Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 65-73<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN<br />
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC<br />
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM<br />
Mai Văn Trinh (1), Đặng Thị Thu Thủy (2), Nguyễn Trí Anh (3)<br />
1<br />
Cục quản lí chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
2<br />
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
3<br />
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh<br />
Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br />
Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong bồi dưỡng<br />
giáo viên (BDGV) đã được triển khai, áp dụng từ những năm 1960 ở nhiều nước trên<br />
thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng ICT trong tất cả<br />
các hoạt động kinh tế - xã hội, trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ICT được xem là công<br />
cụ hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình đổi mới dạy và học, đổi mới quản lí giáo dục, góp<br />
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, thực tiễn việc triển khai<br />
ứng dụng ICT trong giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động BDGV hiện nay vẫn chưa<br />
đồng bộ, xuyên suốt, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn<br />
đổi mới giáo dục. Bài viết này đề cập, đánh giá những kinh nghiệm từ các chương trình<br />
ứng dụng ICT vào hoạt động BDGV ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài<br />
học khi áp dụng đối với Việt Nam.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Phát triển đội ngũ giáo viên luôn là<br />
vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội<br />
ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết<br />
định chất lượng giáo dục, đó là nguồn duy<br />
nhất đào tạo nguồn nhân lực có khả năng<br />
hiện thực hóa mọi kế hoạch cho tương lai,<br />
đặc biệt trong thế kỷ XXI được xem là thế<br />
kỷ của công nghệ thông tin, truyền thông<br />
và kinh tế tri thức. Do đó, nâng cao chất<br />
lượng đội ngũ giáo viên được xem là khâu<br />
đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới<br />
căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là<br />
giáo dục phổ thông.<br />
Để đáp ứng sự thay đổi liên tục của<br />
nhu cầu xã hội, giáo viên cần phải được<br />
bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn<br />
và sư phạm, việc ứng dụng ICT trong<br />
BDGV trở thành một lựa chọn tất yếu,<br />
đặc biệt là trong bối cảnh ICT đã trở<br />
<br />
thành một phần không thể thiếu trong mọi<br />
lĩnh vực của cuộc sống chứ không riêng<br />
gì ngành giáo dục.<br />
Ứng dụng ICT trong đào tạo, BDGV<br />
đã được triển khai, áp dụng từ những năm<br />
1960 ở nhiều nước trên thế giới. Đối với<br />
Việt Nam, cùng với chủ trương đẩy mạnh<br />
ứng dụng ICT trong tất cả các hoạt động<br />
kinh tế, xã hội; trên lĩnh vực giáo dục và<br />
đào tạo, ICT được xem là công cụ hỗ trợ<br />
hữu hiệu cho quá trình đổi mới dạy và<br />
học, đổi mới quản lí giáo dục, góp phần<br />
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.<br />
Tuy nhiên, thực tiễn việc triển khai ứng<br />
dụng ICT trong giáo dục, đặc biệt là trong<br />
hoạt động BDGV hiện nay vẫn chưa rõ<br />
nét, đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu và sự<br />
đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đổi<br />
mới giáo dục. Việc nghiên cứu, đánh giá<br />
những kinh nghiệm từ các chương trình<br />
<br />
Email: mvtrinh@moet.gov.vn (M. V. Trinh)<br />
<br />
65<br />
<br />
M. V. Trinh, Đ. T. T. Thủy, N. T. Anh / Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông...<br />
<br />
ứng dụng ICT vào hoạt động BDGV ở<br />
các nước trên thế giới để từ đó rút ra<br />
những bài học khi áp dụng đối với Việt<br />
Nam sẽ góp phần đề ra các giải pháp thiết<br />
thực, khả thi trong định hướng, triển khai<br />
