TỶ LỆ THAI PHỤ NHIỄM LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B<br />
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ (6 / 2006 – 6 / 2007)<br />
Nguyễn Thị Vĩnh Thành*, Ngô Thị Kim Phụng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: một trong các nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng sơ sinh là liên cầu khuẩn nhóm B<br />
do lây nhiễm từ mẹ sang con. CDC và ACOG đã đưa ra khuyến cáo tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B trên thai<br />
phụ từ 35-37 tuần. Tại Việt Nam chưa có chiến lược này nên bước đầu tìm hiểu tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm<br />
B trên thai phụ tại Bệnh viện Từ Dũ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.<br />
Kết quả: 376 thai phụ có tuổi thai 35-37 tuần được tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B với phương pháp tầm<br />
soát là cấy bệnh phẩm từ âm đạo – trực tràng của các thai phụ. Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là 18,1%, con<br />
rạ có tỷ lệ cấy (+) cao hơn so với con so (14,1% & 4%), cư ngụ ở ngoại thành và các nơi khác ngoài thành phố Hồ<br />
Chí Minh có tỷ lệ (+) cao hơn (12% & 6,4%).<br />
Kết luận: cần có nghiên cứu rộng hơn để có thể đưa việc tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B trên thai phụ Việt<br />
Nam vào chương trình chăm sóc tiền sản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PREVALENCE OF GROUP B STREPTOCOCAL GENITOR -RECTAL TRACT COLONIZATION IN<br />
PREGNANT WOMEN AT TU DU HOSPITAL<br />
Nguyen Thi Vinh Thanh, Ngo Thi Kim Phung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 82 - 86<br />
Background: Group B Streptococcus (GBS) is one of the most common causes of neonatal sepsis. CDC and<br />
ACOG recommended screening GBS in pregnant women at 35th to 37th of gestation. There is no strategy of<br />
screening GBS in pregnant women; so that we initially find out the prevalence of GBS colonization in pregnant<br />
women at Tu Du Hospital.<br />
Method: cross sectional study<br />
Results: Screening for GBS was carried out on 376 pregnant women by the anorectal and vaginal culture of<br />
these women. The prevalence of positive GBS is 18.1%; higher in the multiparity (14.1% & 4%), residents of the<br />
rural and other provinces (12% & 6.4%)<br />
Conclusion: We need more studies about this problem in pregnancy to help us making a strategy of<br />
screening.<br />
chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
sớm theo một tác giả tại Anh và Ireland(5). Và<br />
Nhiễm trùng sơ sinh là vấn đề thường gặp<br />
mặc dù được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất<br />
với tần suất 0,5-8 / 1.000 trẻ sinh sống(1), góp<br />
thì 1/10 trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm liên<br />
phần quan trọng trong tử vong của trẻ sơ sinh.<br />
cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm sẽ tử vong<br />
Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do nhiều<br />
(khoảng 44 trẻ hàng năm)(8). Lây nhiễm liên cầu<br />
loại vi trùng trong đó liên cầu khuẩn nhóm B<br />
khuẩn nhóm B từ mẹ mang mầm bệnh trong<br />
(Group B streptococcus – GBS) chịu trách nhiệm<br />
thai kỳ đã dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh nguy<br />
một phần với tỷ lệ 1/1.600 trẻ sanh sống có triệu<br />
