intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 1): Phần 2

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:311

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Tuyển tập các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (Tập 1)" phản ánh bước đầu những hoạt động khoa học và công tác nghiên cứu trong năm 1997 và 1998. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 1): Phần 2

  1. Phần 333 TRƯNG BÀY
  2. HỆ THỐNG PANỒ - BẢN Đồ TRONG TRƯNG BÀY ■ CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM - • • ■ CÁCH NHÌN VÀ NHỮNG SÁNG TẠO PTS. LÊ DUY ĐẠI Cũng như các bảo tàng khác, trong trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bên cạnh hiện vật gốc là nền tảng, còn có các hiện vật trung gian môi giỏi mà trong đó đáng chú ý là các tài liệu khoa học phụ. Tài liệu khoa học phụ đó là những bản đồ, biểu đồ, panô... vừa phản ánh trình độ nghiên cứu, sưu tầm, sức hàm chứa của kho tư liệu ảnh, vừa phản ánh trình độ thẩm mỹ, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nưổc và thế giỏi hiện nay, đồng thòi qua đó cũng thấy đuợc cách nhìn nhận mói cũng như nhũng sáng tạo của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Hệ thống panô - bản đồ ở khu vực trưng bày trong nhà của Bảo tàng D ân tộc học V iệt Nam gồm 97 chiếc vỏi 2 loại hình chính: loại panô ảnh - bản đồ và loại panô ảnh. 285
  3. Loại panô ảnh - bản đồ in trên giấy troky trắng, kích thưỏc 150cmx90cm gồm 14 chiếc để giỏi thiệu các nhóm ngôn ngũ tộc ngưòi như Tày - Thái, Ka đai, Tạng - Miến, Môn - Khơ me miền núi phía Bắc, Môn - Khơme Trường Sơn - Tây Nguyên, Hmông - Dao, Nam Đảo miền núi và các dân tộc: Kinh, Mưòng, Thổ, Chút, Chăm, Hoa, Khơ- me. Ỏ đây, ngoài các bài giỏi thiệu (in 3 thứ tiếng Việt - Pháp - Anh), ảnh giỏi thiệu những đặc trưng chung, một số diện mạo vãn hoá truyền thống của các nhóm ngôn ngữ tộc ngưòi; ỏ các panô còn có 1 bản đồ toàn quốc tỷ lệ nhỏ (1/6.000.000) trên đó thể hiện sự phân bố của các nhóm ngôn ngũ tộc ngưòi một cách khái quát. Tuy nhiên, trên các panô giổi thiệu các ngữ hệ hay nhóm ngôn ngữ, ngoài bản đồ nói trên còn có bản đồ khu vực tập trung dân cư nhóm đó tưong đối chi tiết (tỷ lệ 1/2.500.000-1/1.000.000), trên đó thể hiện sự phân bó của từng tộc ngưòi trong nhóm cũng như đưòng bình độ, tên và ranh giói các tỉnh. 0 đây, các dân tộc được thể hiện mang nặng tính định tính (chỉ chú ý đến phân bố, còn các yếu tố như số lưộng, mật độ, mức độ xen kẽ chưa đề cập) và mỗi dân tộc có 1 gam màu riêng. Nhưng để phân biệt vỏi các nhóm ngôn ngữ khác, các dân tộc trong cùng một nhóm có một sác màu tương đối đồng nhất. Để phù trợ cho việc giỏi thiệu của 9 khu vực trưng bày làm nổi bật những diện mạo văn hoá từ cảnh quan nơi cư trú, loại hình và công cụ sản xuất, kiến trúc, đồ gia dụng 286
