intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ bí tiểu sau sanh và một số yếu tố liên quan trên sản phụ tại Bệnh viện Hùng Vương

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày tổng quan và mục tiêu về: Bí tiểu sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là những trường hợp sinh có hỗ trợ, sinh khó. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh dao động khá cao. Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu với quy mô lớn đã cho thấy tỷ lệ BTSS thay đổi trong khoảng 0,45%‐17,9%. Nghiên cứu cắt ngang trên 1122 thai phụ đơn thai, sanh ngã âm đạo tại bệnh viện Hùng vương từ 11/2012 đến 04/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ bí tiểu sau sanh và một số yếu tố liên quan trên sản phụ tại Bệnh viện Hùng Vương

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TỶ LỆ BÍ TIỂU SAU SANH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN <br /> TRÊN SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG <br />  Đặng Thị Bình*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Tổng  quan  và  mục  tiêu:  Bí tiểu sau sinh (BTSS) là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là <br /> những trường hợp sinh có hỗ trợ, sinh khó. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh dao động khá cao. Ở nước ngoài, có nhiều công <br /> trình nghiên cứu với quy mô lớn đã cho thấy tỷ lệ BTSS thay đổi trong khoảng 0,45%‐17,9%. <br /> Phương  pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1122 thai phụ đơn thai, sanh ngã âm đạo tại bệnh viện Hùng <br /> vương từ 11/2012 đến 04/2013. <br /> Kết quả: Tỷ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là 12,3% KTC 95% (10,2‐14,3). Trong đó: bí tiểu hoàn toàn <br /> 6,42% KTC 95% (5‐8) và bí tiểu không hoàn toàn 5,88% KTC 95% (4,5‐7,4). Một số yếu tố liên quan ghi nhận: <br /> Được giúp sinh bằng giác hút (PR=5,6; KTC 95%  (3,13‐10,04)),  được  giúp  sinh  bằng  kềm  (PR=10,31;  KTC <br /> 95% (4,11‐28,86)), sinh con có trọng lượng ≥ 3800g (PR=2,25; KTC 95% (1,09‐5,84), sinh con rạ (PR=0,55 ; <br /> KTC 95% (0,36‐0,86)), không giảm đau sản khoa (PR=0,165 KTC 95% (0,1‐0,25)), không đặt thông niệu đạo‐<br /> BQ (PR=2,56; KTC 95% (1,55‐4,22)), không tổn thương TSM (PR=0,18; KTC 95% (0,08‐0,4)). <br /> Kết luận: bí tiểu sau sinh thường gặp, do nhiều yếu tố tác động và có thể dự phòng hiệu quả <br /> <br /> ABSTRACT <br /> PREVALENCE OF POSTPARTUM URINARY RETENTION AFTER VAGINAL DELIVERY <br /> AND SOME RELATED FACTORS IN HUNG VUONG HOSPITAL <br /> Dang Thi Binh, Huynh Nguyen Khanh Trang  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 183 ‐188 <br /> Background  and  objectives:  Postpartum  urinary  retention  is  one  of  the  common  complications, <br /> especially  in  the  case  of  assisted  or  difficult  deliveries.  The  rate  of  postpartum  urinary  retention  is  high <br /> ranges. In abroad, there are many research shown that large‐scale changes in the rate of postpartum urinary <br /> retention from 0.45% to 17.9%. <br /> Methods: cross‐sectional study on 1122 women with singleton pregnancy, vaginal delivery at Hung Vuong <br /> Hospital from 11/ 2012 to 04 / 2013. <br /> Results: The rate of urinary retention after vaginal delivery is 12.3% 95% CI (10.2 ‐14.3). In which: 6.42% <br /> complete  urinary  retention  95%  CI  (5‐8)  and  urinary  retention  incomplete  5.88%  (95%  CI  (4.5  to  7.4)).  