intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh _3

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế kỷ XX chứng kiến bao sự đổi thay của nhân loại. Bên cạnh những thành tựu lớn lao trong khoa học là sự xuất hiện những tư tưởng vĩ đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh _3

  1. Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh
  2. Thế kỷ XX chứng kiến bao sự đổi thay của nhân loại. Bên cạnh những thành tựu lớn lao trong khoa học là sự xuất hiện những tư tưởng vĩ đại. Học thuyết Nietzsche ra đời từ thế kỷ trước đến bây giờ đã được nhìn nhận một cách khách quan và toàn vẹn, học thuyết Freud mang đến cho thế giới một cái nhìn mới về con người, Husserl và Heidegger lại khiến phương Tây nhìn lại những di sản văn hóa và tư tưởng quá khứ… Tư tưởng của các triết gia ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần nhân loại, mà trong đó sự tác động mạnh nhất, rõ nhất là văn chương. Hiện tượng học của Husserl và những suy nghiệm của Heidegger đã tạo nên cơ sở cho sự hình thành một tư tưởng triết học mới và làm bùng nổ một trào lưu văn học mới của thế kỷ XX – triết học hiện sinh. Trong đó, người đại diện tiêu biểu là J.P. Sartre. Trước hết là Hiện tượng học của Edmud Husserl (1859 – 1938). Ông là nhà toán học, triết gia người Đức. Với các tác phẩm: Triết học thuật toán: nghiên cứu về tâm lý học và logic (1891), Quan niệm của hiện tượng học (1907), Nghiên cứu logic (1900), Hướng tới hiện tượng học thuần túy và quan niệm của hiện tượng học (1913), Cuộc khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng học tiên nghiệm,… Hiện tượng học đã có ảnh hưởng lớn và kéo dài với nhiều biến thể khác nhau đối với giới học thuật châu Âu thế kỷ XX. Husserl đã khẳng định: “Hiện tượng học là một môn khoa học, là quan hệ giữa các môn khoa học khác nhau. Nhưng hiện tượng học đồng thời lại là, và trước hết là một phương pháp và thái độ: thái độ tư duy triết học đặc biệt và phương pháp triết học đặc biệt”(1). Vậy, thái độ mà Husserl muốn đề cập tới là trực tiếp quan sát thế giới bên ngoài, nhìn nhận thế giới một cách chính xác. Cách nhìn nhận thế giới theo quan điểm “Quay về với bản thân sự việc” là phương pháp hoàn nguyên. Trong đó, hoàn nguyên của hiện tượng học bao gồm hoàn nguyên tiên nghiệm và hoàn nguyên bản chất. Phương pháp hoàn nguyên tiên nghiệm là cách thức thay đổi quan điểm lập trường đối với thế giới bên ngoài. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên thì thế giới bên ngoài được các nhà khoa học xác định là bất di bất dịch và trở thành đối tượng nghiên cứu của con người. Tuy nhiên, Husserl không phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài nhưng lại không chấp nhận việc trực tiếp phán đoán thế giới tự nhiên thực thể. Vậy nên, ngoại trừ những cái ở bản thân ý thức trong một nội tại thuần túy mà chúng ta nắm bắt được một cách rõ
  3. ràng và phù hợp bản chất còn gạt bỏ toàn bộ các nội dung đã được khẳng định trong cuộc sống. Nói về vấn đề này, Diêu Tri Hoa kết luận: “Điều then chốt ở đây là, hiện tượng học không dựa vào tiêu chuẩn của bất cứ khoa học nào, mà là dựa vào tiêu chuẩn của mình để quyết định lựa chọn - vứt bỏ hay bảo lưu - các vật thực thể và phi thực thể. Kết quả của một loạt việc gạt bỏ nói trên đưa chúng ta đến lĩnh vực ý thức thuần túy thuộc về thế giới quan niệm”(2). Phương pháp hoàn nguyên tiên nghiệm chỉ là cách thức chứ chưa phải là bản thân việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu giữa nhận thức và đối tượng được nhận thức cần phương pháp hoàn nguyên bản chất. Điều này có nghĩa là phải nắm bắt đối tượng sau đó mới nắm bắt bản chất đối tượng. Tương ứng với phương pháp hoàn nguyên bản chất là hoạt động trực quan. Hoạt động trực quan nâng cấp dần từ cảm tính lên bản chất. Theo Husserl, đó là sự biến đổi của tưởng