Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG SÓNG TÍCH HỢP<br />
VẬT LIỆU NỀN SIW ĐỂ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO<br />
BỘ LỌC THÔNG DẢI CHO ĐÀI RA ĐA BĂNG S<br />
Võ Văn Phúc1*, Dương Tuấn Việt1, Nguyễn Văn Hạnh1<br />
Trần Thị Trâm1, Đinh Văn Trường1, Lê Thị Trang2, Cao Văn Vũ1<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp thiết kế và chế tạo bộ lọc thông dải<br />
kiểu ống sóng tích hợp chất nền nửa chế độ (HMSIW) ứng dụng trong đài ra đa<br />
băng S. Bộ lọc thông dải được mô phỏng bằng phần mềm HFSS và được gia công<br />
chế tạo với dạng mạch in tiêu chuẩn 1 lớp. Các kết quả đo được thực tế phù hợp với<br />
kết quả mô phỏng. Bộ lọc có các tham số thỏa mãn các tham số đặt ra ban đầu.<br />
Từ khóa: Bộ lọc thông dải (BPF); Ống sóng tích hợp vật liệu nền (SIW); Ống sóng tích hợp chất nền nửa chế<br />
độ (HMSIW); Mạch in (PCB).<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hệ thống thu phát của các thiết bị vô tuyến điện tử nói chung và ra đa nói riêng<br />
các bộ lọc đóng vai trò hết sức quan trọng trong đường truyền tín hiệu từ anten cho tới hệ<br />
thống xử lý tín hiệu. Hiện nay, các hệ thống ra đa thế hệ mới, hệ thống truyền thông số dải<br />
sóng cm, mm và các hệ thống siêu cao tần hiện đại đã được phát triển một cách nhanh<br />
chóng, chúng đòi hỏi các công nghệ mới có hiệu quả về chi phí, có khả năng tích hợp cao<br />
và cải thiện hiệu suất. Một trong những thành phần chính của các hệ thống đó là bộ lọc,<br />
tuy nhiên hầu như chúng đều khó tích hợp với các mạch phẳng khác hoặc chúng có cấu<br />
trúc phức tạp và được nhập ngoại dưới dạng mô đun hoặc tích hợp vào các hệ thống thu<br />
phát. Vì vậy, để tiếp cận được với công nghệ mới mà vẫn đảm bảo được đầy đủ các tính<br />
năng của nó thì cần phải đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo các bộ lọc siêu cao tần hiệu<br />
suất cao ứng dụng trong thực tế hiện nay.<br />
Trong thời gian qua, bộ lọc ứng dụng công nghệ tích hợp chất nền (SIW) trong đó có<br />
dạng bộ lọc kiểu ống sóng tích hợp chất nền nửa chế độ (HMSIW) đã thu hút rất nhiều sự<br />
chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học do kế thừa lợi thế của ống dẫn hình chữ nhật như<br />
hệ số Q cao, tổn hao thấp, và khả năng chịu đựng công suất cao trong khi lại có những ưu<br />
điểm riêng như: độ rộng dải thông rộng, kích thước nhỏ gọn, tổn hao thấp, chi phí hợp lý,<br />
sử dụng công nghệ mạch in PCB thông thường để chế tạo [1..5].<br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp thiết kế và chế tạo bộ lọc thông dải<br />
kiểu ống sóng tích hợp chất nền nửa chế độ (HMSIW) ứng dụng trong đài ra đa băng S.<br />
Bộ lọc có khả năng điều chỉnh linh hoạt về dải tần hoạt động. Bộ lọc được mô phỏng bằng<br />
phần mềm HFSS và được gia công chế tạo với dạng mạch in tiêu chuẩn 1 lớp.<br />
2. TỔNG QUAN VỀ SIW VÀ HMSIW<br />
Công nghệ ống sóng tích hợp vật liệu nền (SIW) đã và đang phát triển mạnh vì những<br />
ứng dụng của nó trong thực tế. Các ứng dụng của nó có thể kể đến đó là các ứng dụng trong<br />
các lĩnh vực như truyền thông, ra đa, cảm biến hình ảnh và các thiết bị y sinh [6], [7].<br />
SIW có nhiều dạng hình học khác nhau, có thể là dạng chữ nhật hoặc hình tròn. SIW<br />
