TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
TƢƠNG QUAN GIỮA HÌNH DẠNG RĂNG CỬA GIỮA HÀM TRÊN<br />
VÀ HÌNH DẠNG CUNG RĂNG TRÊN MỘT NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br />
NGƢỜI VIỆT TRƢỞNG THÀNH TUỔI 18 - 25<br />
Ở HÀ NỘI NĂM 2017<br />
Tạ Thị Hồng Nhung*; Hoàng Kim Loan*<br />
Đỗ Hải Vân*; Hoàng Tuấn Linh*; Võ Trương Như Ngọc*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét sự phân bố hình dạng răng cửa giữa hàm trên và cung răng, đồng thời<br />
đánh giá mối tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa hàm trên và hình dạng cung răng ở<br />
người Việt trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 990 đối<br />
tượng là sinh viên tuổi từ 18 - 25 ở Hà Nội, trong đó 490 nam và 500 nữ. Kết quả: phân bố hình<br />
dạng răng, cung răng giữa 2 giới không có sự khác biệt. Hình dạng hay gặp nhất là hình oval<br />
(62,8%) ở hàm trên; 63,7% ở hàm dưới; 47% ở răng cửa giữa hàm trên. Ít gặp nhất ở cung<br />
răng hàm trên và răng cửa giữa hàm trên là hình tam giác: lần lượt 15,1% ở hàm trên và 18,1%<br />
ở răng cửa giữa hàm trên, hình dạng ít gặp nhất ở cung răng hàm dưới là hình vuông (13,4%).<br />
Kiểm định khi bình phương cho thấy mối tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa hàm trên<br />
với hình dạng cung răng hàm trên, nhưng không tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa<br />
hàm trên với hình dạng cung răng hàm dưới. Kết luận: dựa vào hình dạng cung răng hàm dưới<br />
để xác định và lựa chọn hình dạng phục hình răng cửa giữa hàm trên không thích hợp, thay<br />
vào đó nên dựa vào hình dạng cung răng hàm trên để chẩn đoán.<br />
* Từ khóa: Hình dạng răng cửa; Hình thái cung răng; Mối tương quan; Người Việt trưởng thành.<br />
<br />
Correlation between Maxillary Central Incisor Morphology and Dental<br />
Arch Form among Vietnamese Adults Aged 18 - 25 Years in 2017<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the distribution and the correlation between the morphology of dental<br />
arch and maxillary central incisor crown in Vietnamese adults. Subjects and methods: The research<br />
was conducted in Hanoi with over 990 students aged 18 - 25 years with no facial-jaw deformation<br />
and no previous orthodontic treatment, included 490 males and 500 females. Results: No difference<br />
in the distribution of tooth shape and dental arch form between male and female. The most common<br />
shape is oval: 62.8% in maxillary; 63.7% in mandibular; 47% in tooth form. The least common shape<br />
is tapper in maxillary and tooth form: 15.1% in maxillary and 18.1% in upper central incisor and<br />
square in mandibular 13.4%. The Chi-square test showed association between toothshape and<br />
maxillary arch form but no significant relationship between tooth shape and the mandibular arch form.<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Tạ Thị Hồng Nhung (drshiinoo@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017<br />
<br />
495<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Conclusion: Mandibular arch morphology which used as a diagnostic method to determine the<br />
shape of the maxillary central incisor is not appropriate. Instead, it should be based on the shape<br />
of the maxillary arch to diagnose.<br />
* Keywords: Tooth shape; Dental arch form; Correlation; Vietnamese adults.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm<br />
mỹ càng tăng lên, đặc biệt thẩm mỹ<br />
khuôn mặt và nụ cười. Vẻ đẹp khuôn mặt<br />
dựa trên sự cân bằng và hài hòa giữa các<br />
đặc điểm trên khuôn mặt, bị ảnh hưởng<br />
bởi một số yếu tố. Một trong những yếu tố<br />
nên được xem xét khi đánh giá khuôn<br />
mặt ưa nhìn là nụ cười tự nhiên và hài<br />
hòa. Cũng giống như khuôn mặt, hình<br />
thái học của răng và cung răng đã được<br />
nghiên cứu với mục tiêu chuẩn hóa hình<br />