hoạt động BDGV với sự hỗ trợ của ICT.<br />
2. Ứng dụng ICT trong hoạt động<br />
bồi dưỡng giáo viên ở các nước trên thế<br />
giới<br />
Trong hoạt động BDGV, ICT cho<br />
phép người học tham gia các khóa học<br />
online, các học viên có thể không ở cùng<br />
một địa điểm không gian nhưng có thể<br />
tham gia cùng một khóa học. Một ví dụ<br />
điển hình của ứng dụng ICT là chương<br />
trình hợp tác giữa trường đại học quốc gia<br />
Singapore, trường học viện công nghệ<br />
Nanyang và học viện công nghệ<br />
Massachusetts (MIT) ở Mỹ. Chương trình<br />
này cho phép sinh viên ở Singapore tham<br />
gia khóa học được giảng dạy bởi các giáo<br />
sư ở trường MIT vào cùng một khoảng<br />
thời gian (mặc dù có sự chênh lệch về múi<br />
giờ 12 tiếng đồng hồ). Học viên ở<br />
Singapore có thể nêu câu hỏi cho giáo sư<br />
ở Mỹ và có thể được phản hồi tức thì.<br />
Ở Hàn Quốc, ICT còn được sử dụng<br />
nhằm củng cố và tiếp cận chất lượng đào<br />
tạo giáo viên, ví dụ như Cyber Teacher<br />
Training Center (CTTC) đang tận dụng<br />
lợi thế của internet để cung cấp kỹ năng<br />
chuyên môn tốt hơn cho các giáo viên<br />
đương chức. CTTC là một tổ chức của<br />
Chính phủ Hàn Quốc, được thành lập năm<br />
1997, với các chương trình tự học, tự<br />
hướng dẫn thông qua các trang web cho<br />
giáo viên tiểu học.<br />
Tác giả Gaible và Burns [14] tổng<br />
hợp ý kiến của 26 chuyên gia đầu ngành<br />
trên thế giới về giáo dục, về ICT và về bồi<br />
dưỡng thường xuyên. Các chuyên gia<br />
được hỏi ý kiến đánh giá về công tác sử<br />
dụng ICT trong việc phát triển nghề<br />
nghiệp giáo viên hiện tại cũng như đánh<br />
66<br />
<br />
giá về những khó khăn và cơ hội cho<br />
tương lai. Tác giả nhấn mạnh, việc ứng<br />
dụng ICT trong việc phát triển nghề<br />
nghiệp của giáo viên là điều tất yếu. Tuy<br />
nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, việc<br />
sử dụng ICT có thể mang lại kết quả trái<br />
chiều. Một ví dụ đơn giản là nếu các công<br />
cụ giảng dạy (như tivi, mạng internet…)<br />
không hoạt động tốt như ý muốn thì có<br />
thể gây ra cảm giác chán học cho các học<br />
viên và điều này sẽ làm giảm hiệu quả và<br />
tính ưu việt của ICT, từ đó, tác giả chỉ ra<br />
các định hướng để quản lý có hiệu quả<br />
hơn việc ứng dụng ICT.<br />
Tác giả Gaible và Burns cũng đã tổng<br />
hợp những kinh nghiệm của việc ứng<br />
dụng ICT vào hoạt động BDGV ở các<br />
nước trên thế giới. Những kinh nghiệm<br />
này bao gồm việc sử dụng radio ở Guine<br />
và việc sử dụng hệ thống máy tính và<br />
mạng internet ở Namibia, Uganda và<br />
Chile.<br />
Chương trình Connect-ED Uganda<br />
được bắt đầu năm 2000 ở Uganda để thử<br />
nghiệm việc dùng máy tính trong hoạt<br />
động BDGV. Các phòng máy tính và<br />
mạng internet đã được lắp đặt ở 8 trường<br />
BDGV tiểu học ở nông thôn (trong tổng<br />
số 39 trường) và trường đại học<br />
Kyambogo. Mục tiêu của chương trình là<br />
BDGV về ICT cũng như cách sử dụng các<br />
công cụ số trong phát triển chương trình<br />
tin học. Trong phần đầu của chương trình,<br />
các học viên được học về cách sử dụng<br />
các phần mềm Office, sử dụng mạng<br />
internet trong nghiên cứu và việc phát<br />
triển các trang web cho mục đích giáo<br />
dục. Một vấn đề không lường trước được<br />
đó là sau khi đã hoàn thành khóa học,<br />
những giáo viên này không có cơ hội để<br />
áp dụng những kiến thức đã học bởi vì<br />
không có mạng internet. Theo thống kê,<br />
cho đến năm 2004, chưa đến 1% trong số<br />
13.500 trường tiểu học ở Uganda có kết<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
nối mạng. Điều này thúc đẩy sự phát triển<br />
phần hai của dự án, trong đó ICT được<br />
xem như một công cụ cho học viên chứ<br />
không phải như là một môn học. Từ đó,<br />
những tài nguyên qua mạng và qua đĩa<br />
CD đã được phát triển để phục vụ việc<br />
