intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển chọn nấm men chịu nhiệt và nghiên cứu điều kiện lên men rượu vang khóm

Chia sẻ: Nguyễn Văn Mon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn và định danh các dòng nấm men có khả năng chịu nhiệt, chịu cồn và khảo sát các điều kiện lên men rượu vang khóm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển chọn nấm men chịu nhiệt và nghiên cứu điều kiện lên men rượu vang khóm

Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 51, Phần B (2017): 7-15<br /> <br /> DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.073<br /> <br /> TUYỂN CHỌN NẤM MEN CHỊU NHIỆT VÀ NGHIÊN CỨU<br /> ĐIỀU KIỆN LÊN MEN RƯỢU VANG KHÓM<br /> Huỳnh Xuân Phong1, Danh Minh Lợi1, Nguyễn Ngọc Thạnh1, Lê Phan Đình Quí1, Bùi Hoàng<br /> Đăng Long1, Pornthap Thanonkeo2, Mamoru Yamada3 và Ngô Thị Phương Dung1<br /> 1<br /> <br /> Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Khoa Công nghệ, Trường Đại học Khon Kaen, Khon Kaen, Thái Lan<br /> 3<br /> Khoa Nông nghiệp, Đại học Yamaguchi, Yamaguchi, Nhật Bản<br /> 2<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 04/12/2016<br /> Ngày nhận bài sửa: 17/03/2017<br /> <br /> Ngày duyệt đăng: 30/08/2017<br /> <br /> Title:<br /> Selection of thermotolerant<br /> yeasts and study on<br /> fermentation conditions for<br /> pineapple wine production<br /> Từ khóa:<br /> Khóm, lên men ethanol, nấm<br /> men chịu nhiệt, rượu vang<br /> khóm, S. cererevisiae<br /> Keywords:<br /> Ethanol fermentation,<br /> pineapple, pineapple wine,<br /> Saccharomyces cerevisiae,<br /> thermotolerant yeast<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The objectives of this study were to select and to identify<br /> thermotolerant yeasts for their application in pineapple fermentation<br /> at high temperature, and to study the optimum conditions for<br /> pineapple wine production. Seven isolates of thermotolerant yeasts<br /> (Y8, Y32, Y34, Y54, Y80, and Y81) were selected based on their high<br /> fermentative capacity with the ethanol content produced ranging from<br /> 4.17% to 7.45% (v/v) at 37°C. The isolate Y8 was a target selected<br /> yeast strain as having the highest ethanol contents at 37oC and 40oC<br /> of 7.45% (v/v) and 4.18% (v/v), respectively. The strains of Y8, Y32,<br /> Y34, Y54, Y80, and Y81 were identified as Saccharomyces cerevisiae<br /> and YVN7 was recognized as Candida glabrata. The optimum<br /> fermentation conditions for pineapple wine production by S. cerevisiae<br /> Y8 at 37oC were as follows: 5 days of fermentation, 18.6°Brix of initial<br /> sugar and yeast inoculum density of 107cells/mL, with ethanol content<br /> of 10.03% (v/v) and fermentative yield of 80.85% were achieved.