TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 22, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
<br />
Hà Viết Hải<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trước đây, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập khá nhiều và <br />
cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm <br />
về mặt lý thuyết, phương pháp này đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng nên <br />
nó không được dùng nhiều trong thực tế và dần dần bị lãng quên. Cùng với sự ứng <br />
dụng ngày càng rộng rãi máy tính vào cuộc sống nói chung và vào công việc giảng <br />
dạy, học tập nói riêng, một phương pháp học tập mới được ra đời và hiện đang được <br />
sử dụng nhiều hơn là phương pháp học chương trình hóa, với dạng thể hiện thường <br />
gặp nhất là các trang web tự học. Bài viết này trình bày nhận xét của tác giả về hai <br />
phương pháp dạy và học nói trên cũng như mối liên quan giữa chúng cùng với phần <br />
phân tích lý do tại sao bài giảng chương trình hóa thường được biên soạn ở dạng <br />
trang web.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
<br />
Theo phương pháp này, một bài học lớn được chia thành nhiều phần, mỗi phần <br />
được gọi là một liều kiến thức. Giáo viên tổ chức và điều khiển lớp học không theo <br />
kiểu đồng nhất đối với tất cả học sinh như trong lớp học bình thường mà cá biệt hóa <br />
cho từng học sinh. Mỗi học sinh, sau khi học xong một liều kiến thức thì ngay lập <br />
tức được kiểm tra và diễn tiến học tập tiếp theo của người này xảy ra thế nào tùy <br />
thuộc vào kết quả kiểm tra của mình. Nếu kết quả kiểm tra là tốt thì tiếp tục học <br />
liều kiến thức tiếp theo, nếu kém thì phải quay lại học liều kiến thức vừa học, thậm <br />
chí có trường hợp phải học lại những kiến thức bổ sung.<br />
Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủ yếu là thể hiện <br />
được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người học và cá biệt hóa <br />
quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học viên. Hai điểm này được <br />
<br />
35<br />
đánh giá rất cao trong lý luận dạy học hiện đại. Điểm thứ nhất được thể hiện ở chổ <br />
để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức (giáo viên thường chỉ đóng vai trò <br />
hướng dẫn), do vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họ. Điểm thứ hai <br />
dễ nhận thấy hơn, từng cá nhân học viên có thể tiếp thu kiến thức với lượng thời <br />
gian khác nhau cũng như theo các diễn tiến khác tùy vào kiến thức có sẵn và khả <br />
năng, tốc độ học tập của riêng mình.<br />
Nếu không có máy tính hỗ trợ, đối với giáo viên, có nhiều khó khăn về mặt <br />
chuẩn bị cũng như điều khiển lớp học để có thể thực hiện được một buổi dạy học <br />
chương trình hóa. Trước hết là phải biên soạn bài giảng theo cấu trúc bài giảng <br />
chương trình hóa phân chia thành từng đơn vị tương đối độc lập, mỗi đơn vị có một <br />
loạt các câu hỏi kiểm tra đủ chất lượng để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. <br />
Tiếp theo, phải có hình thức để có thể tổ chức quá trình dạy học sao cho cá biệt hóa <br />
được với từng học sinh chứ không theo kiểu diễn biến đều trong cả lớp. Nếu như <br />
vấn đề khó khăn thứ nhất liên quan nhiều đến tính chuyên môn và thời gian, sự cố <br />
gắng của giáo viên thì khó khăn thứ hai chủ yếu liên quan đến khả năng điều khiển, <br />
quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều không dễ thực hiện nếu không có <br />
máy tính hỗ trợ.<br />
Do những khó khăn trên, nhất là nguyên nhân thứ hai, nên mặc dù có nhiều ưu <br />
điểm, phương pháp dạy học chương trình hóa không được ứng dụng nhiều lắm và <br />