tượng tự do thoát ra khỏi vật “sự thật” đạt tới vật “bản chất”. Quá trình biến đổi của tưởng tượng đó phức tạp vì chúng ta có thể tự do tạo ra những biến dạng trong quá trình tưởng tượng. Tuy có sự đa dạng và biến đổi nhưng việc nắm được bản chất lại phụ thuộc vào sự nhận biết tính thống nhất. Như trên đã trình bày, có thể thấy phương pháp trực quan có một vị trí quan trọng trong hiện tượng học. Điều này xuất phát từ quan điểm của Husserl khi ông cho rằng sự hiển thị của đối tượng bản chất cũng rõ rệt như hiển thị của đối tượng cảm tính. Tuy nhiên, trực quan của hiện tượng học không chỉ đơn thuần là nhìn trực tiếp mà bao giờ cũng có ý hướng và có mục đích nhất định. Theo Husserl, tính ý hướng không phải là một thuộc tính, không phải là một quan hệ, mà là một hoạt động thuần túy hướng vào tự thân mà thực tế lại không hướng vào đâu cả. Vậy, sự kết hợp giữa phương pháp hoàn nguyên tiên nghiệm và phương pháp trực quan thì hoạt động ý thức thuần túy tạo ra thế giới khách quan trong hoạt động tư duy của chủ thể. Đó là cái tôi thuần túy hay Husserl gọi đó là “tính chủ thể”. Tính chủ thể không phải là đề cao cá nhân, phát huy cá tính, cá thể kinh nghiệm mà tính chủ thể là đặc tính bản chất con người. Đó là sự đồng nhất giữa tôi và tư duy. Con người tồn tại được nhờ tính chủ thể và nhờ đó có thể nhìn thấy đặc tính chung của toàn nhân loại và kết cấu của tri tính con người. Đây là cái tôi tiên nghiệm thuần túy và bao hàm toàn bộ thế giới khác với cái tôi kinh nghiệm. Từ cái tôi tư duy Husserl đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất hoạt động của tính ý hướng. Thứ nhất,
  4. tính ý hướng chi phối việc quan sát bản thân sự vật tức là nhằm vào đối tượng của ý hướng. Thứ hai, nhằm vào hoạt động ý hướng để nghiên cứu cơ chế nội tại hoạt động của tính ý hướng. Tính ý hướng nhằm vào đối tượng của ý hướng bao hàm cảm giác, cảm tính… còn tính ý hướng nhằm vào hoạt động ý hướng mới làm cho đối tượng được hướng tới có ý nghĩa; tức là, khi quan sát đối tượng đơn thuần chỉ là cảm tính tạo ra kinh nghiệm của ý thức nhưng khi nghiên cứu cơ chế nội tại hoạt động của tính ý hướng thì ý thức nội tại chủ quan trở thành những tri thức thống nhất và có ý nghĩa. Điều làm nên nhận thức ở con người đều do ý thức thuần túy cấu trúc mà có. Qua hai tác phẩm Logic hình thức và logic tiên nghiệm và Descarter trầm tư của Husserl, Diêu Tri Hoa đã khái quát quan niệm về cấu trúc của Husserl như sau: “Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh rằng hoạt động cấu trúc của tính ý hướng không phải là cấu tạo ra một số kết cấu không gian mang tính đối tượng, thực thể hóa, hiện thành hóa… cấu trúc sáng tạo là cấu tạo một cách sáng tạo “kết cấu mang tính thời gian” phi thực thể hóa, tiềm tàng, ngay tại tự thân chủ thể”(3). Ông cũng trình bày cơ chế hoạt động của cấu trúc gồm 4 vấn đề: 1- Điểm trung tâm và điểm xuất phát của hoạt động cấu trúc là chủ thể nhận thức. Nó là sự vận động từ chủ thể hướng tới khách thể, chứ không phải là vận động ngược lại: chủ thể phản ánh khách thể; 2- Cái mà hoạt động cấu trúc tiến hành là phát huy một tác dụng, một công năng. Kết qủa của nó cũng là một kết cấu động thái và mang tính hình thức chứ không phải một kết cấu cố định, thực thể hóa; 3- Lĩnh vực hoạt động của cấu trúc không phải là lĩnh vực hiện thực có sẵn, mà là lĩnh vực tiềm tàng có khả năng vô hạn; 4- Kết cấu bản chất của hoạt động cấu trúc là mang tính thời gian. Bên cạnh phương pháp hoàn nguyên tiên nghiệm và hoàn nguyên bản chất, Husserl còn nêu ra phương pháp hoàn nguyên trừu tượng. Phương pháp hoàn nguyên trừu tượng là đặt mình ra khỏi sự chú ý đối với các đối tượng và hoạt động ý thức chỉ còn lại là tính ý hướng của ý thức. Đó là dòng thể nghiệm tự thân không dừng ở bất cứ điểm nào. Dòng thể nghiệm ấy mang tính thời gian và do ý thức thời gian cấu thành. Mọi đối tượng sẽ được triển khai và hiển thị trong dòng thể nghiệm ấy. Quá trình quay về với bản thân sự việc, phương pháp hoàn nguyên đề cao tính chủ thể và thế giới tựu thành trong thể nghiệm mỗi cá nhân, điều đó không có nghĩa là chỉ tôi tồn tại. Theo quan niệm của Husserl thì các chủ thể đều tồn tại và dựa vào tính ý hướng để phản ánh và