<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn và định danh các dòng nấm<br /> men có khả năng chịu nhiệt, chịu cồn và khảo sát các điều kiện lên<br /> men rượu vang khóm. Kết quả đã tuyển chọn được 7/23 dòng nấm<br /> men (Y8, Y32, YVN7, Y81, Y34, Y54 và Y80) có khả năng lên men tốt<br /> từ dịch khóm ở 37oC, hàm lượng ethanol sinh ra trong khoảng 4,177,45% (v/v). Bảy dòng này được định danh thuộc loài Saccharomyces<br /> cerevisiae (Y8, Y32, Y34, Y54, Y80 và Y81) và loài Candida glabrata<br /> (YVN7). Dòng nấm men S. cerevisiae Y8 được tuyển chọn do có khả<br /> năng lên men tốt nhất, với lượng ethanol sinh ra cao nhất ở 37oC và<br /> 40oC lần lượt là 7,45% (v/v) và 4,18 % (v/v). Điều kiện lên men rượu<br /> vang khóm thích hợp của dòng S. cerevisiae Y8 ở 37oC với thời gian<br /> lên men 5 ngày, hàm lượng đường 18,6°Brix và mật số nấm men 107 tế<br /> bào/mL, hàm lượng ethanol đạt 10,03% (v/v) với hiệu suất lên men đạt<br /> 80,85%.<br /> <br /> Trích dẫn: Huỳnh Xuân Phong, Danh Minh Lợi, Nguyễn Ngọc Thạnh, Lê Phan Đình Quí, Bùi Hoàng<br /> Đăng Long, Pornthap Thanonkeo, Mamoru Yamada và Ngô Thị Phương Dung, 2017. Tuyển<br /> chọn nấm men chịu nhiệt và nghiên cứu điều kiện lên men rượu vang khóm. Tạp chí Khoa học<br /> Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 7-15.<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 51, Phần B (2017): 7-15<br /> <br /> ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao giá trị<br /> sử dụng của các loại trái cây và phù hợp với nhu<br /> cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra<br /> ngành sản xuất mới góp phần tạo việc làm ổn định<br /> và tăng thu nhập làm cho người dân. Từ lâu trái<br /> cây đã được chế biến để tạo ra các sản phẩm khác<br /> nhau nhưng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và<br /> cung cấp năng lượng cho con người như: làm mứt,<br /> trái cây sấy khô, dịch trái cây lên men để tạo ra các<br /> sản phẩm rượu, rượu vang trái cây,... Một số sản<br /> phẩm rượu vang trái cây đã được nghiên cứu như<br /> rượu vang nho (Heard và Fleet, 1988); cam (Selli<br /> et al., 2003), xoài (Akubor, 1996), dưa hấu (Ngô<br /> Thị Phương Dung và ctv., 2011),…<br /> <br /> 1 GIỚI THIỆU<br /> Nấm men có tiềm năng rất lớn trong việc lên<br /> men chuyển hóa đường thành ethanol (một thành<br /> phần quan trọng trong rượu vang nói riêng và sản<br /> phẩm lên men ethanol nói chung). Tuy nhiên, có<br /> nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của nấm men<br /> như nguồn carbon, nguồn nitơ, pH, đặc biệt là nhiệt<br /> độ và hàm lượng ethanol (Keating et al., 2006). Do<br /> đó, đặc tính chịu nhiệt và chịu ethanol của nấm<br /> men rất quan trọng trong việc tổng hợp ethanol<br /> thông qua quá trình lên men được thực hiện bởi<br /> nấm men. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến<br /> sự lên men tạo ethanol của nấm men (Heard và<br /> Fleet, 1988). Hiện nay, hiệu ứng nhà kính đang làm<br /> cho trái đất ấm dần lên và nhiệt độ vẫn tiếp tục<br /> tăng dần trong tương lai (Isaac và Soden, 2000).<br /> Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ<br /> tăng khá cao vào mùa khô, nhiệt độ trung bình ở<br /> miền Nam có thể đến 33-35ºC, càng gây khó khăn<br /> trong việc sản xuất ethanol bằng nấm men. Hơn<br /> nữa, sử dụng nấm men chịu nhiệt độ cao có thể<br /> giúp cho quá trình lên men diễn ra nhanh, nguy cơ<br /> nhiễm vi sinh vật giảm, giảm nồng độ oxy, chất khí<br /> khác,… (Roehr, 2001) và giảm được chi phí đầu tư<br /> cho thiết bị làm mát mang lại lợi ích kinh tế<br /> (Limtong et al., 2007; Abdel-Banat et al., 2010).