* Bệnh viện Từ Dũ ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
hiểm này ngay sau sinh. Những người lành<br />
mang mầm bệnh này lại thường gặp chiếm 1035%, đặc biệt ở âm đạo và trực tràng. Schrag và<br />
cộng sự (2002, 2003) đã báo cáo tỷ lệ mang mầm<br />
bệnh này là 20-30% trên thai phụ có tuổi thai<br />
trung bình là 35 tuần(15). Tương tự một số tác giả<br />
khác cũng ghi nhận tỷ lệ 10-30% trên thai<br />
phụ(13,3).<br />
Do tác hại có thể dẫn đến tử vong của nhiễm<br />
liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh nên từ<br />
những thập niên 80 nhiều tác giả đã cố gắng tìm<br />
cách phòng ngừa lây nhiễm liên cầu khuẩn<br />
nhóm B từ mẹ sang con. Và chiến lược tầm soát<br />
liên cầu khuẩn nhóm B ở mẹ, phòng ngừa nhiễm<br />
liên cầu khuẩn nhóm B cho con đã được khuyến<br />
cáo bởi Đại học Sản Phụ Khoa Mỹ (the American<br />
College of Obstetricians and Gynecologists –<br />
ACOG – 2002a) và Trung tâm kiểm soát bệnh<br />
của Mỹ (the Centers for Disease Control and<br />
Prevention – CDC – 2002d) nhằm tìm ra những<br />
thai phụ cần được điều trị phòng ngừa trong<br />
thai kỳ. Tại Việt Nam vấn đề này còn chưa được<br />
quan tâm đúng mức. Do đó chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu “ Tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn<br />
nhóm B tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 6/2006 đến<br />
tháng 6/2007” nhằm xác định tỷ lệ thai phụ<br />
nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và khảo sát một<br />
số yếu tố liên quan tại bệnh viện Từ Dũ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu ước tính n<br />
= 376 (được tính theo tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn<br />
nhóm B trên thai phụ của một nghiên cứu năm<br />
2006 tại TP HCM là 17%)(3). Trong thời gian từ<br />
tháng 6/2006 đến tháng 6/2007 những thai phụ<br />
đến khám thai và sanh tại Bệnh viện Từ Dũ hội<br />
đủ các tiêu chuẩn (1) tuổi thai từ 35-37 tuần, (2)<br />
không đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ trước<br />
khi khám, (3) đồng ý thực hiện đúng quy trình<br />
nghiên cứu và (4) đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ<br />
được chọn vào mẫu nghiên cứu.<br />
Tất cả thai phụ trong mẫu nghiên cứu sẽ<br />
được khám thai theo quy trình khám thai bình<br />
thường. Tiến trình lấy mẫu bệnh phẩm được<br />
tiến hành như sau: thai phụ nằm trên bàn<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
khám trong tư thế sản phụ khoa, bộc lộ phần<br />
hội âm; dùng một que tampon phết bệnh phẩm<br />
ở 1/3 dưới âm đạo qua lỗ âm đạo 2cm, xoay<br />
tampon 1 hoặc 2 vòng quanh trục; sử dụng<br />
chính tampon vừa lấy bệnh phẩm ở âm đạo để<br />
phết bệnh phẩm ở trực tràng bằng cách đưa<br />
nhẹ nhàng vào lỗ hậu môn xoay 1-2 vòng rồi<br />
lấy tampon ra. Đặt tampon vào ống nghiệm<br />
chứa 4ml môi trường tăng sinh vi khuẩn (dung<br />
dịch BHI – Brain Heart Infusion), dán nhãn trên<br />
ống chứa bệnh phẩm ghi rõ tên họ và ngày lấy<br />
mẫu. Bệnh phẩm được chuyển về phòng xét<br />
nghiệm vi trùng học Bệnh viện Từ Dũ trong<br />
ngày. Kết quả cấy và kháng sinh đồ sẽ có trong<br />
vòng 72 giờ. Quy trình phân lập và định danh<br />
liên cầu khuẩn nhóm B tại khoa vi sinh Bệnh<br />
viện Từ Dũ lần lượt qua các bước:<br />
- Ủ các ống môi trường tăng sinh vi khuẩn có<br />
