Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH DA<br />
TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦNTẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN<br />
TỈNH TIỀN GIANG<br />
Nguyễn Khánh Hòa Đồng*, Lê Ngọc Diệp**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Các tiến bộ khoa học về sinh học, sinh lý học, tâm thần học và da đã làm sáng tỏ các hiểu biết về<br />
mối liên quan giữa da và tâm thần trong thực hành lâm sàng. Sự phát triển các mối tương tác của da và hệ thần<br />
kinh có liên quan với một tỷ lệ mắc mới cao các rối loạn tâm thể và rối loạn hành vi trong các bệnh cảnh da. Đa số<br />
các bệnh nhân mắc bệnh da có các vấn đề tâm thể, đôi khi bệnh cảnh tâm thần bên dưới giữ vai trò căn nguyên<br />
làm phát triển các bệnh cảnh da, các stress cảm xúc có thể làm nặng thêm bệnh da có sẵn. Nghiên cứu về bệnh da<br />
trên bệnh nhân tâm thần góp phần xác định mô hình và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người bệnh tâm<br />
thần, đề xuất các giải pháp chuyên môn thiết yếu và định hướng các nghiên cứu về bệnh da tâm thần trong<br />
tương lai.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần<br />
tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang (BVTTTG).<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tâm thần nằm điều trị<br />
nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 385 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 41,6%. Tỷ lệ hiện mắc<br />
từng loại bệnh da là: chàm 21,3%, bệnh da tâm thần 20,6%, lang ben 19,4%, ghẻ 14,4%, mụn trứng cá 7,5%,<br />
nấm da 4,4%, viêm da tiết bã 3,8%, viêm nang lông 2,5%, viêm da mủ 1,9%, bạch biến 1,9%, lichen phẳng<br />
0,6%. Tỷ lệ mắc bệnh da theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phân bố<br />
theo khu điều trị không khác biệt nhau. Tỷ lệ mắc các loại bệnh da theo nhóm tuổi, liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
trong mụn trứng cá (p=0,001), viêm da tiết bã (p=0,001). Tỷ lệ hiện mắc bệnh da tâm thần là 8,6%, chiếm 20,6%<br />
trong tổng số bệnh da chung, liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da tâm thần<br />
là: viêm da nhân tạo 10%, chứng trầy xước da do thần kinh 4,4%, mụn trứng cá trầy xước 1,9%, hoang tưởng<br />
nhiễm ký sinh trùng 1,9%, rối loạn sợ biến dạng cơ thể 2,5%; liên quan có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ mắc bệnh da<br />
tâm thần theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần), hoàn cảnh kinh<br />
tế, phân bố theo khu điều trị, bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần khác không liên quan có ý nghĩa thống<br />
kê.<br />
Kết luận: Cần có sự phối hợp giữa chuyên khoa Da Liễu và Tâm thần trong tầm soát và trị liệu các bệnh da<br />
và bệnh da tâm thần trên người bệnh tâm thần và người bệnh da có các rối loạn tâm thần bên dưới, nghiên cứu<br />
khoa học về bệnh da tâm thần.<br />
Từ khóa: bệnh da, bệnh nhân tâm thần, Bệnh viện Tâm thần<br />
<br />
* Sở Y tế Tiền Giang<br />
<br />
** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
ĐT: 0938106969<br />
<br />
Email: drngocdiep@yahoo.com<br />
<br />
337<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE AND THE RELATED FACTORS OF SKIN DISEASES<br />
IN PSYCHIATRIC PATIENTS AT MENTAL HOSPITAL OF TIỀN GIANG PROVINCE<br />
Nguyen Khanh Hoa Dong, Le Ngoc Diep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 337 - 345<br />
Background: The progress of science of biology, physiology, psychology and dermatology has clarified the<br />
connection between skin and psychology in clinical practice. The development of interactions between skin and<br />
nervous system is associated with higher incidence rate of psychosomatic disorders and behavioral disorders in<br />
skin manifestations Most of patients with skin diseases have psychosomatic problems, sometimes underlying<br />