<br /> <br /> Khóm là loại trái cây có dịch quả rất giàu dinh<br /> dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Trong<br /> các năm qua, khóm đã trở thành một loại hoa quả<br /> có giá trị xuất khẩu cao, được nhiều thị trường<br /> trong và ngoài nước ưa chuộng nhất là thị trường<br /> các nước châu Âu, các nước thuộc vùng khí hậu ôn<br /> đới. Việt Nam là một trong những nước trồng<br /> khóm chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và trên thế<br /> giới, sản lượng năm 2013 đạt đến 590.000 tấn/năm,<br /> chiếm 2,38% sản lượng khóm trên thế giới (FAO,<br /> 2014). Sản lượng khóm tăng trong những năm qua<br /> đã đặt ra những tiềm năng và thách thức mới cho<br /> ngành công nghiệp bảo quản và chế biến từ nguồn<br /> nguyên liệu quý báu này. Sản xuất rượu vang khóm<br /> nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như tăng hiệu<br /> quả đối với loại cây trồng này, đặc biệt trong<br /> trường hợp vào mùa thu hoạch chính và chưa có<br /> đầu ra bền vững.<br /> <br /> Saccharomyces cerevisiae là chủng nấm men<br /> truyền thống được ứng dụng trong lên men rượu và<br /> được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lên men<br /> ethanol (Radecka et al., 2015). Hầu hết các chủng<br /> S. cerevisiae chịu được giá trị pH thấp, hàm lượng<br /> đường và nồng độ ethanol cao nhưng hiệu suất lên<br /> men ở nhiệt độ trên 35oC khá thấp (Nevoigt, 2008).<br /> Kluyveromyces marxianus có thể phát triển ở nhiệt<br /> độ 47oC, thậm chí là 52oC (Banat et al., 1992) và<br /> sản sinh ethanol ở nhiệt độ cao trên 40oC (Fonseca<br /> et al., 2008). Hơn nữa, K. marxianus còn có thuận<br /> lợi là tốc độ phát triển nhanh và khả năng sử dụng<br /> rộng rãi các cơ chất trong công nghiệp như đường<br /> mía, bắp, nước trái cây, rỉ đường,... (Nonklang et<br /> al., 2008). Chủng nấm men K. marxianus DMKU<br /> 3-1042 được phân lập từ đất trồng mía có khả năng<br /> lên men và chịu nhiệt đến 45oC (Limtong et al.,<br /> 2007) và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về<br /> sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng lên men<br /> của nấm cả về cơ chế sinh hóa và sinh học phân tử<br /> (Nonklang et al., 2008; Rodrussamee et al., 2011;<br /> Lertwattanasakul et al., 2015).<br /> <br /> Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tuyển chọn,<br /> định danh các chủng nấm men chịu nhiệt triển<br /> vọng có khả năng lên men ethanol từ dịch ép khóm<br /> và xác định các điều kiện lên men rượu vang khóm<br /> ở nhiệt độ cao.<br /> 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 2.1 Nguyên vật liệu và hóa chất<br /> Nguyên liệu: Khóm (giống Queen) chín được<br /> mua ở chợ Cái Răng, thành phố Cần Thơ.