chứa bệnh phẩm ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ<br />
bên trong bình nến để có nồng độ CO2 5-10%.<br />
- Phân lập vi khuẩn bằng kỹ thuật cấy 3<br />
chiều trên môi trường thạch máu.<br />
- Thạch máu được ủ tiếp 18-24 giờ ở nhiệt độ<br />
37 C. Quan sát và lựa chọn các khúm nghi ngờ là<br />
liên cầu khuẩn nhóm B (các khúm có vòng tiêu<br />
huyết hoàn toàn). Các khúm nghi ngờ được cấy<br />
lên môi trường thạch máu một lần nữa để tăng<br />
số lượng vi khuẩn, ủ ở 37oC trong 24 giờ bên<br />
trong bình nến.<br />
o<br />
<br />
- Phân lập, định danh liên cầu khuẩn nhóm<br />
B với bộ Kit PASTOREX STREP (hãng BIO –<br />
RAD) hoặc dùng trắc nghiệm CAMP – Test.<br />
- Kháng sinh đồ trên thạch máu.<br />
Các biến số trong nghiên cứu: tuổi, nơi cư<br />
trú, nghề nghiệp, tiền thai, trình độ văn hoá, tiền<br />
căn sản khoa đặc biệt tiền căn sinh con bị nhiễm<br />
trùng sơ sinh sớm, tuổi thai. Số liệu thu thập<br />
được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 for<br />
Windows. Nghiên cứu được tiến hành sau khi<br />
giải thích rõ mục đích nghiên cứu và được sự<br />
đồng ý tự nguyện của thai phụ; các thông tin<br />
nghiên cứu được giữ bí mật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua nghiên cứu 376 thai phụ có tuổi thai 3537 tuần đến khám thai và sanh tại Bệnh viện Từ<br />
Dũ từ tháng 6/2006 đến 6/2007 chúng tôi có các<br />
kết quả sau:<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở âm<br />
đạo-trực tràng của các thai phụ tại bệnh<br />
viện Từ Dũ<br />
Có 68 trường hợp có kết quả cấy liên cầu<br />
khuẩn nhóm B dương tính.<br />
Do đó p = 68/376 = 18,1%<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu (bảng 1)<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
GBS (+)<br />
Tần số Tỷ lệ<br />
20-25<br />
15<br />
4<br />
26-30<br />
27<br />
7,2<br />
Tuổi<br />
31-35<br />
24<br />
6,4<br />
>35<br />
2<br />
0,5<br />
Nội thành<br />
24<br />
6,4<br />
Nơi cư<br />
Ngoại thành<br />
11<br />
2,9<br />
trú<br />
Tỉnh khác<br />
33<br />
8,8<br />
Mù chữ<br />
0<br />
0<br />
Cấp I<br />
3<br />
0,8<br />
Trình độ<br />
Cấp II<br />
23<br />
6,1<br />
học vấn<br />
Cấp III<br />
28<br />
7,4<br />
> cấp III<br />
14<br />
3,7<br />
Văn phòng<br />
8<br />
2,1<br />
Buôn bán<br />
14<br />
3,7<br />
Công nhân<br />
8<br />
2,1<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
Nội trợ<br />
19<br />
5,1<br />
Nông dân<br />
7<br />
1,9<br />
Tự do<br />
12<br />
3,2<br />
0<br />
39<br />
10,4<br />
Số lần<br />
1<br />
22<br />
5,9<br />
sanh đủ<br />
2<br />
7<br />
1,9<br />
tháng<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
66<br />
17,6<br />
Số lần<br />
1<br />
1<br />
0,3<br />
sanh non<br />
2<br />
1<br />
0,3<br />
Tổng cộng<br />
68<br />
Đặc điểm<br />
<br />
GBS (-)<br />
Tần số Tỷ lệ<br />
79<br />
21<br />
127<br />
33,8<br />
83<br />
22,1<br />
19<br />
5,1<br />
129<br />
34,3<br />
87<br />
23,1<br />
92<br />
24,5<br />
6<br />
1,6<br />
48<br />
12,8<br />
106<br />
28,2<br />
100<br />
26,6<br />
52<br />
13,8<br />
44<br />
11,7<br />
59<br />
15,7<br />
52<br />
13,8<br />
93<br />
24,7<br />
25<br />
6,6<br />
39<br />
10,4<br />
153<br />
40,7<br />
97<br />
25,8<br />
50<br />
13,3<br />
8<br />
2,1<br />
296<br />
78,7<br />
11<br />
2,9<br />
1<br />
0,3<br />
308<br />