  4. đến những lễ nghi tôn giáo, cưói xin ma chay... của 54 dân tộc nưổc ta, có hơn 80 panô ảnh. Ỏ đây, có loại được in trên giấy troky trắng khổ 150cmx90cm lại có loại in trên giấy b ìa m àu n â u vàng vổi kích thư ỏ c nhỏ hơn (70cmx48cm); có loại có bài giới thiệu (in 3 thứ tiếng: Việt - Pháp - Anh) kèm theo nhung cũng có loại không có bài giỏi thiệu. Loại in trên giấy bìa màu nâu vàng (tương ứng vói màu gỗ của tủ trưng bày) có khối lượng lỏn hơn cả, gồm 62 chiếc gán liền vối 62 tủ kính trưng bày và có liên quan trực tiếp đến những hiện vật trưng bày trong đó và không giống các panô khác, ảnh được scane trực tiếp còn loại này ảnh được in từ phim âm bản rồi được dán lên panô, Trong số các loại panô ảnh đáng chú ý nhất là các panô ở phồng đầu tiên - phòng giói thiệu chung gồm 6 chiếc, trong đó có 5 chiếc giói thiệu ảnh chân dung của các dân tộc thuộc 5 ngữ hệ: Nam Ấ, Thái - Ka đai, Hmông - Dao, Hán - Tạng và Nam Đảo và một chiếc vỏi kích thuốc lốn hơn (240cmx90cm) trình bày những chặng đưòng lịch sử, văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Ỏ đây, mốc thòi gian được tính từ những năm trưỏc công nguyên vổi sự hình thành nhà nưđc Văn Lang - Âu Lạc đến tháng 8 năm 1945 vổi sự ra đòi cùa nưỏc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ứ n g với mốc thòi gian và thòi kỳ lịch sử đó là vai trò lịch sử cũng như quá trình hội nhập dân tộc, văn hoá của các dân tộc ỏ nưđc ta. Để minh hoạ, có các bức ảnh về các di chỉ và hiện vật khảo cổ học, các công trình kiến 287
  5. trúc; các bức ảnh lịch sử, văn hoá... tiêu biểu cho các thòi kỳ lịch sử. Nổi bật trong hệ thống panô, bản đồ là tấm bản đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ ỏ nưóc ta, được treo ỏ phòng giỏi thiệu chung cùng vỏi các panô ảnh chân dung của 5 ngữ hệ và panô các dân tộc Việt Nam - những chặng đưòng lịch sử văn hoá. Bản đồ có tỷ lệ 1/550.000, kích thuốc 240cmx210cm, vối 11 màu sắc khác nhau thể hiện sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ, ngữ hệ: Tày - Thái, Ka đai, M ôn - Khơ-me miền núi, Muòng (gồm cả Thổ, Chút), Hán, Tạng - Miến, Hmông - Dao, Nam Đảo miền núi và 3 dân tộc là Việt (Kinh), Chăm và Khơ me. Việc thể hiện đó phù hợp vỏi ý tưởng bố trí khu vực trưng bày trong nhà của bảo tàng thành 8 không gian là: Giỏi thiệu chung; ngưòi Việt; các dân tộc Muòng, Thổ, Chút; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái và Ka đai; ■Hmồng - Dao, Tạng - Miến và ngưòi Sán Dìu, ngưòi Ngái; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me (miền núi); các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (miền núi); và các dân tộc Chăm, Hoa, Kho-me. Trên bản đồ, các yếu tố địa lý như: các đưòng bình độ, các dãy núi, đỉnh núi cao, cao nguyên, cánh cung, sông suối, ranh giói và tên các thành phố, thị xã là tỉnh lỵ của các tỉnh v.v... thể hiện khá rõ. Đặc biệt, trên bản đồ có thành lập 3 lát cát địa lý tộc ngưòi của các vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để giúp cho ngưòi xem thấy rõ cao độ các khu vực phân bố của các dân tộc. 288
  6. Việc in dồng thòi cả bản đồ, bài giỏi thiệu (3 thứ tiếng: Việt - Pháp - Anh), cả ảnh trên tấm panô cồ lỏn là lần đầu tiên đối vỏi Nhà xuất bản Bản đồ và có lẽ cũng là đối với cả nuớc, nên bước đầu cũng gặp không ít khó khăn, phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều lần in thử. Để có được các tấm panô - bản đồ như hiện nay, các cán bộ kỹ thuật đã sử dụng kết họp 5 chưong trình: Word, Mapin- po, Photoshop, Corendravv, Micro Station và các máy in cõ lốn nhu HP - 750C, Calcomap, Novazet vỏi các thiết bị phụ trạm w . Station - Sun, Image... Tham quan khu vực trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ngưòi xem dễ dàng nhận ra sự phong phú, đa dạng của hệ thống panô - bản đồ. Chính điều đó, nhiều khi tạo cho ngưòi xem cảm giác nhàm chán (và tất nhiên họ sẽ cho là tốn kém về kinh tế) như đã từng xảy ra ỏ một số bảo tàng. Nhưng trái lại, ỏ đây vỏi số lượng panô - bản đồ với 97 chiếc (bình quân một phòng trưng bày có hơn 10 chiếc), vẫn cảm thấy vừa, đủ và rất cần thiết. Điều quan trọng là hệ thống panô - bản đồ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chẳng những đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, nội dung khoa học mà còn gắn liền vổi các tộc ngưòi, nhất là các hiện vật gốc làm nổi rõ những đặc trưng văn hoá truyền thống cũng như sự giao lưu văn hoá của 54 dân tộc ỏ nưốc ta. 1 9 COTNC 289
  7. NGHIẾN CỨU ĐỂ TRƯNG BÀY TRONG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC ■ a CHU THÁI SƠN Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề đang được đa số quan tâm. Vấn đề thứ nhất là quan niệm như thế nào về Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng văn hoá các dân tộc và Làng văn hoá dân tộc. Vấn đề thứ hai là mối quan hệ hữu cd giữa các nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu trong một Bảo tàng Dân tộc học hiện nay. Muốn làm sáng tỏ vấn đề thứ hai thì đông thòi phải làm sáng tỏ vấn đề thứ nhất trưốc đã. I. Trong nhiều năm qua, có không ít nguồi đật ra câu hỏi: Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Văn hoá các dân tộc, rồi Làng văn hoá dân tộc là một hay khác nhau; khác nhau ở chỗ nào? Song cho đến nay, chính thức câu hỏi này vẫn chưa có lòi đáp. Đâ từng xuất hiện những ý kiến rất khác nhau như: 200
  8. 1 - Ngưòi nói giống nhau thì chua có một phân tích nào đáng chú ý. 2 - Ngưòi nói khác nhau cũng chưa đưa ra những kiến giải thuyết phục. 3 - Lại có ngừòi lúc trưỏc nói "khác nhau" rồi sau lại nói ''giống nhau" hoặc nguộc lại, song các kết luận này đều không dựa vào những căn cứ nào cụ thể cả. Vậy thực chất là chúng giống nhau hay khác nhau? Sự thật, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc và Làng văn hoá dân tộc, cả ba đều giống nhau, thậm chí rất giống nhau, nếu chúng ta chỉ quan sát chúng ỏ hình thức hay xem xét nó một cách hòi hột. Trước hết, để hộp thành một khuôn viên văn hoá, chúng đều giống nhau ỏ ba yếu tố căn bản sau đây: a - Sự giống nhau thứ nhất: cả ba đều là những địa chỉ của loại hình Bảo tàng hay giống như Bảo tàng ngoài tròi - nơi gìn giữ và tuyên truyền - giỏi thiệu di sản văn hoá của các dân tộc trong một khu vục hay một quốc gia. b - Sự giống nhau thứ hai ỏ chỗ cả ba đều là những khuôn viên để giỏi thiệu - tuyên truyền về văn hoá, chứ không phải là khuôn viên kinh tế, chính trị hay khuôn viên quân sự, quốc phòng... c - Sự giống nhau thứ ba là mục tiêu bảo tồn - bảo tàng trưng bầy đều nhằm vào góc độ của văn hoá tộc ngưòi 291
