Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ BỆNH DA HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
TRÊN NGƯỜI DÂN TỘC KHMER HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH<br />
Lương Thị Thúy Nga*, Nguyễn Tất Thắng**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Có nhiều nghiên cứu bệnh da trên các đối tượng: công nhân, ngư dân, nông dân, quân đội, nhưng<br />
chưa có nghiên cứu bệnh da ở dân tộc Khmer là người dân tộc thiểu số đông dân ở đồng bằng sông Cửu long để<br />
phác họa mô hình bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh da. Từ đó, lập kế hoạch can thiệp, đề xuất các kiến nghị<br />
để hạn chế tỉ lệ các bệnh da thường gặp trên người dân tộc Khmer.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: xác định được tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người<br />
dân tộc Khmer của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Khmer huyện Trà Cú<br />
tỉnh Trà Vinh từ 01/8/2010 đến 31/12/2010.<br />
Kết quả: Qua 1560 trường hợp nghiên cứu tỉ lệ bệnh da hiện mắc là 33,8% trong đó bệnh da dị ứng 13,8%;<br />
bệnh nhiễm nấm là 9,04%, bệnh ghẻ ngứa 2,82%, bệnh da nhiễm khuẩn là 4,62%, bệnh da khác 3,6%. Các yếu tố<br />
liên quan đến bệnh da gồm: yếu tố dịch tễ, yếu tố có hại và tình trạng vệ sinh, yếu tố liên quan đến ánh nắng, tiền<br />
sử dị ứng.<br />
Kết luận: Tỷ lệ bệnh da hiện mắc trên người dân tộc khá cao, bệnh da dị ứng và bệnh da do nhiễm khuẩn<br />
chiếm đa số. Tiếp xúc dưới nắng, tiền sử dị ứng, vệ sinh thân thể kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh da.<br />
Từ khóa: bệnh da, người dân tộc Khmer<br />
<br />
ABSTRACT:<br />
PREVALENCE OF SKIN DESEASES AND RELATED FACTORS IN KHMER ETHNIC PEOPLE<br />
AT TRA CU DISTRICT, TRA VINH PROVINCE<br />
Luong Thi Thuy Nga, Nguyen Tat Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 321 - 329<br />
Background: Several studies have been made on a variety of subjects of skin diseases: workers, fishermen,<br />
farmers, army, but no study of skin diseases has been made to the Khmer ethnic minority in the Mekong Delta for<br />
the purpose of outlining the disease models and factors related to skin diseases. Since then, it is necessary to plan<br />
interventions and propose recommendations in order to limit the rate of common skin diseases in Khmer ethnic.<br />
Objectives: To determine the prevalence of skin diseases and related factors in Khmer ethnic people at TRA<br />
CU district, TRA VINH province<br />
Method: A cross-sectional study. Study subjects belonged to the Khmer ethnic people of Tra Cu district, Tra<br />
Vinh province from 01/8/2010 to 31/12/2010.<br />
Results: Over 1560 case studies, prevalence of skin disease was 33.8% in which, the allergic skin disease was<br />
13.8%, fungal infections were 9.04%, scabies disease was 2.82%, skin diseases due to infection were 4.62%, and<br />
other skin diseases were 3.6%. Factors associated with skin diseases included epidemiologic factors, harmful<br />
factors and hygiene conditions, factors related to sun exposure, and history of allergy.<br />
* BV Đa Khoa Trà Vinh<br />
<br />
** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
ĐT: 0903350104<br />
<br />
Email<br />
<br />
: thangngtat@yahoo.com<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Conclusion: The prevalence of skin diseases in the ethnic is rather high. Allergic skin diseases and skin<br />
diseases caused by infection make up the majority. Exposure to sun, history of allergy, poor hygiene will increase<br />
the risk of skin diseases.<br />
Key words: skin diseases, Khmer ethnic people<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc,<br />