hiện tại ta cũng ít nghe nhắc đến nó trong số các phương pháp dạy học hiện đại. Tuy <br />
nhiên, những ý tưởng chủ đạo của nó được thể hiện trong một hình thức học tập <br />
khác đang được sử dụng rộng rãi trong thời đại tri thức là học trên máy tính dưới <br />
dạng các bài học chương trình hóa được biên soạn theo hình thức các trang web.<br />
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
<br />
1. Định nghĩa:<br />
Quá trình học trong đó học viên tiến tới theo nhịp độ riêng của họ bằng cách <br />
dùng sách bài tập, sách giáo khoa hoặc các công cụ điện tử khác trong đó thông tin <br />
được cung cấp theo từng bước rời rạc, kiểm tra việc học sau mỗi bước và cung cấp <br />
ngay thông tin phản hồi về kết quả. <br />
(http://www.ibe.unesco.org/International/DocServices/Thesaurus/00003759.htm)<br />
2.Ví dụ:<br />
Ta hãy xem xét một ví dụ dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về cách thức thực <br />
hiện bài học chương trình hóa. Đây là một trích đoạn (dịch theo nguyên bản tiếng <br />
<br />
36<br />
Anh) về bài học vận tốc tại website ThinkQuest, nơi cung cấp các bài học vật lý về <br />
cơ học, quang học, sóng và điện học. Độc giả có thể xem nội dung đầy đủ của nó <br />
theo địa chỉ http://library.thinkquest.org/10796/ch2.htm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a, Bài học<br />
VẬN TỐC<br />
Tác giả Keiji Oenoki [physic@amerso.edu.pe]<br />
Chúng ta sẽ bắt đầu học vật lý với việc học về sự chuyển động.<br />
Hãy nhìn xung quanh mình, và bạn sẽ thấy rằng hầu như mọi vật đều đang chuyển <br />
động: chim bay, người chạy, quyển sách rơi… Chúng ta sẽ phân tích các chuyển <br />
động này và suy nghĩ về việc các vật chuyển động nhanh chậm thế nào và đi được <br />
bao xa.<br />
Mục 1. Khoảng cách và độ dịch chuyển<br />
Khoảng cách khác với độ dịch chuyển. Khi bạn di chuyển 50 km về <br />
phía Đông và sau đó là 20 km về phía Tây, tổng khoảng cách là 70 km, <br />
nhưng độ dịch chuyển của bạn là 30 km về phía Đông.<br />
30 km 20 km<br />
<br />
w <br />
50 km<br />
<br />
<br />
Trong vật lý, ta nói khoảng cách là vô hướng và độ dịch chuyển là một <br />
vector. Vô hướng có một độ lớn còn vector có cả độ lớn và hướng. Vô <br />
hướng là một chiều còn vector là hai chiều.<br />
CÂU HỎI: Một chiếc xe đi 50 km về phía Bắc. Độ dịch chuyển của nó <br />
như thế nào? (ví dụ. “10 km Đông”) <br />
CÂU HỎI: Một chiếc xe di chuyển 20 km Đông và 70 km Tây. Khoảng <br />
cách là bao nhiêu km <br />
Mục 2. Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời<br />
Vận tốc biểu diễn sự nhanh chậm của sự di chuyển của một đối tượng <br />
theo một hướng nào đó. Vận tốc trung bình được tính bằng cách chia độ <br />
dịch chuyển cho thời gian.<br />
d displacement<br />
V <br />
t time<br />
<br />
37<br />
(displacement: độ dịch chuyển, time: thời gian dịch chuyển)<br />
Ví dụ, khi một chiếc xe di chuyển được 50 km trong 2 giờ, vận tốc trung <br />
50km<br />
bình là 25.5 km/h bởi vì V 25.5km / h<br />
2h<br />
Vận tốc tức thời biểu diễn vận tốc của một vật tại một thời điểm. Ví <br />
dụ, khi bạn lái một chiếc xe và đồng hồ tốc độ chỉ 90km/h thì vận tốc <br />
tức thời của chiếc xe là 90km/h.<br />
CÂU HỎI: Một chiếc xe đi 20 km về phía Đông và 60 km về phía Tây <br />
trong 2 giờ. Vận tốc trung bình của nó là km/h <br />
CÂU HỎI: Một chiếc xe di chuyển được bao nhiêu trong vòng 15 phút <br />
với vận tốc 20 m/s? km <br />
(tiếp theo 2 mục vừa trình bày trên là 3 mục khác của bài học, sau đó là liên kết đến <br />
bài kiểm tra tổng quát dưới đây)<br />
b, Bài kiểm tra tổng hợp sau khi học xong toàn bộ bài học<br />
