intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thông tích hợp 1

Chia sẻ: Dah Lia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'truyền thông tích hợp 1', kinh doanh - tiếp thị, tiếp thị - bán hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thông tích hợp 1

  1. Chuong 9 Truyền thông tích hợp nhằm xây dựng quan hệ Dẫn nhập Nhiều tổ chức cho rằng họ bán sản phẩm và dịch vụ cốt là để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Song, các tổ chức càng thành công, họ càng có thể vượt lên trên những đố i thủ khác vì họ hiểu rõ điều gì diễn đang ra trong tâm trí khách hàng, điều gì khiến khách hàng hành xử đố i với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức và điều gì khiến họ trung thành. Những tổ chức lớn nhất có khả năng sử dụng sự hiểu biết đó để truyền thông một cách hiệu quả và, nếu có thể, truyền thông một cách trực tiếp tới cá nhân khách hàng của mình, qua đó giải thích rõ ràng sứ mệnh khai thác các nguồn lực của chính mình và các đố i tác phân phố i nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc quản trị quan hệ, tổ chức phấn đấu không mệt mỏ i để phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa với những khách hàng có lợi nhất, khích lệ họ trung thành với tổ chức, và qua các kênh phân phố i tổ chức đảm bảo với khách hàng rằng họ có thể có được sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ muốn. Các tổ chức lớn nhất cũng hiểu rằng phải trau chuốt thận trọng sứ mệnh của mình khi truyền thông, điều đó sẽ làm chuyển biến các bên hữu quan, bên trong cũng như bên ngoài tổ chức từ chỗ chỉ đơn thuần là những bên có mố i quan tâm thành những người tán thành tích cực việc kinh doanh của tổ chức. Tầm quan trọng của truyền thông đang được nhận thức ngày càng rõ ràng, biểu hiện ở chỗ hầu hết các tổ chức đều xem nó không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn trong việc hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu về năng lực, mà đây còn là một vấn đề quản lý lớn nhất của tổ chức. Thật vậy, vấn đề càng có ý nghĩa lớn lao, khi tổ chức phát triển về mặt địa lý, dựa nhiều hơn vào các đối tác trong một tổ chức mở rộng, hướng tới thỏa mãn nhiều bên liên quan đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, với những mong đợi khác nhau, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đa dạng và đưa ra những đề nghị có giá trị phức tạp hơn là một sản phẩm vật chất đơn giản. Không giố ng như yêu cầu của tổ chức khi xem xét chi phí một cách hiệu quả ứng với mỗ i giá trị gia tăng, truyền thông là một phương diện của việc kinh doanh song thường rất khó biện minh một cách khách quan bởi vì sự ảnh hưởng của nó lên thành tích hiếm khi nào thấy ngay được, ngoài ra nó còn khó đo lường và nhất là khi sử dụng một cách tách biệt so với những hoạt động marketing khác, nó ít đem lại hiệu quả. Chìa khóa thành công trong truyền thông marketing và xây dựng quan hệ khách hàng là tích hợp các công tác truyền thông khác nhau trong một chiến lược thống nhất, nhất quán và ra các quyết định chiến lược phù hợp với các hoạt động của phối thức marketing bổ sung khác. Trong chương này, chúng ta tập trung vào bản chất và vai trò của truyền thông marketing trong tổ chức và nhu cầu tích hợp tất cả các phương diện của truyền thông marketing. Trong việc hoạch định truyền thông marketing, vấn đề chủ yếu là việc ra quyết định cần nhiều công cụ khác nhau và sự thích hợp của chúng trong các bố i cảnh marketing và các giai đoạn của tiến trình mua của khách hàng. Cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ khách hàng sẽ tăng sự ổn định và cải thiện thành tích của tổ chức. Các mục tiêu nghiên cứu Đọc xong chương này, người đọc sẽ có thể: • Đánh giá được vai trò của truyền thông marketing tích hợp trong chiến lược cạnh tranh