  9. - văn hoá của từng dân tộc và văn hoá của các dân tộc trong một khu vực hay trong một quốc gia. Có thể hiểu rằng, đó là văn hoá dân gian, văn hoá của cộng đồng tộc ngưòi, chú không phải là văn hoá chính thống, văn hoá quốc gia hay văn hoá cung đình ỏ thòi đại trưỏc hoặc văn hoá - văn minh ỏ thế giỏi hôm nay. Chính ba yếu tố này đã kiến tạo nên những nẻo đưòng dắt dẫn nhiều ngưòi đi đến nhận thức đơn ihuần là chúng giống nhau, hoặc rắt giống nhau. Vậy thì giữa chúng có gì khác nhau? Hãy quan sát từ xa, từ bề ngoài trưỏc đã. Cái đàu tiên có thể dễ dàng nhận ra là ỏ lòi đáp của câu hỏi: Nó là con đẻ của ai, là sản phẩm của quá trình nào trong đòi sống phát triển? Nó xuất hiện là do sự hối thúc từ đâu? Và cuối cùng, đến lượt nó thì chủ yếu là nó nhàm phục vụ ai? Giải đáp được câu hỏi này không khó khăn gì mà lại có ngay hiệu quả: Rõ ràng là chúng khác nhau, thậm chí khác nhau đến mức không thể nhầm lẫn. 1 - Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam nàm trong bán kính của Bộ Văn hoá - Thông tin, thuộc hệ thống các bảo tàng lịch sử: lịch sử quốc gia, lịch sử cách mạng, lịch sử quốc phòng, lịch sử địa phương, lịch sử nghệ thuật, lịch sử sân khấu, lịch sử hội đoàn, lịch sử danh nhân..., trong đó cũng không thể thiếu lịch sử văn hoá các dân tộc. Sự 292
  10. hình thành và phát triển của các bảo tàng nói trên thuộc chúc năng của bộ Văn hoá - Thông tin. Mặt khác, nưóc ta là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá lại được sự cổ vũ ở đưòng lối chính sách của Đảng, được sự đảm bảo của hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có quyền bình đẳng về văn hoá tộc người. Các dân tộc ỏ nưỏc ta lại có truyền thống đoàn kết, tương trộ tù lâu trong lịch sử để cùng dựng nước và giữ nước. Một quốc gia đa dân tộc, các lãnh thổ tộc ngưòi cứ mò dần để nhường chỗ cho các màu sắc xen cư trong từng khu vực. Một quốc gia đa dân tộc, nhưng vắng bóng những cuộc chiến tranh sác tộc. Một quốc gia đa văn hoá, đa tôn giáo, nhưng cũng vắng bóng những cuộc chiến tranh tôn giáo... Tất cả những yếu tố lịch sử này đều làm nên sự hối thúc để một Bảo tàng Vân hoá các dân tộc được ra đòi khi các điều kiện cần và đủ đã cho phép. 2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia là một bảo tàng của chuyên ngành, nàm trong hệ thống các bảo tàng của Hàn lâm viện (Mặc dù nưỏc ta chưa có tổ chức khoa học này, nhung Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia; và Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đang đóng vai trò là hạt nhân, là tiền thân của một Hàn lâm viện trong tương lai, như Bảo tâng biển của Viện Hải dương học, Bảo tàng Dộng vật của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Bảo tàng Địa chất... 293
  11. và các bảo tàng nhỏ (hay đúng hơn là phòng Trưng bày) của các trưòng đại học như Bảo tàng Tiền tệ của Đại học Ngân hàng, Bảo tàng N hân học của Viện Sinh lý - Giải phẫu ngưòi thuộc Đại học Y khoa, Bảo tàng Cổ sinh vật của Trưòng Đại học Tổng hộp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân vãn)... Những bảo tàng nói trên ra đòi khồng chỉ nhằm m ột mục đích phổ thồng là phục vụ đông đảo công chúng để nâng cao dân trí, mà còn nhàm một mục đích khác nữa là tạo nên những cơ sỏ khoa học tin cậy tại chỗ cho công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên ngành. Nhũng hiện vật được sưu tầm đua về bảo tàng và trưng bày - giỏi thiệu ỏ đây không chỉ trở thành những giáo cụ trực quan sâu rộng, đa chiều và sinh động, có sức thuyết phục cao, mà còn là những căn cứ khoa học, những chứng tích đích thực của lịch sử, của đồi sống các dân