Sau đây là trích phần đầu của bài kiểm tra tổng hợp.<br />
Đây là cơ hội để bạn áp dụng kiến thức đã học trong chương này.<br />
Khoảng cách và độ dịch chuyển là khác nhau. Khoảng cách là vô hướng còn độ <br />
dịch chuyển là vector. Bạn đã biết cách để tính tốc độ trung bình. Bạn sẽ làm quen <br />
với đồ thị vị trí và đồ thị vận tốc thời gian. Vận tốc có thể được tính toán dựa trên <br />
đồ thị vị trí thời gian.<br />
Chương 2. Kiểm tra tổng hợp.<br />
1. Nếu bạn di chuyển 10 km Bắc, 10 km Đông và 10 km Tây,<br />
a. Độ dịch chuyển của bạn là? (ví dụ, “10 km Nam”) <br />
b. Tổng khoảng cách di chuyển của bạn là bao nhiêu? km.<br />
Đồ thị dưới đây biểu diễn vị trí của một con chuột theo thời gian.<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
0 1 2 3 4 5 6 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />
a. Vận tốc trung bình trong khoảng t = 0 và t = 4 ? <br />
m/s<br />
b. Khoảng cách di chuyển trong khoảng t = 0 và t = 4 ? <br />
m<br />
c. Tổng khoảng cách di chuyển?<br />
m<br />
(Tiếp theo hai câu hỏi trên là 3 câu hỏi khác, sau đó là phần để xem kết quả).<br />
<br />
Nếu bạn đã làm xong, hãy nhấn nút: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c, Giải thích hoạt động của bài học trong ví dụ trên<br />
Bài học trên được biên soạn ở dạng trang web (HTML). Sau khi nghiên cứu <br />
xong từng mục (một liều kiến thức), người học trả lời câu hỏi bằng cách gõ vào ô <br />
trả lời và bấm nút để xem kết quả. Lúc này chương trình (viết bằng mã <br />
JavaScript) ẩn đằng sau bài học sẽ xử lý câu trả lời, so sánh với đáp án và hiển thị <br />
kết quả lên trên ô trả lời mà người học vừa sử dụng. Tương tự, đối với bài kiểm tra <br />
tổng hợp (Quiz), người học trả lời tất cả các câu hỏi vào các ô dành sẵn và nhấn nút <br />
, kết quả sẽ được chương trình tự động hiển thị trong ô dành sẵn ở dưới <br />
nút này. Đối với nút “Kiểm tra”, tuỳ thuộc vào câu trả lời của người đọc mà kết quả <br />
khi nhấn nút là khác nhau. Nếu trả lời đúng sau 1 hoặc 2 hoặc 3,… lần trả lời thì sẽ <br />
nhận được kết quả “Đúng” hoặc “Xuất sắc!” hoặc “Làm tốt!” hoặc “Tốt!” hoặc <br />
‘Hoàn toàn đúng!”. Tương tự như vậy, khi trả lời sai thì người học cũng nhận được <br />
các thông báo thích ứng tuỳ vào số lần trả lời. đối với nút “Xem điểm”, người học sẽ <br />
biết được mình đã trả lời đúng được bao nhiêu câu trong số tất cả các câu hỏi được <br />
đặt ra cùng với một lời bình luận về mức độ điểm đạt được.<br />
3. Nhận xét:<br />
Bài học chương trình hóa rõ ràng có ưu điểm rất lớn. Trước hết, nó là một <br />
dạng để tổ chức bài học theo kiểu tự học, một dạng bài học ngày càng trở nên cần <br />
thiết trong một xã hội tri thức, với yêu cầu học tập suốt đời. Thứ hai, nó giúp người <br />
học nhanh chóng biết được mức độ tiếp thu kiến thức của mình, từ đó làm chủ quá <br />
trình học. Điều này giúp tránh những trường hợp người học do chủ quan, chỉ học <br />
một cách nông cạn bài học, không đạt được độ sâu cần thiết. Một điểm nữa là bài <br />
<br />
39<br />
học được tổ chức theo kiểu này làm cho quá trình học trở nên thú vị hơn, yêu cầu <br />
người học luôn phải suy nghĩ tích cực và vì thế phát huy tốt hơn trí tuệ của họ.<br />
IV. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC <br />
CHƯƠNG TRÌNH HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
Điểm giống nhau giữa hai phương pháp này rất dễ được nhận ra. Cả hai loại <br />
hình đều nhằm mục tiêu quan trọng nhất là nhanh chóng phản hồi thông tin về mức <br />
độ tiếp thu kiến thức của người học để lấy đó làm cơ sở điều khiển quá trình học <br />
một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Cách thức tổ chức bài học là hoàn <br />