dạng những yếu tố này, để cải thiện việc<br />
chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.<br />
Vào đầu thế kỷ 20, hình dạng của răng<br />
được phân loại dựa trên hình dạng đảo<br />
ngược của khuôn mặt răng phân nhóm dựa<br />
trên dạng hình học khác nhau: hình oval,<br />
hình vuông, hình tam giác. Sự phân loại<br />
này góp phần tạo răng giả hoàn chỉnh.<br />
Trong phục hình nhiều răng, việc chọn<br />
lựa hình dạng cho phục hình răng cửa<br />
giữa hàm trên bắt đầu bằng lựa chọn kích<br />
cỡ và chiều rộng của 6 răng thuộc nhóm<br />
răng trước. Điều đó liên quan mật thiết<br />
đến kích cỡ và hình dạng của cung hàm.<br />
Sắp xếp các răng vùng cửa góp phần tạo<br />
nên hình dạng của cung răng, theo đó,<br />
cung răng phân loại thành các dạng hình<br />
học như: hình oval, hình vuông, hình tam<br />
giác. Do vậy, việc nghiên cứu với mục<br />
tiêu tìm ra mối tương quan giữa hình<br />
dạng răng với hình dạng cung răng cần<br />
thiết, tạo điều kiện tạo lập một bộ răng giả<br />
hoàn chỉnh.<br />
496<br />
<br />
Trước đây đã có nhiều tác giả trong<br />
nước và nước ngoài nghiên cứu về vấn<br />
đề này. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu<br />
nào đưa đến kết luận rõ ràng cho mối tương<br />
quan giữa hai giá trị này. Chính vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối<br />
tượng người Việt trưởng thành ở Hà Nội<br />
nhằm:<br />
- Nhận xét phân bố hình dạng răng và<br />
cung răng.<br />
- Đánh giá mối tương quan giữa hình<br />
dạng răng cửa giữa hàm trên và hình dạng<br />
cung răng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Sinh viên tuổi từ 18 - 25, học tại các<br />
trường đại học trên địa bàn Hà Nội, lấy từ<br />
Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu nhân trắc<br />
đầu mặt của người Việt Nam ứng dụng<br />
trong y học”.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: các em có bố<br />
mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh, tuổi<br />
từ 18 - 25, không mất răng hay răng<br />
thừa trên cung hàm; có bộ răng đầy đủ<br />
(28 - 32 răng). Răng cửa giữa hàm trên<br />
thẳng trục, không bị xoay và tự nguyện<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: các em đã từng<br />
can thiệp chỉnh nha, phục hình hoặc phẫu<br />
thuật hàm mặt trước đó; có dị tật bẩm<br />
sinh vùng hàm mặt hoặc có cung hàm với<br />
răng quá chen chúc lệch lạc.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu<br />
tính theo công thức ước tính tỷ lệ phần<br />
trăm (%) trong quần thể = Z21-α/2<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có;<br />
Z21-α/2: với α = 0,05 (độ tin cậy 95%)<br />
1-α/2) = 1,962; : mức sai lệch tương<br />
đối. Chọn<br />
<br />
= 0,055. p: tỷ lệ xuất hiện cá thể<br />
<br />
có tương quan răng-cung răng. Dựa vào<br />
những nghiên cứu trước đó, chọn p = 0,45.<br />
Thay vào công thức tính ra n = 937. Trên<br />
thực tế chúng tôi nghiên cứu 990 đối tượng.<br />
* Quy trình nghiên cứu:<br />
Tiến hành khám sàng lọc và lập danh<br />
sách các đối tượng đủ tiêu chuẩn.<br />
Đối tượng nghiên cứu được lấy dấu cả<br />
2 hàm bằng alginate. Đổ mẫu hàm bằng<br />
thạch cao đá theo đúng tiêu chuẩn nghiên<br />
cứu. Việc đo đạc và phân tích thực hiện<br />
trên mẫu hàm. Sử dụng thước cặp điện<br />
tử Mitutoyo với độ chính xác 0,02 mm,<br />
đo chiều rộng thân răng qua 3 điểm: cổ răng<br />
(CW), điểm tiếp xúc (CPW) và rìa cắn (IW)<br />
để xác định hình dạng thân răng thông<br />
qua so sánh 3 kích thước: hình oval CPW<br />
> IW ≥ CW, hình vuông CPW = IW; hình<br />
tam giác, IW > CPW > CW. Sử dụng thước<br />
OrthoForm của 3M unitek để xác định<br />
hình dạng cung răng bằng cách đặt thước<br />
lên mẫu sao cho thước nằm trên mặt<br />
phẳng cắn của răng. Nếu hình dạng cung<br />
răng trùng hoặc song song với đường<br />
cong vẽ trên thước nào thì cung răng có<br />