A <br /> number  of  factors  related  note:  vacumm  aspiration  (PR=5.6,  95%  CI  (3.13  to  10.04)),  forceps  deliveries <br /> (PR=10.31, 95% CI (4.11 to 28.86)), birth weight ≥ 3800g (PR=2.25, 95% CI (1.09 to 5.84), non‐nulliparous <br /> women (PR=0.55, 95% CI (0.36 to 0.86)), no epidural anesthesia (PR=0.165 95% CI (0.1‐.25)), no insertion of <br /> Foley catheter (PR=2.56, 95% CI (1.55 to 4.22)), no perineal trauma (PR=0.18, 95% CI (0.08 to 0.4)). <br /> Conclusions:  Postpartum  urinary  retention  is  frequent.  There  are  many  factors  relating  to  postpartum <br /> urinary retention but almost all of them can preven effectively. <br /> Keywords: Postpartum urinary retention, vaginal delivery. <br /> * Phòng khám Đa khoa Hồng Lạc <br />  <br /> ** Bộ môn Phụ Sản ĐHYD Tp HCM  <br /> Tác giả liên lạc: Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com <br /> <br /> Sản Phụ Khoa<br /> <br /> 183<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Bí  tiểu  sau  sinh  (BTSS)  là  một  trong  những <br /> biến  chứng  thường  gặp,  nhất  là  những  trường <br /> hợp sinh có hỗ trợ, sinh khó. Bí tiểu sau sinh tuy <br /> không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại <br /> làm cho sản phụ khó chịu về vận động, cảm giác <br /> cũng  như  tinh  thần(12,18).  Quá  trình  mang  thai, <br /> chuyển dạ và sổ thai đã làm ảnh hưởng đến các <br /> cơ  quan  trong  tiểu  khung  và  đáy  chậu(3,3)..Bàng <br /> quang  và  niệu  đạo  bị  chèn  ép,  đụng  dập,  phù <br /> nề, tổn thương(1). <br /> Tỷ lệ bí tiểu sau sinh dao động khá cao. Ở <br /> nước  ngoài,  có  nhiều  công  trình  nghiên  cứu <br /> với quy mô lớn đã cho thấy tỷ lệ BTSS thay đổi <br /> trong  khoảng  0,45%‐17,9%(5).  Một  nghiên  cứu <br /> hồi cứu với 11332 trường hợp tại Hoa Kỳ theo <br /> tác  giả  Carley  năm  2002  với  cho  tỷ  lệ  là <br /> 0,45%(6).  Tại  Thụy  Điển  năm  1994  theo  tác  giả <br /> Andolf  và  cộng  sự  với  một  nghiên  cứu  tiến <br /> cứu  ca  bệnh  đối  chứng  539  trường  hợp,  khảo <br /> sát  TTTL  sau  sinh  3  ngày,  với  TTTL  >  150ml, <br /> cho  tỷ  lệ  1,5%(2).  Nghiên  cứu  khác  tại  Trung <br /> Quốc, Ching‐Chung và cộng sự với tiêu chuẩn <br /> không  tự  đi  tiểu  sau  sinh  6  giờ  và  thông  tiểu <br /> trên 150ml thì cho tỷ lệ 4%(8). Theo nghiên cứu <br /> của tác giả Kekre tại Vellore, Ấn  Độ  ghi  nhận <br /> 10.9% có bí tiểu sau sinh(15). <br /> Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu, tuy <br /> không  nhiều  nhưng  cho  thấy  bí  tiểu  sau  sinh <br /> khá phổ biến. Tại Bệnh Viện Trung Ương Huế <br /> năm  2006  tác  giả  Hồ  Xuân  Lãng  nghiên  cứu <br /> 1080 trường hợp sinh đường âm đạo cho thấy <br /> tỷ lệ BTSS là 4,9% (12). Một nghiên cứu khác với <br /> 384 trường hợp tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2002 <br /> tác  giả  Nguyễn  Thị  Quý  Khoa  ghi  nhận  tỷ  lệ <br /> BTSS  là  13,5%(18).  Các  nghiên  cứu  trong  và <br /> ngoài  nước  cho  thấy  tỷ  lệ  BTSS  khá  phổ  biến <br /> và thay đổi tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu <br /> và tiêu chuẩn chẩn đoán. <br /> Các  công  trình  nghiên  cứu  đã  đề  cập  đến <br /> một  số  yếu  tố  sản  khoa  có  liên  quan  đến  tình <br /> trạng bí tiểu sau sinh như: sinh con lần đầu, sinh <br /> bằng dụng cụ kềm hay giác hút, chuyển dạ kéo <br /> dài, thai to, chu vi vòng đầu con lớn, mức độ tổn <br /> <br /> 184<br /> <br /> thương  tầng  sinh  môn,  đặc  biệt  là  gây  tê  ngoài <br /> màng cứng trong giảm đau sản khoa(13,15). <br /> Điều trị bí  tiểu  sau  sinh  có  thể  sử  dụng  các <br /> biện  pháp  điều  trị  không  xâm  lấn  như:  tư  vấn <br /> tâm lý, tạo không gian riêng tư khi đi tiểu, tắm <br /> nước  ấm,  chườm  ấm  hoặc  lạnh,  mát  xa  bụng. <br /> Cũng có thể dùng các biện pháp xâm nhập như: <br /> đặt thông niệu đạo‐bàng quang, châm cứu, điện <br /> châm, dùng thuốc. Bệnh nhân thường khỏi sau <br /> một  vài  ngày.  