TỰ TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ THỰC HÀNH QUAN SÁT<br />
TRONG DẠY HỌC THIÊN VĂN HỌC ĐẠI CƯƠNG<br />
TRẦN THANH BÌNH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài viết trình bày việc nghiên cứu, đề xuất, tự tạo các dụng cụ đơn<br />
giản tự làm được và từ đó xây dựng các bài tập thực hành quan sát phục vụ<br />
cho việc dạy học Thiên văn học đại cương ở bậc đại học.<br />
Từ khóa: thiên văn học, dụng cụ quan sát, dụng cụ tự tạo<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Những kiến thức về Thiên văn - Vũ trụ rất cần thiết đối với mọi người. Đặc biệt đối với<br />
sinh viên sư phạm thì việc cung cấp những kiến thức cơ bản của Thiên văn học là rất<br />
quan trọng và cần thiết. Đối tượng của Thiên văn học trước hết là các thiên thể gần, xa<br />
trên bầu trời, do đó quá trình lĩnh hội kiến thức Thiên văn - Vũ trụ cần được gắn liền với<br />
việc quan sát. Thông qua thực hành quan sát sinh viên mới nắm chắc các kiến thức được<br />
học, mặt khác nó sẽ gây cho sinh viên lòng ham mê hứng thú với bộ môn, rèn luyện các<br />
kỹ năng thực hành quan sát.<br />
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc xem trọng phần thực hành<br />
quan sát trong chương trình môn Thiên văn học sẽ tăng thêm giờ quan sát thực tế bầu<br />
trời và các đối tượng cơ bản trên bầu trời, có điều kiện để sinh viên kiểm nghiệm lại các<br />
kiến thức lý thuyết đã được học. Bên cạnh đó nó còn là điều kiện để rèn cho sinh viên<br />
tính kiên trì trong học tập, nghiên cứu khoa học - một đức tính cần thiết cho sinh viên<br />
không những bây giờ mà cả sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường.<br />
Hiện nay việc dạy học Thiên văn học đại cương ở một số trường còn gặp nhiều khó khăn do<br />
thiếu thiết bị thực hành. Để khắc phục tình trạng đó và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương<br />
<br />
pháp dạy học, chúng tôi nghiên cứu xây dựng một số bài thực hành quan sát thiên văn<br />
dùng các dụng cụ đơn giản tự tạo. Đó là những quan sát: xác định sao Bắc cực, tìm<br />
phương hướng, đo vĩ độ địa lý, quan sát chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, các hành<br />
tinh, xác định thời gian nhờ Mặt trời.<br />
2. XÂY DỰNG CÁC BÀI THỰC HÀNH QUAN SÁT DỰA TRÊN CÁC DỤNG CỤ<br />
TỰ TẠO<br />
2.1. Tổng quan chung về các bài thực hành quan sát<br />
2.1.1. Tầm quan trọng của thực hành quan sát trong học Thiên văn<br />
Trong nhà trường, quá trình học Thiên văn cần gắn liền với thực hành quan sát. Bởi đặc<br />
thù của môn thiên văn là các qui luật, định luật được rút ra từ quan sát, từ mô hình hóa<br />
và những suy luận lôgic cho nên thực hành quan sát thiên văn có vai trò đặc biệt quan<br />
trọng trong việc lĩnh hội, cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Mặt khác, thông qua<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 22-28<br />
<br />
TỰ TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ THỰC HÀNH QUAN SÁT...<br />
<br />
23<br />
<br />
thực hành quan sát sẽ làm tăng lòng ham mê hứng thú học tập bộ môn và kích thích óc<br />
tò mò khám phá vũ trụ, khám phá tự nhiên của sinh viên.<br />
2.1.2. Một số yêu cầu chung cho các thực hành quan sát<br />
- Đối với các bài thực hành quan sát phải bám sát nội dung chương trình bộ môn [2, 3],<br />
phải làm sáng tỏ, minh họa cho những vấn đề cụ thể trong bài học lý thuyết [2].<br />
- Phải chọn các thực hành quan sát phù hợp với tình hình cụ thể của chúng ta. Cụ thể là<br />
phù hợp với thời gian học, điều kiện thời tiết, đặc biệt là điều kiện của trang thiết bị.<br />
Hiện nay chúng ta hầu như chưa có các thiết bị thực hành thiên văn, vì vậy phải chọn<br />
các thực hành quan sát đơn giản, không cần những máy móc, thiết bị hiện đại.<br />
