Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ỨNG DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT<br />
ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG<br />
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH<br />
Thái Thị Thùy Linh*, Lê Thị Tuyết Lan**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với những tác động có<br />
thật trên cuộc sống của bệnh nhân. Theo các hướng dẫn điều trị, cách tiếp cận chung để quản lý BPTNMT cần<br />
chú trọng cải thiện chất lượng cuốc sống. Cho dù các hướng dẫn điều trị luôn ủng hộ cho việc sử dụng hô hấp ký<br />
để xác định mức độ nặng của BPTNMT. Nhưng hô hấp ký đơn thuần không đánh giá được tác động của<br />
BPTNMT và hô hấp ký cũng không sẵn có tại các cơ sở y tế đặc biệt tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu.<br />
Bảng câu hỏi đánh giá tác động của BPTNMT (CAT) là bảng câu hỏi bao gồm những vấn đề cốt lõi liên quan<br />
đến tác động của bệnh lý này và có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân ở mọi nơi và có những đặc tính đo lường tốt,<br />
đặc biệt phiên bản tiếng Việt cũng đã được dịch và kiểm định ban đầu tại Việt nam. Những quan sát này cho thấy<br />
tiềm năng ứng dụng của bảng câu hỏi CAT trong việc đánh chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân BPTNMT.<br />
Mục tiêu: Áp dụng bảng câu hỏi CAT phiên bản tiếng Việt để đánh giá chất lượng cuộc sống và tác động<br />
của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khám tại phòng khám hô hấp- BV Đại Học Y Dược TPHCM và Bệnh viện<br />
Triều An.<br />
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu kiểm định cắt ngang với 1 lần khám duy nhất có<br />
sử dụng bộ câu hỏi CAT(bệnh nhân tự trả lời) để đánh giá chất lượng cuộc sống và tác động của bệnh COPD.<br />
100 bệnh nhân được chẩn đoán xác định COPD dựa trên tiêu chuẩn của GOLD tuổi từ 40. Tất cả bệnh nhân<br />
đều được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, ghi nhận lại kết quả chụp Xquang phổi, đo hô hấp ký và hoàn thành bộ câu<br />
hỏi CAT, SGRQ, MRC.<br />
Kết quả: Có mối tương quan giữa bộ câu hỏi CAT với thang đo SGRQ, MRC, FEV1.<br />
Kết luận: Bộ câu hỏi CAT rất hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mãn tính. CAT là một bảng câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, bệnh nhân có thể tự làm để đánh giá tình trạng<br />
sức khỏe của họ và tác động của BPTNMT. Điều này sẽ giúp cho Bs lâm sàng có thêm công cụ hữu hiệu trong<br />
công tác điều trị và quản lý bệnh nhân COPD.<br />
Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức<br />
khỏe, bảng câu hỏi đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION OF CAT QUESTIONNAIRE- VIETNAMESE VERSIONTO ASSESS QUALITY OF LIFE<br />
OF PATIENTS WITH COPD<br />
Thai Thi Thuy Linh, Le Thi Tuyet Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 33 - 38<br />
Introduction: Chronic obstructive pulmonary disease (BPTNMT) is a serious health issue with real impact<br />
on the patient’s life. Under the guidelines, the general approach to manage COPD should focus to improve the<br />
<br />
<br />
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Triều An<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Thái Thị Thùy Linh.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ môn Sinh lý, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM<br />
ĐT: 0903344416 E-mail: thththlinh@hcm.fpt.vn.<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
quality of life. Although treatment guidelines support the usage of spirometry to determine the severity of COPD.<br />
However, spirometry is not the measure for assessing the impact of COPD as well as not available at the health<br />