tộc để nghiên cứu, tranh luận khoa học, huóng dẫn, so sánh, học tập v.v... Chính vì vậy mà, việc sưu tầm hiện vật và việc tnlng bày - giới thiệu ỏ đây mang tính khoa học và sư phạm cao, không thể chung chung, không thể hòi hợt; bên cạnh tính cụ thể và luôn luôn cụ thể là tính khái quát, tính hệ thống, tính quy luật cao. Xa ròi nhũng đặc điểm này, thì Bảo tàng D ân tộc học sẽ không còn là một bảo tàng chuyên ngành thuộc hệ thống hàn lâm viện nữa. Chất lượng của hiện vật sưu tầm được, trong đó có sự hiểu biết đày đủ về hiện vật, thể hiện một phần ỏ lý lịch hiện vật; cách chọn lựa hiện vật để trưng bày, cũng thể hiện 294
  12. trình độ nhận thúc của chúng ta về văn hoá tộc nguòi, văn hoá địa phương; chất lượng của hệ thống étiquet, panô, bài viết và lòi thuyết minh để giỏi thiệu là những yếu tố làm nên chất lượng của một bảo tàng trong hệ thống hàn lâm viện; và cũng làm cho chính nó khác vổi Bảo tàng Văn hoá các dân tộc, khác vổi Làng Văn hoá dân tộc cả về lượng và chất. Lượng ở chỗ mỗi hiện vật đều nằm trong một hệ thống; và chất ở chỗ hiện vật mang tính tiêu biểu vỏi sự phong phú của các thông tin về hiện vật. Là một bảo tàng chuyên ngành nên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không thể không tranh thủ nhũng kết quả nghiên cứu trong chuyên ngành dân tộc học ỏ Viện Dân tộc học và bộ môn Dân tộc học thuộc các trưòng đại học. 3 - Làng Văn hoá dân tộc. Làng Văn hoá dân tộc có hình thức như một bảo tàng ngoài tròi. Nó ra đòi do sự hối thúc thưong mại cùa ngành du lịch trong những năm mỏ cửa gần đây. Nó chỉ có một mục đích là phục vụ vui chơi, giải trí trong một không gian văn hoá có mầu sắc dân tộc để khách tham quan kiếm tìm những hưng phấn, những cảm thụ văn hoá của ngưồi xưa hay của xứ sỏ khác. Về mặt khoa học, không thể so sánh nó vổi bảo tàng nói chung, bảo tàng dân tộc học hay bảo tàng vãn hoá các dân tộc nói riêng. Có thể đơn giản hoá để dễ hiểu như sau: làng văn hoá dân tộc là một thứ trống đồng Ngọc Lũ được phục chế bằng thạch cao, một vị hoàng đế trên sân khấu 295
  13. tuồng cổ, một bức tranh thuỷ mặc của Tê Bạch Thạch được ngưòi đòi nay vẽ lại trên máy vi tính... Cái nhân lồi của một bảo tàng là ỏ hiện vật và hệ thống các hiện vật, các bộ sưu tập. Vậy thì sụ khác nhau của các tổ chức văn hoá nói trên (Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc, Làng Văn hoá dân tộc) cũng chính ỏ chỗ này; ỏ hiện vật đưa ra trưng bày và hiện vật được bảo quản trong kho dự trữ. 1 - Ỏ Bảo tàng Văn hoá dân tộc, bên cạnh các hiện vật gốc, thuòng thấy là nhũng hiện vật làm lại. Chất lượng hiện vật và sự nhận biết về nó, về các hiện tượng văn hoá tộc ngưòi có chừng mực, không đòi hỏi đến nguồn cội của các vấn đề, (thể hiện trong hệ thống hiện vật và các sưu tập được trưng bày). Trong trưng bày, thưòng sử dụng nhũng hình thức tưộng trưng khá hấp dẫn. Kho bảo quản của cơ quan này là nguồn hiện vật phong phú đé sẵn sàng phục vụ cho trưng bày. 2 - Ỏ Bảo tàng Dân tộc học, hiện vật gốc đóng vai trò chủ đạo trong trưng bày và trong kho bảo quản. Hiện vật làm lại chỉ sử dụng trong trưòng hợp bát buộc. Về hiện vật làm lại cũng phải căn cứ vào một hiện vật gốc cụ thể. Hiện vật ỏ đây phải luôn là những hiện vật hoàn hảo, có lý lịch rõ ràng và đầy đủ. Một thân nỏ không có lẫy, một cánh cung không có dây, một cài vò ỏ Tây Nguyên sứt miệng có thể lẫn vỏi tài sản ỏ nhà mồ... không thể chấp 296
