Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI<br />
KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN<br />
Bùi Thị Phương Nga*, Lê Phạm Hoa Sơn Trà**<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ<br />
lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như các biến chứng của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi. Nghiên cứu này<br />
góp phần bước đầu xây dựng quy trình tầm sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa Long An giúp ngăn<br />
ngừa và giảm thiểu các kết cục xấu cho thai phụ và thai nhi.<br />
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28. (2) Xác định một<br />
số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 1/2018 – 6/2018 với 404 thai phụ có<br />
tuổi thai từ tuần 24 – 28 được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ<br />
theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các biến số khảo sát sự liên quan là: tiền sử gia đình có người trực hệ đái tháo<br />
đường, tiền sử đẻ con to, tiền sử đái tháo dường thai kỳ, tăng cân nhanh trong thai kỳ, chế độ ăn thừa năng<br />
lượng, thừa protid, thừa glucid, thừa lipid.<br />
Kết quả:Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 15,35%, trong đó nhóm có yếu tố nguy cơ là 20,7% và nhóm không<br />
có yếu tố nguy cơ là 7,4 %. Các yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ là: tiền sử đẻ con ≥ 4000g (OR=3,37<br />
với p= 0,009, KTC: 1,34 – 7,43), đường niệu dương tính (OR= 3,06 với p=0,001, KTC= 1,75 – 5,94), chế độ ăn<br />
thừa glucid (OR=5,72 với p=0,004, KTC=1,76 – 16,78).<br />
Kết luận: (1) Nghiệm pháp dung nạp glucose nên thực hiện cho tất cả thai phụ thay vì chỉ tập trung vào các<br />
thai phụ có yếu tố nguy cơ. (2) Chế độ ăn thừa glucid làm tăng khả năng bị ĐTĐTK 5,72 lần, do đó chú ý nên có<br />
phần hướng dẫn chế độ ăn không chỉ trong quy trình khám thai cho thai phụ mà cho cả phụ nữ chuẩn bị mang<br />
thai, nhất là những thai phụ có tiền căn sanh con to.<br />
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, yếu tố nguy cơ<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AT LONG AN HOSPITAL<br />
Bui Thi Phuong Nga, Le Pham Hoa Son Tra<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 246-253<br />
Methods: The cross-sectional study conducted from January 2018 to June 2018 included 404 women who<br />
were at 24 to 28 weeks of pregnancy were performed a 75 g glucose tolerance test. Diagnosis of gestational<br />
diabetes was made by the ADA 2011 standard and the variables were: family history of diabetes, a history of large<br />
childbirth, a history of diabetes, fast weight gain in pregnancy, total food energy excess, excess dietary protein,<br />
glucid and lipids.<br />
Results: The rate of gestational diabetes was 15.35%, in which the risk group was 20.7% and the group<br />
without risk factor was 7.4%. The factors related to gestational diabetes were: history of giving birth ≥ 4000g (OR<br />
= 3.37 with p = 0.009, KTC: 1.34 - 7.43), positive urinary glucose (OR = 3.06 with p = 0.001, KTC = 1.75 - 5.94),<br />
dietary excess of glucid (OR = 5.72 with p = 0.004, KTC = 1.76 - 16.78).<br />
<br />
<br />
*Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Bùi Thị Phương Nga ĐT: 0903722237 Email: dr.phuongnga65@gmail.com<br />
246 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: (1) Glucose tolerance test should be performed for all pregnant women instead of focusing on<br />
pregnant women with risk factors. (2) The excess dietary glucid increased the likelihood of being diagnosed with<br />