facilities especially in primary health care centers. The questionnaire evaluated the impact of COPD(CAT) is a<br />
questionnaire including the core items that related with the impacts of this disease and can be applied to all<br />
patients in all places and there are special good measurement properties, particularly the Vietnamese version has<br />
been translated and pilot tested in Vietnam. These observations show the potential application of CAT<br />
questionnaires in measuring quality of life in patients with COPD in daily practice.<br />
Objective: Evaluate the quality of life and the impact of COPD in patients with COPD at the clinicUniversity of Medicine Center and Trieu An Hospital by CAT- Vietnamese version.<br />
Subjects: This is a cross-sectional study that conduct with a single visit that uses the CAT question(selfanswered) to evaluate the quality of life and impact of COPD. 100 patients were diagnosed with COPD based on<br />
GOLD criteria with the age of 40 and above. Patient’s history with results of X-ray, spirometry and completed<br />
questionnaires CAT, SGRQ, MRC.<br />
Results: There are correlation between the CAT question with SGRQ scale, MRC, FEV1.<br />
Conclusion: The CAT questionnaire is effective in assessing the quality of life in patients with chronic<br />
obstructive pulmonary disease. CAT is a brief, simple questionnaire that the patient can do by themselves to assess<br />
their health status and the general impact of COPD. This helps clinical physicians having more effective tool in<br />
the treatment and management of patients with COPD.<br />
Keywords: chronic obstructive pulmonary disease, quality of life, quality of life related to health,<br />
questionnaire assessment of chronic obstructive pulmonary disease.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) đã<br />
được định nghĩa như là một bệnh có thể điều trị<br />
được và ngăn ngừa được, bệnh có những tác<br />
động đáng kể ngoài phổi mà những tác động<br />
này có thể góp phần vào độ nặng của những<br />
bệnh nhân riêng rẽ. BPTNMT là mối quan ngại<br />
sức khỏe nghiêm trọng, với những tác động có<br />
thật trên cuộc sống của bệnh nhân. Theo các<br />
hướng dẫn điều trị, cách tiếp cận chung để quản<br />
lý BPTNMT cần chú trọng cải thiện chất lượng<br />
cuộc sống(1). Tuy nhiên nhiều bệnh nhân<br />
BPTNMT sẽ bị suy giảm chất lượng cuộc sống<br />
liên quan đến sức khỏe (CLCS-SK) một cách<br />
đáng kể nếu không được phát hiện và điều trị<br />
đúng đắn(5).Cho dù các hướng dẫn điều trị luôn<br />
ủng hộ cho việc sử dụng hô hấp ký để xác định<br />
mức độ nặng của BPTNMT(2). Nhưng hô hấp ký<br />
đơn thuần không đánh giá được một cách tổng<br />
thể về tình trạng của BPTNMT và nó không sẵn<br />
có đặc biệt tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe<br />
ban đầu.<br />
<br />
34<br />
<br />
Bảng câu hỏi đánh giá tác động của<br />
BPTNMT (CAT) được phát triển gần đây là một<br />
bảng câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, bệnh nhân có<br />
thể tự làm để đánh giá tình trạng của bệnh nhân<br />
và tác động chung của BPTNMT và nhằm cải<br />
thiện sự giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân.<br />
Bảng câu hỏi này đã được phát triển với sự<br />
đóng góp đáng kể của bệnh nhân. Đây là bảng<br />
câu hỏi bao gồm những vấn đề cốt lõi mà những<br />
vấn đề này được xem là đáng tin cậy. Bởi vì<br />
CAT được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của<br />
BPTNMT lên CLCS nên nó có liên quan tốt hơn<br />
các thang đo CLCS-SK như Clinical COPD<br />