hình dạng của thước đó. Để giảm sai số,<br />
<br />
mỗi mẫu hàm đều được đo 3 lần, do một<br />
người đo và lấy giá trị trung bình hoặc giá<br />
trị lặp lại nhiều nhất. Xử lý số liệu theo<br />
phương pháp thống kê y học bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0.<br />
* Đạo đức nghiên cứu: tất cả đối tượng<br />
nghiên cứu đều nằm trong đối tượng nghiên<br />
cứu của Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu<br />
đặc điểm nhân trắc người Việt Nam để ứng<br />
dụng trong y học”. Nghiên cứu đã được<br />
thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên<br />
cứu y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
về các khía cạnh đạo đức nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Hình dạng răng và cung răng.<br />
Trong tổng số 990 đối tượng nghiên<br />
cứu, có 490 nam (49,5%) và 500 nữ (50,5%).<br />
Hình dạng răng cửa giữa hàm trên hay<br />
gặp nhất là hình oval (47%), ít gặp nhất là<br />
hình tam giác (18,1%), hình vuông: 34,9%.<br />
Kiểm định khi bình phương cho thấy chênh<br />
lệch rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
- Ở hàm trên: hình dạng cung răng hay<br />
gặp nhất là hình oval (62,8%), ít gặp nhất<br />
là hình tam giác (15,1%), cung răng hình<br />
vuông 22,1%. Kiểm định bằng phương<br />
pháp khi bình phương cho thấy chênh<br />
lệch rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
- Ở hàm dưới: hình dạng cung răng<br />
hay gặp nhất là hình oval (63,7%), sau đó<br />
là hình tam giác (22,8%) và ít nhất hình<br />
vuông (13,4%). Kiểm định bằng phương<br />
pháp khi bình phương cho thấy cho<br />
thấy chênh lệch rất có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,001).<br />
497<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Bảng 1: Phân bố hình dạng cung răng theo giới.<br />
Oval<br />
<br />
Vuông<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tam giác<br />
<br />
Dạng cung răng<br />
Hàm dưới<br />
<br />
Hàm trên<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
310<br />
<br />
63,3%<br />
<br />
70<br />
<br />
14,3%<br />
<br />
110<br />
<br />
22,4%<br />
<br />
490<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
321<br />
<br />
64,2%<br />
<br />
63<br />
<br />
12,6%<br />
<br />
116<br />
<br />
23,2%<br />
<br />
500<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
300<br />
<br />
61,2%<br />
<br />
110<br />
<br />
22,4%<br />
<br />
80<br />
<br />
16,3%<br />
<br />
490<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
322<br />
<br />
64,4%<br />
<br />
109<br />
<br />
21,8%<br />
<br />
69<br />
<br />
13,8%<br />
<br />
500<br />
<br />
100%<br />
<br />
p<br />
<br />
0,734<br />
<br />
0,474<br />
<br />
Hình dạng cung răng hàm trên hay gặp nhất là hình oval, gặp 61,2% ở nam; 64,4%<br />
ở nữ. Hình dạng ít gặp nhất là hình tam giác, 16,3% ở nam, 13,8% ở nữ. Kiểm định<br />
bằng phương pháp khi bình phương cho thấy sự phân bố hinh dạng cung răng hàm<br />
trên ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,474 > 0,05).<br />
Kết quả tương tự với cung hàm dưới, nhưng tỷ lệ ở nam và nữ lần lượt là 63,3%<br />
và 64,2%. Tuy nhiên, hình dạng cung răng hàm dưới ít gặp nhất là hình vuông,<br />
14,3% ở nam, 12,6% ở nữ. Kiểm định bằng phương pháp khi bình phương cho thấy<br />
phân bố hinh dạng cung răng hàm dưới ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,734 > 0,05).<br />
Bảng 2: Phân bố hình dạng răng cửa giữa hàm trên theo giới.<br />
Dạng<br />
răng cửa<br />
<br />
Hình oval<br />
<br />
Hình vuông<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Hình tam giác<br />
<br />
p<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
234<br />
<br />
47,8%<br />
<br />
162<br />
<br />
33,1%<br />
<br />
94<br />
<br />
19,2%<br />
<br />
490<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