diabetes by 5.72 times, so there should be a dietary guideline not only for pregnant women in the regular<br />
monitoring of pregnancy but also for women who are planning a pregnancy, especially pregnant women with a<br />
history of macrosomia.<br />
Key word: gestational diabetes, prevalence, risks factors<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNGPHÁP- ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU<br />
Cùng với sự gia tăng của ĐTĐ, đái tháo Thiết kế nghiên cứu<br />
đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang không ngừng gia Nghiên cứu cắt ngang.<br />
tăng. Cho tới nay ĐTĐTK đang là một vấn đề<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
đáng quan tâm của y tế cộng đồng(8,20) vì tỷ lệ<br />
mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như một số Tất cả thai phụ có tuổi thai từ 20 - 27 tuần<br />
biến chứng thai – mẹ có thể là hậu quả của đến khám thai tại khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa<br />
ĐTĐTK như tiền sản giật, sanh non, thai chết Long An từ 02/01/2018 đến 30/06/2018, loại trừ<br />
lưu, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, các trường hợp ĐTĐ có từ trước khi có thai hoặc<br />
thai to gây khó đẻ, đặc biệt nguy cơ mắc đái tháo trong 3 tháng đầu thai kỳ, đang mắc các bệnh ác<br />
đường typ 2 thực sự sau này(10,20,21). Nhiều công tính, mãn tính như đang sử dụng các thuốc<br />
trình nghiên cứu cho thấy rằng việc sàng lọc và Corticoid, Salbutamol, lợi tiểu nhóm Thiazide<br />
quản lý ĐTĐTK tốt đã góp phần làm giảm biến hoặc bệnh tâm thần, câm điếc.<br />
chứng cho mẹ và thai. Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
Tuy nhiên, việc sàng lọc ĐTĐTK hiện nay Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên<br />
vẫn chưa được tiến hành thường quy ở nhiều cứu, mẫu tối thiểu là 341 thai phụ với p = 0,08(13).<br />
phòng khám thai trong cả nước, trong đó có<br />
Một số định nghĩa<br />
Long An, vấn đề ĐTĐTK vẫn còn bỏ ngỏ. Theo<br />
ĐTĐTK: khi thai phụ được thực hiện nghiệm<br />
số liệu 6 tháng đầu năm 2017 của bệnh viện Đa<br />
pháp dung nạp 75g glucose (NPDNĐ) có ít nhất<br />
khoa Long An, tại phòng khám thai có 2.778 thai<br />
1 giá trị dương tính theo tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
phụ, trong đó tuổi thai từ 24-28 tuần là 512<br />
của ADA 2011, 2017(2,3).<br />
người (trung bình mỗi ngày có khoảng 4 người);<br />
Thời điểm lấy mẫu Ngưỡng giá trị chẩn đoán<br />
tổng số sanh là 3246 ca trong đó tổng số thai nhi<br />
Lúc đói > 92mg/dl (5,1 mmol/l)<br />
≥ 3500g là 1321 ca (40,7%) trong đó ≥ 4000g là 68<br />
1 giờ > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)<br />
ca (2,1%); tiền sản giật là 75 ca (2,3%); sanh non 2 giờ > 153mg/dl (8,5 mmol/l)<br />
93 ca (3%) và thai lưu 154 ca (5%)… Xuất phát từ<br />
Biến số nghiên cứu<br />
những thực tế trên, nghiên cứu này được thực<br />
hiện nhằm bước đầu xây dựng quy trình tầm Tiển sử đẻ con to: trong tiền sử có ít nhất 1<br />
sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa lần đẻ con > 4000g.<br />
Long An giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các kết Tiền sử ĐTĐTK: những trường hợp không<br />
cục xấu cho thai phụ và thai nhi. được làm được xếp vào nhóm không biết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu Tiền sử ĐTĐ gia đình: khi bố, mẹ hay anh<br />
chị em ruột đang mắc ĐTĐ đang điều trị.<br />
Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ<br />
nữ mang thai từ tuần 24 – 28. Chỉ số BMI trước mang thai: theo khuyến<br />
cáo của tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu<br />