dạng chữ nhật là cấu trúc phẳng được tạo ra bằng cách sử dụng hai hàng lỗ mã kim loại có<br />
chu kỳ để nối mặt phẳng kim loại ở trên và dưới của lớp điện môi như biểu thị trong Hình 1<br />
dưới đây.<br />
Các tham số được hiển thị ở trên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế SIW: s là<br />
khoảng cách giữa các lỗ, d là đường kính của lỗ, h là chiều dày của chất nền, εr là hằng số<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 113<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
điện môi của chất nền, W là khoảng cách từ tâm đến tâm giữa hai hàng lỗ và Weff , Leff là<br />
chiều rộng và chiều dài của ống dẫn sóng kim loại lấp đầy điện môi [12].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc SIW chữ nhật<br />
Nếu gọi Wcon là chiều rộng của ống dẫn sóng (ODS) kim loại thông thường và εcon = 1<br />
thì công thức tính chiều rộng của ODS lấp đầy điện môi tương đương là [13]:<br />
Wcon<br />
Weff = (1)<br />
r<br />
Đối với chế độ TE101, kích thước của SIW chữ nhật có thể xác định được bằng tần số<br />
cộng hưởng tương ứng [14]:<br />
<br />
c 1 2 1 2<br />
f (TE101 ) ( ) ( ) (2)<br />
2 r Weff Leff<br />
Đường kính d và khoảng cách s của lỗ phải được chọn sao cho không có sự rò rỉ bức xạ<br />
[15]. Do đó, khoảng cách giữa các lỗ phải lớn hơn đường kính của lỗ, vì vậy, cấu trúc có<br />
thể thực hiện được khi:<br />
s>d (3)<br />
và s ≤ 2d (4)<br />
Do SIW là cấu trúc dẫn sóng định kỳ, nên hiện tượng dải chắn điện từ có thể xuất hiện<br />
vì vậy cần tránh điều này trong dải thông ống dẫn sóng cần quan tâm. Vì vậy cần sử dụng<br />
điều kiện sau đây để tránh các hiệu ứng dải chắn trong băng thông hoạt động:<br />
1<br />
s< λc (5)<br />
4<br />
Một điều kiện không cần thiết nhưng cũng là mong muốn đối với quá trình gia công là<br />
giảm thiểu số lượng lỗ vì thời gian sản xuất tỉ lệ với số lượng của chúng:<br />
1<br />
s> λc (6)<br />
20<br />
Khoảng cách từ tâm đến tâm giữa các lỗ của cả hai hàng W có thể được tính bằng cách<br />
sử dụng một trong những quan hệ phổ biến nhất và được biểu thị trong biểu thức sau [11]:<br />
d2<br />
Weff W (7)<br />
0.95s<br />
Quan hệ này được chuẩn hóa lại như sau:<br />
d2 d2<br />
Weff W 1.08 0.1 (8)<br />
s W<br />
<br />
114 V. V. Phúc, …, C. V. Vũ, “Ứng dụng công nghệ ống sóng … cho đài ra đa băng S.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các công thức từ (1) đến (8) sẽ là cơ sở cho các thiết kế các phần tử siêu cao tần sử<br />
dụng cấu trúc SIW chữ nhật.<br />
Ống sóng tích hợp chất nền nửa chế độ HMSIW là một cấu trúc mới mà cấu trúc sóng<br />
được lan truyền theo dạng mặt phẳng, nó vẫn giữ được các ưu điểm của SIW nhưng kích<br />
thước giảm đi bằng một nửa, như được biểu diễn trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô tả hình dạng và chế độ sóng của SIW và HMSIW.<br />
Ta thấy trên hình 2, HMSIW được thực hiện bằng cách tạo một hàng lỗ mạ kim loại<br />
trên bề mặt chất nền tổn hao thấp với lớp phủ kim loại trên toàn bộ kích thước bằng một<br />
nửa của cấu trúc SIW và chế độ hoạt động chỉ là một nửa chế độ TE10 [8], [9]. Đặc tính<br />
truyền sóng tương tự như SIW nhưng có kích thước đóng gói nhỏ gọn hơn.<br />
3. THIẾT KẾ BỘ LỌC THÔNG DẢI BĂNG S DẠNG ỐNG SÓNG TÍCH HỢP<br />
VẬT LIỆU NỀN NỬA CHẾ ĐỘ - HMSIW<br />
Cấu trúc bộ lọc thông dải HMSIW ở băng S được thiết kế dựa trên mô hình thể hiện<br />