Nhưng  cũng  có  trường  hợp  kéo <br /> dài 2 đến 4 tuần(7,12). <br /> Tại Khoa Sinh Bệnh viện Hùng Vương hàng <br /> năm có số sinh khoảng 22.000‐23.000 trường hợp <br /> sinh  đường  âm  đạo.  Vấn  đề  bí  tiểu  sau  sinh <br /> được  ghi  nhận  khá  phổ  biến  ở  khoa  hậu  sản <br /> nhưng chưa có nghiên cứu về tình trạng này. Do <br /> đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> 1. Xác định tỷ lệ bí tiểu sau sinh trên sản phụ <br /> sinh đường âm đạo tại Bệnh Viện Hùng Vương. <br /> 2.  Khảo  sát  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  bí <br /> tiểu  sau  sinh  đường  âm  đạo:  số  lần  sinh,  cách <br /> sinh,  thời  gian  chuyển  dạ,  giảm  đau  sản  khoa, <br /> sinh  chỉ  huy,  đặt  thông  niệu  đạo‐bàng  quang, <br /> tổn thương tầng sinh môn, trọng lượng con, chu <br /> vi vòng đầu con. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br /> Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. <br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Sản  phụ  đã  sinh  đường  âm  đạo  tại  khoa <br /> hậu  sản  Bệnh  Viện  Hùng  Vương  trong  thời <br /> gian tháng 11/2012 đến tháng 4/2013. <br /> <br /> Cỡ mẫu <br /> n=Z²1‐α/2(1‐P)P/d 2 với độ tin cậy 95% nên Z1‐<br /> α/2=1,96.  Chọn  P=13,5%  theo  Nguyễn  Thị  Quý <br /> Khoa(17). Độ chính xác là: 2% tức d=0,02. <br /> Với  α=0,05  (độ  tin  cậy  95%)  thì  Z1‐α/2=1,96, <br /> chọn d=0,02, tính ra được cỡ mẫu là 1121,5. <br /> Nghiên cứu chúng tôi thu nhận 1122 đối tượng. <br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> Sản  phụ  sinh  đường  âm  đạo,  ngôi  đầu. <br /> Thai đủ tháng có tuổi thai 38‐42 tuần theo siêu <br /> âm 3 tháng đầu. Con sống. Sản phụ phải tỉnh <br /> táo,  trả  lời  được  phỏng  vấn.  Đồng  ý  tham  gia <br /> nghiên cứu. <br /> <br /> Tiêu chuẩn loại <br /> Các  trường  hợp  có  tiền  căn  mổ  lấy  thai,  đa <br /> thai.  Sản  phụ  mắc  các  bệnh  lý  gây  rối  loạn  đi <br /> tiểu: chấn thương cột sống, sỏi bàng quang, sỏi <br /> niệu  đạo,  sa  bàng  quang.  Sản  phụ  phải  lưu <br /> thông niệu đạo‐bàng quang theo chỉ định bệnh <br /> lý: sản giật, tiền sản giật nặng, các trường hợp có <br /> choáng,  bệnh  tim  mạch,  băng  huyết  sau  sinh. <br /> Sản  phụ  phải  lưu  thông  niệu  đạo‐bàng  quang <br /> theo  chỉ  định  bệnh  lý:  sản  giật,  tiền  sản  giật <br /> nặng, các trường hợp có choáng, bệnh tim mạch, <br /> băng huyết sau sinh. <br /> <br /> Chọn mẫu <br /> Chọn mẫu theo phương pháp tuần tự thuận <br /> lợi,  sản  phụ  được  chọn  theo  tiêu  chuẩn  chọn <br /> mẫu  đã  nêu  cho  đến  khi  đủ  số  lượng  1122 <br /> trường hợp. <br /> Để  giảm  tối  đa  sai  lệch  khi  nghi  nhận <br /> thông tin, tác giả tự phỏng vấn, theo dõi từng <br /> trường hợp. <br /> Các sản phụ sau khi sinh xong, ổn định được <br /> cho về phòng hậu sản, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu <br /> sẽ  được  mời  tham  gia  nghiên  cứu,  nếu  đồng  ý <br /> tham  gia  nghiên  cứu  thì  các  sản  phụ  sẽ  được <br /> thăm khám, phỏng vấn và theo dõi để xác định <br /> có đi tiểu được hay không. <br /> Nếu sản phụ đi tiểu bình thường sẽ được tư <br /> vấn, khuyến khích vận động, đi tiểu mỗi 3‐4 giờ <br /> kể  cả  khi  không  có  cảm  giác  buồn  tiểu,  cho  trẻ <br /> bú  mẹ  sớm,  giải  đáp  những  thắc  mắc  nếu  sản <br /> phụ  hỏi.  