Xác định một số yếu tố liên quan đến đái<br />
vực Châu Á - Thái Bình Dương tháng 2/2000,<br />
tháo đường thai kỳ.<br />
thừa cân, béo phì khi BMI ≥ 23(4).<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
Tăng cân nhanh trong thai kỳ lần nầy: được Đặc điểm thai phụ N(404) Tỷ lệ (%)<br />
đánh giá dựa theo khuyến cáo chi tiết về mức BMI<br />
Nhẹ cân, bình thường 314 77,7<br />
tăng cân cho phép của các thai phụ tùy theo<br />
Thừa cân, béo phì 90 22,3<br />
từng phân loại BMI khác nhau của Viện Y khoa<br />
Trong 404 thai phụ có 82,7% thai phụ < 35<br />
Hoa Kỳ năm 2009.<br />
tuổi, 77,5% thai có trình độ văn hóa chỉ đến cấp 3<br />
Thừa năng lượng tổng và thừa khối lượng<br />
và 22,3 % thai phụ thừa cân, béo phì.<br />
các thành phần Protid, Glucid, Lipid: khi hiệu số<br />
của tổng năng lượng và khối lượng các thành Tỷ lệ ĐTĐTK<br />
phần trong thực đơn thực tế cao hơn thực đơn lý Tỷ lệ ĐTĐTK chung<br />
tưởng >10%. Trong 404 thai phụ tham gia nghiên cứu có<br />
Năng lượng tổng và khối lượng các thành 62 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu<br />
phần Protid, Glucid, Lipid trong khẩu phần ăn chuẩn ADA 2011, chiếm tỷ lệ 15,35%<br />
lý tưởng cho thai phụ ĐTĐTK: được tính theo Tỷ lệ ĐTĐTK theo yếu tố nguy cơ (YTNC)<br />
Hướng dẫn của Bộ Y tế(5).<br />
Năng lượng tổng, khối lượng các thành phần<br />
Protid, Glucid, Lipid của thực đơn thực tế từng<br />
ngày: là giá trị trung bình của nhật ký bữa ăn<br />
của 3 ngày liên tiếp trước khi thực hiện NPDNĐ,<br />
được tính bằng phần mềm Eiyokun dành cho<br />
người Việt Nam.<br />
Nhóm nguy cơ là nhóm có ít nhất một<br />
trong các yếu tố sau: béo phì, tiền sử rối loạn<br />
dung nạp đường, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, tiền<br />
sử sanh con to.<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ ĐTĐTK của nhóm có YTNC và<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU không có YTNC<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Trong nhóm có YTNC (241) có 50 thai phụ<br />
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ĐTĐTK (20,75%), trong nhóm không có YTNC<br />
Đặc điểm thai phụ N(404) Tỷ lệ (%) (163) có 12 thai phụ ĐTĐTK (7,36%) (Biểu đồ 2).<br />
Tuổi Tuổi trung bình: 29,51<br />
Bảng 2. Các trường hợp ĐTĐTK được chẩn đoán<br />
126mg/dl.<br />
<br />
<br />
248 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
G1 và/hoặc G2 cao: chiếm 98,4% các trường Phân tích đơn biến<br />
hợp, trong đó cao cả hai chỉ số là 33 trường hợp Tiền sử gia đình, tiền sử sanh con to và<br />
chiếm 53,3%, G1 hoặc G2 cao riêng lẻ là 14 đường niệu dương tính liên quan có ý nghĩa<br />
trường hợp chiếm 22,6%. thống kê đến ĐTĐTK với p < 0,05 (Bảng 3).<br />
Sự liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và đái<br />
tháo đường thai kỳ<br />
Bảng 3: Sự liên quan giữa tiền sử, thai kỳ hiện tại và ĐTĐTK<br />
ĐTĐTK<br />
Các yếu tố P OR KTC<br />
Có n=62 Không n=342<br />
Tiền sử gia đình<br />
Có 17 (28,8) 42 (71,2) 0,002 2,67 1,32-5,32<br />
Không 45 (13) 300 (87)<br />
Tiền sử đẻ con to<br />
Có 12 (38,7) 19 (61,3) < 0,001 4,08 1,68-9,45<br />
Không 50 (13,4) 323 (86,6)<br />
Tiềnsử ĐTĐTK 0 0 - - -<br />
BMI trước có thai<br />
Thừa cân, béo phì 19 (21,1) 71 (78,9) 0,085 1,86 0,87-3,17<br />
Không thừa cân 43 (13,7) 271 (86,3)<br />
Tăng cân nhanh<br />
Có 35 (15,8) 186 (84,2) 0,781 1,08 0,61-3,94<br />
Không 27 (14,8) 156 (85,2)<br />
Bảng 4: Sự liên quan giữa chế độ ăn và ĐTĐTTK<br />
Đái tháo đường thai kỳ<br />
Chế độ ăn P OR KTC<br />
Có n=62 Không n=342<br />
Thừa năng lượng<br />
Có 46 (25,3) 136 (74,7)