học tập và 8 trường BDGV tiểu học nói<br />
trên đã được sử dụng nguồn tài nguyên<br />
này.<br />
Một dự án khác về sử dụng ICT trong<br />
BDGV ở Uganda đó là chương trình<br />
SchoolNet Uganda được bắt đầu năm<br />
2002. Mục tiêu của dự án này là để phát<br />
triển sự liên kết nông thôn (Uganda<br />
VSAT Rural Connectivity Project), trong<br />
đó 15 trường THCS ở nông thôn được kết<br />
nối vào mạng internet thông qua các cổng<br />
VSAT tốc độ cao. Nhiều trong số những<br />
trường đó đã trở thành điểm đầu tiên nối<br />
mạng trong vùng. Chương trình thử<br />
nghiệm này được thiết kế để kiểm tra tính<br />
khả thi và hiệu ứng của các phần cứng kết<br />
nối vệ tinh VSAT và 15 phòng máy tính<br />
cũng như để phục vụ cho việc phát triển<br />
nghề nghiệp giáo viên. Trong năm đầu<br />
tiên, chi phí kết nối được tài trợ một phần<br />
bởi chính phủ, còn các trường học phải trả<br />
tất cả các chi phí khác. Bài học được rút<br />
ra từ chương trình Uganda VSAT đó là<br />
luôn có những thách thức không lường<br />
trước được sẽ phát sinh và vì thế tính linh<br />
hoạt và khả năng kiên định với dự án khi<br />
gặp những khó khăn này là rất quan trọng.<br />
Bên cạnh đó, các giải pháp sáng tạo từ địa<br />
phương là cần thiết hơn rất nhiều so với<br />
việc sử dụng giải pháp từ nguồn lực bên<br />
ngoài. Các giải pháp phân cấp đến địa<br />
phương, việc hợp tác với các tổ chức phi<br />
chính phủ, các nhà cung cấp độc lập và<br />
ban quản lý của trường với khả năng tự<br />
chủ có thể là giải pháp tốt nhất trong quá<br />
trình sử dụng ICT.<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 65-73<br />
<br />
Mạng học tập (Learning Networks)<br />
của Na Uy là một ví dụ khác. Xuất phát từ<br />
thực tế đội ngũ lãnh đạo, GV các trường<br />
học chưa có đủ năng lực sử dụng CNTT<br />
cho mục đích giáo dục đảm bảo tính sư<br />
phạm, Bộ Giáo dục Na Uy đã xây dựng<br />
Mạng học tập trong giai đoạn 2004-2009.<br />
Mục tiêu của Mạng học tập là xây<br />
dựng một mạng để trao đổi thông tin, kiến<br />
thức, phát triển năng lực nghề<br />
nghiệp dựa trên nền tảng CNTT sẵn có ở<br />
các nhà trường và các cơ sở đào tạo<br />
GV. GV có thể phát triển kiến thức<br />
chuyên môn, hỗ trợ công việc cho nhau<br />
thông qua chia sẻ kinh nghiệm trên các<br />
diễn đàn để phát triển kỹ năng.<br />
Hệ thống ePortfolio dành cho GV của<br />
Estonia<br />
được<br />
thực<br />
hiện<br />
trong<br />
giai đoạn 2005-2007. Hệ thống được<br />
nghiên cứu xây dựng dựa trên những<br />
yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp của GV<br />
mới được xây dựng trước đó. Theo<br />
chuẩn GV, GV phải tích hợp CNTT vào<br />
trong quá trình giảng dạy thông qua<br />
những nội dung học tập đã được xác định<br />
từ trước. ePortfolio mô tả cách thức<br />
thực hiện chuẩn chuyên môn của GV<br />
thông qua các tài liệu, các bài trình diễn<br />
để GV tự học tập, tự phát triển nghề<br />
nghiệp. Nội dung đào tạo được chia<br />
thành 3 cấp độ (cho 3 đối tượng khác<br />
nhau) là: giáo sinh các trường sư phạm,<br />
GV mới vào nghề và GV đang dạy học tại<br />
các trường học có nhu cầu học tập<br />
phát triển chuyên môn thường xuyên<br />
(BDGV).<br />
Với mục tiêu tích hợp ICT vào giáo<br />
dục nhằm xây dựng trường học thông<br />
minh, ở các nước như Trung Quốc, Thái<br />
Lan, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Ấn<br />
Độ... chính sách phát triển ICT trong giáo<br />
dục được liên kết với chính sách và kế<br />
hoạch tổng thể về ICT của quốc gia. Tại<br />
<br />
67<br />
<br />
M. V. Trinh, Đ. T. T. Thủy, N. T. Anh / Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông...<br />
<br />
hội nghị Bộ trưởng các nước Châu ÁThái Bình Dương (APEC) đã đề cập đến<br />
“Giáo dục không biên giới” mà ICT đóng<br />
vai trò là khâu then chốt. Ứng dụng ICT<br />
trong giáo dục sẽ hỗ trợ đắc lực cho các<br />
nhà quản lý giáo dục.<br />
