intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tục ngữ lược giải 4

Chia sẻ: Tran Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

153
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'tục ngữ lược giải 4', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tục ngữ lược giải 4

  1. Vần D 1. Dán bùa luồn mèo:  Luồn mèo đây là tên gọi chỗ đầu hồi nhà hình tam giác, giáp hai  mái nhà.  Chỗ đó người ta thường dán bùa cốt để che kín chỗ xấu chứ không vì bùa  thiêng.  Cũng có thuyết nói chỗ góc ấy vừa cao vừa kín, ít người chú ý đến, nên dán bùa vào  chỗ ấy, người ta muốn dán xiêu vẹo, lệnh lạc thế nào cũng đươc, không cần phải ngay  ngắn, cẩn thận. Ngày nay câu này thường dùng để chỉ việc làm giả dối, tạm bợ, làm cho qua lần. Ít  người còn dùng. 2. Dao có mài có sắc, người có học mới khôn:  Dao đúc bằng thép tốt đến đâu mà không  mài thì cũng không sắc bén.  Người dù có tư chất thông minh đến đâu, mà không học  thì tư chất thông minh cũng không phát triển được, người đó không thể trở nên khôn.   Câu này lấy con dao ra làm thí dụ, để khuyên người ta phải học vì: có học thì mới khôn. 3. Dao sắc không gọt được chuôi:  Dao sắc đến đâu cũng không tự gọt lấy chuôi được. Câu này đại ý nói người thông minh tài giỏi đến đâu cũng không tự túc lấy mọi  việc, thế nào cũng phải nhờ vả đến người khác. 4. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng:  Dâu là con dâu.  Dâu dữ là con dâu ăn ở độc  ác đối với bà con họ hàng.  Ăn ở độc ác thì cố nhiên là bà con họ hàng không đẹp lòng,  họ không muốn đến nhà nữa.  Thế là vì con dâu dữ mà mất cả họ hàng.  Cũng như nhà  mà có chó dữ, thì láng giềng không dám sang chơi, vì thế là mất láng giềng vậy. 5. Dây máu ăn phần:  Thấy người làm thịt trâu, bò, dê, lợn, mình cũng nhúng tay vào  cho bàn tay dây một tí máu, tỏ rằng mình cũng có làm, để được ăn phần thịt. Câu này chê người khôn vặt, thấy người ta có mối lợi gì, thì cũng tìm cách dúng  vào một tí để được hưởng lợi.
  2. 6. Dĩ thực vi tiên:  Dĩ thực là lấy sự ăn, miếng ăn, cho miếng ăn.  Vi tiên là làm trước,  làm việc trước, làm việc đầu tiên. Dĩ thực vi tiên là lấy miếng ăn làm việc đầu tiên.  Chính ra thì trong sách luận ngữ  Khổng Tử nói: “Dân dĩ thực vi tiên”, nghĩa là người dân lấy miếng ăn làm ông trời, tức  là coi miếng ăn làm ông trời, coi sự ăn làm việc cốt yếu nhất, coi miếng ăn là việc đầu  trong việc sống.  Miếng ăn cần cho người ta như khí (tức trời). Câu này nói trạnh ra là dĩ thực vi tiên. Người ta thường dùng câu này để đề cao giá trị của sự ăn uống, và nói rộng ra, việc  kinh doanh thực nghiệp.  Cũng có khi câu “dĩ thực vi tiên” được dùng để tỏ ý người chỉ  vụ miếng ăn, chớ không cốt công việc. 7. Dơ đầu chịu báng:  Dơ cái đầu ra chịu cho người ta báng.   Báng tức là đánh vào vật  tròn như đánh vào cái chuông (lấy lưng của đốt 2 và 3 của ngón giữa mà cốc vào đầu).  – Nghĩa bóng là đứng ra hứng chịu trách nhiệm về một việc gì. 8. Dốt đặc cán mai:  Cán mai là cái cán cuốc dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng  gỗ táu là thứ gỗ rất đanh (cứng), đúc đông đặc.  Nên chê người ngu dốt quá, người ta  nói là dốt đặc cán mai là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được nữa. Cũng có khi người ta nói: “dốt đặc cán mai táu”.  Táu tức là gỗ táu. 9. Dốt đặc hơn hay chữ lỏng:  Dốt đặc là dốt hẳn không biết gì, hình như óc đặc lại, trí  khôn nhồi không vào được.  Hay chữ là thông chữ nghĩa.  Hay chữ lỏng là biết chữ nửa  chừng, không biết đến nơi đến chốn. Câu này nghĩa là thà dốt đặc không biết chữ gì lại hơn kẻ biết lơ mơ; vì người dốt  đặc thì yên phận không biết chữ, còn điều gì cần đến chữ thì đi nhờ người ta; còn người  hay chữ lỏng, tự phụ mình hay chữ, lắm khi dùng chữ sai lầm, làm trò cười cho người  khác; hoặc đọc chữ nọ ra chữ kia, hiểu nghĩa này ra nghĩa khác, gây nên thiệt hại cho  mình.
  3. 10. Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người:  Phù đồ dịch âm  chữ Ấn Độ, nghĩa là xây tháp.  Chín đợt phù đồ là chín đợt tháp hoặc xây tháp chín  tầng, tức là một công trình kiến trúc tôn giáo tốn kém và lớn lao.   Làm phúc bằng cách  bỏ tiền ra, thực hiện một kiến trúc tôn giáo vĩ đại như thế, cũng không bằng làm phúc  cứu cho một người (chỉ một người thôi), khỏi khổ, khỏi chết… Câu này khuyên người ta nên làm phúc một cách thiết thực, là cứu giúp cho người  hoạn nạn, cơ nhỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2