  5. thống nhất với nhau. Vì vậy, thế giới không có bất cứ chủ thể nào là trung tâm, không phải hoạt động ý thức của cá nhân mình là tuyệt đối. Cái trung tâm trong con mắt người này không nhất định là trung tâm trong con mắt người khác. Và, mỗi người trở thành đối tượng của ý thức mình tức là đứng ở vị trí người khác thể nghiệm tính ý hướng về chính mình. Đó là tự phản tỉnh. Qua những vấn đề trung tâm của hiện tượng học, ta thấy rằng: Điểm cốt lõi trong triết thuyết của Husserl cũng tương tự như Kant, đó là cái tôi tư duy. Nhưng điều làm nên sự khác biệt căn bản và đó cũng là tiền đề để sau Husserl hình thành nhiều trường phái triết học và lý luận ảnh hưởng đến nhân loại là phương pháp luận. So với Kant, cách tư duy của Husserl là động, tức mọi giá trị không phải là bất biến hay đã được định vị cụ thể mà các giá trị chỉ được thiết lập trong quá trình hoàn nguyên ở mỗi người. Đề cao tính ý hướng và vai trò chủ thể không phải là đề cao vai trò cá nhân hay khẳng định vai trò con người mà đó là một cách nhìn, cách suy tư để kiếm tìm giá trị đích thực của bản thân sự vật, đi vào bản chất sự vật thông qua các hiện tượng cụ thể được cấu trúc qua thời gian. Sau Husserl, một triết gia Đức, môn đệ của Husserl, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền triết học châu Âu là Heidegger. Martin Heidegger (1889-1976) không đi theo con đường của thầy mà cũng không phải là người theo triết học hiện sinh. Có thể nói, Heidegger là chiếc cầu nối giữa hiện tượng học và triết học hiện sinh. Bởi vì ông không dựa trên toàn bộ lý luận của Husserl về hiện tượng học tiên nghiệm mà chỉ cải tạo phương pháp hiện tượng học và vận dụng vào việc phân tích sinh tồn. Với những tác phẩm Tồn tại và thời gian (1927), Siêu hình học là gì? (1929), Về thể tính của chân lý (1930), Giải minh thơ Holderlin (1944), Thư về nhân bản chủ nghĩa (1947), Triết lý là gì? (1947), Đường rừng (1950), Đồng nhất và dị biệt(1957), Heidegger đã đặt câu hỏi: cái gì mà nhờ nó mọi vật hiện thể mới trở thành hiện thể? Cách đặt vấn đề của ông khác với các quan điểm triết học trước đó nhìn về con người theo cách tồn tại hiện có của vật thể; mà theo ông điều cần quan tâm là xem sự tồn tại không phải là một vật thể cũng không phải là một hiện thể. Đây là một vấn đề căn bản thể hiện sự khác biệt quan niệm của ông với triết học hiện sinh. Và chính ông khẳng định: “Khuynh hướng triết lý của tôi không nên được sắp loại như là triết lý hiện sinh, Existenzphilosophie…
  6. Vấn đề tôi bận tâm không phải là vấn đề về sự hiện sinh, hiện hữu của con người, mà vấn đề tính thể trong toàn thể và như – là – thế… vấn đề được đặt ra duy nhất trong Sein und Zeit (Tồn tại và Thời gian) là vấn đề mà cả Kierkegaard và Nietzsche chưa từng động đến, và cả Jaspers thì cũng hoàn toàn đứng bên ngoài”(4). Đặt ra rất nhiều vấn đề trong triết thuyết của mình nhưng có thể thấy tất cả tư tưởng Heidegger xoay quanh những vấn đề sau: Đặt câu hỏi về nghĩa của tính (die Frage nach dem Sinn von Sein), hiện thể hay đang là (Seiend), tính hay thể tính (Sein) và thời gian(Zeit). Vì sao cần đặt câu hỏi về nghĩa của Tính vì có ý nghĩa của Tính mới có thể hiểu được Hiện thể. Từ trước đến nay triết học nói nhiều về hữu thể nhưng thực chất các tư tưởng, quan niệm đó đối với Heidegger là Vong tính bởi chưa ai biết Hiện thể có nghĩa là gì. Vậy mối quan hệ giữa các vấn đề ở đây như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2