<br /> Hai mươi ba (23) dòng nấm men chịu nhiệt đã<br /> được phân lập từ nhiều nguồn nguyên liệu (ca cao,<br /> trái cây, mía và đất trồng mía, men rượu,…) và sơ<br /> tuyển dựa vào đặc tính chịu nhiệt, khả năng lên<br /> men ethanol được lưu trữ ở phòng thí nghiệm Công<br /> nghệ Sinh học Thực phẩm, Trường Đại học Cần<br /> Thơ (Ngo Thi Phuong Dung et al., 2015) và chủng<br /> Kluyveromyces marxianus DMKU 3-1042 (Trường<br /> Đại học Yamaguchi, Nhật Bản).<br /> Hóa chất: yeast extract, malt extract, peptone,<br /> D-glucose, agar, ethanol, NaOH,… được mua từ<br /> các sản phẩm thương mại của Merck (Đức) và<br /> HiMedia Laboratories (Ấn Độ).<br /> <br /> Trái cây tươi không những là sản phẩm có giá<br /> trị dinh dưỡng cao mà còn là thực phẩm tươi phục<br /> vụ trực tiếp trong đời sống hằng ngày như cung cấp<br /> vitamin, acid hữu cơ, muối khoáng cho con người.<br /> Trái cây được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi, bên<br /> cạnh đó phát triển các sản phẩm từ trái cây cũng có<br /> 8<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 51, Phần B (2017): 7-15<br /> <br /> Môi trường YPD (yeast extract 0,5%; peptone<br /> 0,5%; D-glucose 2,0%) và môi trường YPD agar<br /> (môi trường YPD bổ sung 1,5 g/L agar) (Limtong<br /> et al., 2007).<br /> 2.2 Thử nghiệm khả năng lên men rượu<br /> vang khóm ở 37°C<br /> <br /> Nấm men được tăng sinh khối trong môi trường<br /> YDP đến khi mật số đạt 108 tế bào/mL. Ly tâm để<br /> thu sinh khối nấm men, mật số đạt 109 tế bào/mL.<br /> Pha loãng dịch nấm men với các mật số 109, 108 và<br /> 107 tế bào/mL (mật số nấm men sau khi chủng vào<br /> bình tam giác lần lượt đạt 107, 106 và 105 tb/mL).<br /> Thí nghiệm được tiến hành với 3 nhân tố: mật số<br /> giống chủng (105, 106 và 107 tb/mL), hàm lượng<br /> đường theo Brix (14,2; 18,6; 22,8°Brix) và thời<br /> gian lên men (5, 7 và 9 ngày). Nước ép khóm được<br /> thanh trùng bằng NaHSO3 (140 mg/L trong 2 giờ).<br /> Mỗi nghiệm thức lên men được thực hiện với 99<br /> mL nước ép khóm trong bình tam giác 250 mL ở<br /> 37oC. Các chỉ tiêu phân tích như pH, Brix, hàm<br /> lượng đường và ethanol sau khi lên men ở các mốc<br /> thời gian bố trí thử nghiệm.<br /> 2.6 Phân tích và xử lý kết quả<br /> <br /> Nấm men được tăng sinh khối trong 100 mL<br /> môi trường tăng sinh YPD đã được khử trùng ở<br /> 121oC trong 15 phút. Ủ lắc 150 vòng/phút ở nhiệt<br /> độ phòng (28-32oC) trong 24 giờ (mật số đạt 108 tế<br /> bào/mL). Nước ép khóm được thanh trùng bằng<br /> NaHSO3 (140 mg/L trong 2 giờ). Chủng 1 mL (mật<br /> số 108 tế bào/mL) các dòng nấm men và chủng K.<br /> marxianus vào 99 mL nước ép khóm trong bình<br /> tam giác 250 mL, đậy kín bằng water-lock và ủ ở<br /> nhiệt độ 37oC trong 5 ngày. Kiểm tra dịch lên men<br /> với các chỉ tiêu như pH, Brix, hàm lượng đường và<br /> hàm lượng ethanol để tính toán hiệu suất lên men.