toàn giống nhau.<br />
Điểm khác nhau thể hiện ở hình thức tổ chức “lớp học”. Phương pháp dạy học <br />
chương trình hoá lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn có vai trò trực tiếp của <br />
người dạy. Đối với bài học chương trình hoá thì người dạy chỉ đóng vai trò biên soạn <br />
bài giảng, không có sự có mặt trực tiếp khi người học tiến hành quá trình học, do đó <br />
rất thích hợp để tổ chức học và sử dụng trong loại hình đào tạo từ xa. Điều này cũng <br />
có nghĩa là vấn đề khó khăn trong việc buộc giáo viên phải có khả năng trực tiếp <br />
theo dõi, đánh giá và điều khiển quá trình học tập cho từng người học đã được giải <br />
quyết.<br />
Như vậy, quá trình tiếp thu kiến thức khi sử dụng bài học chương trình hóa và <br />
khi sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa là rất giống nhau, ngoại trừ ở <br />
điểm không cần có sự điều khiển, quản lý trực tiếp của giáo viên trong trường hợp <br />
học chương trình hóa. Nói cách khác, bài học chương trình hóa có các ưu điểm cơ <br />
bản của phương pháp dạy học chương trình hóa và đã khắc phục được nguyên nhân <br />
quan trọng làm cho phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi.<br />
Từ những nhận xét này, ta có thể xem học chương trình hóa là một hình thức <br />
phát triển cao của việc dạy học chương trình hóa, ở đó người học tự tiến hành quá <br />
trình học mà không cần có sự hiện diện trực tiếp của giáo viên.<br />
V. CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA<br />
Bài học chương trình hóa phải có hai khả năng cơ bản là biểu diễn được các <br />
dạng dữ liệu cần thiết để trình bày bài học và khả năng phản hồi được kết quả cho <br />
người học khi họ thực hiện xong việc trả lời câu hỏi. Ngoài ra, cũng cần đánh giá <br />
thêm về mức độ dễ dàng biên soạn bài giảng, sự thuận tiện và dễ sử dụng cùng với <br />
khả năng phân phối nhanh, rộng rãi đến người học. Dưới đây là phân tích sơ bộ về <br />
những hình thức có thể thực hiện và đánh giá chúng theo các tiêu chí cơ bản vừa đề <br />
cập.<br />
1. Biểu diễn trên giấy<br />
40<br />
Bài học được biên soạn và sử dụng ở hình thức trên giấy.<br />
Ưu điểm:<br />
Có khả năng biểu diễn dễ dàng các thông tin tĩnh: văn bản, ảnh tĩnh…<br />
Dễ biên soạn và sử dụng.<br />
Không cần có thiết bị khi sử dụng.<br />
Dễ phân phối nếu số lượng người học là ít và gần nơi phân phối.<br />
Nhược điểm:<br />
Không có khả năng biểu diễn những dạng thông tin động như âm thanh, ảnh <br />
động, phim…<br />
Khó tổ chức tốt việc đưa thông tin phản hồi khi người đọc trả lời câu hỏi. <br />
Nếu viết sẵn câu trả lời lên giấy thì dễ làm người học đọc trước (hoặc đọc <br />
sau lần trả lời câu hỏi đầu tiên), do đó không đạt được mục tiêu đề ra khi đặt <br />
câu hỏi là để đánh giá thực chất mức độ tiếp thu kiến thức của người học.<br />
Khó có thể nhanh chóng tính điểm sau khi người học làm bài kiểm tra tổng <br />
hợp. Trường hợp này, thường yêu cầu người học tự xem đáp án và tự tính <br />
điểm lấy. Có lẽ nếu thực hiện theo phương án này thì hiệu quả của việc <br />
phản hồi kết quả không còn được cao. Vả lại, sau lần thử kiểm tra kết quả <br />
thứ nhất, nếu người học trả lời sai, họ sẽ biết được đáp án và vì thế, họ <br />
không còn tích cực suy nghĩ để thử trả lời lại nữa.<br />
Khó phân phối cho người học ở xa, tốn kém nếu phân phối với số lượng lớn.<br />
2. Biểu diễn trên máy tính:<br />
Có thể chia làm hai nhóm cơ bản, một là sử dụng các văn bản tĩnh và hai là sử <br />
dụng các dạng động khác như trang web, chương trình hoặc các dạng phim, trình <br />
diễn đơn giản và trình diễn cao cấp.<br />