psychiatric manifestations play an important role in development of skin manifestations, the emotional stress can<br />
worsen current skin diseases. Study of skin diseases of psychiatric patients contribute to determine the models and<br />
related factors of skin diseases in psychiatric patients thus proposing the essential professional solutions and<br />
orienting the studies of psychocutaneous disorders in the future.<br />
Objectives: To determine the prevalence and related factors of skin diseases in psychiatric patients at Mental<br />
hospital of Tiền Giang province.<br />
Method: A cross-sectional study. The objective study patients are the in-psychiatric patients in Mental<br />
hospital of Tiền Giang province between October 2010 and March 2011.<br />
Results: A total of 385 patients were enrolled into the study. The prevalence rate of skin diseases was 41.6%.<br />
The prevalence rates of typical skin diseases were: eczema 21.3%, psychocutaneous disorders 20.6%, pityriasis<br />
versicolor 19.4%, scabies 14.4%, acne 7.5%, superficial fungal infections 4.4%, seborrheic dermatitis 3.8%,<br />
folliculitis 2.5%, pyodermatitis 1.9%, vitiligo 1.9%, lichen planus 0.6%. There was no significant difference<br />
among skin diseases with groups of age, sex, cultural levels, occupation, economical circumstances, distribution of<br />
therapy departments. There was statistically significant among the proportion of acne (p=0.001) and seborrheic<br />
dermatitis (p=0.001) with groups of age. The prevalence of psychocutaneous disorders was 8.6%, accounting for<br />
20.6% in the total skin diseases, associated with statistically significant (p=0.000). The prevalence of typical<br />
psychocutaneous disorders were: dermatitis artefecta 10%, neurotic excoriations 4.4%, acne excoriée 1.9%,<br />
delusion of parasitosis 1.9%, body dysmorphic disorders 2.5%, assocciated with statistically significant. There<br />
was no statistically significant difference among the proportion of psychocutaneous disorders with groups of age,<br />
sex, cultural levels, occupation (after acquiring psychiatric diseases), economical circumstances, distribution of<br />
therapy departments, schizophrenia diseases and other psychiatric diseases.<br />
Conclusion: Necessary to combine Dermato-Venereology and Psychiatry specialities in oder to screen and<br />
treat skin diseases and psychocutaneous disorders of psychiatric patients and skin diseases patients with<br />
underlying psychiatry disorders as well as performing futher psychocutaneous disorder study.<br />
Key words: Skin diseases, Psychiatric patients, Mental hospital<br />
mối liên quan giữa da và tâm thần trong thực<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hành lâm sàng cũng như phương thức trị liệu có<br />
Tầm quan trọng của các yếu tố tâm thần<br />
hiệu quả các rối loạn da trên bệnh lý tâm thần.<br />
trong các bệnh cảnh ở da ngày càng được quan<br />
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh da có các vấn<br />
tâm, bệnh da tâm thần đã được nghiên cứu trên<br />
đề tâm thể, đôi khi bệnh cảnh tâm thần bên dưới<br />
thế giới trong hơn ba mươi năm qua và các tiến<br />
giữ vai trò căn nguyên làm phát triển các bệnh<br />
bộ khoa học về sinh học, sinh lý học, tâm thần<br />
lý da trên các bệnh nhân mà họ thật sự không có<br />
học và da đã làm sáng tỏ hơn các hiểu biết về<br />
bệnh da. Ở các bệnh nhân khác, các yếu tố tâm<br />
<br />
338<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
thần như các stress cảm xúc có thể làm nặng<br />
hêm bệnh da có sẵn(8). Như vậy, hình thành một<br />
vòng lẩn quẩn khép kín “Tâm thần-Da-Tâm<br />
thần” gây nên các ảnh hưởng lớn trên sức khỏe,<br />
chất lượng cuộc sống của chính bệnh nhân và<br />
tác động lên cả sức khỏe, kinh tế, xã hội của<br />
cộng đồng.<br />
Bệnh da là một bệnh cảnh phản ánh tình<br />