<br /> 2.3 Thử nghiệm khả năng lên men rượu<br /> vang khóm ở 40°C<br /> <br /> Giá trị pH được xác định bằng pH kế<br /> (Sartorius, PB-20, Đức), Brix được xác định bằng<br /> khúc xạ kế (Hand Refractometer, FG103/113,<br /> Euromex-Hà Lan), hàm lượng đường khử được<br /> phân tích thông qua phản ứng với acid<br /> dinitrosalicylic (phương pháp DNS, Bennett, 1971)<br /> và hàm lượng ethanol được xác định bằng phương<br /> pháp chưng cất (Nguyễn Đình Thưởng và Nguyễn<br /> Thanh Hằng, 2005). Mật số tế bào được xác định<br /> bằng phương pháp đếm trực tiếp trên buồng đếm<br /> hồng cầu (Hemocytometer HBG German<br /> Chamber). Kết quả thí nghiệm được xử lý và vẽ<br /> biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel 2010<br /> (Microsoft Corporation, USA). Số liệu thí nghiệm<br /> được xử lý thống kê bằng chương trình<br /> Statgraphics Centurion XV ver 15.1.02 (Statpoint<br /> Technologies, Inc., USA).<br /> <br /> Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên<br /> với các dòng nấm men được tuyển chọn từ kết quả<br /> lên men ở 37°C. Thử nghiệm được thực hiện ở<br /> 40°C và lặp lại 3 lần. Nước ép khóm và dịch sinh<br /> khối nấm men được chuẩn bị và thực hiện tương tự<br /> như thử nghiệm ở 37°C với các dòng nấm men đã<br /> được tuyển chọn. Ủ lắc 150 vòng/phút trong 5 ngày<br /> lên men ở nhiệt độ 40°C trong tủ ủ lắc (Incucell<br /> 111, Đức).<br /> 2.4 Định danh các chủng nấm men chịu<br /> nhiệt được tuyển chọn<br /> Các dòng nấm men chịu nhiệt tuyển chọn<br /> được tăng sinh trong 10 mL môi trường YPD ở<br /> 37°C trong 24 giờ. Nấm men được trích DNA và<br /> khuếch đại trình tự vùng D1/D2 trên 26S rDNA<br /> bằng phản ứng PCR với cặp mồi NL-1<br /> (5’-GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAG-3’)<br /> và NL-4 (5’-GGTCCGTGTTTCAAGAC GG-3’)<br /> (O’Donnell, 1993). Sản phẩm PCR được giải trình<br /> tự bằng hệ thống giải trình tự ABI PRISM 3100<br /> (Applied Biosystems, USA). Dựa trên trình tự 26S<br /> rDNA để phân tích và so sánh với trình tự các<br /> chủng nấm men trên ngân hàng dữ liệu NCBI. Xây<br /> dựng cây phả hệ dựa trên trình tự đoạn gene 26S<br /> rDNA bằng cách so sánh multiple aligment theo<br /> chương trình CLUSTAL X (Thompson et al.,<br /> 1997) và thiết lập theo phương pháp neigborjoining trong chương trình MEGA 6 (Tamura et<br /> al., 2013) với chỉ số bootstrap 1.000 lần lặp lại.<br /> 2.5 Khảo sát điều kiện lên men rượu vang<br /> khóm bằng nấm men chịu nhiệt<br /> <br /> 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1 Khả năng lên men rượu vang khóm ở<br /> 37°C<br /> Kết quả khả năng lên men của 23 dòng nấm<br /> men chịu nhiệt và chủng K. marxianus DMKU 31042 (đối chứng) trong môi trường dịch khóm với<br /> pH 4,5, hàm lượng đường ở 20oBrix được thể hiện<br /> ở Bảng 1. Sau 5 ngày lên men, pH và Brix của dịch<br /> khóm giảm, pH kết thúc lên men trong khoảng<br /> 3,75-4,24 (pH ban đầu là 4,5) và Brix ở mức 10,016,5% (Brix ban đầu là 20%). Hàm lượng ethanol<br /> dao động khá lớn giữa các dòng nấm men, trong<br /> khoảng 1,71-7,40% (v/v). Hiệu suất lên men dao<br /> động trong khoảng 30,82-74,56%, tương ứng với<br /> lượng đường tiêu thụ 83,41-178,03 g. Dòng nấm<br /> men Y8 (được phân lập từ ca cao) có khả năng với<br /> hàm lượng ethanol đạt cao nhất là 7,45% (v/v),<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%,<br /> so với các chủng còn lại, tiếp đến là dòng Y32 với<br /> hàm lượng ethanol đạt 7,01% (v/v). Hiệu suất lên<br /> <br /> Sử dụng 1 dòng nấm men có khả năng lên men<br /> mạnh nhất từ thử nghiệm lên men ở 37°C và 40°C.