a, Sử dụng văn bản tĩnh<br />
Bài học được biên soạn thành file văn bản, học viên dùng phần mềm thích hợp <br />
để xem bài học trên máy tính.<br />
Ưu điểm:<br />
Tương tự với dạng biểu diễn trên giấy, tuy nhiên khả năng phân phối được <br />
dễ dàng hơn thông qua việc trao đổi file chứa bài học.<br />
Dễ biên soạn và sử dụng. Có thể dễ dàng chuyển thành bài học trên giấy <br />
bằng cách in ra văn bản.<br />
Nhược điểm:<br />
Tương tự đối với dạng biểu diễn trên giấy.<br />
Cần có phần mềm và máy tính thích hợp để sử dụng (nếu bài học chưa được <br />
in ra).<br />
41<br />
Không thể phản hồi nhanh chóng và tự động kết quả kiểm tra của người học.<br />
b, Sử dụng dạng chương trình<br />
Bài học được soạn thành dạng chương trình, học viên chạy chương trình để <br />
học.<br />
Ưu điểm:<br />
Dễ dàng thực hiện việc phản hồi thông tin bằng cách viết các đoạn mã thích <br />
hợp.<br />
Việc học bài ở dạng chương trình đòi hỏi phải có máy tính thích hợp vì ngoại <br />
trừ chương trình Java, các dạng chương trình khác không chạy được trên mọi <br />
dạng máy tính, mà việc viết trình Java lại khó và mất thời gian.<br />
Không in được bài giảng ra giấy.<br />
c, Dạng trình diễn đơn giản (ví dụ trên PowerPoint)<br />
Ưu điểm:<br />
Dễ tạo và dễ sử dụng.<br />
Biểu diễn được hầu hết các dạng dữ liệu tĩnh và động.<br />
Nhược điểm:<br />
Việc viết trình để thực hiện phản hồi thông tin là khó khăn.<br />
Kích thước bé của từng trang trình diễn không thuận lợi để bố trí các phần <br />
kiến thức dài.<br />
Để sử dụng cần có phần mềm và máy tính thích hợp.<br />
Chỉ giữ lại được các phần trình bày tĩnh của bài giảng khi được in ra giấy.<br />
d, Dạng trình diễn cấp cao (ví dụ trên Flash)<br />
Ưu điểm:<br />
Thể hiện rất tốt các dạng dữ liệu tĩnh và động.<br />
Khả năng lập trình để phản hồi thông tin khá mạnh.<br />
Nhược điểm:<br />
Mất nhiều công sức để tạo bài học.<br />
Khả năng lập trình tuy tốt nhưng khó thực hiện.<br />
Để học, cần có phần mềm và máy tính thích hợp.<br />
Không in được bài giảng ra giấy.<br />
e, Dạng trang web:<br />
Bài giảng được biên soạn ở dạng các trang web (HTML, DHTML, JSP, ASP, <br />
Servlet…), người học dùng máy tính với trình duyệt web bất kỳ để xem.<br />
Ưu điểm:<br />
<br />
<br />
42<br />
Rất dễ tạo bài giảng bằng các phần mềm soạn thảo văn bản mạnh (như MS <br />
Word) hoặc bằng các phần mềm soạn thảo web chuyên nghiệp như <br />
FrontPage, Dream Weaver…<br />
Khả năng thể hiện các dạng dữ liệu khác nhau rất mạnh, từ các dạng dữ liệu <br />
tĩnh như chữ, ảnh tĩnh đến các dạng dữ liệu động như ảnh động, âm thanh, <br />
phim… đều có thể được trình bày trên trang web.<br />
Khả năng lập trình là khá mạnh. Đối với yêu cầu phản hồi thông tin khi <br />
người học trả lời câu hỏi thì chỉ cần sử dụng các ngôn ngữ kịch bản như <br />
JavaScript, VBScript là đủ. Đối với các yêu cầu lập trình mạnh hơn thì có thể <br />
sử dụng các kỹ thuật khác như Applet Java, ảnh động Flash, hoặc các kỹ <br />
thuật lập trình clientserver như ASP, JSP, Servlet… để thực hiện.<br />
Việc phân phối bài giảng được tiến hành rất thuận lợi. Nếu đặt các bài học <br />
lên web server trên Internet thì có thể phân phối cho mọi đối tượng trên toàn <br />
cầu (tất nhiên là người xem phải truy cập được vào Internet). Trong trường <br />
hợp đặt bài học lên server của mạng cục bộ thì những người sử dụng mạng <br />
này có thể xem chúng. Cuối cùng là có thể đặt các bài học trực tiếp lên máy <br />
của người học và họ có thể xem chúng ngay trên tại đó.<br />
Giải quyết được nhược điểm phụ thuộc vào máy tính (hệ điều hành) và phần <br />