trên hình 3. Bộ lọc HMSIW bao gồm 4 mắt lọc. Việc ghép giữa các phần cộng hưởng<br />
HMSIW bên trong và ghép ngoài giữa phần cộng hưởng HMSIW với đầu vào và đầu ra<br />
được kiểm soát bởi các khe ngang, bộ lọc thông dải (BPF) được thiết kế và mô phỏng trên<br />
phần mềm HFSS và được chế tạo bằng công nghệ mạch PCB. Đường mạch dải kết nối<br />
trực tiếp với bộ lọc HMSIW ở các vị trí khác nhau thể hiện rõ ưu điểm của việc thiết kế<br />
nhỏ gọn. Cuối cùng, kết quả mô phỏng và kết quả đo kiểm sẽ cho thấy những đặc tính của<br />
bộ lọc thiết kế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Cấu trúc của bộ lọc thông dải HMSIW.<br />
a. Các bộ cộng hưởng HMSIW và ghép ngoài<br />
Hình 4 đưa ra mô hình 1 bộ cộng hưởng, mỗi bộ cộng hưởng được tạo thành bởi một<br />
phần của HMSIW, và có thể xem như là một bộ cộng hưởng chế độ truyền dẫn nửa TE10.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 115<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Tần số cộng hưởng của bộ cộng hưởng thu được chính xác bằng cách sử dụng phần mềm<br />
mô phỏng HFSS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Bộ cộng hưởng HMSIW.<br />
Các mối ghép bên ngoài sẽ tác động đến tổn hao và độ nhấp nhô của bộ lọc thông dải<br />
nhiều cực. Các mối ghép bên ngoài này có thể xem xét bằng cách mô phỏng một bộ cộng<br />
hưởng đơn HMSIW với một đường mạch dải. Sơ đồ ghép nối sẽ đưa ra các mong muốn<br />
cho đầu vào và đầu ra có thể đạt được bằng cách thực hiện các phân tích trên một bộ cộng<br />
hưởng đơn [10].<br />
b. Ghép nối tiếp cộng hưởng<br />
Độ ghép giữa các bộ cộng hưởng được điều khiển chủ yếu dựa trên chiều dài và chiều<br />
rộng của các bộ cộng hưởng thành phần. Khi các bộ cộng hưởng kết hợp với nhau, bằng<br />
việc thay đổi các tham số của các bộ cộng hưởng thành phần sử dụng phần mềm mô phỏng<br />
HFSS chúng ta sẽ tìm được tần số trung tâm và tham số tán xạ của bộ lọc.<br />
c. Thiết kế bộ lọc<br />
Việc xây dựng các tham số bộ lọc thông dải băng S dựa vào tham chiếu các tham số<br />
của bộ lọc thông dải nằm ở modul thu – phát của đài ra đa LM2288.<br />
Trong hệ thống thu phát (TRG RF) của đài Ra đa ELM-2288ER có rất nhiều bộ lọc<br />
khác nhau, các bộ lọc này đảm bảo chức năng tách hoặc loại bỏ các tần số ở dải tần mong<br />
muốn trên một dải, chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thu<br />
- phát tín hiệu nhằm đáp ứng các chức năng chiến - kỹ thuật của toàn bộ hệ thống.<br />
Như trình bày trên hình 5, bộ lọc thông dải BPF cao tần nằm ở modul thu – phát cao<br />
tần TR CARD của đài Ra đa ELM-2288ER, nó đảm bảo chức năng lọc các tần số thu<br />
trong dải tần 2900MHz đến 3400MHz.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ khối modul thu – phát cao tần của đài Ra đa ELM-2288ER.<br />
Bài toán thiết kế bộ lọc băng tần S dựa trên cấu trúc HMSIW được thực hiện với các<br />
tham số kỹ thuật theo bảng 1.<br />
Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ lọc băng S dựa trên cấu trúc HMSIW.<br />
TT Tham số kỹ thuật Ký hiệu Đơn vị Tham chiếu Yêu cầu<br />
1 Tần số trung tâm f0 MHz 3150 3150<br />
<br />
<br />
116 V. V. Phúc, …, C. V. Vũ, “Ứng dụng công nghệ ống sóng … cho đài ra đa băng S.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2 Dải thông (@ -3dB) ∆f MHz 500±25 500±25<br />