- Các thực hành quan sát đề ra phải có nội dung tương đối phong phú, kết hợp nghiên<br />
cứu được nhiều đối tượng của bài giảng lý thuyết.<br />
2.1.3. Phương hướng chung để lựa chọn các thực hành quan sát<br />
Do chưa có các trang thiết bị hiện đại nên phương hướng chung là lựa chọn các thực<br />
hành quan sát đơn giản, thời gian quan sát ngắn mà cho các kết quả phù hợp.<br />
Ngoài ra mỗi thực hành quan sát phải có thể minh họa cho nhiều vấn đề lý thuyết.<br />
Do đặc thù của môn học là phải kết thúc trong một học kỳ nên không thể chọn những<br />
quan sát có thời gian kéo dài hàng năm được. Thời gian ở đây có thể tối đa là một vài<br />
tháng. Đây là một khó khăn đòi hỏi mỗi sinh viên phải nghiêm túc làm việc mới có kết<br />
quả.<br />
2.1.4. Xác định các nội dung quan sát, các dụng cụ cần thiết<br />
a. Các nội dung quan sát<br />
Bám sát chương trình bộ môn và căn cứ vào trang thiết bị, chúng tôi đề xuất một số thực<br />
hành quan sát sau [3]:<br />
- Làm quen với bầu trời sao, các chòm sao chính trên bầu trời;<br />
- Quan sát nhật động, đặc biệt là các sao gần cực;<br />
- Chuyển động biểu kiến của Mặt trời, vết đen Mặt trời;<br />
- Quan sát một số hành tinh;<br />
- Quan sát Mặt trăng, chuyển động biểu kiến của Mặt trăng, xác định đường kính của<br />
Mặt trăng;<br />
- Đo vĩ độ địa lý bằng các dụng cụ và phương pháp đơn giản;<br />
- Sử dụng các loại đồng hồ Mặt trời để xác định thời gian.<br />
b. Các dụng cụ cần thiết<br />
Do chưa có trang thiết bị hiện đại, nên để tiến hành quan sát chúng tôi đề xuất tự tạo<br />
một số dụng cụ đơn giản sau đây:<br />
<br />
24<br />
<br />
TRẦN THANH BÌNH<br />
<br />
- Bản đồ sao quay;<br />
- Bản đồ sao cơ bản;<br />
- Ống ngắm sao Bắc cực;<br />
- Bảng mica kẻ ôli, thước thẳng, thước đo độ;<br />
- Các loại Đồng hồ Mặt trời;<br />
- Kính Thiên văn chiết quang;<br />
- Dụng cụ đo vĩ độ địa lý.<br />
2.2. Nội dung các bài thực hành quan sát<br />
Việc sắp xếp các phần thực hành quan sát lại thành một bài thực hành là công việc cần<br />
thiết nhưng đầy khó khăn. Vì nếu sắp xếp vào một bài các quan sát có cùng nội dung<br />
hoặc cùng đối tượng thì sẽ gặp khó khăn về sử dụng thời gian, dụng cụ và phương pháp<br />
quan sát. Bởi vậy, chúng tôi đã sắp xếp các thực hành quan sát có thể tiến hành vào<br />
cùng một thời điểm và cùng sử dụng một dụng cụ vào cùng một bài. Các bài thực hành<br />
quan sát dự kiến là:<br />
Bài 1: Xác định sao Bắc cực - Phương hướng. Quan sát các chòm sao chính - Nhật<br />
động. Sử dụng bản đồ sao quay;<br />
Bài 2: Xác định chuyển động biểu kiến của Mặt trời. Quan sát Mặt trời;<br />
Bài 3: Quan sát Mặt trăng. Chuyển động biểu kiến của Mặt trăng. Đo đường kính của<br />
Mặt trăng. Quan sát các hành tinh;<br />
Bài 4: Xác định đường Bắc - Nam bằng bóng que thẳng. Đo gần đúng vĩ độ địa lý bằng<br />
dụng cụ đơn giản;<br />
Bài 5: Quan sát Mặt trời. Sử dụng đồng hồ Mặt trời.<br />
Trong mỗi bài bao gồm các phần:<br />
- Mục đích yêu cầu;<br />
- Lý thuyết liên quan;<br />
- Các dụng cụ dùng cho thực hành quan sát;<br />
- Nhiệm vụ và phương pháp quan sát;<br />
- Báo cáo kết quả quan sát.<br />
2.3. Các dụng cụ và một số kết quả thực hành quan sát<br />
2.3.1. Các dụng cụ dùng cho thực hành quan sát<br />
Qua nghiên cứu các tài liệu [3, 5], trong phần này chúng tôi đề xuất tự tạo một số dụng<br />
cụ dùng cho các thực hành quan sát trong các bài thực hành trên. Đây chủ yếu là các<br />
dụng cụ đơn giản tự tạo ra trong điều kiện hiện tại:<br />
<br />
TỰ TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ THỰC HÀNH QUAN SÁT...<br />
<br />
25<br />
<br />
1. Bản đồ các chòm sao chính trên hoàng đạo;<br />
2. Bản đồ sao quay;<br />