mềm cụ thể để xem các định dạng tài liệu khác nhau. Tuy rằng để xem các <br />
trang web cần phải có máy tính và trình duyệt web nhưng là máy tính bất kỳ <br />
và trình duyệt web bất kỳ nên điều này là hiển nhiên thỏa mãn một khi đã có <br />
máy tính (vì hầu như máy tính nào cũng có sẵn một trình duyệt web mạnh). <br />
Trường hợp muốn xem bài học trên Internet nhưng khả năng truy cập mạng <br />
này bị hạn chế thì có thể chỉ vào mạng để lưu bài học về máy tính cục bộ và <br />
sau đấy xem bài học trên máy tính này.<br />
Nhược điểm:<br />
Trường hợp đặt bài giảng lên Internet thì cần phải có web server riêng hoặc là <br />
thuê chỗ trên các web server của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Điều này <br />
đòi hỏi phải trả một khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hàng <br />
tháng.<br />
In được bài giảng ra giấy nhưng làm mất đi tính năng động của nó.<br />
3. Nhận xét:<br />
Do những ưu điểm của trang web như đã nêu ở trên nên dạng bài học chương <br />
trình hóa hiện tại được biên soạn nhiều nhất là ở dạng này. Ngoài ra, do trang web <br />
43<br />
nói riêng và công nghệ phần mềm dựa trên nền tảng web nói chung đang là tiêu điểm <br />
của giới tin học nên các khả năng của chúng đang được phát triển rất nhanh và rất <br />
mạnh. Vì vậy, dạng trang web là thích hợp nhất để biên soạn các bài học chương <br />
trình hóa, đặc biệt là với khả năng phân phối dễ và rộng thông qua mạng Internet, <br />
dạng bài học này là lựa chọn hữu hiệu nhất để tổ chức bài học cho dạng hình đào <br />
tạo từ xa.<br />
VI. KẾT LUẬN<br />
<br />
Phương pháp học chương trình hóa đã kế thừa và phát huy được những ưu <br />
điểm cũng như khắc phục được những nhược điểm của phương pháp dạy học <br />
chương trình hóa. Các bài học được tổ chức theo dạng này có thể trình bày dưới <br />
nhiều hình thức khác nhau nhưng tốt nhất là ở dạng các trang web. Đối với loại hình <br />
đào tạo từ xa thì đây là một phương pháp tổ chức bài học rất tốt để người học có thể <br />
dễ dàng truy cập, học và đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của mình, một điểm <br />
rất quan trọng trong quá trình học nhưng lại rất khó để thực hiện khi không có sự <br />
điều khiển, kiểm tra, theo dõi trực tiếp của giáo viên. Cùng với sự phổ cập ngày càng <br />
rộng khắp của mạng Internet, phương pháp này cần được nghiên cứu và sử dụng <br />
nhiều hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học và tự học, một nhu cầu tất <br />
yếu sẽ được phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức tương lai.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. http://www.ibe.unesco.org/Internaltional/DocServices/Thesaurus/00003<br />
759.htm<br />
2. http://library.thinkquest.org<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />
FROM THE PROGRAMMED TEACHING METHOD<br />
TO THE PROGRAMMED LEARNING METHOD<br />
Ha Viet Hai <br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
The programmed teaching method has so far been interested in and used by many <br />
teachers. But despite its theory advantages, it has some disadvantages that makes it very <br />
difficult for the method to be applied. With the using broadly of computer in the educational <br />
area, a new learning method named programmed learning has appeared and is now frequently <br />
used. The lessons of this type are often edited in the form of web pages. The paper aims at <br />
presenting the remarks of the author about these two methods and his analysis of the frequent <br />
appearance of the programmed learning lessons in the form of web page.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
45<br />