<br />
Tuổi thai (bảng 2)<br />
Bảng 2: Phân bố tuổi thai trong nhóm có kết quả cấy<br />
(+).<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
35-36<br />
36-37<br />
<br />
Tần suất<br />
58<br />
10<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
85,3<br />
14,7<br />
<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
68<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: 85,3% thai phụ có kết quả cấy (+)<br />
có tuổi thai từ 35-36 tuần.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Liên cầu khuẩn nhóm B là một vi trùng<br />
thường gặp trong dân số chung có thể không<br />
bao giờ có triệu chứng bệnh trên một cá nhân<br />
nào đó có mang mầm bệnh (người lành mang<br />
trùng). Tuy nhiên vi trùng này lại có khả năng<br />
gây bệnh lý nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ sơ sinh<br />
trong thai kỳ đưa đến sảy thai tự nhiên, thai lưu,<br />
sanh non, nhiễm trùng như nhiễm trùng ối,<br />
viêm nội mạc tử cung. Các nhà vi trùng học đưa<br />
ra giả thuyết rằng liên cầu khuẩn nhóm B đã<br />
được Pasteur phát hiện vào thế kỷ 19 trong một<br />
đợt bùng phát nhiễm trùng hậu sản(14). Trong<br />
những năm 1970 một đợt dịch về bệnh lý gây ra<br />
do liên cầu khuẩn nhóm B trên thai phụ và trẻ sơ<br />
sinh khiến cho nhiễm trùng do vi trùng này lúc<br />
bấy giờ trở thành một vấn đề lớn trong sức khoẻ<br />
cộng đồng. Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra<br />
nhiễm trùng sơ sinh sớm (trong vòng 7 ngày đầu<br />
sau sanh) và đây là nguyên nhân hàng đầu của<br />
nhiễm trùng sơ sinh và cũng là một trong những<br />
nguyên nhân thường gặp nhất góp phần vào<br />
bệnh suất và tử suất trẻ sơ sinh do nhiễm<br />
trùng(10,11). Do đó như ta đã biết Trung tâm kiểm<br />
soát và phòng bệnh của Mỹ (CDC), Đại học Sản<br />
phụ khoa của Mỹ (ACOG), Hàn lâm Mỹ về Nhi<br />
khoa (AAP) đã xây dựng hướng dẫn chuẩn về<br />
dự phòng và điều trị nhiễm liên cầu khuẩn<br />
nhóm B trẻ sơ sinh. Vào 1996 ACOG và CDC đã<br />
đưa ra hướng dẫn chuẩn về dự phòng bệnh lý<br />
nhiễm trùng sơ sinh sớm do liên cầu khuẩn(7,4).<br />
Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở người<br />
trưởng thành khoẻ mạnh thay đổi từ 10% đến<br />
30%(6). Đường tiêu hóa là nguồn nguyên phát<br />
của liên cầu khuẩn nhóm B nhưng âm đạo cũng<br />
là một nguồn thường gặp có vi trùng này. Có thể<br />
phân lập được liên cầu khuẩn nhóm B ở âm đạo<br />
và trực tràng của phụ nữ là người lành mang<br />
trùng(5,10). Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B<br />
trên thai phụ thay đổi từ 5% đến 30%; điều này<br />
<br />
3<br />
<br />
do sự khác biệt về dân số nghiên cứu, địa điểm<br />
cư trú, kỹ thuật lâm sàng và sinh học trong nuôi<br />
cấy và phân lập vi khuẩn(8). Tuy nhiên tỷ lệ này<br />
tại các nước đang phát triển là 17,8%, ở Châu Á –<br />
Thái Bình Dương là 19%(2,3). Tỷ lệ này của chúng<br />
tôi là 18,1% phù hợp với nghiên cứu của tác giả<br />
Nguyễn Khoa Nam cũng thực hiện tại bệnh viên<br />
Từ Dũ vào năm 2006 là 17%. Tỷ lệ này khác với<br />
tác giả Aya Goto thực hiện tại 10 huyện thuộc<br />
tỉnh Nghệ An năm 2003 là 4,4% và tác giả<br />
Nguyễn Thị Ngọc Khanh nghiên cứu tại Hà Nội<br />
vào năm 2000 là 4,5%. Chúng tôi chưa lý giải<br />
được sự khác biệt của tỷ lệ nhiễm trùng này ở ba<br />
vùng địa dư khác nhau. Cần có một nghiên cứu<br />