Questionnnaire (CCQ), thang khó thở MRC<br />
(Medical Research Council), St George’s, test đi<br />
bộ 6 phút. Vì thế CAT được phát triển gần đây<br />
là một bảng câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, bệnh<br />
nhân có thể tự làm để đánh giá tình trạng của<br />
bệnh nhân và tác động chung của COPD và<br />
nhằm cải thiện sự giao tiếp giữa thầy thuốc và<br />
bệnh nhân.<br />
Chất lượng cuộc sống được định nghĩa như<br />
là nhận thức của mỗi cá thể về vị trí của họ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
trong cuộc sống về mặt văn hóa và hệ thống giá<br />
trị(6). Do đó, người ta đã chứng minh rằng mức<br />
độ hiểu biết bảng câu hỏi có thể chịu tác động<br />
của ngôn ngữ và chủng tộc(3,4). Vì thế chúng tôi<br />
thực hiện nghiên cứu này để đánh giá tiềm năng<br />
của bảng câu hỏi CAT trong việc đánh chất<br />
lượng cuộc sống của BPTNMT tại Phòng Khám<br />
Hô Hấp-Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM và<br />
Bệnh Viện Triều An TPHCM. Đây là một bước<br />
quan trọng để CAT là một công cụ hữu ích<br />
trong thực hành cho các bác sĩ và bệnh nhân<br />
BPTNMT.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang với 100 bệnh nhân<br />
tuổi từ 40 trở lên đến khám và điều trị BPTNMT<br />
tại phòng Khám Hô Hấp-Bệnh Viện Đại Học Y<br />
Dược TPHCM và Bệnh Viện Triều An từ tháng 8<br />
năm 2010 đến tháng 5 năm 2011.<br />
Các đối tượng tham gia nghiên cứu phải ký<br />
và ghi ngày ký vào bản đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Nam hoặc nữ.<br />
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được<br />
chẩn đoán BPTNMT trong ít nhất 6 tháng trước<br />
đây(Theo tiêu chuẩn của GOLD).<br />
Những người đang hút thuốc lá hoặc đã<br />
từng hút thuốc lá với tiền sử 10 gói/năm.<br />
Phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm<br />
thống kê STATA phiên bản 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm<br />
sàng, chụp phim phổi, làm hô hấp ký. Tất cả<br />
bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu<br />
sẽ tự điền vào bộ câu hỏi CAT phiên bản tiếng<br />
Việt. Đây là thang đo chuyên biệt để đánh giá<br />
tình trạng sức khỏe của BPTNMT. 8 câu hỏi<br />
được khảo sát trong thang đo này bao gồm các<br />
vấn đề về tình trạng ho, khạc đàm, khó thở,<br />
nặng ngực, hoạt động, giao tiếp xã hội, giấc<br />
ngủ, sức khỏe.Mỗi câu hỏi sẽ có thang điểm từ 0<br />
đến 5.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
0 = không ảnh hưởng.<br />
Điểm trung bình tổng thể được tính bằng<br />
cách cộng lại điểm của 8 câu hỏi. Điểm TB tổng<br />
thể càng thấp nghĩa là CLCS càng tốt. Tổng<br />
điểm được phân làm 4 loại:<br />
* < 10 điểm: Ảnh hưởng nhẹ: COPD gây vài<br />
vấn đề và ngăn BN làm 1-2 việc họ muốn làm.<br />
* 10-20 điểm: Ảnh hưởng vừa: BPTNMT là<br />
một trong các vấn đề quan trọng nhất BN có.<br />
* 21-30 điểm: Ảnh hưởng nặng: BPTNMT<br />
ngăn BN làm hầu hết các việc họ muốn.<br />
Khó thở khi đi lại xung quanh nhà, khi thay<br />
quần áo, khó thở cả khi nói.<br />
Mệt, mất ngủ về đêm vì ho, nặng ngực.<br />
Sợ tập thể dục và mọi việc dường như là quá<br />
sức.<br />
Sợ hãi, hoảng loạn, bất lực không thể kiểm<br />
soát được bệnh.<br />
* 31-40 điểm: Ảnh hưởng rất nặng: BPTNMT<br />
ngăn BN làm tất cả mọi việc mà họ muốn.<br />
Thay đổi điểm số CAT = 2 điểm là thay<br />
đổi có ý nghĩa lâm sàng, cần xem xét lại điều<br />
trị hiện tại.<br />
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân đến đến<br />
khám và điều trị BPTNMT tại phòng Khám Hô<br />
hấp-Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh<br />
viện Triều An từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5<br />
năm 2011. Chúng tôi ghi nhận được:<br />
Giới và tuổi: 100% là nam giới với tuổi trung<br />
bình là 68,95.<br />
Trị số BMI trung bình là 19,65; Thời gian bị<br />
BPTNMT là 31,78.<br />
Điểm CAT:<br />
Tổng điểm trung bình của CAT là 17,59. Giá<br />
trị nhỏ nhất là 5, điểm CAT tối đa là 35.<br />
Giai đoạn COPD:<br />
Giai đoạn I,II, III, IV của COPD theo GOLD<br />
chiếm tỷ lệ lần lượt là 1%, 30%, 46%, 23%.<br />
Thang khó thở MRC:<br />
<br />
5 = ảnh hưởng nặng nề.<br />
<br />
Các mức độ khó thở theo MRC I, II, III, IV, V<br />
lần lượt là 3%, 16%, 34%, 44%, 3%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
35<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chất gây ra khó thở hoặc bị giới hạn vì khó thở<br />
của SGRQ càng cao và ngược lại.<br />
Töông quan cuûa CAT vôùi laõnh vöïc hoaït ñoäng<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
Toång ñieåm CAT<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
Toång ñieåm laõnh vöïc hoaït ñoäng<br />
40<br />
60<br />
80<br />
100<br />
<br />
40<br />
<br />
Toång ñieåm CAT<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
Mối tương quan của CAT với SGRQ<br />
<br />
20<br />
Toå ng ñieåm CAT<br />
y<br />
<br />
40<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
Toång ñieåm laõnh vöïc aûnh höôûng<br />
20<br />
40<br />
60<br />
<br />
Töông quan cuûa CAT vôùi laõnh vöïc aûnh höôûng<br />
<br />
0<br />
<br />
Tương quan của CAT với điểm tần suất và độ<br />
nặng của các triệu chứng hô hấp<br />
Có mối tương quan trung bình giữa lãnh<br />
vực triệu chứng của thang đo SGRQ với CAT,<br />
với giá trị r là 0,37. Sự tương quan này rất có ý<br />
nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05. Tương quan ở<br />
đây là tương quan thuận, nghĩa là điểm CAT<br />
càng cao thì điểm tần suất và độ nặng của các<br />
triệu chứng hô hấp của SRRQ càng cao và<br />
ngược lại.<br />
<br />
30<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
Toå ng ñieåm CAT<br />
z<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
0<br />
<br />
Toång ñieåm laõnh vöïc trieäu chöùng<br />
20<br />
40<br />
60<br />
80<br />
100<br />
<br />
Töông quan cuûa CAT vôùi laõnh vöïc trieäu chöùng cuûa SGRQ<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
Toång ñieåm CAT<br />
x<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
Tương quan của CAT với lãnh vực những hoạt<br />
động thể chất gây ra khó thở hoặc bị giới hạn<br />
vì khó thở<br />
Có mối tương quan trung bình giữa lãnh<br />
vực hoạt động của thang đo SGRQ với CAT, với<br />
giá trị r là 0,37. Sự tương quan này rất có ý nghĩa<br />
thống kê với giá trị p là 0,0002. Tương quan ở<br />
đây là tương quan thuận, nghĩa là điểm CAT<br />
càng cao thì điểm lãnh vực những hoạt động thể<br />
<br />
36<br />
<br />
Tương quan của CAT với lãnh vực của<br />
BPTNMT đến việc làm, địa vị của người bệnh<br />
trong gia đình, xã hội cũng như mức độ hội<br />
nhập xã hội của người bệnh: Có mối tương quan<br />
trung bình giữa lãnh vực hoạt động của thang<br />
đo SGRQ với CAT, với giá trị r là 0,37. Sự tương<br />
quan này rất có ý nghĩa thống kê với giá trị p là<br />
0,0002.<br />
Tương quan ở đây là tương quan thuận,<br />
nghĩa là điểm CAT càng cao thì điểm lãnh vực<br />
ảnh hưởng của SGRQ càng cao và ngược lại.<br />
<br />
Tương quan của CAT với điểm tổng thể của<br />
SGRQ<br />
Có mối tương quan mạnh giữa CAT với<br />
tổng điểm CLCS-SK của SGRQ, với giá trị r là<br />
0,5. Sự tương quan này rất có ý nghĩa thống kê<br />
với giá trị p < 0,0001.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Ñieåm toång theå cuûa SGRQ<br />