  14. nhận được khi nhập kho bảo quản, càng không thể chấp nhận trong trưng bầy ỏ Bảo tàng Dân tộc học. Về chất lượng của hiện vật càng khắt khe bao nhiêu thì càng khác xa bấy nhiêu so vối các cơ sở văn hoá khác đang bàn. 3 - ỏ Làng Văn hoá các dân tộc, trái lại chủ yếu là nhũng hiện vật làm lại để đảm bảo độ bền vững của chúng; và ở đây không nhất thiết phải là hiện vật gốc. Nếu như ỏ cả hai bảo tàng nói trên, số hiện vật trong kho bảo quản chiếm số lượng rất lón so vổi số hiện vật được đưa ra trưng bày; nhiều bộ sưu tập được dự trữ để sẵn sàng phục vụ cho các trưng bày chuyên đề hay trưng bày lưu động, thì ngược lại, ỏ Làng Ván hoá dân tộc không càn có kho tàng bảo quản hiện vật và không có những hoạt động trưng bầy như vừa nêu. Qua những phân tích ỏ trên, chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Dân tộc học là đã rõ; và đáy là tiền đề để soi tỏ những đặc thù trong các nhiệm vụ cụ thể. II. Mối quan hệ hữu cơ giữa các nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bầy và giỏi thiệu ỏ Bảo tàng Dân tộc học. Xin có một lưu ý nhỏ ỏ đây là tôi dùng thuật ngữ "giổi thiệu" để chỉ chung cho công tác tuyên truyền - giáo dục trong bảo tàng. Công tác nghiên cứu dân tộc học ỏ bảo tàng có phần giống và có phần khác, thậm chí rất khác với việc nghiên 297
  15. cứu ở viện dân tộc học. Trong các đối tượng nghiên cứu thì ỏ đây, văn hoá vật chất được chú trọng hàng đầu vì nó là nghiên cứu hiện vật, nghiên cứu cái nhân lõi của một bảo tàng. Những nghiên cứu khác như: nghệ thuật tạo hình, tín ngưõng, các nghi lễ dân gian, đồ chơi của con trẻ V .V .. cũng là những nghiên cứu thiết thực ỏ đây. Trái lại, những đối tượng nghiên cứu như: hệ thống thân tộc, tổ chức làng - buôn, đề tài song - đa ngữ, luật tục, văn chương truyền miệng... đều xa cách bảo tàng dân tộc học, hiệu quả ứng dụng ít. Nghiên cứu dân tộc học trong một bảo tàng phải nhàm vào việc đem lại hiện vật (thể khối, thể hình) cho kho bảo quản để tạo nguồn dự trữ cho các trưng bày tiếp theo. Mọi nghiên cứu không thực thi được việc sưu tầm để làm giàu cho kho bảo quản, cung cấp những tư liệu cần thiết cho việc trưng bầy, đều không phải là hưỏng nghiên cứu thiết thực ỏ bảo tàng. Có thể nói: hiện vật sưu tầm được vổi đầy đủ mọi hiểu biết khoa học (tôi nhấn mạnh) về nó, chính là kết quả của việc nghiên cứu. Hiện vật sưu tàm được mà không hiểu biết đầy đủ về nó, thì không thể có nội dung tốt để giỏi thiệu cho khách tham quan, hạn chế những tri thức trong công tác giáo dục - tuyên truyền, kết cục là mục tiêu nâng cao dân trí trong bảo tàng không thực hiện được. Đã tùng có không ít những chuyến suu tầm đưa về nhập kho bảo quản một "xe trung" hiện vật. Bên cạnh 298