trạng sức khỏe, môi trường sống, hoàn cảnh<br />
sống và các vấn đề liên quan khác trong đời<br />
sống con người, trong đó có đời sống tâm lý.<br />
Người bệnh tâm thần khác với người bệnh<br />
bình thường bởi vì họ có những rối loạn về<br />
nhân cách, hành vi, tâm sinh lý khác thường.<br />
Vì thế, bệnh da trên người bệnh tâm thần<br />
cũng có những khác biệt, có những bệnh da là<br />
chung của cộng đồng, nhưng có những bệnh<br />
da là đặc thù riêng ở người bệnh tâm thần-đó<br />
là bệnh da tâm thần. Bệnh da tâm thần được<br />
định nghĩa là các bệnh cảnh do sự tương tác<br />
giữa yếu tố tâm thần và da(Error! Reference source not<br />
found.).<br />
Nghiên cứu về bệnh da trên người bệnh tâm<br />
thần nhằm mục đích xác định được mô hình và<br />
các mối liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân<br />
tâm thần; qua kết quả có được, góp phần đề<br />
xuất các giải pháp chuyên môn cần thiết trong<br />
phát hiện và trị liệu nhằm làm giảm lưu hành<br />
bệnh da trên bệnh nhân tâm thần, nâng cao sức<br />
khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh<br />
tâm thần. Đồng thời từ các dữ liệu ban đầu phân<br />
tích được, góp phần định hướng các nghiên cứu<br />
sâu hơn về bệnh da tâm thần trong tương lai. Đó<br />
cũng chính là những lợi ích mong đợi của đề tài<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định được tỷ lệ hiện mắc bệnh da và<br />
các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh<br />
nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh<br />
Tiền Giang.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Xác định được tỷ lệ hiện mắc bệnh da trên<br />
bệnh nhân tâm thần.<br />
Xác định được tỷ lệ hiện mắc của từng loại<br />
bệnh da trên bệnh nhân tâm thần.<br />
Xác định được các yếu tố liên quan đến bệnh<br />
da trên bệnh nhân tâm thần.<br />
Xác định được các yếu tố liên quan đến bệnh<br />
da tâm thần trên bệnh nhân tâm thần.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội trú<br />
tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ tháng<br />
10 năm 2010 đến hết tháng 03 năm 2011, hội đủ<br />
các tiêu chuẩn sau:<br />
- Là bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội<br />
trú.<br />
- Đồng ý tham gia nghiên cứu (do thân nhân<br />
hoặc Bệnh viện chấp thuận).<br />
- Không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Vắng mặt trong thời gian nghiên cứu;<br />
đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh cấp cứu;<br />
bệnh nhân (hoặc thân nhân) không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Bệnh Da: dựa vào triệu chứng lâm sàng, khi<br />
cần thiết thì làm các xét nghiệm (cạo da, nhuộm<br />
Gram, sinh thiết). Các trường hợp bệnh da khó,<br />
hội chẩn Bộ môn Da Liễu-Đại học Y Dược TP<br />
Hồ Chí Minh.<br />
Bệnh Tâm thần: dựa vào chẩn đoán của<br />
Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Công thức tính cỡ mẫu<br />
N = Z2 (1-α)/2 P (1- P) / d2 = 385 người<br />
- Độ tin cậy 95%, α = 0,05<br />
- d = 0,05 ; Z (1-α) / 2 = 1,96 ; P = 0,5 (do chưa biết tỷ lệ hiện<br />
<br />
mắc tại Việt Nam).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
339<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Các đối tượng được chọn sẽ được khám trực<br />
tiếp bệnh da theo từng khoa điều trị (có danh<br />
sách lập sẵn) và ghi nhận thông tin vào mẫu<br />
bệnh án nghiên cứu (có thiết kế mẫu riêng),<br />
tham khảo hồ sơ bệnh án điều trị bệnh tâm thần<br />
(để chẩn đoán bệnh tâm thần).<br />
Khi phát hiện bệnh da, ghi nhận vào hồ sơ<br />
bệnh án ý kiến chẩn đoán và định hướng điêu<br />
trị về chuyên khoa da để Bác sĩ bệnh viện có<br />
biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Trường hợp<br />
bệnh da cần sử dụng các thuốc hướng thần,<br />
tham gia ý kiến với Bác sĩ điều trị để có hướng<br />
kết hợp điều trị bệnh da song song với điều trị<br />