3. Bảng mica có kẻ ô li (kích thước cỡ 30x40 cm2);<br />
4. Que thẳng trên mặt phẳng: dụng cụ xác định đường Bắc - Nam, đo vĩ độ địa lý;<br />
5. Dụng cụ đo dường kính Mặt trăng;<br />
6. Ống ngắm sao Bắc cực, thước đo độ. Dụng cụ xác định đường Bắc - Nam, đo vĩ độ<br />
địa lý;<br />
7. Kính Thiên văn chiết quang;<br />
8. Các loại đồng hồ Mặt trời.<br />
2.3.2. Một số kết quả thực hành quan sát<br />
Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã làm một số dụng cụ và tiến hành đo đạc,<br />
quan sát hầu hết các nội dung đưa ra. Trong phần này sẽ trình bày một số mẫu đo đạc và<br />
quan sát đó qua các hình vẽ hoặc số liệu.<br />
2.3.2.1. Quan sát sao Bắc cực. Xác định đường Bắc - Nam<br />
- Xác định vị trí sao Bắc cực nhờ chòm Đại hùng hay chòm Thiên hậu.<br />
- Xác định đường Bắc - Nam ban ngày bằng bóng que thẳng và ban đêm bằng ống ngắm<br />
sao Bắc cực kết quả trùng nhau.<br />
2.3.2.2. Quan sát các hành tinh<br />
- Dùng kính Thiên văn, ống ngắm sao kết hợp với thước đo độ để quan sát Kim tinh<br />
trong khoảng thời gian từ 15/5/2014 đến 30/5/2014 kết quả cho thấy biên độ dao động<br />
lớn nhất của Kim tinh quanh Mặt trời là 460 vào ngày 25/5/2014. Sử dụng số liệu này để<br />
tính bán trục quỹ đạo và chu kỳ của Kim tinh quanh Mặt trời:<br />
aK = 0,72 đvtv; TK = 0,61 năm (khoảng 222 ngày).<br />
Các kết quả này khá phù hợp với số liệu đã biết về Kim tinh [2].<br />
- Chúng tôi cũng đã quan sát Mộc tinh, bằng bảng mica trong suốt có kẽ ô li đã xác định<br />
được quỹ đạo chuyển động nhìn thấy của hành tinh này trong khoảng thời gian từ<br />
15/04/2014 đến 15/06/2014 (quỹ đạo gần trùng với hoàng đạo).<br />
2.3.2.3. Quan sát Mặt trăng<br />
- Quan sát bề mặt Mặt trăng bằng kính chiết quang.<br />
- Đo đường kính Mặt trăng bằng dụng cụ tự tạo:<br />
Ngày thực hành: đêm 11/7/2014. Kết quả: D =<br />
<br />
h' l<br />
= 3,4.103 (km).<br />
l'<br />
<br />
Sai số tương đối: = 12,7%. Từ đó ta có sai số tuyệt đối: D = .D = 432.103 m.<br />
<br />
TRẦN THANH BÌNH<br />
<br />
26<br />
<br />
Vậy: D = (3400 432) km.<br />
- Xác định dịch chuyển hàng ngày của Mặt trăng.<br />
Kết quả dịch chuyển khá phù hợp với tính toán lý thuyết: khoảng 130/ngày.<br />
2.3.2.4. Đo vĩ độ địa lý nơi quan sát<br />
Chúng tôi đã tiến hành đo bằng cả hai phương pháp: dùng que thẳng và dùng ống ngắm<br />
sao Bắc cực.<br />
a) Dùng que thẳng:<br />
Ngày thực hành: giữa trưa ngày Xuân phân 21/3/2014 (xích vĩ Mặt trời = 0). Các số<br />
liệu đo được:<br />
Độ vĩ địa lý: 160 42’. Sai số tuyệt đối: = 0,002 7’. Sai số tương đối: = 0,7%<br />
Kết quả: = 160 42’ 00 07’<br />
b) Dùng ống ngắm sao Bắc cực:<br />
Kết quả được biểu diễn trên bảng số liệu:<br />
Lần thực hành<br />
<br />
Giá trị <br />
<br />
Độ vĩ <br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
16030’<br />
17000<br />
16000<br />
17030’<br />
17000<br />
<br />
160 48'<br />
<br />
Tính sai số tuyệt đối:<br />
<br />
26 '<br />
<br />
Sai số tương đối:<br />
<br />
= 2,6 %<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
= 160 48’ 00 26’<br />
<br />
Hai phương pháp đo cho kết quả khá phù hợp.<br />
2.3.2.5. Quan sát Mặt trời. Đồng hồ Mặt trời<br />
a) Quan sát sự thay đổi vị trí điểm mọc của Mặt trời:<br />
Thời gian quan sát vào các ngày: 15/5, 30/5, 15/6, 22/6 và 30/6/2014. Kết quả từ 15/6<br />
đến 22/6 điểm mọc dịch về Đ-B, sau 22/6 dịch về điểm Đ. Độ phương A22/6 = 1140.<br />
b) Đồng hồ Mặt trời:<br />
- Đồng hồ Mặt trời kiểu xích đạo: các mặt được làm bằng ván mỏng, trên mặt nằm<br />
ngang có gắn bọt thăng bằng. Góc nghiêng (900 - ) được điều chỉnh trên thước đo độ<br />
và cố định bằng vít vặn.<br />
- Đồng hồ Mặt trời kiểu chân trời: Kết quả tính toán vạch chia giờ ở một số vĩ độ:<br />
<br />