  16. những hiện vật có giá trị, có hiện vật đuộc coi là toàn bích, thì cũng không ít những hiện vật có chất lượng tồi, thậm chí rất tồi, tệ hại hơn có cả những hiện vật được coi vào loại "bỏ đi". Những loại hiện vật thứ 2 này đã tích cực làm cho kho bảo quản ngày càng trỏ nên chật chội, gậm nhấm công súc của ngưòi bảo quản và tiêu hao hoá chất bảo trì. Chắc chắn là không bao giò nó được đưa ra trưng bày để giỏi thiệu vỏi khách tham quan cả. Một hiện tượng khác cần được nói là: việc sưu tầm những bộ trang phục dân tộc thì hầu như không có ai là không tham gia cả vì số lượng loại hiện vật này rất phong phú, hình thức khá hấp dẫn, việc tìm kiếm cũng không quá khó khăn. Nhung đến khi hỏi tới hoa văn trên trang phục thì được giải đáp chung là "không để ý!". Tình hình này cho thấy rõ ràng là sự hiểu biết của đa số chúng ta về hiện vật rất yếu, kể cả những cán bộ được coi là các chuyên gia. Hình như có sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng cần được làm rõ là: đồng nhất giữa việc sưu tầm hiện vật văn hoá dân tộc vỏi việc đi mua đồ ỏ ngoài chợ hay ỏ trong làng, mà lại coi trọng về ỉượng, không coi trọng về chất, vì hiện vật có chất lượng cao, đòi hỏi ngưòi sưu tầm mất nhiều công sức - công sức kiếm tìm và công sức tìm hiểu về hiện vật, điều tra xây dựng lý lịch hiện vật... 299
  17. Một tình hình cũng rất phổ biến hiện nay là những hiện vật sưu tầm về đã được tìm hiểu một cách không đày đủ, nhưng vẫn thoả mãn vổi lý lịch của hiện vật. Ví dụ: một chiếc áo, chỉ có những thông tin đơn giản là: áo nam hay nữ, ở lứa tuổi nào, thuộc dân tộc nào hay nhóm địa phường nào, là loại thường phục hay lễ phục v.v... nhung những thông tin khác thuộc về cái áo như: cách cắt may dựa vào khổ vải cổ truyền, các hoa văn trang trí trên đó có tên gọi là gì, vì sao lại sử dụng màu sác, hình hoạ và bố cục như ỏ đây v.v... con ít được quan tâm. Một cây cột lễ được mua về vói bao vất vả. Trên đó có hàng trăm hoạ tiết và hình trang trí. Rồi các mô hình nhà vói những trang trí ỏ sống nóc và đầu đốc rất tinh vi..., nhưng khi hỏi về những trang trí đó thì đều được hướng dẫn trả lòi vói khách tham quan là "còn đang nghiên cứu!" v.v... và v.v... Tất cả những điều vừa chấm phá trên đây cho thấy công tác nghiên cứu ỏ Bảo tàng Dân tộc học còn chưa theo kịp vỏi nhiệm vụ được giao. Đó là gánh nặng đang chồ của một bảo tàng có chức năng là phục vụ công tác nghiên cứu chuyên ngành. Lại có một sổ bình hương, bát sứ của lò gốm Bát Tràng hiện nay, những đôi đũa nhựa mang nhãn hiệu Trung Quốc thòi mỏ cửa, những bao hương dán nhãn của nội ngoại thành Hà Nội..., được huy động vào không gian văn hoá - tín ngưỡng cổ truyền của một dân tộc miền núi, 300
  18. nhưng cho đến nay vẫn chưa được quan tâm tu chỉnh cho xứng vổi chất lượng của một bảo tàng dân tộc học. Chúng ta có thể bỏ qua cho những sai sót của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc tại thành phố Thái Nguyên như: - Kiến trúc mô hình nhà ỏ Tây Nguyên vỏi giát sàn đặt theo chiều dọc lòng nhà và bậc cầu thang lên sàn có số chẵn. - Tái tạo nhà mồ vỏi giát sàn (hay ván sàn) nàm theo chiều ngang và bậc cầu thang có số lẻ. - Chi phí hàng trăm triệu để chạm phù điêu "lễ hội đua voi" ỏ ngưòi Việt. - Ảnh nhà dài Gia Rai thì chú là nhà dài ồ Đê v.v... Như những nhầm lẫn này nếu ỏ bảo tàng dân tộc học thì lại trở thành vấn đề nghiêm trọng, vì nó xoá đi chức năng thông tin khoa học của hiện vật được trưng bày, nó làm cho ngưòi xem nhận thúc sai lệch về một nền văn hoá, thậm chí một nhân sinh quan, một thế giỏi quan; vì cầu thang nhà dài Gia Rai thì có trang trí hình rau dỏn, còn câu thang nhà dài ồ Dê thì có trang trí đôi bầu sữa; vì ỏ ngưòi Việt cũng như các dân tộc khác ỏ Việt Nam, trong lịch sử không hề có lễ hội đua voi, kể cả đất nưỏc Vạn Tượng láng giềng; vì giát sàn trên ngôi nhà truyền thống của các dân tộc miền núi đều đặt nằm ngang và bậc cầu thang lên sàn đều có số lẻ. Trái lại, vói nhà mồ thì giát 301