trong đó có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14%<br />
tổng số dân cả nước. Các dân tộc thiểu số<br />
thường có mức sống thấp hơn người Kinh và<br />
luôn được sự quan tâm của Bộ Y tế qua các<br />
Cuộc vận động “Tăng cường cán bộ y tế về cơ<br />
sở công tác ” góp phần thực hiện tốt công tác<br />
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong<br />
đó có người nghèo và các đối tượng chính<br />
sách xã hội ở nông thôn miền núi, nhất là<br />
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc<br />
thiểu số. Ngành Da Liễu cũng đề ra công tác<br />
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khỏe<br />
mạnh và người bệnh đối với bệnh phong,<br />
bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh<br />
da(1). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế<br />
giới (WHO) cần phải xây dựng mô hình các<br />
loại bệnh tật trong từng ngành, từng đối<br />
tượng, từng quốc gia.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định tỉ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố<br />
liên quan trên người dân tộc Khmer tại huyện<br />
Trà Cú tỉnh Trà Vinh.<br />
<br />
Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu tìm<br />
mối liên quan giữa ảnh hưởng ánh sáng mặt<br />
trời, nhiệt độ, môi trường ẩm ướt, khói bụi, hóa<br />
chất,…trên da của rất nhiều đối tượng như công<br />
nhân, ngư dân, nông dân, cũng như trong quân<br />
đội. Hiện nay, đã có các nghiên cứu bệnh da<br />
người dân tộc ở Gia Lai,(2) Hòa Bình, chưa có<br />
nghiên cứu bệnh da ở dân tộc Khmer là người<br />
dân tộc thiểu số đông dân chiếm 60,12% dân số<br />
toàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, nên chúng tôi<br />
mong muốn thực hiện đề tài: “Tỉ lệ bệnh da<br />
hiện mắc và các yếu tố liên quan và trên người<br />
dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh”.<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn<br />
phác họa mô hình bệnh, các yếu tố liên quan<br />
đến bệnh da trên người dân tộc Khmer. Đó là cơ<br />
sở để lập kế hoạch can thiệp, đề xuất các kiến<br />
nghị để hạn chế tỉ lệ các bệnh da thường gặp.<br />
<br />
322<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
1. Xác định tỉ lệ các bệnh da chung, tỉ lệ các<br />
nhóm bệnh da và tỉ lệ các loại bệnh da.<br />
2. Xác định mối liên quan giữa bệnh da và<br />
một số yếu tố: trình độ học vấn, tiền căn bệnh<br />
da, tiền căn dị ứng, thói quen sinh hoạt, vệ sinh<br />
cá nhân, môi trường sống, quan điểm về bệnh<br />
da, cách điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Người dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà<br />
Vinh được chọn ngẫu nhiên theo cụm và đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu từ 01/8/2010 đến<br />
31/12/2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những người trong hộ gia đình vắng mặt<br />
hay không đồng ý tham gia nghiên cứu, các hộ<br />
không người ở.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Dựa vào triệu chứng lâm sàng; khi cần thiết<br />
làm thêm các xét nghiệm.<br />
Các trường hợp bệnh da khó: hội chẩn Bộ<br />
môn Da Liễu ĐHYD TPHCM.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Mẫu cụm xác xuất tỉ lệ theo cỡ dân số.<br />
Công thức tính cỡ mẫu<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
n Z 21 <br />
<br />
1 p <br />
2<br />
<br />
p<br />
<br />
n: cỡ mẫu; α = 0,05; Z(1-α/2) = 1,96; P= 0,5 (do tỉ lệ P<br />
chưa biết, để tăng độ chính xác của nghiên cứu chúng tôi<br />
quyết định lấy P = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất); = 0,05 ( là<br />
độ chính xác tương đối)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
-Nghề nghiệp – thu nhập: đa số là nghề<br />
nông –ruộng rẫy: 30,64%, thu nhập:<br />