  2. • Hiểu khái niệm quan hệ marketing và vai trò của quan hệ lâu dài vớikhách hàng trong việc tạo ra và chuyển tải giá trị • Xác định tầm quan trọng của việc quản lý quan hệ marketing trong việc tạo ra các cam kết của khách hàng. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG Điểm bắt đầu trong phần thảo luận về truyền thông tích hợp và xây dựng quan hệ khách hàng là tập trung vào tầm quan trọng của việc nhận thức về những đòi hỏi hữu hình cũng như vô hình của khách hàng, niềm tin và thái độ của họ, và hành vi mua hàng của họ sẽ bị tác động như thế nào. Cũng rất quan trọng nếu chúng ta luôn hiểu những mong đợi của các bên hữu quan và có khả năng truyền thông rằng tổ chức sẽ đi đến đâu để thỏa mãn những đòi hỏi đó của họ. Xa hơn nữa, điều này không chỉ liên quan đến những quyết định đơn thuần về hiệu suất của sản phẩm mà có thể lôi kéo tổ chức vào việc ra các quyết định rất nhạy cảm và thường liên quan đến chính trị. Ví dụ, các siêu thị buộc phải tỏ rõ lập trường trong việc đưa các thực phẩm công nghệ thay đổi gene (GM) vào các gian hàng của mình, và các nhà sản xuất hàng thể thao, thời trang, trong thực tế, phải tiếp nhận một thái độ làm việc mang tính đạo đức của các đố i tác gia công của mình. Các quyết định truyền thông nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng, đố i thủ cạnh tranh và những động lực thị trường khác sẽ dẫn đến thất bại. Vai trò của truyền thông marketing trong tổ chức cần phải được đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng nó đóng góp nhiều nhất làm gia tăng giá trị cho cả tổ chức và khách hàng. Nếu không có yêu cầu bên trong tổ chức về việc phải lý giải các chi tiêu cho truyền thông bằng cách sử dụng các đánh giá định tính và định lượng một cách nghiêm túc, thì quá đơn giản cho các nhà quản trị lười biếng, họ sẽ chỉ diễn mọ i thứ một cách đơn giản theo cùng một thức, chứ không thường xuyên cung cấp các thông điệp truyền thông thuyết phục, thú vị, mới mẻ, thu hút sự chú ý của khách hàng. Khách hàng cũng trở nên ngày càng ngán ngẩm bởi họ luôn bị tấn công bằng hàng lọat các thông điệp truyền thông marketing. Khách hàng cũng có thể tiếp tục mua cùng một sản phẩm và dịch vụ, vì thói quen và sự ngại thay đổ i, hơn là vì họ thật sự mong muốn sản phẩm đó. Thậm chí sự buồn chán của họ có thể trở thành nỗ i oán giận nếu lòng trung thành của họ không được đền đáp. Nếu các đố i thủ cạnh tranh mới xuất hiện với cung cấp giá trị tốt hơn, truyền thông bằng cách thức hấp dẫn hơn, sẽ chẳng có gì bảo đảm rằng khách hàng vẫn giữ nguyên lòng trung thành của họ. Sự đóng góp của truyền thông marketing Truyền thông marketing và xây dựng quan hệ khách hàng liên quan đến việc trình bày và trao đổi thông tin với các cá nhân và tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu định trước và đem lại một số kết quả cụ thể. Điều này nghĩa là không chỉ làm cho người tiếp nhận thông tin hiểu một cách chính xác mà đòi hỏi các yếu tố mang tính thuyết phục. Phương diện này của truyền thông là P truyền thống trong phố i thức marketing (Promotion – truyền thông cổ động đối với các bên liên quan bên ngoài) và bao gồm quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng (PR) và khuyến mãi bán hàng. Tuy vậy, truyền thông phải tiến xa hơn nữa. Khi thực hiện ý tưởng truyền tải thông tin, điều hữu ích nhất là yêu cầu về tiến trình hai chiều trong marketing. Hầu hết các tổ chức nhận biết yêu cầu của việc đố i thoại hai chiều với khách hàng và điều này dẫn đến khái niệm về marketing quan hệ với mục đích xây dựng các mố i quan hệ tương