  19. sàn đều phải đặt dọc theo cây đòn nóc, và số bậc cầu thang lên sàn đều có số chẵn. Đó là quan niệm đối lập giữa âm - dương, khác vỏi quan niệm "dương sao âm vậy". Đó là thế giối quan của Dông Nam Ấ cổ đại, khác vối thế giỏi quan của phương Bắc. Một hành vi trưng bày sai sự thật sẽ phá võ hệ thống lịch sử, mất đi tính nhất quán của cả một nền văn hoá. Một người trưng bày không đúng, một mô hình tái tạo không đúng vỏi hiện vật gốc là đưa đến một đáp số sai, đưa đến nhận thúc sai cho khách tham quan, trong đó cố các thế hệ trẻ. Đó là sự tác hại của một tình trạng cẩu thả, dù vô thức hay hữu thức . Chúng ta lại cũng có thể bỏ qua một hình nhân (mandcanh) nữ khoác tấm choàng Co-ho ngồi trưỏc thảm vải dệt ở một hồi nhà tái tạo trong Bảo tàng Phụ nữ (số 36 - phố Lý Thưòng Kiệt - Hà Nội). Chúng ta từng biết rằng tấm choàng Tây Nguyên nhu tôi đã mưòng tượng là loại hình "áo ôm" - tức loại áo khoác, phải dùng cả 2 tay ôm chéo truỏc ngực, giữ lấy 2 mép cổ áo (Thành ngữ Việt có câu: "Phưòng khố rách áo ôm" để chỉ hạng ngưòi cố cùng). Bộ phận trang phục này chỉ sử dụng trong những trường hộp nông nhàn, không sử dụng được trong lao động, vì đôi tay ròi ra là áo rơi ngay xuống thành một đống vải! Cái sai lầm ở đây chưa hẳn là do ngưòi trưng bày dân tộc học mà là do Manơcanh không cử động được (Ấ chỉ giả vò ngồi dệt thôi) nên tấm choàng vẫn nằm yên trên vai cho thiên hạ chiêm nguõng. 302
  20. Một lần nữa, nếu sai lầm này ở Bảo tàng Dân tộc học thì chắc chắn là Manocanh không thể bưổng bỉnh, ả buộc phải chui đầu mặc áo khi đóng vai ngưòi dệt thượng Cơ-ho. Nghiên cứu, sưu tầm trong Bảo tàng Dân tộc học không tách ròi công tác bảo quản. Nếu chỉ thuần tuý nghiên cứu và sưu tầm hiện vật mà không nghĩ ngay đến bảo quản thì rõ ràng là xa ròi vối công việc của một Bảo tàng, vì nhà trưng bày chỉ là địa vị để giỏi thiệu (tức giáo dục - tuyên truyền) vói công chúng, còn kho bảo quản mỏi là gia tài - gia bảo của một cơ quan bảo tàng mà ai cũng phải có nhiệm vụ vun ven cho nó. Từ nhiệm vụ này, ngưòi sưu tầm phải biết định ra tính chất của hiện vật để lựa chọn đem về, mặc dù nó đều là hiện vật gốc hay hiện vật làm lại như hiện vật gốc. Cụ thể là, một hiện vật gốc nghiêm túc, tiêu biểu, nhưng độ bền vững không còn, không có khả năng bảo trì được lâu thì không nên đem về. Nếu là hiện vật làm lại ỏ các địa phương thì phải biết lựa chọn nguyên liệu có chất lượng tốt trong phạm vi cho phép, không nên để cho ngưòi tái tạo sử dụng nguyên liệu tồi vào việc tái tạo như trong đòi thương vẫn.thấy. Xin nói cụ thể hơn, những khau kút ỏ nhà sàn Thái Đen được trang trí trên đầu đốc, cốt để trưng bày lên trong ngày lễ khánh thành, ăn mừng nhà mối. Sau ngày đó, người ta bỏ mặc chúng vổi thòi gian, kệ cho mưa - gió, bão bùng..., dù là xiêu vẹo hay hư hỏng cũng không bao 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2