Các tác giả Gaible và Burns [14] kết<br />
luận rằng việc ứng dụng máy tính và<br />
mạng internet có mang lại những kết quả<br />
tốt đẹp. Tuy nhiên, một trong những trở<br />
ngại lớn nhất của việc ứng dụng ICT ở<br />
các nước nghèo đó là chi phí để đầu tư<br />
vào cơ sở hạ tầng rất cao; ví dụ dự án<br />
Enlaces ở Chile, chi phí xây dựng mạng<br />
lưới máy tính và internet cho 5.300<br />
trường học ở Chile là 160 triệu đô-la Mỹ<br />
trong vòng 10 năm. Ngoài ra, chi phí để<br />
tiếp tục sử dụng các dịch vụ này tương<br />
đối lớn. Ví dụ chi phí để duy trì kết nối<br />
mạng cho dự án Uganda VSAT Rural<br />
Connectivity là 305 đô-la Mỹ một tháng.<br />
Đây là chưa kể những chi phí khác cho<br />
việc bảo trì và sửa chữa hệ thống máy<br />
tính. Các tác giả gợi ý rằng việc áp dụng<br />
ICT nên được bắt đầu từ những địa điểm<br />
thí điểm để rút ra các bài học trước khi<br />
triển khai đồng bộ.<br />
Gaible và Burns cũng nhấn mạnh<br />
rằng, việc ứng dụng ICT không thể biến<br />
một chương trình BDGV kém thành một<br />
chương trình tốt được. Ứng dụng ICT<br />
trong hoạt động BDGV có thành công hay<br />
không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ<br />
việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình,<br />
tìm hiểu về cơ sở hạ tầng cho đến việc lựa<br />
chọn công nghệ, định giá chương trình,<br />
lập kế hoạch quản lý, và cuối cùng là khả<br />
năng giảm thiểu rủi ro và việc kiểm duyệt<br />
dự án. Ngoài ra, những bước trên đều liên<br />
quan đến nhau nên cần có sự phản hồi và<br />
điều chỉnh giữa các bước.<br />
<br />
3. Thực tiễn hoạt động bồi dưỡng<br />
giáo viên với sự hỗ trợ của ICT ở Việt<br />
Nam<br />
Đối với Việt Nam, xác định rõ vai trò<br />
quan trọng của ICT đối với sự phát triển<br />
của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã<br />
chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng<br />
ICT, được thể hiện thông qua việc đề ra<br />
các quyết sách, chủ trương và cụ thể bằng<br />
việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết,<br />
chiến lược, đề án phù hợp với tình hình<br />
đất nước trong từng giai đoạn. Chỉ thị số<br />
58-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII)<br />
đã khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng<br />
CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo<br />
ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát<br />
triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ<br />
cho nhu cầu học tập của toàn xã hội”.<br />
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020<br />
đã xem giải pháp “Đổi mới quản lý giáo<br />
dục” là giải pháp đột phá, trong đó nhấn<br />
mạnh đến việc “Đẩy mạnh ứng dụng công<br />
nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng<br />
cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp”.<br />
Ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ<br />
đã phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng<br />
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và<br />
hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên<br />
cứu khoa học góp phần nâng cao chất<br />
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2025”, trong<br />
đó đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 có “70%<br />
lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên<br />
và cán bộ quản lý giáo dục được thực<br />
hiện qua mạng theo phương thức học tập<br />
kết hợp (blended learning)”;<br />
Xác định được tầm quan trọng, vai trò<br />
của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo<br />
viên, cùng với việc nhận thức rõ tính ưu<br />
việt của ICT, gần đây Bộ GD&ĐT đã có<br />
những chủ trương rất phù hợp và kịp thời<br />
trong tiếp cận xu thế chung của thế giới.<br />
Tại công văn số 890/NGCBQLGD-NG<br />
.<br />
<br />
68<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
ngày 07/10/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