dịch tể cộng đồng với cỡ mẫu lớn hơn tại nhiều<br />
địa phương về nhiễm trùng này.<br />
Phân lập liên cầu khuẩn nhóm B nhờ kỹ<br />
thuật cấy vi trùng này từ bệnh phẩm của âm đạo<br />
– trực tràng là phương tiện tầm soát hữu hiệu<br />
nhất. Mẫu bệnh phẩm từ âm đạo-trực tràng<br />
nhạy hơn so với mẫu phân lập từ cổ tử cung. Do<br />
đó không cần phải đặt mỏ vịt để lấy bệnh phẩm.<br />
Có thể lấy hai mẫu bệnh phẩm biệt lập, một từ<br />
phần ngoài âm đạo và một từ hậu môn trực<br />
tràng; hoặc một mẫu bệnh phẩm duy nhất với<br />
tampon lấy bệnh phẩm ở âm đạo trước và sau<br />
đó ở hậu môn-trực tràng. Bệnh phẩm phải được<br />
cho vào môi trường chuyên chở thích hợp nơi<br />
mà liên cầu khuẩn nhóm B có thể sống được cho<br />
đến 96 giờ. Điều này rất quan trọng nếu như<br />
mẫu bệnh phẩm được mang đến từ một nơi<br />
khác. Kết quả cấy thường có trong vòng 48-72<br />
giờ(7). Điều này được đảm bảo trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi về chuyên chở bệnh phẩm vì mẫu<br />
bệnh phẩm được lấy trên thai phụ đến khám<br />
thai tại Bệnh viện Từ Dũ và được chuyển đến<br />
phòng thí nghiệm của Bệnh viện Từ Dũ cùng<br />
trong ngày. Lấy bệnh phẩm từ hậu môn trực<br />
tràng cũng gây khó chịu cho bệnh nhân và nên<br />
chăng chỉ phân lập từ âm đạo mà thôi? Nghiên<br />
cứu của Jeffrey và cộng sự(12) đã phân lập vi<br />
trùng từ hai vị trí lấy bệnh phẩm riêng biệt (âm<br />
đạo và trực tràng) cho kết quả cấy dương tính<br />
trong 24,3% trường hợp; trong đó 18,5% có kết<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
quả cấy âm đạo âm tính nhưng dương tính ở<br />
mẫu cấy trực tràng. Như vậy có đến 1/5 bệnh<br />
nhân sẽ không được điều trị kháng sinh dự<br />
phòng nếu chỉ dựa vào cấy âm đạo đơn thuần.<br />
Tuổi của thai phụ trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có đến 75% trường hợp từ 26 đến 35<br />
tuổi, tuổi sinh đẻ. 4% trường hợp thai phụ < 25<br />
tuổi có kết quả cấy dương tính so với 14,1%<br />
trường hợp cấy dương tính có tuổi > 25. Kết quả<br />
này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác<br />
giả Orrett(11) tại Trinidad (Ấn Độ) tỷ lệ cấy dương<br />
tính ở hai nhóm thai phụ > 24 và < 24 tuổi là<br />
36,6% & 26,9%. 6,4% thai phụ có kết quả cấy (+)<br />
có địa chỉ cư trú nội thành thành phố Hồ Chí<br />
Minh so với 12% trường hợp cấy (+) ở ngoại<br />
thành và các tỉnh khác. Về nơi cư trú có thể bệnh<br />
nhân đến khám và nhập viện khai địa chỉ theo<br />
hộ khẩu nhưng nơi thật sự mà bệnh nhân sinh<br />
sống có thể khác; do đó có thể có khác biệt nhiều<br />
mặt về đời sống kinh tế xã hội. Nghiên cứu của<br />
Stapleton và cộng sự ghi nhận một trong các yếu<br />
tố nguy cơ trên thai phụ có kết quả cấy liên cầu<br />
khuẩn nhóm B (+) là thu nhập từ trung bình trở<br />
lên là yếu tố bảo vệ khỏi nhiễm vi trùng này.<br />
57,35% trường hợp cấy (+) là con so; 83,5% có<br />
tuổi thai từ 35-36 tuần nằm trong tuổi thai được<br />
khuyến cáo tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn<br />
nhóm B. Do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ<br />
nên một số các yếu tố liên quan không thể ghi<br />
nhận được.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ<br />
nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trên thai phụ có<br />