  3. tác với những khách hàng có lợi và có giá trị nhất. Trong thực tế truyền thông có vai trò quan trọng trong toàn tổ chức. Truyền thông nộ i bộ giữa các nhân viên của tổ chức và cũng như truyền thông và xây dựng quan hệ với các liên minh, các đố i tác trên kênh cung ứng là vấn đề nòng cốt khi tổ chức trở nên lớn mạnh, đa dạng, phức tạp hơn và vấn đề biên giới trở nên mờ nhạt hơn. Điều quan trong là giải thích các kế hoạch của tổ chức và các hoạt động cho toàn bộ các bên hữu quan, như các cổ đông, các tổ chức chính quyền, các nhóm ảnh hưởng và cộng đồng chịu tác động bởi các hoạt động của tổ chức. Davidson (2002) giải thích tổ chức truyền thông theo 8 cách: • Hành động: tổ chức làm cái gì • Hành vi: mọ i việc được thực hiện như thế nào • Giao tiếp trực tiếp của ban lãnh đạo: trò chuyện, tham quan và các cuộc họp chỉ ra ban quản trị nghĩ điều gì là quan trọng • c: từ các hành động, các điều kiện vật chất của tổ chức, kể cả phần thưởng cho việc thực hiện, trang phục, trụ sở văn phòng. • Sản phẩm và dịch vụ, và đặc biệt là chất lượng của chúng • Truyền thông có mục đích: như quảng cáo không phải luôn được tiếp nhận như tổ chức mong muốn. • Truyền thông truyền miệng và truyền qua mạng internet (email, chat..) • Nhận xét của các tổ chức khác: như các nhóm ảnh hưởng, các đố i thủ cạnh tranh và các cơ quan truyền thông. Trong môi trường của một quốc gia, tiến trình truyền thông đã là rất khó khăn, nhưng để thành công trong truyền thông marketing quốc tế lại là một thách thức đặc biệt vì có thêm hàng lo ạt các nhân tố như sự phức tạp của các điều kiện thị trường khác nhau, các sự khác nhau trong sự sẵn có của phương tiện truyền thông, ngôn ngữ, sự nhạy cảm về văn hóa, các định chế pháp luật trong quảng cáo và khuyến mãi bán hàng và các thách thức trong việc cung ứng các nguồn lực đủ để đạt được các hiệu quả mong muốn. Marketing bên ngoài, nội bộ và tương tác Figure 10.1 chỉ ra các dòng truyền thông marketing nộ i bộ và bên ngoài và chú trọng vào nhu cầu xem xét ba chiều: marketing quan hệ hay marketing tương tác, marketing bên ngoài và marketing nộ i bộ. Marketing nội bộ Đối với một công ty lớn, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo rằng tất cả các nhân viên trong mỗ i đơn vị kinh doanh phải nhận thức được các chiến lược, các chiến thuật, các ưu tiên và các qui trình cần thiết để đạt được sứ mệnh và các mục tiêu của công ty. Hơn nữa, mố i quan hệ đố i tác giữa các thành viên của kênh cung ứng ngày càng mật thiết, do đó ngày càng cần thiết phải đưa các đố i tác bên ngoài vào mạng lưới truyền thông nộ i bộ và việc sử dụng mạng thông tin nộ i bộ gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề này. Các nhu cầu truyền thông của đội ngũ nhân viên ở xa thường được nhận ra như một thách thức, khi họ phải nhận các thông điệp trở nên không rõ ràng khi phải chuyển tải qua các biên giới về ngôn ngữ và văn hóa cũng như với cách thức mà công chúng bên ngoài có thể hiểu sai khi truyền thông bên ngòai của tổ chức.