231<br />
<br />
46,2%<br />
<br />
184<br />
<br />
36,8%<br />
<br />
85<br />
<br />
17%<br />
<br />
500<br />
<br />
100%<br />
<br />
Hình dạng răng cửa giữa hàm trên hay<br />
gặp nhất là hình oval, 47,8% ở nam, 46,2%<br />
ở nữ. Hình dạng răng cửa ít gặp nhất là<br />
hình tam giác, ở nam 19,2%, ở nữ 17%.<br />
Sự khác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,413 > 0,05).<br />
2. Tƣơng quan răng cửa giữa với<br />
cung răng hàm trên.<br />
Các đối tượng cùng có cung răng hàm<br />
trên oval và răng cửa giữa oval hay gặp<br />
498<br />
<br />
0,413<br />
<br />
nhất (31%). Ít gặp nhất là cung răng hàm<br />
trên tam giác và răng cửa giữa tam giác<br />
(3,8%). Các đối tượng có cùng cung răng<br />
hàm trên vuông và răng cửa giữa vuông<br />
chiếm 8,9%. Như vậy, tỷ lệ đối tượng có<br />
hình dạng răng cửa giữa và hình dạng<br />
hàm trên giống nhau (43,7%). Xét 622 đối<br />
tượng có cung răng hàm trên hình oval,<br />
tỷ lệ răng cửa giữa hình oval cao nhất<br />
(49,4%). Xét trong 219 đối tượng có cung<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
răng hàm trên hình vuông, tỷ lệ răng cửa<br />
giữa hình vuông cũng cao nhất, (40,6%).<br />
Kiểm định khi bình phương cho p = 0,005<br />
< 0,05, kết quả cho thấy mối tương quan<br />
<br />
giữa hình dạng răng cửa giữa với hình<br />
dạng cung răng hàm trên. Tuy nhiên,<br />
để kết luận về mức độ tương quan giữa<br />
2 giá trị này, cần có nghiên cứu thêm nữa.<br />
<br />
Bảng 3: Tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa với cung răng hàm trên.<br />
Răng cửa giữa<br />
Tổng<br />
<br />
Oval<br />
<br />
Hàm trên<br />
<br />
Vuông<br />
<br />
Tam giác<br />
<br />
Oval<br />
<br />
Vuông<br />
<br />
Tam giác<br />
<br />
n<br />
<br />
307<br />
<br />
217<br />
<br />
98<br />
<br />
622<br />
<br />
% (trong hàm trên)<br />
<br />
49,4%<br />
<br />
34,9%<br />
<br />
15, 8%<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
% (trong tổng)<br />
<br />
31%<br />
<br />
21,9%<br />
<br />
9,9%<br />
<br />
62,8%<br />
<br />
n<br />
<br />
87<br />
<br />
89<br />
<br />
43<br />
<br />
219<br />
<br />
% (trong hàm trên)<br />
<br />
39,7%<br />
<br />
40,6%<br />
<br />
19,6%<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
% (trong tổng)<br />
<br />
8,8%<br />
<br />
8,9%<br />
<br />
4,3%<br />
<br />
22,1%<br />
<br />
n<br />
<br />
71<br />
<br />
40<br />
<br />
38<br />
<br />
149<br />
<br />
% (trong hàm trên)<br />
<br />
47,7%<br />
<br />
26,8%<br />
<br />
25,5%<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
% (trong tổng)<br />
<br />
7,2%<br />
<br />
4%<br />
<br />
3,8%<br />
<br />
15%<br />
<br />
n<br />
<br />
465<br />
<br />
346<br />
<br />
179<br />
<br />
990<br />
<br />
%<br />
<br />
47%<br />
<br />
34,9%<br />
<br />
18,1%<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
3. Tƣơng quan răng cửa giữa với cung răng hàm dƣới.<br />
Các đối tượng có cùng cung răng hàm dưới oval và răng cửa giữa oval hay gặp nhất<br />
(31,5%); ít gặp nhất là cung răng hàm dưới vuông và răng cửa giữa tam giác (2,5%).<br />
Tỷ lệ các đối tượng có hình dạng răng cửa giữa và hình dạng cung răng hàm dưới<br />
giống nhau (41,7%) (với oval-oval 31,5%; vuông-vuông 5%; tam giác-tam giác 5%).<br />
Xét riêng trong 631 đối tượng có cung răng hàm dưới oval, 133 đối tượng có cung<br />
răng hàm dưới hình vuông và 226 đối tượng có cung răng hàm dưới hình tam giác,<br />
hình dạng răng cửa giữa chiếm tỷ lệ cao nhất đều là răng hình oval, lần lượt 49,4%<br />
(trong cung răng hàm dưới oval); 43,6% (trong cung răng hàm dưới vuông) và 42%<br />
(trong cung răng hàm dưới tam giác). Kiểm định khi bình phương p = 0,219 > 0,05 cho<br />
thấy không có mối tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa với hình dạng cung răng<br />
hàm dưới.<br />
499<br />
<br />