Các  sản  phụ  được  phỏng  vấn  theo  bộ <br /> câu  hỏi.  Con  các  sản  phụ  được  đo  chu  vi  vòng <br /> đầu.  Kết  hợp  với  hồ  sơ  bệnh  án  hoàn  thành <br /> phiếu nghiên cứu. <br /> Nếu các sản phụ không đi tiểu được sẽ được <br /> ghi  nhận,  theo  dõi  tình  trạng  bí  tiểu  trong  thời <br /> gian nằm viện: biện pháp điều trị không xâm lấn <br /> được  áp  dụng  đầu  tiên:  Hướng  dẫn  sản  phụ <br /> <br /> Sản Phụ Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> uống nhiều nước, chườm ấm hoặc lạnh vùng hạ <br /> vị. Khuyến khích sản phụ vận động. Ngồi dậy, <br /> đứng  lên,  đi  lại.  Cho  thuốc  giảm  đau  nếu  sản <br /> phụ có than phiền đau tầng sinh môn. Khuyến <br /> khích sản phụ nên ra nhà vệ sinh để tạo yếu tố <br /> riêng  tư,  thoải  mái  khi  đi  tiểu,  không  nên  ngồi <br /> bô trong phòng bệnh. <br /> Nếu  sản  phụ  đã  cố  gắng  bằng  các  biện <br /> pháp  trên  mà  vẫn  không  đi  tiểu  được  thì  tư <br /> vấn  giải  thích  điều  trị  bằng  đặt  thông  niệu <br /> đạo‐bàng quang. <br /> Kết quả xử lý với phần mềm thống kê Stata <br /> 12.0 <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=1122) <br /> Yếu tố<br /> Sinh thường<br /> Sinh hút<br /> Sinh kềm<br /> Con so<br /> Con rạ<br /> Nơi ở<br /> Tp Hồ Chí Minh<br /> Tinh<br /> Nghề<br /> Công nhân viên<br /> Nội trợ<br /> Buôn bán<br /> Trí thức<br /> <br /> Tần số<br /> 1015<br /> 79<br /> 28<br /> 565<br /> 557<br /> <br /> %<br /> 90,5<br /> 7,0<br /> 2,5<br /> 50,4<br /> 49,6<br /> <br /> 495<br /> 627<br /> <br /> 44,1<br /> 55,9<br /> <br /> 279<br /> 410<br /> 173<br /> 209<br /> <br /> 18,6<br /> 36,5<br /> 15,4<br /> 18,6<br /> <br /> Khác<br /> Trình độ văn hóa<br /> Mù chữ<br /> Cấp 1<br /> Cấp 2<br /> Cấp 3<br /> <br /> 51<br /> <br /> 4,6<br /> <br /> 1<br /> 72<br /> 254<br /> 574<br /> <br /> 0,1<br /> 6,4<br /> 22,6<br /> 51,2<br /> <br /> 221<br /> <br /> 19,7<br /> <br /> 1007<br /> 115<br /> <br /> 89,8<br /> 10,2<br /> <br /> Đại học, sau đại học<br /> Thời gian chuyển dạ<br /> < 15 giờ<br /> ≥ 15 giờ<br /> <br /> Bảng 2. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh trong nghiên cứu  <br /> Loại hình<br /> BTSS chung<br /> BTSS hoàn toàn<br /> BTSS không hoàn toàn<br /> <br /> Số ca %<br /> 138 12,3<br /> 72<br /> 6,42<br /> 66<br /> 5,88<br /> <br /> KTC 95%<br /> 10,4-14,3<br /> 5-8<br /> 4,5-7,4<br /> <br /> BTSS: Bí tiểu sau sinh <br /> <br /> Bảng 3. Bảng tóm tắt của phân tích đơn biến <br /> <br /> 185<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> Biến số<br /> Sinh con rạ<br /> Sinh hút<br /> Sinh kềm<br /> TGCD Trên 15 giờ<br /> Không sinh chỉ huy<br /> Không GĐ SK<br /> Không đặt thông NĐ-BQ<br /> Không tổn thương TSM<br /> Con ≥ 3800g<br /> CVVĐ con > 35cm<br /> <br /> PR KTC 95%<br /> 0,49<br /> 0,3-0,7<br /> 6,55 3,97-10,8<br /> 13,5 6,21-29,5<br /> 1,7<br /> 1,01-2,8<br /> 0,54 0,35-0,8<br /> 0,14 0,09-0,2<br /> 1,28 0,86-1,9<br /> 0,2<br /> 0,11-0,4<br /> 4,82<br /> 2,4-8,2<br /> 3,03<br /> 1,6-5,7<br /> <br /> P<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2