.2<br />
.4<br />
.6<br />
<br />
.8<br />
<br />
Töông quan cuûa CAT vôùi ñieåm toång theå cuûa SGRQ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bình. Các tương quan ở đây là tương quan<br />
nghịch, nghĩa là điểm CAT càng cao thì thang<br />
điểm khó thở MRC càng thấp và ngược lại.<br />
<br />
0<br />
<br />
Thang ñieåm khoù thôû MRC<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Töông quan cuûa CAT vôùi thang ñieåm khoù thôû MRC<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
Toån g ñieå m CAT<br />
<br />
40<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
1<br />
<br />
t<br />
<br />
30<br />
<br />
Các tương quan ở đây là tương quan thuận,<br />
nghĩa là điểm CAT càng cao thì điểm tổng thể<br />
của SGRQ càng cao và ngược lại.<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
Toång ñieåm CAT<br />
<br />
kho tho theo MRC<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
Tương quan của CAT với giá trị FEV1<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Tương quan giữa % FEV1 so với dự đoán với<br />
tổng điểm CAT<br />
Có sự tương quan giữa % FEV1 so với dự<br />
đoán với điểm CAT(p < 0,05). Các tương quan ở<br />
đây là tương quan nghịch, nghĩa là điểm CAT<br />
càng cao thì % FEV1 so với dự đoán càng thấp và<br />
ngược lại. Nói cách khác, bệnh nhân với %FEV1<br />
so với dự đoán cao có CLCS-SK tốt hơn bệnh<br />
nhân với %FEV1 so với dự đoán thấp. Mặc dù có<br />
ý nghĩa thống kê, nhưng vì hệ số tương quan r<br />
là 0,21 nên mức tương quan ở đây được xác<br />
đinh là yếu.<br />
<br />
- Có sự tương quan trung bình giữa thang<br />
điểm CAT với thang đo SGRQ, thang khó thở<br />
MRC.<br />
<br />
% FEV1 so vôùi döï ñoaù n<br />
40<br />
60<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
Töông quan giöõa % FEV1 so vôùi döï ñoaùn vôùi CAT<br />
<br />
- Có sự tương quan giữa thang điểm CAT<br />
với giá trị FEV1 nhưng chỉ ở mức yếu.<br />
- Thang điểm CAT khá đơn giản, từ ngữ dễ<br />
hiểu, có thể đánh giá được tổng thể chất lượng<br />
cuộc sống của bệnh nhân BPTNMT.<br />
<br />
ĐỀ XUẤT<br />
Đây là bảng câu hỏi bao gồm những vấn<br />
đề cốt lõi mà những vấn đề này được xem là<br />
đáng tin cậy và có thể áp dụng cho mọi bệnh<br />
nhân ở mọi nơi và có những đặc tính đo<br />
lường tốt. Những quan sát này cho thấy tiềm<br />
năng của bảng câu hỏi CAT trong việc đánh<br />
giá nguy cơ cơn kịch phát có giá trị trên lâm<br />
sàng. Vì thế nên áp dụng bộ câu hỏi CAT để<br />
tiên đoán cơn kịch phát.<br />
<br />
20<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
Toån g ñieåm CAT<br />
an truoc<br />
Fitted values<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
Tương quan của CAT với thang điểm khó thở<br />
MRC<br />
Có sự tương quan giữa thang điểm khó thở<br />
MRC với điểm CAT (p < 0,05). Do hệ số tương<br />
quan r là 0,31 nên sự tương quan ở mức trung<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
1.<br />
<br />
Fitted values<br />
<br />
GOLD (2010). Global Initiative for Chronic Obstructive<br />
Lung Disease. Executive Summary: Global strategy for the<br />
diagnosis, management, and prevention of chronic<br />
obstructive<br />
pulmonary<br />
disease,<br />
<br />
http://www.gold.copd.org.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Jones PW, Harding G, Wiklund I, Berry P, Leidy N (2009).<br />
Improving the process and outcome of care in COPD:<br />
development of a standardized assessment tool. Prim Care<br />
Respir J, 18: 208-15.<br />
McGee H, O’Boyle CA, Hickey A, P’Malley K, Joyce CRB<br />
(1991). Assessing the quality of life of the individual: The<br />
<br />
37<br />
<br />