bệnh lý tâm thần hiện mắc.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Số liệu được thu thập, mã hóa và xử lý theo<br />
chương trình SPSS 11.5 for Window. Kiểm định<br />
bằng phép kiểm chi bình phương (χ2), tỷ số<br />
chênh OR và khoảng tin cậy 95% của OR<br />
(CI95%); các kiểm định có giá trị p < 0,05 được<br />
xem là có ý nghĩa thóng kê.<br />
Dùng Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần<br />
thứ 10 (ICD-10) do Tổ chức Y tế Thế giới ban<br />
hành năm 1994 để phân loại bệnh da và bệnh<br />
tâm thần(2).<br />
<br />
Vấn đề Y đức<br />
Tuân thủ chặt chẽ các quy định về Y đức<br />
trong nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 10 năm 2010 đến hết tháng 03 năm<br />
2011, có 385 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào<br />
dân số nghiên cứu.<br />
<br />
Một số đặc điểm dịch tễ học<br />
- Tuổi từ 15-69 tuổi, tuổi trung bình 38 tuổi,<br />
đa số ở nhóm tuổi 30-39 (31,4%), kế đó là 40-49<br />
(30,1%), 20-29 (21,6%).<br />
- Giới tính: nam 74%, nữ 26%.<br />
- Trình độ học vấn: rất thấp, mù chữ 32%,<br />
cấp 1 29%.<br />
- Nghề nghiệp: trước khi mắc bệnh tâm thần<br />
đa số là lao động chân tay (68,3%), không có<br />
<br />
340<br />
<br />
nghề nghiệp (27,5%); sau khi mắc bệnh tâm thần<br />
93,2% không cón khả năng lao động.<br />
- Tình trạng hôn nhân: 70,4 % độc thân.<br />
- Hoàn cảnh kinh tế: 71% thu nhập trung<br />
bình, 29% thu nhập thấp.<br />
- Phân bố theo khu điều trị: nam giới chiếm<br />
đa số trong các khu điều trị.<br />
- Phân bố bệnh tâm thần: Tâm thần phân<br />
liệt chiếm đa số (76%), trong đó phần lớn là<br />
tâm thần phân liệt thể di chứng (61,6%), tâm<br />
thần phân liệt thể hoang tưởng (32,9%). Các<br />
bệnh tâm thần khác chiếm 24%, trong đó đa<br />
số là rối loạn loạn thần cấp có triệu chứng tâm<br />
thần phân liệt (34,4%).<br />
<br />
Bệnh Da và các mối liên quan đến bệnh da<br />
trên bệnh nhân tâm thần<br />
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da<br />
Là 41,6% trong dân số nghiên cứu.<br />
Các bệnh da được phát hiện trong nghiên cứu<br />
Loại bệnh da<br />
<br />
Số<br />
Tỷ lệ / bệnh Tỷ lệ /dân số<br />
lượng<br />
da (%)<br />
nghiên cứu<br />
(%) n = 385<br />
n = 160<br />
Chàm (L20)<br />
31<br />
21,3<br />
8,8<br />
Ghẻ (B86)<br />
23<br />
14,4<br />
6<br />
Mụn trứng cá (L70)<br />
12<br />
7,5<br />
3,1<br />
Viêm da tiết bã (L21)<br />
6<br />
3,8<br />
1,6<br />
Sẩn ngứa (L28.1 –<br />
3<br />
1,9<br />
0,8<br />
L28.2)<br />
Lichen phẳng (L43)<br />
1<br />
0,6<br />
0,3<br />
Bạch biến (L80)<br />
3<br />
1,9<br />
0,8<br />
Viêm da mủ (L08.0)<br />
3<br />
1,9<br />
0,8<br />
Viêm nang lông<br />
4<br />
2,5<br />
1<br />
(L73.8)<br />
Lang ben (B36.0)<br />
31<br />
19,4<br />
8,1<br />
Da tâm thần<br />
33<br />
20,6<br />
8,6<br />
Nấm da (B35)<br />
7<br />
4,4<br />
1,8<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh chàm, da tâm thần, ghẻ, lang<br />
ben chiếm số lượng nhiều trong các loại bệnh<br />
da.<br />
<br />
Các mối liên quan<br />
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
phân bố bệnh da theo nhóm tuổi (p=0,15), theo<br />
giới tính (p=0,34), theo trình độ học vấn (p=0,89),<br />
theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần)<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
(p=0,69), theo hoàn cảnh kinh tế (p=0,83), theo<br />
khu điều trị (p=0,50).<br />
Trong các loại bệnh da so sánh với nhóm<br />
tuổi, liên quan có ý nghĩa thống kê ở mụn trứng<br />
cá (p=0,001), viêm da tiết bã (- p=0,001) và bạch<br />
biến (p=0,002).<br />
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
phân bố từng loại bệnh da theo giới tính<br />
(p=0,36), theo trình độ học vấn (p=0,94), theo<br />
nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần)<br />
