ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY-HỌC LỊCH SỬ<br />
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
( )<br />
LÊ TÙNG LÂM<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và<br />
công cụ kĩ thuật hiện đại. Ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhu cầu cấp<br />
thiết. Với môn Lịch sử, việc ứng dụng NCTT vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó<br />
giúp giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau để học sinh tự<br />
tìm ra tri thức cho bản thân và cũng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học<br />
sinh. Nếu sử dụng tốt, CNTT sẽ giúp nâng chất lượng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao<br />
mới.<br />
ABSTRACT<br />
Information Technology (IT) gathers scientific methods, means, and modern technology<br />
tools. Today, the IT application in teaching is very necessary. It is even more necessary<br />
in teaching History because it can help teachers to supply students various materials<br />
which help them to enrich their own knowledge, to promote an active attitude in studying<br />
the subject. If teachers use IT well , it will raise the education quality in Vietnam in<br />
future.<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin đang đến rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến<br />
tất cả các mặt đời sống xã hội. Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan<br />
trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi<br />
sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ<br />
thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cụm từ “ứng<br />
dụng công nghệ thông tin vào dạy học” ngày càng được nhiều người nhắc đến trong các<br />
trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc<br />
thiết kế các “giáo án điện tử” đang nhận được sự quan tâm của các sở giáo dục và đào<br />
tạo cùng các trường phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết<br />
chưa đúng về việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động dạy học. Do đó,<br />
hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa cao. Vậy công nghệ<br />
thông tin là gì? Vai trò của nó với dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng như thế<br />
nào? Ứng dụng nó vào dạy học Lịch sử ra sao?…Đó là những vần đề có ý nghĩa khoa<br />
học và thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Khái niệm “Công nghệ thông tin”<br />
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản<br />
lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi,<br />
lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thông tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ<br />
ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa<br />
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn<br />
thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất<br />
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [1].<br />
Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại như<br />
máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet… để cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng<br />
phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày<br />
<br />
()<br />
Th.S, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Trường Đại học Sài Gòn<br />
nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học, giúp cho việc<br />
ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học.<br />
2. Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học<br />
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang rất được nhà<br />
nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định<br />
trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII<br />
(12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục<br />
điều 82.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,<br />
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi<br />
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động<br />
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2].<br />
Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp<br />
dạy học truyền thống (giáo viên giử vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích<br />
cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính<br />
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài<br />
ra, giáo viên còn phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng<br />
lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu<br />
trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình<br />
dạy học vì những lí do sau:<br />
Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong hệ thống giáo dục của phương<br />
Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông. Người ta<br />
nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các môn<br />
học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là<br />
phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.<br />
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,<br />
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010<br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên công<br />
nghệ thông tin…công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ<br />
thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy<br />
cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học [3]. Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng<br />
xác định con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông tin”<br />
và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và học” – nghĩa<br />
là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.<br />
Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng<br />
phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ<br />
thông tin vào dạy học được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng<br />
máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, không nên biến đọc chép thành “chiếu-chép”. Thời<br />
gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng công nghệ thông<br />
tin vào dạy học” với giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài giảng bằng Powerpoint,<br />
giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm<br />
tra bài cũ, dặn dò…) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides để “chiếu cho học sinh<br />
chép”. Theo chúng tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông<br />
tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp<br />
giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng<br />
như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ<br />
đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.<br />
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần<br />
mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp<br />
nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt,<br />
nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên –<br />
học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì<br />
“học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin;<br />
dạy là quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có<br />
hiệu quả” [4]. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin<br />
bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời,<br />
nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều<br />
giác quan của người học để lĩnh hội tri thức.<br />
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên rút ngắn thời<br />
gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để<br />
kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái<br />
niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những<br />
hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu …)<br />
Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp<br />
thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để<br />
dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng<br />
tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh<br />
hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho<br />
người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong<br />
học tập. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng chiếm giử vị trí quan trọng trong dạy học<br />
và nó càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc dạy và học môn Lịch sử.<br />
3. Vai trò của công nghệ thông tin với việc dạy - học Lịch sử<br />
Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời gian trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển<br />
của con người và xã hội loài người, là bản thân đời sống xã hội qua các giai đoạn tiến<br />
triển khác nhau và cả giới tự nhiên trong phạm vi những gì có liên quan đến con người<br />
[5]. Hay nói cách khác, Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài<br />
người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng triệu<br />
năm. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một<br />
việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu lịch sử như: hình ảnh,<br />
bản đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học<br />
sinh có thể tái hiện lại được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều<br />
rất quan trọng với môn Lịch sử. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy<br />
Lịch sử là vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Nó mang tính lịch sử vì đáp ứng<br />
được yêu cầu của dạy học: truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất và đáp<br />
ứng được yêu cầu của môn học. Nó mang tính thời đại vì phù hợp với yêu cầu thực tại.<br />
Ngày nay, thời đại tin học đã thực sự đến và việc ứng dụng tin học vào dạy học đang là<br />
xu hướng tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.<br />
Ngoài ra, xét về góc độ tâm lí lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông đang trong giai đoạn<br />
phát triển của nhận thức và con đường nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy<br />
luật: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Do đó, việc sử dụng công<br />
nghệ thông tin vào dạy học để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh<br />
động (Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu…), giúp các em biết và hiểu được bản chất của<br />
vấn đề lịch sử là hoàn toàn phù hợp với các em.<br />
Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế nên không thể không tiếp nhận<br />
những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy<br />
học ở nước ta cũng là vấn đề cần thiết.<br />
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế một bài giảng Lịch sử<br />
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi xin giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ<br />
thông tin vào thiết kế bài học số 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN<br />
PHÁP KẾT THÚC (1953-1954) trong chương trình Lịch sử 12, Ban cơ bản. NXB Giáo Dục,<br />
2008. Mục tiêu: học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau:<br />
4.1. Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava<br />
Để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về cục diện của chiến tranh Việt Nam của Pháp từ<br />
sau năm 1950 và nội dung cơ bản của Kế hoạch Nava, giáo viên dùng phần mềm<br />
Powerpoint để thiết kế 2 Slides bản đồ Việt Nam. Slide 1 trình bày bước thứ nhất trong<br />
kế hoạch Nava và Slide 2 thể hiện bước thứ hai trong âm mưu của Pháp khi thực hiện kế<br />
hoạch Nava để giúp học sinh nhận thấy được sự nguy hiểm của kế hoạch này với cách<br />
mạng Việt Nam.<br />
4.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954<br />
Nhằm giúp học sinh nắm được kế hoạch đối phó của ta với TR<br />
kế hoạch Nava: ta chủ động đánh vào những nơi quan UN<br />
trọng mà lực lượng kẻ thù yếu để phân tán lực lượng của<br />
chúng, giáo viên sử dụng 5 Slides bản đồ để giúp học sinh G<br />
xác định được vị trí 5 điểm đóng quân của Pháp (ngược với QU<br />
ý đồ ban đầu của chúng). Từ đó, học sinh tự hiểu được vì OÁC<br />
sao kế hoạch Nava bị phá sản.<br />
4.3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954<br />
Nhằm giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến và<br />
kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, giáo<br />
viên sử dụng 3 Lược đồ thể hiện 3 đợt tấn công của ta vào S<br />
Điện Biên Phủ để giúp học sinh nhận thức được cụ thể và aø<br />
rõ ràng hơn về diễn biến của chiến dịch. Mặt khác, giáo viên sử dụng phần i mềm<br />
Ultra Video Splitter để cắt, đưa vào bài<br />
giảng thêm 5 đoạn phim như: G<br />
- Âm mưu của Pháp để học sinh biết oø<br />
được cấu trúc, vị trí, vai trò của Điện Ta taán coâng ñôït 1 n<br />
Biên Phủ trong chính sách của Pháp-<br />
Mĩ. Từ đó, học sinh lí giải nguyên Ta taán coâng ñôït 2<br />
<br />
nhân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ta taán coâng ñôït 3<br />
- Chủ trương của ta để cho học sinh<br />
nắm được kế hoạch và quyết tâm của Voøng vaây sau ñôït 1<br />
ta khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm<br />
quyết chiến lược với Pháp. Voøng vaây sau ñôït 2<br />
<br />
- Đào hào để cho học sinh thấy được<br />
những vất vả, hiểm nguy mà cha ông ta Sở chæ huy cuûa ñòch<br />
<br />
đã phải chịu đựng, hi sinh để giành<br />
thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Saân bay<br />
<br />
Phủ. Ñòch phaûn kích<br />
- Him Lam để học sinh hình dung lại Ñòch ruùt chaïy<br />
trận đánh quyết liệt ở căn cứ Him Lam<br />
Cöù ñieåm cuûa ñòch<br />
trong đợt tiến công lần thứ nhất. Sô ñoà chieán dòch Ñieän Bieân Phuû 1954<br />
- Bại trận sẽ giúp học sinh nhận thức<br />
đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp. Nếu giáo viên chỉ nói là “ta tiêu diệt và bắt<br />
sống được 16200 tên địch” thì học sinh khó có thể hình dung ra nó nhiều như thế nào.<br />
Tuy nhiên, khi xem đoạn phim này thì chắc chắn các em sẽ nhận thấy được sự vĩ đại của<br />
chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học<br />
sinh .<br />
Cuối cùng, giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh về Thành phố Điện Biên ngày nay<br />
để học sinh thấy được sự lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân Điện Biên năm nào<br />
đã biến từ một vùng chiến trận tàn khốc thành một thành phố hiện đại như hôm nay.<br />
Như vậy, nếu giáo viên không sử công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên thì<br />
không thể nào lột tả được hết nội dung của bài học. Học sinh không thể nào hình dung<br />
được chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và khó lòng cảm phục được những hi sinh anh dũng<br />
của cha ông ta. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là một<br />
điều cấp thiết hiện nay.<br />
Để thiết kế bài giảng trên, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Powerpoint hoặc<br />
Activestudio (phải có bảng thông minh - Activeboard) kết hợp cùng các tính năng hỗ trợ<br />
như hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh… Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phần mềm Ultra<br />
Video Splitter hoặc Herosoft 3000 để cắt những đoạn phim cần thiết cho bài giảng. Ngoài<br />
ra, giáo viên cũng cần có phần mềm Jet Audio hoặc Media Player Classic hoặc Herosoft<br />
3000 để có thể đọc được những đoạn phim trên. Như vậy, do đặc thù của bộ môn Lịch sử<br />
cần phải có những tư liệu trực quan, sinh động để giúp học sinh tái hiện lại lịch sử nên<br />
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là cấp thiết ớ các trường phổ<br />
thông hiện nay.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động mạnh mẽ<br />
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin<br />
vào dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng<br />
dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức<br />
của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với môn Lịch sử, sự ứng dụng công nghệ thông<br />
tin vào dạy học càng quan trọng hơn vì giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều<br />
nguồn sử liệu khác nhau về một vấn đề lịch sử để học sinh tự rút ra tri thức cho mình.<br />
Điều này rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục nước ta là phải phát huy<br />
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,<br />
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương<br />
pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác<br />
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[6].<br />
Đó cũng là niềm mong mỏi và hi vọng của tất cả những người làm công tác giáo dục. Hi<br />
vọng tương lai không xa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ trở nên phổ<br />
biến để góp phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.<br />
<br />
<br />
Chú thích<br />
[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/khoa-hoc-thong-tin.<br />
[2] Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Lịch sử 10, NXB GD.2006, tr-32.<br />
[3] Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang…(2006), Giáo trình Ứng dụng công nghệ<br />
thông tin vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường CĐSP Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, tr 3<br />
[4] Bộ GD&ĐT, Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên, Thực hiện chương trình Sách giáo khoa<br />
Lịch sử 11, NXB GD, 2007, tr 25.<br />
[5] Nguyễn Thế Kim, Nhập môn Sử học, Tập Bài giảng, khoa Lịch Sử, trường<br />
ĐHSPTPHCM, 1999, tr7.<br />
[6] Phan Ngọc Liên (cb), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12, môn<br />
Lịch sử, NXB GD, 2008, tr-9.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Lịch sử 10, NXB GD.<br />
2. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên, Thực hiện chương trình<br />
Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB GD.<br />
3. Bộ GD&ĐT (2008), Lịch sử 12, NXB GD.<br />
4. Nguyễn Thế Kim (1999), Nhập môn Sử học, Tập Bài giảng, khoa Lịch Sử,<br />
trường ĐHọc sinh PTPHCM.<br />
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách<br />
giáo khoa lớp 12, môn Lịch sử, NXB GD.<br />
6. Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang…(2006), Giáo trình Ứng dụng công<br />
nghệ thông tin vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường<br />
CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
7. http://vi.wikipedia.org/wiki/khoa-hoc-thong-tin.<br />
8. www.prometheanlearning.com<br />