intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam trình bày tổng quan tình hình áp dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước trên thế giới và hiện trạng áp dụng ở Việt Nam. Qua đó, thấy được những tiềm năng áp dụng phương pháp mới để thu thập, quan trắc, điều tra và giám sát tài nguyên nước, nhất là việc sử dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam

  1. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CỘNG ĐỒNG VÀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRONG THỦY VĂN - TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM Trần Ngọc Huân1, 2, Hoàng Thị Nguyệt Minh1, Nguyễn Trung Dũng3, Jeffrey C. Davids 4, 5, Konrad Miegel2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Trường Đại học Rostock, Cộng hòa Liên bang Đức 3 Trường Đại học Thủy lợi, Việt Nam 4 Tổ chức Điện thoại thông minh cho tài nguyên nước, Chico, Mỹ 5 Đại học Nông nghiệp bang California, Chico, Mỹ Tóm tắt Quản lý tài nguyên nước hiệu quả yêu cầu tính sẵn có, cập nhật của dữ liệu về các đại lượng thủy văn. Tuy nhiên, nhiều khu vực trên thế giới đối mặt với việc thiếu dữ liệu, thông tin liên quan do khó khăn về mặt tài chính. Khoa học cộng đồng (citizen science) là phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, có khả năng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham gia của cộng đồng trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin khoa học. Ngoài ra, trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ di động, kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu cũng như các phương pháp truyền tải thông tin và tri thức, mở ra những cơ hội mới cho khoa học cộng đồng. Bài báo này trình bày tổng quan tình hình áp dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước trên thế giới và hiện trạng áp dụng ở Việt Nam. Qua đó, thấy được những tiềm năng áp dụng phương pháp mới để thu thập, quan trắc, điều tra và giám sát tài nguyên nước, nhất là việc sử dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu. Từ khóa: Khoa học cộng đồng; Điện thoại thông minh; Thu thập dữ liệu; Thủy văn; Tài nguyên nước. Abstract Application of citizen science and smartphones in hydrology and water resources and current practices in Vietnam Efficient water resources management requires data availability and update about the hydrology aspect. However, many areas worldwide are facing unavailable data, scattered information due to financial constraints. Citizen science is a rapidly developing global movement that links these themes of scientists, young researchers, and participatory involvement in scientific data monitoring and sharing. On the other hand, mobile technology, data analyzing and processing, and communication methods of news and knowledge have paved the way to citizen science development in recent. This paper will review the utilization of citizen science and smartphones in hydrology and water resource and the current situation in Viet Nam. Thereby, it reveals the great potential of this approach in collecting, monitoring water resources, especially data collection app use. Keywords: Citizen science; Smartphones; Data collection; Hydrology; Water resources. 1. Mở đầu Quản lý tài nguyên nước hiệu quả đòi hỏi tính sẵn có của dữ liệu về các đại lượng thủy văn đáng tin cậy như lưu lượng, mực nước và lượng mưa. Những dữ liệu này cần thiết để phân tích và mô hình hóa quá trình thủy văn trên lưu vực theo thời gian [1], để đưa ra các chính sách quản lý tài nguyên nước, bao gồm cả đánh giá các rủi ro lũ và hạn hán [2]. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên 62 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  2. thế giới, sự sẵn có của dữ liệu liên quan đến nước vẫn là một mối quan tâm lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á và thậm chí cả Bắc Mỹ [3 - 6]. Một trong những lý do chính cho vấn đề trên là chi phí xây dựng, đầu tư trang thiết bị, đo đạc và quản lý vận hành trạm quan trắc rất lớn [1]. Bên cạnh đó, dữ liệu đo đạc thường được ghi chép thủ công và được xử lý theo từng nhiệm vụ riêng biệt, không mang tính hệ thống. Điều này gây lãng phí và làm giảm giá trị của dữ liệu được thu thập [7]. Đây là những thách thức để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, cũng như đưa ra các dự báo, giảm thiểu các tác động do lũ lụt, hạn hán [2]. Khoa học cộng đồng (KHCĐ) là phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, có khả năng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham gia của cộng đồng. Một cách khái quát, KHCĐ có thể hiểu là sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động nghiên cứu khoa học [8]. KHCĐ có thể là việc cộng đồng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp luận để thực hiện, quan trắc, phân tích dữ liệu, giải thích kết quả và sửa đổi các thủ tục và chính sách quản lý. Bên cạnh đó, KHCĐ có thể bao gồm giám sát dựa vào cộng đồng [9], hoặc quản lý dựa vào cộng đồng [10]. Đây cũng được coi là công cụ hỗ trợ trong việc cải thiện quản lý tổng hợp nguồn nước. Do đó cách tiếp cận này có đóng góp quan trọng trong việc triển khai mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến tài nguyên nước [11]. Trong những năm gần đây, phát triển công nghệ cảm biến và di động, xử lý và phân tích dữ liệu cũng như các phương pháp truyền tải thông tin và tri thức, mở ra những cơ hội mới cho KHCĐ [2, 6]. Điện thoại thông minh đã phát triển xa hơn so với mục đích ban đầu là một phương tiện liên lạc [12] và đặc biệt, những tiến bộ gần đây làm cho điện thoại thông minh trở thành một công cụ hoàn hảo cho KHCĐ [13]. Công nghệ GPS và camera độ phân giải cao được tích hợp trong điện thoại thông minh có thể được sử dụng để thu thập các dữ liệu xác thực tại hiện trường và tận dụng mạng di động để truyền dữ liệu đã thu thập đến trung tâm lưu trữ [15]. Những phát triển công nghệ này mang lại cho các nhà khoa học khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng hơn và thiết lập các nền tảng để tiếp cận với công chúng [12] và thu thập dữ liệu từ cộng đồng [16]. Mục đích của bài báo này là trình bày tổng quan tình hình ứng dụng KHCĐ và điện thoại thông minh trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước trên thế giới và hiện trạng ứng dụng ở Việt Nam. Qua đó, giới thiệu cách tiếp cận tiềm năng của mô hình trong quan trắc, điều tra và giám sát tài nguyên nước ở Việt Nam. 2. Khoa học cộng đồng trong tài nguyên nước KHCĐ là sự tham gia của các nhà khoa học không chuyên, trên tinh thần tự nguyện vào các hoạt động khoa học như thu thập, phân tích dữ liệu và phổ biến kiến thức cho một dự án khoa học [17, 18]. Nói một cách rộng hơn, sự tham gia của cộng đồng vào khoa học còn được gọi là KHCĐ [19, 20]. Triết lý này cũng liên quan đến các khái niệm như giám sát dựa vào cộng đồng [9], hay quản lý dựa vào cộng đồng [10] và thu thập dữ liệu có nguồn gốc từ cộng đồng [21, 22]. Điều khác biệt giữa khoa học cộng đồng với các hình thức khác có sự cộng tác của cộng đồng trong nghiên cứu khoa học đó là sự tham gia “chủ động” của cộng đồng [23]. Họ có thể tham gia ở các cấp độ khác nhau và tạo ra những kiến thức khoa học mới, từ đó người tham gia cũng hưởng lợi trực tiếp (ví dụ: tăng hiểu biết khoa học) hoặc gián tiếp (ví dụ: tăng vốn xã hội) [2]. Nghiên cứu áp dụng KHCĐ không hẳn là một cách tiếp cận hoàn toàn mới, nhưng nó mới chỉ trở nên phổ biến trong các nghiên cứu khoa học tự nhiên trong những năm gần đây [17]. Các nhà KHCĐ - là những người tình nguyện thu thập hoặc xử lý dữ liệu như một phần của cuộc điều tra khoa học [17] - đã tham gia cùng những người khác trong các dự án về chọn giống hạt giống Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 63 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  3. [24], các loài xâm lấn [25], theo dõi sự xuất hiện của các loài muỗi ở Đức [26], giám sát chất lượng nước [27] và giám sát mực nước [28]. Từ các mối đe dọa xuất hiện từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, gia tăng dân số và các yếu tố gây căng thẳng khác [29, 30], cần thiết phải có các phương pháp tiếp cận mới để hiểu rõ hơn về hệ thống tài nguyên nước [1]. Davids đã áp dụng mô hình KHCĐ trong quan trắc tài nguyên nước như lượng mưa, mực nước, mực nước ngầm, chất lượng nước và các yếu tố liên quan như sử dụng đất để đưa ra bức tranh tổng thể về tình hình nguồn nước lưu vực sông Kathmandu (Nepal), vùng kham hiếm các nguồn dữ liệu [15]. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng phản ánh được tính hiệu quả của cách tiếp cận này trong quan trắc lưu lượng [31], quan trắc định tính và định lượng các đại lượng thủy văn trong các trận lũ ở các sông suối nhỏ [21], hay sự tham gia của cộng đồng giúp cải thiện độ chính xác của các mô hình lũ khu vực đô thị [32]. Có rất nhiều lý do giải thích cho câu hỏi “Tại sao khoa học cộng đồng là một công cụ mới được nhiều nhà khoa học sử dụng để thu thập dữ liệu và hỗ trợ quá trình ra quyết định?”. Trước hết, trong những năm gần đây, những cải tiến trong đổi mới cảm biến, xử lý dữ liệu và hình ảnh, giúp tăng cường khả năng hợp tác cộng đồng trong các nghiên cứu khoa học về giám sát chất lượng nước [2]. Điều này giúp cải thiện mức độ chi tiết và tính liên tục của dữ liệu, trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác, khách quan [33, 34]. Bên cạnh đó, khi cộng đồng tham gia vào các nghiên cứu, giúp họ nâng cao hiểu biết về vấn đề của địa phương [35]. Hơn nữa, cộng đồng cũng có thể tham gia vào quá trình ra quyết định với tư cách là đại diện của cấp địa phương theo cách tiếp cận từ dưới lên [2]. Sự tham gia của người dân thông qua khoa học cộng đồng có thể hỗ trợ quá trình ra quyết định và thúc đẩy xây dựng và quản lý chính sách theo cách thức tích hợp [36, 37]. Bên cạnh đó, KHCĐ cũng được đánh giá tiềm năng rất cao trong việc xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng thích ứng [37, 38]. Tuy nhiên, KHCĐ cũng bộc lộ điểm yếu về mức độ tham gia của cộng đồng, chất lượng của dữ liệu, cũng như chi phí duy trì, phát triển mô hình KHCĐ. Mức độ tham gia của cộng đồng thường giảm dần theo thời gian, không duy trì lâu dài [31]. Điều kiện cuộc sống và trình độ học vấn của cộng đồng là những khía cạnh quan trọng nhất đối với hoạt động tình nguyện và những yếu tố này khác nhau giữa các vùng [2]. Đôi khi, một số dự án cần có kinh phí để hỗ trợ cộng đồng, để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thu thập dữ liệu thường xuyên [33]. Các nghiên cứu về khoa học cộng đồng, cần nỗ lực rất lớn trong công tác chuẩn bị, truyền thông để thu hút sự quan tâm của cộng đồng, kiên trì hướng dẫn và tập huấn người tham gia để thu thập dữ liệu một cách chính xác [22]. 3. Điện thoại thông minh Sự cải tiến và phổ biến của điện thoại thông minh cho phép phát triển các ứng dụng di động tập trung vào các khía cạnh khoa học và kỹ thuật [39]. Việc điện thoại thông minh không chỉ ngày càng tăng ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada hoặc các nước thành viên EU, mà còn ở nhiều nước đang phát triển [12]. Điện thoại thông minh cho phép xác định tọa độ, giúp hiển thị các vị trí khảo sát trên bản đồ một cách trực quan, trong khi, thiết bị cảm biến có khả năng ghi nhận hình ảnh, thông tin. Đôi khi các ứng dụng cũng có thể phân tích kết quả dựa vào hình ảnh. Việc sử dụng ứng dụng thu thập dữ liệu đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy. Ngoài ra, các ứng dụng điện thoại thường được kết nối chia sẻ qua các mạng xã hội, hiển thị trên trang website, giúp nhiều người tiếp cận được thông tin về nghiên cứu [31]. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng thu thập dữ liệu miễn phí có thể dễ dàng tìm thấy trên kho ứng dụng CH Play của điện thoại thông minh (Apps). Điều này giúp người dùng dễ dàng tải và cài 64 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  4. đặt các ứng dụng để thu thập dữ liệu trên điện thoại cá nhân. Một số ứng dụng điển hình như ODK Collect, Kobo Collect, Hidromapp [33, 39]. Ngoài ra, một số ứng dụng có thể sử dụng các khảo sát trực tiếp bằng đường link trên website để có thể tiếp cận được người tham gia. Tuy nhiên, xu thế gần đây các nghiên cứu thường sử dụng các ứng dụng có thể tiến hành khảo sát ngoại tuyến, trường hợp khi điều tra khảo sát thiết bị không tiếp cận được Internet [33, 39]. Các ứng dụng thu thập dữ liệu trên điện thoại thông minh đã được áp dụng đa dạng cho nhiều lĩnh vực. Từ những năm 2009, một dự án KHCĐ đã sử dụng điện thoại thông minh để thu thập thông tin về loài chim ở Mỹ [40]. Đặc biệt, các ứng dụng khảo sát đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng [41, 42]. Hay việc nghiên cứu nhiệt độ không khí khu vực đô thị, có thể ước tính gián tiếp từ việc theo dõi nhiệt độ pin của thiết bị điện thoại thông minh [13]. 