(p=0,99), Bệnh ghẻ, lang ben, nấm da tập trung<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chủ yếu ở khu nội trú nam và nữ; riêng lang ben<br />
phân bố đều trong 4 khu điều trị (nội trú nam,<br />
dịch vụ nam, nội trú nữ, dịch vụ nữ).<br />
<br />
Bệnh da tâm thần và các mối liên quan trên<br />
bệnh nhân tâm thần<br />
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da tâm thần<br />
Là 8,6% trong dân sô nghiên cứu; bệnh da<br />
tâm thần chiếm 20,6% trong tổng số bệnh da<br />
chung với mối liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,000).<br />
<br />
Các bệnh da tâm thần phát hiện trong nghiên cứu<br />
Loại bệnh da tâm thần<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ /bệnh da chung (%) n = 160<br />
Nhóm viêm da tự tạo (ICD-10: F68.1, L98.1)<br />
Viêm da nhân tạo (F68.1, L98.1)<br />
16<br />
10<br />
Chứng trầy xước da do thần kinh (F63.9)<br />
7<br />
4,4<br />
Mụn trứng cá trầy xước (F68.1, L70.5)<br />
3<br />
1,9<br />
Bệnh da do rối loạn hoang tưởng (ICD-10: F22.0)<br />
Hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng (F22.8)<br />
3<br />
1,9<br />
Rối loạn sợ biến dạng cơ thể (F22.0)<br />
4<br />
2,5<br />
<br />
Nhận xét: Các loại bệnh da tâm thần phát<br />
hiện trong mẫu nghiên cứu liên quan với bệnh<br />
da chung có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Các mối liên quan<br />
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về bệnh<br />
da tâm thần theo nhóm tuổi (p=0,84), theo theo<br />
giới tính (p=0,27), theo trình độ học vấn (p=0,92),<br />
theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần)<br />
(p=0,78), theo hoàn cảnh kinh tế (p=0,90), theo<br />
khu điều trị (p=0,28).<br />
Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần trong các bệnh<br />
tâm thần khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,68).<br />
Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần trong các thể<br />
bệnh tâm thần phân liệt khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p=0,88). Bệnh da tâm thần tập<br />
trung nhiều ở tâm thần phân liệt thể hoang<br />
tưởng (11,5%) và tâm thần phân liệt thể di<br />
chứng (8,3%); tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh da tâm<br />
thần liên quan không có ý nghĩa thống kê với<br />
tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (p=0,20) và<br />
thể di chứng (p=0,82). Không khác biệt về phân<br />
bố các loại bệnh da tâm thần trong các thể bệnh<br />
tâm thần phân liệt.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Giá trị p<br />
0,000<br />
0,002<br />
0,039<br />
0,039<br />
0,017<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh da tâm thần trong các bệnh tâm<br />
thần khác không liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,74). Không khác biệt về phân bố các loại<br />
bệnh da tâm thần trong các bệnh tâm thần khác.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh da và các mối liên quan đến bệnh da<br />
trên bệnh nhân tâm thần<br />
Tỷ lệ mắc bệnh da và các mối liên quan<br />
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 41,6% trong dân<br />
số nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc này cao hơn so<br />
với tỷ lệ hiện mắc bệnh da tại một số quốc gia<br />
như Vương quốc Anh 23%, Hoa Kỳ 31%,<br />
Mexico 50%, Brazil 37%, Pakistan 36% (theo tác<br />
giả H.C. Williams, “Epidemiology of skin<br />
disease”, Rook Textbook of Dermatology 2010,<br />
Wiley-Blacwell, 8th edition, vol.1, chap. 6), Bệnh<br />
viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh 20-25% (2007), có<br />
thể do cỡ mẫu nhỏ (n=385), nhưng có thể đại<br />
diện cho quần thể bệnh nhân nằm nội trú trong<br />
các cơ sở khám-chữa bệnh tâm thần có quy mô<br />
bệnh viện loại II tại khu vực đồng bằng sông<br />
Cửu Long.<br />
Tỷ lệ mắc bệnh da theo từng nhóm tuổi khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,15). So với<br />
<br />
341<br />
<br />