<br /> 9<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 51, Phần B (2017): 7-15<br /> <br /> men của chủng Y8 là 74,56% (v/v) khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với hầu hết<br /> các dòng nấm men còn lại (trừ dòng Y32, Y34 và<br /> Y80 có hiệu suất là 61,9%, 60,55% và 59,77%).<br /> Ngoài ra, các chủng nấm men có khả năng lên men<br /> <br /> khá tốt như dòng YVN7, Y81, Y34, Y54 và Y80<br /> với hàm lượng ethanol sinh ra tương đối cao lần<br /> lượt là 6,06%; 5,11%; 5,11%; 4,60% và 4,37%<br /> (v/v) với hiệu suất lên men tương ứng 56,62%;<br /> 51,30%; 55,57% và 59,77%.<br /> <br /> Bảng 1: Kết quả sau lên men của các dòng nấm men trong dịch khóm ở 37oC<br /> Chủng<br /> nấm men<br /> Y8<br /> Y29<br /> Y31<br /> Y32<br /> Y33<br /> Y34<br /> Y35<br /> Y37<br /> Y38<br /> Y39<br /> Y42<br /> Y47<br /> Y53<br /> Y54<br /> Y80<br /> Y81<br /> Y88<br /> Y104<br /> YVN3<br /> YVN7<br /> YVN8<br /> YVN12<br /> YVN30<br /> K.marxianus<br /> CV (%)<br /> <br /> pH sau<br /> lên men<br /> 4,01<br /> 4,12<br /> 4,10<br /> 4,08<br /> 4,09<br /> 4,11<br /> 4,13<br /> 4,14<br /> 4,08<br /> 4,09<br /> 4,06<br /> 4,14<br /> 4,14<br /> 3,75<br /> 4,09<br /> 4,02<br /> 4,11<br /> 4,04<br /> 4,12<br /> 4,24<br /> 4,09<br /> 4,12<br /> 4,16<br /> 3,94<br /> <br /> Brix sau<br /> lên men<br /> 10,00<br /> 15,57<br /> 15,37<br /> 11,87<br /> 15,47<br /> 14,00<br /> 15,53<br /> 15,73<br /> 15,43<br /> 15,33<br /> 15,53<br /> 15,70<br /> 15,47<br /> 14,40<br /> 14,20<br /> 12,63<br /> 15,47<br /> 15,50<br /> 15,57<br /> 12,07<br /> 17,07<br /> 17,97<br /> 16,50<br /> 11,83<br /> <br /> Ethanol<br /> (% v/v)<br /> 7,45a 1<br /> 3,07fg<br /> 3,37efg<br /> 7,01ab<br /> 2,99g<br /> 5,11cd<br /> 3,21fg<br /> 2,96g<br /> 3,45efg<br /> 3,28fg<br /> 3,25fg<br /> 3,23fg<br /> 3,31fg<br /> 4,60de<br /> 4,37def<br /> 5,11cd<br /> 3,10fg<br /> 3,27fg<br /> 3,37efg<br /> 6,06bc<br /> 3,55efg<br /> 1,71h<br /> 2,95g<br /> 6,60ab<br /> 16,67<br /> <br /> Đường sử dụng<br /> (g/L)<br /> 154,48<br /> 96,86<br /> 130,07<br /> 178,03<br /> 119,12<br /> 130,42<br /> 112,56<br /> 115,75<br /> 130,50<br /> 95,91<br /> 105,14<br /> 119,98<br /> 125,24<br /> 128,43<br /> 112,99<br /> 153,88<br /> 138,27<br /> 116,10<br /> 126,11<br /> 164,49<br /> 100,57<br /> 86,77<br /> 83,41<br /> 174,93<br /> <br /> Hiệu suất<br /> lên men (%)<br /> 74,56a<br /> 51,74bcdefg<br /> 40,97defgh<br /> 61,90ab<br /> 39,42fgh<br /> 60,55abc<br /> 44,21bcdefgh<br /> 39,40fgh<br /> 41,10defgh<br /> 56,16bcdef<br /> 47,95bcdefgh<br /> 41,51defgh<br /> 40,71efgh<br /> 55,57bcdef<br /> 59,77abcd<br /> 51,30bcdefg<br /> 34,62gh<br /> 43,48bcdefgh<br /> 41,89cdefgh<br /> 56,62bcdef<br /> 55,14bcdef<br /> 30,82j<br /> 56,94bcdef<br /> 58,32abcde<br /> 19,21<br /> <br /> 1<br /> <br /> Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại, trong cùng một cột các chữ số mũ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống<br /> kê 5% (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1