intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ đau đai chậu và yếu tố liên quan ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau đai chậu liên quan đến thai kỳ đã được mô tả từ thời Hyppocrates (460-377 trước công nguyên). Bài viết trình bày việc xác định tỷ lệ đau đai chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ; Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh lý đau đai chậu 3 tháng cuối thai kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ đau đai chậu và yếu tố liên quan ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 TỶ LỆ ĐAU ĐAI CHẬU VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Phạm Phước Vinh TÓM TẮT MỤC TIÊU : Xác định tỷ lệ đau đai chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ. Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh lý đau đai chậu 3 tháng cuối thai kỳ. PHƯƠNG PHÁP : nghiên cứu cắt ngang. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Thai phụ từ 18 tuổi trở lên mang thai từ tuần lễ thứ 29 đến tuần 40 của thai kỳ trong thời gian 09/2018 đến 04/2019, thoả các tiêu chuẩn chọn mẫu. KẾT QUẢ : Trong 323 trường hợp có 168 đau đai chậu (52%), mức độ đau nhẹ 57,1%, trung bình 41,1%, nặng 1,8 %. Trong nghiên cứu chúng tôi tìm thấy 02 yếu tố liên quan và có ý nghĩa thống kê : - Nhóm có tiền căn đau đai chậu trước khi mang thai đau gấp 4,47 lần so với nhóm không có tiền căn đau đai chậu (p < 0,001). - Nhóm có tiền căn đau thắt lưng khi mang thai đau đai chậu gấp 9,41 lần so với nhóm không có tiền sử đau thắt lưng (p < 0,001). KẾT LUẬN: Tỷ lệ đau đai chậu ở 3 tháng cuối thai kỳ: 52% (KTC 95%:46,4-57,3). Các yếu tố liên quan tới đau đai chậu ở 3 tháng cuối thai kỳ: tiền căn đau đai chậu trước khi mang thai, tiền căn đau thắt lưng khi mang thai . I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đau đai chậu liên quan đến thai kỳ đã được mô tả từ thời Hyppocrates (460-377 trước công nguyên). Ông cho rằng do khung chậu giãn rộng không hồi phục xảy ra với lần mang thai đầu tiên làm mất ổn định của các khớp cùng chậu dẫn đến triệu chứng viêm [4]. Đau đai chậu liên quan đến thai kỳ cho tới hiện tại vẫn là sự thách thức cho các nhà lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứu trong y học. Theo Wu và cộng sự đề xuất thuật ngữ “đau đai chậu liên quan đến thai kỳ” và “đau lưng dưới liên quan đến thai kỳ”, bằng chứng hiện nay cho thấy cả hai cộng thêm vào cơn “đau lưng-chậu”, và cả hai là các thực thể khác nhau (dù các cơ chế nền có thể tương tự)[11]. Tỷ lệ gặp phải đau đai chậu thai kỳ dao động từ 4% đến 76,4% tùy thuộc vào định nghĩa hay chẩn đoán được sử dụng và thiết kế nghiên cứu[1]. Triệu chứng lâm sàng cũng thể hiện nhiều mức độ khác nhau đôi khi thai phụ không đi lại được, ảnh hưởng đến tinh thần, vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và phần nào liên quan đến phương thức sinh con sinh ngả âm đạo hay mổ lấy thai. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 226
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Các vấn đề về đau đai chậu trong thai kỳ đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ, cơ chế bệnh sinh chưa đồng thuận cao, còn nhiều tranh luận. Chính vì vậy, những nghiên cứu lĩnh vực này kết quả được công bố rất khác nhau về tần suất bệnh, tần suất tái phát bệnh cũng được công bố (Wu và cộng sự 2004): 44-77%. Cho đến nay cũng có nhiều nghiệm pháp để chẩn đoán đau đai chậu liên quan đến thai kỳ và đáng tin cậy: P4, FABER, ASLR, Gaenslen, Trendelenburg cải tiến. Ở nước ta, việc nghiên cứu đau đai chậu liên quan đến thai kỳ còn ít. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát đau vùng chậu trong 3 tháng cuối thai kỳ 2018- 2019. Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ đau đai chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ là bao nhiêu - các yếu tố liên quan nào liên quan đến bệnh lý đau đai chậu trên đối tượng này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ từ 18 tuổi trở lên mang thai từ tuần lễ thứ 29 đến tuần 40 của thai kỳ đến khám thai trong thời gian 09/2018 đến 04/2019, thoả các tiêu chuẩn chọn mẫu. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn : Tất cả các thai phụ đủ từ 18 tuổi trở lên, tuổi thai từ 29 đến 40 tuần đến khám thai từ 09/2018 đến 04/ 2019 có đủ khả năng nói, viết tiếng việt, đối với người dân tộc Khơ me trong nhóm nghiên cứu có thành viên biết tiếng Khomer là bác sĩ và đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ có bất kỳ bệnh lý nào xuất hiện khi mang thai gây ảnh hưởng đến thai kỳ như tiền sản giật, sản giật, tim sản, bệnh hệ thống. Thai phụ đang bị chấn thương hoặc phẫu thuật cột sống, vùng chậu, chi dưới. Thai phụ có tiền căn bị chấn thương vùng chậu, cột sống, di chứng sốt bại liệt gây giới hạn vận động trước khi mang thai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : cắt ngang 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: - Bảng đồng thuận - Bảng thu thập số liệu - Phòng khám và tư vấn (bàn khám, ghế khám, đèn gù), dụng cụ khám (thước dây, vòng tính tuổi thai, máy đo huyết áp, máy nghe tim thai, thước đo chiều cao, cân, mỏ vịt, kẹp hình tim) - Thang đo mức độ đau VAS Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 227
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Bảng câu hỏi PGPQ - Biểu đồ cơ thể 2.2.3. Cách tiến hành nghiên cứu: Thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ đến khám  Tư vấn và mời thai phụ tham gia nghiên cứu  đồng ý ký giấy đồng thuận Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi  Biểu đồ cơ thể, các nghiệm pháp chẩn đoán đau vùng chậu  Ghi nhận kết quả  Nhóm không đau vùng chậu   nhóm đau vùng chậu  chấm dứt nghiên cứu VAS  PGPQ  ghi nhận số liệu, khám thai định kỳ  nhóm PPGP cần điều trịKhoa CTCH chấm dứt nghiên cứu Phân tích, xử lý số liệu, viết báo cáo III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của thai phụ 28,86 ± 5,52, thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 45 tuổi. Đa phần các thai phụ đều nằm trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 54,8%, trên 35 tuổi là 10,2%. Nghề nghiệp nội trợ và lao động chân tay chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 55,1% và 24,5%, thấp nhất là lao động trí óc 20,4%. Trình độ học vấn chủ yếu là trung học và đại học(62,5%, 20,1%), tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất 17,3%. Đa số đối tượng trong nghiên cứu là người dân tộc Kinh 95,3% , chỉ số nhỏ thuộc dân tộc Kherme 2,2%,dân tộc khác 2,5%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 228
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Về phân độ BMI, đa phần thai phụ tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI béo phì 58,2%, nhóm trung bình là 19,2%, thừa cân là 22,6% và không có nhóm thiếu cân. 3.2. Đặc điểm về sản khoa của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ thai phụ sanh con lần chiếm đa số 47,1%, tiếp theo là con so là 40,2%, thấp nhất là có ba con 12,7%. Tiền căn không sanh non chiếm đa phần 93,2%, sanh non 01 lần 4,3%, sanh non 2 lần 1,9%, sanh non 03 lần trở lên chiếm ít nhất 0,6%. Tỷ lệ thai phụ mang song thai thấp 0,6%, đơn thai là 99,4% và không có trường hợp nào tam thai trở lên. Tỷ lệ có đau đai chậu của thai kỳ trước là 20,4%. Tỷ lệ mẹ, chị, em gái có đau đai chậu khi mang thai lần lượt là 10,5%, 8,0% thấp hơn không có đau vùng chậu khi mang thai. Tỷ lệ có đau thắt lưng trước khi mang thai chiếm tỷ lệ thấp 18,0% hơn không có đau thắt lưng trước khi mang thai 82,0%. Tỷ lệ sanh con trên 3500gram của lần mang thai trước chỉ là 20,7%. Tỷ lệ tăng cân trong thai kỳ này trong giới hạn bình thường chiếm đa số 74,6%, còn 02 nhóm tăng cân ít và nhiều tương đương nhau 13%, 12,4%. 