  4. Marketing tương tác: tính hiệu quả mà độ i ngũ nhân viên kiểm soát mỗ i nhóm khách hàng CÁC ĐỘ I NHÓM NGŨ KHÁCH NHÂN VIÊN HÀNG Marketing bên Marketing nội CÔNG ngoài: đảm bảo bộ: truyền thông TY rằng các dịch vụ, đến độ i ngũ nhân cấu trúc định giá, viên sứ mệnh, các nỗ lực cổ các giá trị, các động và địa điểm mục tiêu, các ưu phân phố i đáp tiên và các qui ứng mong đợi trình của các bên liên quan Figure 10.1 : Ba loại marketing Marketing tương tác: Các khách hàng phán xét năng lực của tổ chức thông qua mố i quan hệ giao tiếp với tổ chức, như vậy trong một tổ chức phức tạp, điều rất quan trọng đối với mỗ i thành viên phải chuyển tải một dịch vụ nhất quán đến khách hàng. Điều này bao gồm các thao tác viên ở các trung hỗ trợ khách hàng, các kỹ thuật viên cung cấp dịch vụ bảo trì và các nhân viên bán hàng ở mỗ i địa điểm. Để hỗ trợ cho marketing tương tác, đội ngũ nhân viên phải được huấn luyện cách thức phục vụ các bên hữu quan bên ngoài, thực hiện các quyết định thích hợp đáp ứng chiến lược và đóng góp vào các quá trình nhằm phối hợp các hoạt động của tổ chức. Marketing bên ngoài Vai trò truyền thống của truyền thông marketing liên quan đến việc tạo ra một cơ chế theo đó có thể được cổ động một cách ít tốn kém nhất cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng về các đặc tính và các lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng phố i thức
  5. truyền thông cổ động (bán hàng cá nhân, quảng cáo, cổ động bán hàng và quan hệ công chúng) với mục tiêu cuố i cùng là thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Ngày nay, truyền thông đã trở nên quan trọng hơn nhiều trong phố i thức marketing và những mục đích của truyền thông marketing hướng tới ra bên ngoài ngày càng đa dạng hơn. Chúng bao gồm nhu cầu truyền thông với hàng loạt các bên hữu quan và cung ứng mức độ phục vụ khách hàng cao hơn thông qua tương tác, mạng lưới hoặc marketing quan hệ. Fill (1999) đã xác định các nhân tố để giải thích rằng truyền thông marketing có thể sử dụng để: • Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ • Nhắc nhở và cam đoan với các khác hàng và khách hàng tiềm năng • Thông tin • Thuyết phục các khách hàng mục tiêu suy nghĩ và hành động một cách chắc chắn. Bốn cấp độ truyền thông và xây dựng quan hệ Các hoạt động truyền thông và xây dựng quan hệ trogn tổ chức bao gồm bốn yếu tố chiến lược khác nhau được thể hiện trong Figure 10.2. Các bên liên quan Truyền Truyền Vận Sử dụng thông thông sự chuyển truyền nhận diện khác biệt SP/DV và thông để tạo tổ chức của SP/DV các hỗ trợ quan hệ Truyền thông đến Truyền thông Truyền thông và Truyền thông với tất cả các bên liên hình ảnh nhãn phân phố i sản các khách hàng quan về nhận diện hiệu khác biệt, phẩm và các dịch hiện tại và tiềm khác biệt và rõ định vị duy nhất vụ hỗ trợ thông năng một cách ràng của tổ chức của sản phẩm và qua các trung thường xuyên và được hỗ trợ bởi tài các lý do mua gian trong kênh một cách hệ trợ và quan hệ hàng, được hỗ trợ thống nhằm xây phân phố i bởi quảng cáo, dựng các mốI công chúng bán hàng cá nhân quan hệ mật thiết, và khuyến mãi được hỗ trợ bởI việc quản trị cơ bán hàng sở dữ liệu và IT Figure 10.2 : Các đặc tính của truyền thông marketing bên ngoài Truyền thông nhận diện của tổ chức Khi các bên hữu quan nói chung ngày càng nhận thức nhiều hơn về thực tế tốt hay xấu của tổ chức, các công ty sử dụng ngày càng nhiều cách nhận diện tổ chức để truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2