3 Suy hao trong dải L dB 2 2<br />
4 Độ chắn ngoài dải Kca dB 30 30<br />
@ f0±1,5∆f<br />
5 Độ nhấp nhô bộ lọc R dB 0,5 0,5<br />
6 Trở kháng vào - ra Z 50 50<br />
7 Hệ số sóng đứng VSWR 1,5 1,5<br />
Thiết kế bộ lọc ghép cộng hưởng có thể được chia ra làm 2 phần, thiết kế chức năng dải<br />
thông bằng việc thiết kế các bộ cộng hưởng, và thiết kế các chức năng chất lượng cao<br />
được đưa ra và hỗ trợ bởi HMSIW. Việc xác định tần số cắt, tần số cộng hưởng và tối ưu<br />
hóa các tham số của của bộ cộng hưởng được tính toán và hỗ trợ bằng phần mềm HFSS.<br />
Cuối cùng, kích thước của bộ lọc được xác định sau khi tối ưu thiết kế các tham số. Các<br />
tham số kích thước của bộ lọc cần thiết kế được thể hiện trong bảng 2.<br />
Trên hình 6 thể hiện kết quả mô phỏng tham số tổn hao đi qua (S21) và tổn hao phản<br />
hồi S11 của bộ lọc thiết kế. Các tham số bộ lọc mô phỏng được tổng hợp trong bảng 3.<br />
Bảng 2. Các tham số kích thước của bộ lọc HMSIW.<br />
Ký hiệu Giá trị kích thước (mm) Ký hiệu Giá trị kích thước (mm)<br />
w 1,5 W4 0,2<br />
tw 4 d1 12<br />
tl 3 d2 9,9<br />
a 17,69 d3 12<br />
d 0,5 l1 12,2<br />
s 1,3 l2 13,63<br />
W1 0,22 l3 12,9<br />
W2 0,63 l4 10,8<br />
W3 0,55<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng các tham số bộ lọc.<br />
<br />
4. CHẾ TẠO VÀ KẾT QUẢ ĐO KIỂM THỰC TẾ<br />
<br />
Bộ lọc thông dải băng tần S được thiết kế, chế tạo với vật liệu nền Roger 5880 có độ<br />
dày h = 0,5 mm, hằng số điện môi 2,2, tổn hao 0,001 bằng công nghệ mạch in PCB một<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 117<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
lớp. Các hình 7,8,9 thể hiện hình ảnh thực tế bộ lọc thiết kế chế tạo và kết quả đo tương<br />
ứng. Các tham số bộ lọc được đo bằng máy phân tích mạng N9918A. Bộ lọc 4 mắt lọc<br />
được thiết kế, chế tạo ở tần số trung tâm 3,15 GHz và dải thông 500 MHz, tổn hao truyền<br />
qua đo được nhỏ hơn 0,9dB và tổn hao phản hồi nhỏ hơn -15 dB. Trên hình 10 cho thấy sự<br />
tương đồng giữa kết quả mô phỏng và kết quả đo thực tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Hình ảnh thực tế của bộ lọc thiết kế, chế tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Kết quả đo tham số tổn hao đi qua Hình 9. Kết quả đo tham số tổn hao phản<br />
(S21) của bộ lọc. hồi ( S11) của bộ lọc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. So sánh kết quả các tham số bộ lọc thiết kế mô phỏng và đo thực tế.<br />
Bảng 3 tổng hợp kết quả mô phỏng và kết quả đo các tham số của bộ lọc băng S thiết<br />
kế, chế tạo mới. Các tham số đo được đáp ứng yêu cầu đặt ra ban đầu khi thiết kế của đề<br />
tài nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
118 V. V. Phúc, …, C. V. Vũ, “Ứng dụng công nghệ ống sóng … cho đài ra đa băng S.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 3. Tổng hợp các tham số mô phỏng và đo thực tế của bộ lọc băng S<br />
dựa trên cấu trúc HMSIW.<br />
Ký Yêu Kết quả KQ đo<br />
TT Tham số kỹ thuật Đơn vị<br />
hiệu cầu mô phỏng thực tế<br />
1 Tần số trung tâm f0 MHz 3150 3150 3150<br />
2 Dải thông (@ -3dB) ∆f MHz 500±25 492 480<br />
3 Suy hao trong dải L dB 2 0,5 0,9<br />
4 Độ chắn ngoài dải Kca dB 30 30,7 >33,4<br />
@ f0±1,5∆f<br />
5 Độ nhấp nhô bộ lọc R dB 0,5 0,5