3.3. Đặc điểm về thai kỳ này của đối tượng nghiên cứu Tuổi thai trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 34,97 ± 2,92 trong đó tuổi thai nhỏ nhất là 29 tuần và lớn nhất là 40 tuần. Chiều cao trung bình của thai phụ trong nhóm tham gia nghiên cứu của chúng tôi là 1,56 ± 0,05, trong đó thấp nhất là 1,40 m và cao nhất là 1,70m. Tăng cân trong thai kỳ này trung bình là 11,76 ± 4,38 kg ,tăng cân nhỏ nhất là 2kg và nhiều nhất là 30kg. Cân nặng trung bình của thai phụ là 63,03 ± 8,51kg, nặng nhất là 100kg và nhỏ nhất là 44kg. 3.4. Tỷ lệ đau đai chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ Đau đai chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ khi có ít nhất 2 nghiệm pháp dương. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 229
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ đau vùng chậu ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ (KTC 95%). Biểu đồ 2: Phân loại theo vị trí đau Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 230
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Biểu đồ 3: Phân bố mức độ đau đai chậu theo VAS 3.5. Khảo sát mối liên quan giữa đau đai chậu và một số các yếu tố Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa đau đai chậu và các biến số Đau vùng chậu Đặc điểm Không Có PR KTC 95% p* (n=155) (n=168) Dân tộc Kinh 145 (47,1) 163 (52,9) 1 Khác 10 (66,7) 5 (33,3) 0,37 0,09-1,52 0,170 BMI Trung bình 37 (59,7) 25 (40,3) 1 Thừa cân 34 (46,6) 39 (53,4) 1,44 0,66-3,14 0,348 Béo phì 84 (44,7) 104 (55,3) 1,13 0,56-2,27 0,719 Số lần sanh non 0 lần 150 (49,8) 151 (50,2) 1 ≥ 1 lần 5 (22,7) 17 (77,3) 3,12 0,99-9,80 0,051 Đau vùng chậu lần mang thai trước Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 231
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Đau vùng chậu Đặc điểm Không Có PR KTC 95% p* (n=155) (n=168) Không 146 (56,8) 111 (43,2) 1 Có 9 (13,6) 57 (86,4) 4,47 1,92-10,37
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng. Tỷ lệ đau đai chậu thai kỳ ở các nước trên thế giới Tác giả Năm Các vùng Tỷ lệ (%) Dragana Ceprnja và cs[1] 2017 Western Sydney 7-84 Jan M.A.Mens và cs[5] 2012 Netherlands 60,4 Era Vermani và cs[8] 2010 Anh 45 Andry Veeling và cs[9] 2008 Châu âu 20 Cecile C.M.Rost và cs[3] 2004 Netherlands 48-56 W.H.Wu và cs[11] 2004 Trung Quốc 45 So với các nghiên cứu trên thế giới thì tỷ lệ đau đai chậu khi mang thai có phần khác nhau giữa các nước, điều này có lẽ cách chọn mẫu, cỡ mẫu, chăm sóc y tế, tập quán, cách thiết kế nghiên cứu, thuật ngữ chưa thống nhất. 4.2.Mối liên quan giữa đau đai chậu thai kỳ và một số biến số Sau khi phân tích hồi quy đơn biến và đa biến chúng tôi tìm ra được có ba yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt thai kỳ: 4.2.1. Đau đai chậu lần mang thai trước Trong nghiên cứu, đau đai chậu lần mang thai trước có đau chiếm tỷ lệ thấp 20,9% so với những trường hợp không có tiền căn đau đai chậu lần mang thai trước 79,6%. Trong 168 trường hợp đau đai chậu có tới 57 trường hợp thuộc nhóm có tiền căn đau đai chậu lần mang thai trước chiếm tỷ lệ 86,4%. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy đơn biến và đa biến thì chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa tiền căn đau đai chậu mang thai trước và đau đai chậu thai kỳ này. Nhóm có tiền căn đau đai chậu khi mang thai trước gấp 4,47 lần so với nhóm không có tiền căn đau vùng đai mang thai trước. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (PR= 4,47; KTC:1,92-6,77; p < 0,001). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới[2],[7],[9]. 4.2.2. Đau thắt lưng trước khi mang thai Trong nghiên cứu, đau thắt lưng trước khi mang thai có chiếm tỷ lệ thấp 18% so với những trường hợp không có tiền căn đau thắt lưng trước khi mang thai trước 82%. Trong 168 trường hợp đau đai chậu có tới 53 trường hợp thuộc nhóm có tiền căn đau thắt lưng trước khi mang thai chiếm tỷ lệ 91,4%. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy đơn biến và đa biến thì chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa tiền căn đau thắt lưng trước khi mang thai và đau đai chậu thai kỳ này. Nhóm có tiền căn đau thắt lưng trước khi mang thai gấp 9,41 lần so với nhóm không có tiền căn đau thắt lưng trước khi mang thai. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (PR= 9,41; KTC:3,48-25,46; p < 0,001). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới[7], [9]. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 233
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 V. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu trên 323 thai phụ tới khám thai từ 09/2018- 04/2019 chúng tôi có một số kết luận như sau: Tỷ lệ đau đai chậu ở 3 tháng cuối thai kỳ: 52% (KTC 95%:46,4-57,3). Các yếu tố liên quan tới đau đai chậu ở 3 tháng cuối thai kỳ: - Nhóm có tiền căn đau đai chậu trước khi mang thai đau gấp 4,47 lần so với nhóm không có tiền căn đau đai chậu (p < 0,001). - Nhóm có tiền căn đau thắt lưng khi mang thai đau đai chậu gấp 9,41 lần so với nhóm không có tiền sử đau thắt lưng (p < 0,001). TÀI LIỆU THAM KHẢO: Ceprnja D., Chipchase L., Gupta A. (2017). "Prevalence of pregnancy-related pelvic girdle pain and associated factors in Australia: a cross-sectional study protocol". BMJ Open, 7 (11), pp. e018334. Ceprnja D., Chipchase L., Liamputtong P., et al. (2018). "How do Australian women cope with pelvic girdle pain during pregnancy? A qualitative study protocol". BMJ Open, 8 (7), pp. e022332. Ecile C. M. Ro¨st P., MT,* J. Jacqueline, MSc,* A. Kaiser, PT, MT, PhD, Arianne P. Verhagen, PhD,† and Bart W. Koes, PhD† (2004). "Pelvic pain during pregnancy: A descriptive study of signs and symptoms of 870 patients in primary care". SPINE, 29 (22), pp. 2567–2572 Kanakaris N. K., Roberts C. S., Giannoudis P. V. (2011). "Pregnancy-related pelvic girdle pain: an update". BMC medicine, 9 (1), pp. 15. Mens J. M., Huis in 't Veld Y. H., Pool-Goudzwaard A. (2012). "Severity of signs and symptoms in lumbopelvic pain during pregnancy". Man Ther, 17 (2), pp. 175-9. Stuge B., Garratt A., Krogstad Jenssen H., et al. (2011). "The Pelvic Girdle Questionnaire: A Condition-Specific Instrument for Assessing Activity Limitations and Symptoms in People With Pelvic Girdle Pain". Physical Therapy, 91 (7), pp. 1096-1108. To W. W. K. W., M. W. N (2003). "Factors associated with back pain symptoms in pregnancy and the persistence of pain 2 years after pregnancy". Acta Obstet Gynecol Scand, 82, pp. 1086-1091. Vermani E., Mittal R., Weeks A. (2010). "Pelvic girdle pain and low back pain in pregnancy: a review". Pain Pract, 10 (1), pp. 60-71. Vleeming A., Albert H. B., Ostgaard H. C., et al. (2008). "European guidelines for the diagnosis and treatment of pelvic girdle pain". Eur Spine J, 17 (6), pp. 794-819. Walters. C., West. S., Nippita. T. A. (2018). "Pelvic girdle pain in pregnancy". AJGP The Royal Australian College of General Practitioners, pp. 439-443. Wu W. H., Meijer O. G., Uegaki K., et al. (2004). "Pregnancy-related pelvic girdle pain (PPP), I: Terminology, clinical presentation, and prevalence". Eur Spine J, 13 (7), pp. 575-89. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 234
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2