Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
lượt xem 2
download
Đề tài này đề cập một số vấn đề về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học công lập với tiếp cận là một trong những giải pháp then chốt mang tầm chiến lược cho giáo dục đại học ở Việt nam, bao gồm: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp cơ bản về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập ở Việt nam trong mối quan hệ biện chứng với chất lượng giáo dục đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
- TỰ CHỦ , TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP AUTONOMY AND SELF - RESPONSIBILITY TO IMPROVE QUALITY OF HIGHER EDUCATION IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION NGƯT, GS,TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tóm tắt “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp” 1 Từ khóa: tự chủ, tự chủ trách nhiệm, chất lượng giáo dục đại học, hội nhập. Abstract "Radical and comprehensive renovation of education and training is an objective and urgent requirement of boosting industrialization, modernization, construction and national defense in Vietnam in the current period. Radical and comprehensive renovation of education and training includes renovation of thinking; innovation of training objectives; innovation of organizational systems, types of education and training; renovation of contents, methods of teaching and learning; renovation of management mechanism; renovation of teaching staff management staff team-building; renovation of facilities, resources and ensuring conditions, and so forth in the whole system (pre-school education, primary education, higher education, and vocational training). These are enormous, serious and complex issues that still address different opinions need to continue to be studied and summarized thoroughly, carefully in 1 Kết luận về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012) 7
- order to create more unification so that the Central Executive Committee issues the Resolution in an appropriate time." Key words: autonomy, self-responsibility, quality of higher education, integration. Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu dài, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam luôn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục đại học cả về quy mô và chất lượng đào tạo, góp phần to lớn trong chiến lược tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế đất nước. Cùng với quá trình hội nhập cũng như để tiếp cận nền kinh tế tri thức-xu hướng tất yếu của lịch sử phát triển, chất lượng đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã và đang là một trong những vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính thời sự, đòi hỏi phải có một sự quan tâm cùng với các giải pháp cần thiết không còn là vấn đề riêng của từng trường đại học mà là vấn đề của cả một quốc gia. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu…” đã và đang là tiếp cận quan trọng cho việc đưa những quan điểm, xây dựng và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trước mắt cũng như lâu dài với tất cả các chủ thể liên quan trực tiếp hoạc gián tiếp như: Chính phủ, các cơ sở giáo dục đại học, người học, chủ sử dụng lao động, các nhà đầu tư… Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập một số vấn đề về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học công lập với tiếp cận là một trong những giải pháp then chốt mang tầm chiến lược cho giáo dục đại học ở Việt nam, bao gồm: quan điểm, phương hướng và những giải pháp cơ bản về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập ở Việt nam trong mối quan hệ biện chứng với chất lượng giáo dục đại học. 1, Quan điểm về đổi mới quản lý giáo dục đại học Sau 30 năm đổi mới của đất nước, cùng với những bước đi ban đầu trong thực hiện Chiến lược đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học Việt Nam đã có những phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học đã có những chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà đại đa số được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, những thành tựu tổng quát nói trên của giáo dục đại học chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, phân cấp trong cơ cấu hệ thống quản lý, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cần sớm được khắc phục từng bước theo một lộ trình nhất định. Những hạn chế, yếu kém trên đây có những nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành đối với việc triển khai chủ trương xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa thống nhất trong đó có giáo dục đại học, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hệ thống giáo dục và sự đồng thuận trong xã hội. Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, giáo dục đại học Việt Nam phải tiếp tục đổi mới một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Cụ thể: 8
- - Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục đại học với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế quốc tế hóa trong giáo dục, đào tạo. - Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới cùng với quá trịnh hội nhập. - Đổi mới phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ; xác định và lựa chọn khâu đột phá, xác định một cách khoa học và thực tiễn các lĩnh vực ưu tiên để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt, làm điển hình cho quá trình đổi mới. Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng, thực hiện chính sách xã hội đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo. Tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập. Đảm bảo tính liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo, vừa đảm bảo liên thông theo chiều dọc và chiều ngang. Gắn kết chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. - Trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảm bảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong công cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn xã hội. - Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học trong khuôn khổ pháp luật và lấy chất lượng làm cơ sở quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với xã hội hóa đào tạo. - Tiếp tục mở rộng thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học công lập. Trên cơ sở những cơ sở giáo dục đại học đã chính thức triển khai, cần khuyến khích các cơ sở có đủ các điều kiện cần thiết, có uy tín đối với xã hội trong đào tạo, có quy hoạch hoặc chiến lược phát triển rõ ràng và khả thi, có tiềm lực được tích lũy từ đầu tư của Nhà nước và của cơ sở đào tạo trong thời gian qua…Cùng với từng bước mở rộng diện thí điểm, Nhà nước cần quy hoạch lại mạng lưới hệ thống các đại học, học viện, trường đại học theo tiếp cận không dàn trải, manh mún, vùng miền… 2, Tự chủ, tự chịu trách nhiệm - Giải pháp chiến lược về chất lượng giáo dục đại học ở Việt nam trong điều kiện hội nhập. 2.1, Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đại học Chất lượng trong giáo dục đại học luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng dù có tham gia hoặc không tham gia vào quá trình giáo dục. Ngoài áp lực của việc số lượng người học ngày càng tăng dẫn đến sụt giảm về chất lượng, áp lực của xã hội đang biến đổi và quá trình cạnh tranh khiến cho những nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi chất lượng đầu ra của giáo dục cao, để đền bù chi phí tiền lương một cách thỏa đáng cho cả hai phía: Người lao động và người sử dụng lao động. Chất lượng cũng luôn là một vấn đề đối với chính phủ và các cơ quan, nơi hoạch định các chính sách giáo dục và nghiên cứu giáo dục. Vì rất nhiều lý 9
- do, chất lượng giáo dục luôn là một mối quan tâm lớn không chỉ đối với các cơ sở đào tạo mà của toàn xã hội. Về bản chất, khái niệm chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một khái niệm mang tính tương đối. Với các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau, quan niệm về chất lượng giáo dục cũng khác nhau. Và vì thế chúng ta thường đặt ra câu hỏi “chất lượng giáo dục thuộc về trách nhiệm của ai?”. Ở các vị trí khác nhau cùng với đó là tiếp cận không giống nhau, người ta nhìn nhận, đánh giá về chất lượng giáo dục ở những khía cạnh và theo các tiêu chí khác nhau. Các sinh viên, các nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc những người quản lý và phục vụ trong các cơ sở đào tạo, chính phủ và các cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định chất lượng, các nhà chuyên môn đánh giá… đều có định nghĩa riêng của họ cho khái niệm chất lượng giáo dục. Dù ở tiếp cận nào đi chăng nữa thì chất lượng giáo dục đại học cũng được được xem xét, nghiên cứu và đánh giá bởi 3 nhóm yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là: Các yếu tố từ phía người học. Người học được ví như là nguyên liệu đầu vào đối với quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Người học được coi là yếu tố đầu vào có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng đào tạo cả đối với quá trình đào tạo (về các chi phí đào tạo) cũng như đầu ra (chất lượng đào tạo theo mục tiêu). Chất lượng đầu vào bao gồm: năng lực và phương pháp học tập, ý thức trách nhiệm trong học tập của người học, truyền thống gia đình, dòng họ, quê hương, nhận thức về áp lực nghề nghiệp sau tốt nghiệp của từng cá thể người học…Không thể có một sản phẩm chất lượng cao nếu chất lượng đầu vào không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn của sản xuất, dù rằng công nghệ và tổ chức quá trình sản xuất có hiện đại đến mức nào. Đó là sự logic trong sản xuất cũng như giáo dục đào tạo. Các yếu tố thuộc cơ sở giáo dục đào tạo. Thuộc nhóm các yếu này bao gồm: Đội ngũ giảng viên (năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và lương tâm của nhà giáo…), cơ sở vật chất và hệ thống học liệu phục vụ đào tạo, chương trình đào tạo, công tác tổ chức, phân cấp trong quản lý đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả đào tạo, công tác kiểm định chất lượng, công tác kiểm tra, kiểm soát trong đào tạo cùng với đó là các chính sách học phí, học bổng và chính sách hỗ trợ người học… Các yếu tố về phía Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng trong định hướng và quản lý các hoạt động đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nhóm các yếu tố này bao gồm: Hoạch định chiến lược phát triển nền giáo dục quốc gia, quy hoạch mạng lưới, chính sách đầu tư cho đào tạo, cơ chế quản lý Nhà nước về đào tạo trong đó quan trọng nhất là việc xác lập các quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, các chính sách xã hội về đào tạo, công tác kiểm tra, kiểm soát… 2.2, Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Chất lượng giáo dục luôn luôn là cơ sở quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã chính thức hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chất lượng giáo dục đại học càng mang ý nghĩa thời sự, tạo áp lực đối với chính các cơ sở giáo dục đại học. Trong môi trường cạnh tranh, nếu các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam không coi chất lượng giáo dục đại học là chìa khóa cho sự thành công, là giải pháp mang tầm chiến lược thì sự thất bại 10
- ngay trên sân nhà sẽ là tất yếu. Trong nền kinh tế thị trường không thể coi bán hàng giá rẻ là cơ sở cho sự tồn tại chứ chưa nói đến sự phát triển. Trong các nhóm yếu tố đã đề cập trên, các yếu tố thuộc về cơ sở đào tạo luôn luôn được coi là yếu tố trung tâm, trực tiếp có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nếu giả thuyết các cơ sở đào tạo chỉ được coi là các công xưởng, nhà máy tạo ra các sản phẩm một cách thụ động theo quy mô, yêu cầu sản phẩm của một chương trình đã được cài định sẵn thì kết luận trên cần được xem lại. Nói một cách khác, các cơ sở giáo dục đại học chỉ khi được coi là một pháp nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo, được trao quyền rộng rãi gắn với tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thì lúc đó chất lượng đào tạo mới được coi là trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Và trong một chừng mực nào đó, chất lượng giáo dục đại học do các cơ sở giáo dục quyết định. Trong kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đaị học thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được coi là các doanh nghiệp, là các chủ thể kinh doanh, phải chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ trước khách hàng của mình. Khách hàng trực tiếp của các cơ sở giáo dục là người học, khách hàng gián tiếp là Chính phủ, là chủ sử dụng lao động. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng nghĩa với với Chính phủ trao cho các cơ sở giáo dục quyền tự quyết các vấn đề liên quan tới hầu như toàn bộ các hoạt động của mình. Đồng thời cơ sở giáo dục cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và giải trình trước Chính phủ và cơ quan quản lý các cấp liên quan. Xét trên cả hai nội dung quyền và trách nhiệm của cơ sở đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng đào tạo. Tự chủ, tự quyết sẽ giúp các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt, khoa học và sáng tạo trong các quyết sách cũng như tổ chức các hoạt động của mình. Cụ thể: - Tự chủ xây dựng và phát triển tổ chức và nhân sự theo mô hình trường đại học hiện đại, thực hiện quản lý trường đại học theo các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện, bảo đảm năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả. Tự quyết việc thiết kế và triển khai mô hình tổ chức bộ máy theo hướng khoa học, tinh, gọn và hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí và đảm bảo quá trình vận hành và triển khai hoạt động hiệu quả. Đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học từng bước được chuẩn hóa năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và phong cách làm việc chuyên nghiệp trong một môi trường văn hóa. Quyền tự chủ về nhân sự cho phép các trường từng bước quốc tế hóa đội ngũ giảng viên thông qua việc tuyển dụng, ký hợp đồng với các giảng viên, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường. - Tự chủ trong việc xác định mục tiêu, lộ trình và các giải pháp khả thi phù hợp với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc tế, bảo đảm người học được trang bị kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo cam kết của trường, đáp ứng nhu cầu xã hội. - Tự chủ phát triển, hoàn thiện và đa dạng hóa các ngành và chuyên ngành đào tạo, tiếp cận và triển khai các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trên thế giới. Xây dựng và phát triển hệ thống giáo trình chuẩn, đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, phù hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Các cơ sở giáo dục đại học khi 11
- thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ linh hoạt, chủ động đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường lao động. - Tự chủ phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đào tạo theo hướng chú trọng các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến, các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài, các chương trình đào tạo liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài. Cùng với hội nhập, với quyền tự chủ các cơ sở giáo dục đại học sẽ từng bước phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đồng thời qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu về công nghệ tổ chức và quản lý đào tạo tiên tiến. - Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của trường đại học công lập các chính sách học bổng, chính sách hỗ trợ người học, tạo điều kiện thuận lợi để người học là đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập. Tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy ý thức học tập của người học theo chính sách học bổng thích đáng dành cho sinh viên. - Sử dụng tối ưu kinh phí đầu tư của Nhà nước theo mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong đầu tư với các hình thức đầu tư đa dạng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Chủ động bảo đảm năng lực tài chính vững mạnh, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại theo chiến lược phát triển của một trường đại học hiện đại. Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học Việt Nam phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Chính phủ đã quyết định về Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, trong đó đã khẳng định: Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ, bước đi phù hợp. Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi phí thường xuyên. Đi đôi với đổi mới cơ chế, tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng nghèo sử dụng các dịch vụ này. Như vậy, không còn thuần túy là nghiên cứu mà tự chủ tài chính đã là phương hướng, chủ trương đúng đắn đã được chính thức triển khai. Sau một thời gian thí điểm triển khai ở một số trường đại học công lập như: Đại học Ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh…, đến nay chúng ta có những tổng kết, đánh giá, làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế để tiếp tục nhân rộng, trước hết là các trường đã hội đủ các điều kiện cần thiết như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tình hình tuyển sinh, chương trình đào tạo...Từ thực tế thời gian qua đã chứng minh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những giải pháp mang tầm chiến lược đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, là chìa khóa cho sự thành công về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. 3, Một số kiến nghị với chính phủ. 12
- Thứ nhất, đối với tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và công tác tuyển dụng. Chính phủ tạo các điều kiện cần thiết về hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục đào tạo từng bước chủ động tìm kiếm và tuyển dụng hoạc ký hợp đồng thỉnh giảng với các tổ chức hoặc cá nhân các giảng viên, các chuyên gia có uy tín từ các trường đại học ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân theo một lộ trình hợp lý đối với đối tượng được tuyển dụng, để bước đầu có thể dễ dàng trong thu hút nhân lực chất lượng cao cũng như góp phần giảm chi phí cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thứ hai, đối với tự chủ về chương trình đào tạo và tuyển sinh. Ngoài việc các cơ sở giáo dục tự quyết định về chương trình đào tạo cũng như phương thức tuyển sinh, Chính phủ cần cho phép các cơ sở giáo dục đại học mở rộng hơn nữa các hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước đối với tất cả các trình độ đào tạo (cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ). Đối với liên kết với nước ngoài, nên chăng Bộ GD&ĐT cần danh mục hóa các trường đại học được phép liên kết để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tính hợp pháp của các bằng đại học do các trường đại học nước ngoài cấp. Các bằng đại học do các trường đại học ở nước ngoài cấp không cần phải xác nhận qua Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của bộ GD&ĐT nếu đó nằm trong danh mục đã được thông báo. Việc kiểm tra tính hợp pháp văn bằng sẽ được thực hiện thông Website của các trường cấp bằng. Thứ ba, về quyền tự chủ tài chính. Để tự chủ tài chính thực sự phát huy được các vai trò đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, Chính phủ đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự trong cung cấp dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội theo hướng cơ sở đào tạo được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết theo khung giá do cấp có thẩm quyền ban hành. Được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao. Được huy động vốn cho đầu tư qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch đào tạo. Tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, tự chủ tài chính không đồng nghĩa với việc Chính phủ chấm dứt đầu tư cho các trường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cùng với việc áp dụng một lộ trình học phí hợp lý, phù hợp với khả năng thanh toán của người học, Chính phủ nên tiếp tục đầu tư cho các chương trình mục tiêu, đầu tư cho các dự án phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cơ sở giáo dục. Nhất là các dự án đầu tư lớn, vượt quá khả năng tài chính của cơ sở giáo dục đại học, ít nhất cũng trong giai đoạn thí điểm. Có như vậy tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới phát huy được vai trò tích cực về chiến lược. Trao quyền tự chủ các cơ sở giáo dục đại học không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học muốn làm gì thì làm, tự tung tự tác. Nhưng tự chủ cũng không có nghĩa là Chính phủ hết trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm đầu tư để giúp các cơ sở giáo dục giảm bớt các khó khăn tài chính, có khả năng vật chất cần thiết từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập. Thứ tư, Về hệ thống mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã quá lạm dụng việc thành lập quá nhiều các trường đại học mới cả công lập cũng như dân lập, tư thục đã dẫn tới hệ quả hiển nhiên hiện nay cung vượt cầu về đào tạo cả ba trình độ: Trung cấp, cao đẳng và đại học. Không ít trường được thành lập nhưng không đáp ứng được các điều kiện tối thiểu của một trường đại học, cao đẳng như: cơ sở vật chất, đội 13
- ngũ giảng viên, kỹ năng quản trị trường học…. Không ít trường trong tình trạng: “Trường thuê, Thầy mướn, Trò mời”, nhiều trường phải đóng cửa. Cùng với đó là trào lưu nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng để sau một thời gian ngắn trở thành các trường đại học. Từ một trường Cao đẳng tốt, sau chuyển đổi, nâng cấp đã trở thành một trường đại học kém chất lượng. Trong thời gian tới, Chính phủ cần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, không đủ điều kiện hoạt động, không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đào tạo. Thậm chí chúng ta cần phải dùng cụm từ “Tái cấu trúc” hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ở Việt Nam theo hướng như chúng ta đã và đang làm đối với các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại. Kết luận: Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang giúp Việt Nam đạt được những thành công đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Cùng với quá trình hội nhập và quan trọng hơn là để phát triển vững chắc do hội nhập, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, từ đó bước đầu đã tạo dựng những động lực mới cho sự phát triển. Trong những năm qua, tuy vẫn còn những hạn chế, những tồn tại nhất định trong hoạt động, nhưng hệ thống các trường đại học công lập ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống giáo dục quốc dân, có ảnh hưởng và uy tín nhất định trong đào tạo đại học ở khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của các trường đại học công lập Việt Nam sẽ luôn luôn chịu sự chi phối trực tiếp bởi cơ chế, chính sách và các ưu đãi mà Chính phủ trao cho. Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở giáo dục đại học công lập phải được hiểu và triển khai thực sự và đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ sẽ là giải pháp chiến lược thể hiện quan điểm, tầm nhìn một cách khoa học và thực tế, là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của chính phủ đối với sự nghiệp phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Việt Nam. Tài liệu tham khảo: - Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 - Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (Vebsite của Bộ GD&ĐT) - Quyết đinh số 1101/QĐ-BGDĐT ngày 06/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (09-04) - Thông báo kết luận số 196/TB-BGDĐT ngày 07/4/2016 (09-04) 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoạt động tự học của sinh viên khi trường chuyển sang đào tạo tín chỉ
13 p | 132 | 22
-
Hội thảo khoa học: Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam
317 p | 134 | 22
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh
10 p | 119 | 14
-
Vai trò của hội đồng trường trong quản trị đại học ở các cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ - tự chịu trách nhiệm theo Nghị quyết số 77/NQ-CP
13 p | 18 | 4
-
Tự chủ và chịu trách nhiệm trong quản lý nhà trường hiện đại
6 p | 87 | 4
-
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học công lập: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
11 p | 11 | 3
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 31 | 3
-
Tiếp cận hệ thống quản trị đại học và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm
8 p | 58 | 2
-
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập
22 p | 4 | 2
-
Tự chủ - tự chịu trách nhiệm cần có lộ trình phù hợp cho các trường đại học và cao đẳng Việt Nam trong tiến trình hội nhập
7 p | 6 | 2
-
Nhìn lại vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
11 p | 11 | 2
-
Vài suy nghĩ về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng địa phương
11 p | 3 | 2
-
Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
8 p | 9 | 2
-
Xây dựng và phát triển văn hóa đánh giá trong cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm trong giáo dục đại học
8 p | 7 | 2
-
Xu hướng tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
5 p | 4 | 1
-
Kiểm định chất lượng giáo dục với vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam
14 p | 3 | 1
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ở các cơ sở giáo dục công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn