ỨNG DỤNG ĐIỂM-Z XÂY DỰNG THANG ĐIỂM<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN<br />
Lê Phước Thành1<br />
Tóm tắt: Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên phần lớn phụ thuộc<br />
vào giảng viên đó là cách ra đề và chấm điểm. Qua phân tích thực trạng việc chấm điểm<br />
tại trường Đại học Quảng Nam, có quá nhiều sự chênh lệch về điểm số. Đó là việc chấm<br />
điểm quá cao đối với điểm quá trình so với điểm thi, chấm điểm không đồng đều giữa các<br />
khoa hoặc các bộ môn trong cùng một khoa, không có sự tương quan giữa điểm môn học<br />
và điểm trung bình chung của các môn học…<br />
<br />
Điểm Z là thang đo chung cho tất cả các thang đo khác, muốn so sánh 2 thang đo<br />
khác nhau (2 giảng viên dạy cùng môn học ở nhiều lớp khác nhau hoặc 2 đề thi khác nhau<br />
ở 2 môn học khác nhau) đều phải đưa về thang đo điểm Z. Khi dùng điểm Z kết quả học<br />
tập của sinh viên không còn quá phụ thuộc vào giảng viên mà cơ bản phụ thuộc vào vị thứ<br />
của sinh viên trong nhóm sinh viên được đánh giá.<br />
Từ khóa: Điểm-Z, phân phối chuẩn, phân phối chuẩn tắc, trung bình, độ lệch chuẩn<br />
1. Giới thiệu<br />
<br />
Trong chuỗi giá trị xây dựng chất lượng giáo dục, một công tác cốt lõi có tác động<br />
đến hệ thống là công tác đánh giá người học hay hiểu một cách đơn giản là việc ra đề thi<br />
và chấm điểm. Việc đánh giá đúng năng lực của sinh viên là yếu tố cần thiết nhằm giúp<br />
sinh viên cải thiện công tác học tập của mình cũng như xác định vị trí công việc đối với xã<br />
hội.<br />
Riêng về công tác chấm điểm, trong đội ngũ giảng viên vẫn tồn tại nhiều quan điểm<br />
trái ngược nhau về cách chấm điểm. Chẳng hạn, các hiện tượng thường được nêu ra rất<br />
phổ biến như: “giảng viên này chấm điểm quá cao hoặc quá thấp”, “môn học này khó, nên<br />
không thể đạt điểm điểm tối đa”, “giảng viên chấm điểm theo cảm tính”, “điểm đánh giá<br />
tiến trình thường cao hơn so với điểm thi”…<br />
Đây là những vấn đề thường đem ra bàn luận, nhưng chưa có một nghiên cứu nào<br />
chính thức về lĩnh vực này. Vì vậy, cần đổi mới căn bản đánh giá kết quả học tập của sinh<br />
viên để bảo đảm trung thực, khách quan và xu hướng phát triển chung của thế giới.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Thực trạng việc chấm điểm tại trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
Khảo sát điểm thi, điểm quá trình, điểm môn học, điểm trung bình chung tất cả các<br />
môn học của 3102 sinh viên thuộc 73 môn học trong 11 khoa, ở tất cả các hình thức thi<br />
(viết, thực hành, tiểu luận, vấn đáp) trong học kỳ 1 năm học 2014-2015.<br />
<br />
1<br />
<br />
ThS, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
77<br />
<br />
LÊ PHƯỚC THÀNH<br />
2.1.1. Phân tích phổ điểm thi<br />
a) Tổng thể<br />
<br />
Hình 1<br />
<br />
Khi phân tích phổ điểm thi, hình 1, ta thấy rằng dãy phân bố phổ điểm thi là tương<br />
đối đồng đều, cả Mean=Median=Mode=7 (trung bình=trung vị=yếu vị=7), đây là một<br />
phân phối chuẩn đều. Như vậy, theo thang điểm 10 và cách xếp loại hiện nay có 50% trên<br />
điểm 7 (hay có 50% sinh viên xếp loại khá). Việc chấm điểm như vậy là khá cao.<br />
b) Theo từng khoa<br />
<br />
Hình 2<br />
<br />
Khi xét về sự phân bố điểm thi của từng khoa, hình 2, tất cả điểm thi đều lệch bên<br />
phải của điểm 5 (hầu hết điểm thi là trên 5), một số khoa hầu như không có điểm thi dưới<br />
trung bình như khoa Văn hóa-Du lịch, Nghệ thuật, Ngữ văn. Nhiều khoa không chấm<br />
điểm tối đa (điểm 10)<br />
2.1.2. Phân tích mối tương quan giữa điểm quá trình và điểm thi<br />
a) Tổng thể<br />
<br />
78<br />
<br />
ỨNG DỤNG ĐIỂM-Z XÂY DỰNG THANG ĐIỂM…<br />
<br />
Hình 3<br />
<br />
Bằng cách lấy điểm quá trình trừ cho điểm thi đối với từng sinh viên ta sẽ có được<br />
một cột điểm gọi là điểm chênh lệch giữa điểm quá trình và điểm thi. Quan sát biểu đồ<br />
hình 3 nhận thấy rằng số lượng sinh viên có điểm quá trình lớn hơn điểm thi lớn gấp nhiều<br />
lần lượng sinh viên có điểm thi lớn hơn điểm quá trình. Đặc biệt, tồn tại một số lượng lớn<br />
có mức chênh lệch từ 2 điểm trở lên, thậm chí từ 4 điểm trở lên chiếm một số lượng không<br />
nhỏ.<br />
b) Theo từng khoa<br />
Phân tích theo từng khoa nhằm theo dõi khoa nào có mức chênh lệch giữa điểm quá<br />
trình với điểm thi (đường màu xanh càng nhỏ độ chênh lệch càng thấp) và so sánh mức<br />
chênh lệch so tổng thể (đường màu đỏ), tại mỗi đỉnh là từ 1 điểm đến cận 2 điểm, 2 điểm<br />
đến cận 3 điểm,…và tỷ lệ phần trăm số lượng thí sinh chênh lệch, hình 4.<br />
<br />
Hình 4<br />
<br />
79<br />
<br />
LÊ PHƯỚC THÀNH<br />
Qua cách biểu diễn trên, thấy rằng một số khoa có mức chênh lệch vượt quá xa so<br />
mặt bằng chung của tổng thể, như khoa Ngoại ngữ, Toán, Khoa Ngữ văn, Nghệ thuật,<br />
Ngoại ngữ. Thậm chí khoa Toán tồn tại một số lượng sinh viên đáng kể có mức chênh<br />
lệch quá lớn từ 4 đến 6 điểm, thậm chí từ 6 đến 8 điểm.<br />
2.2. Cơ sở khoa học: Thang điểm và xây dựng thang đo<br />
<br />
2.2.1. Thang điểm<br />
Trong thực tế khi khảo sát một mẫu ta tiến hành đo lường trên tập mẫu đó, kết quả<br />
đo lường thường có dạng phân bố chuẩn, chẳng hạn kết quả điểm thô của tập thí sinh tham<br />
gia kiểm tra. Tuy nhiên để so sánh kết quả phép đo với những đại lượng khác nhau, chẳng<br />
hạn, kết quả so sánh điểm thi môn văn và điểm môn toán, ta tiến hành chuyển đổi hai phân<br />
bố chuẩn trên về cùng một phân phối chuẩn tắc (giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn<br />
bằng 1). Hoặc khi so sánh hai kết quả thi của cùng một bộ môn do 2 giảng viên giảng dạy,<br />
ta cũng tiến hành chuyển hai dãy phân bố điểm đó về dạng phân phối chuẩn tắc.<br />
Điểm z: Để chuyển một phân phối chuẩn biến x có giá trị trung bình μ và độ lệch<br />
chuẩn (ĐLC) δ về phân phối chuẩn tắc biến z ta xác định bằng công thức sau:<br />
z=<br />
<br />
x−μ<br />
<br />
δ<br />
<br />