tuổi thai từ 35-37 tuần tại bệnh viện Từ Dũ là<br />
18,1% qua kỹ thuật cấy bệnh phẩm từ âm đạo và<br />
trực tràng. Vì liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây<br />
ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên mẹ và thai<br />
nên cần có chiến lược tầm soát trong chương<br />
trình khám và quản lý thai.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
American College of Obstetrics and Gynecologists, (1996),<br />
Prevention of early-onset group B streptococcal disease in the<br />
newborns, Committee Opinion (73) 1-8.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Anthony BF, Eisenstadt R, Carter J, Kim KS, Hobel CJ, (1981),<br />
Genital and instestinal carriage of group B streptococci during<br />
pregnancy, J. Infect.Dis. 143: 761-6.<br />
Aya G và cs, (2003), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục<br />
dưới ở các thai phụ và các yếu tố liên quan trên 10 cộng đồng<br />
tỉnh nghệ An.<br />
Baker CJ, Edwards MS, (1995), Group B Streptococcal<br />
infecton, In Infectious Diseases of the fetus and newborn<br />
infant, 4th ed, edited by Remington and Klein JO,<br />
Philadelphia, Saunders, pp 980-1054.<br />
Centers for Disease Control and Prevention, (1996),<br />
Prevention of perinatal group B streptococcal disease: a public<br />
health perspective, MMWR Morb.Mortal.wkly.Rep. 45 (RR-7):<br />
1-24.<br />
Haffejee IE, Bhana RH,Coovadia YM, Hoosen AA, Maraj AV,<br />
(1991), Neonatal group B streptococcal infections in Indian<br />
(Asian) babies in South Africa, J Hosp.Infect. 22: 225-31.<br />
McCracken G, (1973), Group B Streptococci: the new<br />
challenge in neonatal infections, J Pediatr 82: 703.<br />
Mitchell, Anta, Steffenson N, Hogan H, Brooks S, (1997),<br />
Group B Streptococcus and pregnancy: update and<br />
recommendation, MCN Vol 22 (5), pp 242-248.<br />
Nguyễn Khoa Nam, (2006), Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm<br />
B âm đạo – trực tràng của các thai phụ và các yếu tố liên quan,<br />
Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú- chuyên ngành Sản phụ<br />
khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Nguyễn Thị Ngọc Khanh, (2001), Nhiễm khuẩn đường sinh<br />
dục ở phụ nữ có thai ở Hà Nội, Tạp chí Y Học Thực hành, số<br />
42, tr 67-70.<br />
Orrett FA, (2003), Colonization with Group B streptococci in<br />
pregnancy and outcome of infected neonates in Trinidad,<br />
Peditr Intern. 45, 319-323.<br />
Quinian JD, Ashley HD, Maxwell BD, et al, (2000), The<br />
necessity of both anorectal and vaginal cultures for group B<br />
Streptococcus screening during pregnancy, The Journal of<br />
Family Practice, Vol 49(5): 447-448.<br />
Renner MR, Renner A, Schmid S, Hoesil I, Nars P, Holzgreve<br />
W, Surbek DV, (2006), Efficacy of a strategy to prevent<br />
neonatal early-onset group B streptococcal (GBS)sepsis,<br />
J.Perinat.Med. 34: 32-38.<br />
Schuchat A, Wenger JD, (1994), Epidemiology of group B<br />
streptococcal disease: risk factors, prevention strategies and<br />
vaccine development, Epidemiuol. Rev. 16: 374-402.<br />
Schrag S, Gorwitz R, Fultz-Butts K, (2002), Prevention of<br />
streptococcal disease. Revised guidelines from CDC.<br />
Morbidity&Mortality Weekly Report. Recommendations &<br />
Report 51: 1.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />