ 7/2017<br />
<br />
vào trộn đều. Tiếp tục cho riềng giã nhỏ và muối vào<br />
đảo đều để ướp rồi nhồi thịt vào ống nứa, không nén<br />
thịt chặt quá, cũng không để thịt rời rạc quá, thịt sẽ<br />
không chua đều. Sau đó rắc thính phủ lên trên, rồi nút<br />
ống lại bằng lá chuối hoặc lá dong rừng, ngoài bịt chặt<br />
miệng ống, lấy lạt buộc chặt. Xong, đem ống thịt bỏ<br />
lên gác bếp để lấy hơi lửa, dựng nghiêng để nước<br />
trong ống không bị chảy xuống, khoảng độ một tuần<br />
là có thể ăn được. Tục ngữ của người Thái có câu “Thịt<br />
ba, cá bảy”, nghĩa là thịt chua thì ba ngày, cá chua thì<br />
bảy ngày là ăn được. Trong môi trường nhiệt độ cao<br />
vừa phải, yếm khí, thịt lên men sẽ “chín” và có vị<br />
chua. Ngoài thịt là chính thì còn có các chất xúc tác<br />
làm cho quá trình lên men như thính gạo nếp và củ<br />
riềng được giã nhỏ (6). Khi ăn, chỉ cần mở nắp, lấy thịt<br />
ra đĩa, gắp miếng thịt cuộn vào trong các loại lá thơm<br />
như lá sung, lá chanh, húng quế... cuộn lại, chấm nước<br />
nước mắm tiêu, ớt... Nhìn miếng thịt tuy vẫn đỏ hồng<br />
nhưng đã chín bởi quá trình lên men, ăn thấy có vị<br />
chua, bùi, cay, béo, không ngấy.<br />
Họ moọc: là món ăn dùng để dâng cúng tổ tiên vào<br />
dịp rằm tháng bảy để báo hiếu tổ tiên, và còn là lễ vật<br />
dâng cúng dịp đồng bào Thái tổ chức lễ cầu mùa và<br />
ăn Tết. Bà con người Thái ở Con Cuông sử dụng các<br />
nguyên liệu khác nhau và phối hợp với nhiều loại gia<br />
vị để chế biến thành nhiều món moọc như: moọc cá,<br />
moọc gà, moọc thịt lợn, moọc rêu, moọc thịt gà, moọc<br />
cây chuối rừng...<br />
Nguyên liệu để làm Họ moọc bao gồm: Cá, đọt cây<br />
chuối rừng non, tấm gạo, mộc nhĩ, hoa chuối, sả, thì<br />
là, hành tăm, mạc khẻn (hạt tiêu rừng), muối, mì<br />
chính... Cá thái miếng nhỏ, đọt cây chuối chẻ nhỏ, hoa<br />
chuối thái thật nhỏ (cây chuối và hoa chuối phải được<br />
ngâm với nước muối), mộc nhĩ băm nhỏ, gạo ngâm<br />
một đêm rồi giã thật mịn. Tất cả gia vị được băm nhỏ<br />
và trộn đều với nguyên liệu. Sau đó gói lại với lá dong<br />
hoặc lá chuối rừng, cột lại cho kín. Họ moọc phải được<br />
gói chặt để trong quá trình luộc hoặc hông không bị<br />
vỡ. Khi gói xong, người ta xếp moọc vào nồi hông<br />
bằng gỗ, tiến hành hông khoảng một giờ đồng hồ là<br />
chín. Trong mỗi gói moọc tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt.<br />
Độ dẻo của gạo, vị bùi của cá, vị ngọt của nõn chuối<br />
quyện lẫn mùi thơm của hạt tiêu rừng làm cho món ăn<br />
thật hấp dẫn và đáng nhớ.<br />
Canh bon (Canh môn): Người Thái lấy ngọn hoặc<br />
lá non của cây môn (dọc mùng); da, đuôi hoặc chân<br />
của con bò, con trâu; gạo tấm; các loại gia vị: rau thì<br />
là, rau mùi, rau húng, riềng, gừng, mạc khẻn, muối<br />
Tạp chí<br />
<br />
KH-CN Nghệ An<br />
<br />
[30]<br />
<br />