Hình dáng của phân phối chuẩn tắc (hình 5) như sau:<br />
<br />
Hình 5<br />
<br />
Từ hình vẽ cho thấy trong phân bố chuẩn tắc đoạn [-3 δ , +3 δ ] chiếm 99.8% trường<br />
hợp của phân bố gần hết tất cả các trường hợp<br />
Tuy nhiên việc sử dụng điểm z trong thực tế không thuận lợi vì có giá trị âm và các<br />
khoảng nguyên quá rộng hoặc biểu diễn phần thập phân.<br />
Người ta thường sử dụng các thang điểm chuẩn khác bằng cách gán giá trị trung<br />
bình và độ lệch chuẩn của điểm thô bằng các giá trị lựa chọn tùy ý nào đó. Chẳng hạn:<br />
Điểm trắc nghiệm trí thông minh IQ với giá trị trung bình là 100, độ lệch chuẩn là<br />
15, khoảng điểm là [55, 145]<br />
80<br />
<br />
ỨNG DỤNG ĐIỂM-Z XÂY DỰNG THANG ĐIỂM…<br />
Điểm TOEFL với giá trị trung bình là 500, độ lệch chuẩn là 100, khoảng điểm là<br />
[200, 800]<br />
Điểm thi tú tài trước 1975 và điểm dùng hiện nay dùng đoạn [-2.5 δ , +2.5 δ ] trên<br />
dãy phân phối, nhưng điểm tú tài với giá trị trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4, khoảng<br />
điểm là [0, 20], điểm hiện nay với giá trị trung bình là 5, độ lệch chuẩn là 2, khoảng điểm<br />
là [0, 10]<br />
2.2.2. Chuyển đổi thang điểm<br />
a) Giới thiệu<br />
Trước khi đi vào vấn đề này, hãy cùng quan sát một số hiện tượng thường gặp trong<br />
đời sống xã hội, đặc biệt trong môi trường giáo dục: (1) có những môn của một thầy/ cô,<br />
năm nào, khóa nào thi lần đầu cũng chỉ 20-30% là được điểm trên trung bình (cao nhất có<br />
khi chỉ 6-7 điểm/ 10), còn 70-80% thi lại. (2) việc các đề thi cực kỳ hóc búa, quá khó, có<br />
năm hầu hết sinh viên đều dưới trung bình. (3) có rất nhiều môn học giảng viên hầu như<br />
không cho điểm tối đa 10/10 thậm chí 9/10 mà chỉ cho điểm cao nhất là 8/10.<br />
Cách ra đề, chấm điểm hiện nay tùy thuộc vào từng giáo viên và dẫn đến hệ quả là<br />
điểm số không được chuẩn hóa hay điểm của các khóa, các lớp không thể so sánh với<br />
nhau. 6 điểm của thầy A thì không thể so sánh với 6 điểm của cô B vì mỗi người có quan<br />
điểm cho điểm khác nhau (có thể cùng một môn học) hoặc 4 điểm của môn học A và 7<br />
điểm của môn học B, không thể kết luận học sinh đó học môn học A yếu hơn. Việc này<br />
không chỉ bất công với người học mà còn làm cho hệ thống điểm số không thể dùng được<br />
trong so sánh chất lượng giáo dục, nên rất khó tiến hành các nghiên cứu định lượng về<br />
chất lượng giáo dục.<br />
b) Chuyển đổi thang điểm<br />
Công thức chung để chuyển đổi thang điểm<br />
<br />
X<br />
điểm thô (raw<br />
score) Thang 10<br />
<br />
Z<br />
Điểm Z<br />
(Standard score)<br />
<br />
Thang điểm khác<br />
(Other standard<br />
score)<br />
IQ, T, SAT, Thang<br />
<br />
Bước 1. Chuyển từ điểm thô X thành điểm Z: Z = (X – Mean) / SD<br />
Bước 2. Chuyển từ điểm Z sang thang điểm khác: X = Meannew + (Z score)*(SDnew)<br />
Minh họa về cách xây dựng thang điểm như sau:<br />
(1) Xét hai trường hợp sau có sự chênh lệch về điểm số, Bảng 1:<br />
<br />
81<br />
<br />