(GD&ĐT) đã hướng dẫn và yêu cầu các<br />
sở GD&ĐT trên toàn quốc chỉ đạo các<br />
trường học, các cơ sở giáo dục về khai<br />
thác tài liệu BDTX qua mạng internet; tại<br />
công<br />
văn<br />
số<br />
2012/BGD&ĐTNGCBQLGD ngày 25/4/2015, Bộ<br />
GD&ĐT đã hướng dẫn triển khai công tác<br />
bồi dưỡng hè năm 2015, trong đó chỉ đạo<br />
các sở GD&ĐT tăng cường hình thức<br />
BDTX qua mạng internet. Đặc biệt, từ<br />
năm học 2014 - 2015, Bộ GD&ĐT phối<br />
hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội<br />
Viettel đưa vào sử dụng trang mạng<br />
“Trường học kết nối” tại địa chỉ website<br />
http://truonghocketnoi.edu.vn. Đây là hệ<br />
thống hỗ trợ tổ chức và quản lý các hoạt<br />
động chuyên môn trong lĩnh vực GD&ĐT<br />
qua mạng thông tin trực tuyến.<br />
Cuối năm 2013, mạng cộng đồng giáo<br />
viên Violet (www.violet.vn), Công ty<br />
TNHH Intel Việt Nam (www.intel.vn) và<br />
Trung tâm nghiên cứu Thiết bị dạy học Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối<br />
hợp tổ chức khảo sát nhằm tìm hiểu về<br />
nhu cầu và thói quen sử dụng CNTT trong<br />
giảng dạy, với sự tham gia của 10.000<br />
giáo viên từ mầm non đến đại học và sau<br />
đại học tại các địa phương trên cả<br />
nước. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy tỷ<br />
lệ giáo viên sở hữu các thiết bị công nghệ<br />
khá cao, với 64% có máy tính để bàn,<br />
70% có laptop, 10% dùng máy tính bảng<br />
hoặc thiết bị đọc sách điện tử và 27,8% có<br />
điện thoại thông minh. Tuy nhiên, kết quả<br />
khảo sát cũng cho thấy, việc ứng dụng<br />
CNTT tại các trường học mới chỉ ở giai<br />
đoạn bắt đầu, hiện mới có 57,3% trường<br />
học của các giáo viên được hỏi có hệ<br />
thống e-mail nội bộ, 52,4% có website<br />
riêng. Các phòng máy tính trong trường<br />
chủ yếu được dùng để dạy môn Tin học<br />
(94,2%) và Ngoại ngữ (43,9%). Rất nhiều<br />
ý kiến cho rằng CNTT cần được phổ cập<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 65-73<br />
<br />
trên phạm vi rộng và đồng đều, song song<br />
với việc phát triển nhiều hơn nữa các<br />
chương trình để khuyến khích giáo viên<br />
sử dụng công nghệ.<br />
Thực tiễn hiện nay cho thấy, quá trình<br />
triển khai, ứng dụng ICT trong hoạt động<br />
BDGV ở trường phổ thông vẫn còn gặp<br />
khó khăn, trong đó những khó khăn cơ<br />
bản là:<br />
- Việc triển khai của các cấp quản lý<br />
(từ sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đến các<br />
nhà trường) chưa nhất quán, đồng bộ, đặc<br />
biệt khâu kiểm tra, đánh giá đang thiếu<br />
tính thống nhất, vẫn mang nặng tính hình<br />
thức;<br />
- Việc xây dựng kế hoạch BDGV của<br />
các cấp quản lý chưa được quan tâm đúng<br />
mức, tính khả thi của kế hoạch chưa cao;<br />
việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của<br />
giáo viên còn mang tính thời vụ, hình<br />
thức, hiệu quả công tác bồi dưỡng chưa<br />
cao; công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động<br />
bồi dưỡng của giáo viên chưa thường<br />
xuyên, còn mang tính hình thức, chưa<br />
đánh giá đúng thực chất công tác bồi<br />
dưỡng của giáo viên;<br />
- Nội dung các hoạt động giáo dục<br />
trên các hệ thống ICT chưa thực sự phong<br />
phú; việc lựa chọn đội ngũ chuyên gia<br />
làm công tác tư vấn, đánh giá các nội<br />
dung chuyên môn trên hệ thống ICT còn<br />
gặp khó khăn; nội dung bồi dưỡng chưa<br />
bám sát vào yêu cầu thực tế của đối tượng<br />
cần bồi dưỡng. Hiện nay, giáo viên đã<br />
khai thác học liệu e-learning trên mạng<br />
internet để học, tự bồi dưỡng phát triển<br />
chuyên môn. Tuy nhiên, học liệu còn ít,<br />
chưa phù hợp với nhu cầu phát triển<br />
chuyên môn, chưa đa dạng và chưa được<br />
kiểm định về chất lượng, chính vì vậy nhu<br />
cầu của giáo viên cần có một hệ thống<br />
ICT để đáp ứng hoạt động tự học, tự bồi<br />
dưỡng là rất lớn;<br />
<br />
69<br />
<br />