4. Các ví dụ áp dụng trên thế giới và hiện trạng áp dụng ở Việt Nam Với sự gia tăng của các thiết bị di động, công nghệ web 2.0, KHCĐ được áp dụng ngày càng phổ biến để cung cấp thông tin bổ sung và có giá trị trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước. Phần này, bài báo sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về cách cộng đồng khoa học đã đóng góp trong lĩnh vực này, được tổng hợp như trong Bảng 1. Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thu thập dữ liệu thủy văn - tài nguyên nước Khoa học Điện thoại Tài liệu tham Lĩnh vực Thông số Khu vực nghiên cứu cộng đồng thông minh khảo x x Kathmandu (Nepal) [33] Lượng mưa Lưu vực Haltwhistle [21] x x Burn (Anh) Chất lượng Metro Vancouver [43] x nước (Canada) Quan trắc Lưu lượng x x Cordoba (Argentina) [22] x x Reihn (Đức) [12] x x Kathmandu (Nepal) [15] Địa hình x x Jakarta (Indonesia) [44] Sử dụng đất x x Kathmandu (Nepal) [15] Naga city [45] x (Philippines) Phạm vi ngập Yeumbeul Nord [46] x (Senegal) Điều tra, x x Pijnacker (Hà Lan) [47] khảo sát lũ Độ sâu ngập Lưu vực Haltwhistle [21] x x lụt Burn (Anh) Vận tốc dòng Ardèche river (Pháp) [22] x x chảy Yeumbeul Nord [46] Thời gian ngập x (Senegal) Theo dõi hạn hán, đánh giá rủi x Hà Lan [48] ro hạn x Tổng quan [38] Phụ thuộc vào từng mục tiêu của nghiên cứu, cộng đồng có thể tham gia cung cấp, thu thập các thông tin khác nhau. Các dữ liệu quan trắc có thể là các đại lượng trực tiếp như mưa, chất lượng nước, mực nước, chất lượng nước [33, 43]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đánh giá mối nguy cơ lũ thường sử dụng khoa học cộng đồng để thu thập các thông tin sau trận lũ. Đôi khi, tại thời điểm Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 65 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  5. xảy ra các trận mưa lũ, người tham gia không thu thập thông tin vì lý do an toàn [22]. Trong những năm gần đây, ứng dụng KHCĐ trong thu thập các dữ liệu về lũ lụt khá phổ biến ở nhiều châu lục khác nhau [21, 45, 46]. Điều này, trái ngược với bài toán đánh giá rủi ro hạn, đây vẫn là những chủ đề tiềm năng trong tương lai. Hầu hết các nghiên cứu liệt kê ở trên điều sử dụng điện thoại thông minh, giúp người tham gia có thể dễ dàng chủ động tham gia vào quá trình quan trắc, điều tra. 5. Hiện trạng áp dụng ở Việt Nam Ở Việt Nam, ứng dụng KHCĐ và điện thoại thông minh trong công tác điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu còn mới mẻ và sơ khai [49]. Công nghệ thông tin được coi là một trong các trụ cột nâng cao chất lượng số liệu thống kê và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ứng dụng Chính phủ điện tử và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [50]. Việc sử dụng ứng nghệ công nghệ thông tin trong điều tra khảo sát giúp rút ngắn thời gian thu thập, giảm chi phí thu thập, trong khi kết quả đảm bảo độ chính xác so với phương pháp truyền thống, điều tra, khảo sát trên giấy [50]. Năm 2019, lần đầu tiên, ngành thống kê đã ứng dụng phiếu khảo sát điện tử (CAPI và webform) trong Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, kết quả khảo sát đạt 99,9 %, cao hơn 20 % so với mục tiêu đề ra [50]. Hay một nghiên cứu khác, sử dụng một số tiện ích của Google và Facebook trong khảo sát thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang. Kết quả cho thấy phương pháp này là tiết kiệm thời gian, chi phí và cho hiệu quả cao [51]. Qua đó, có thể ứng dụng điện thoại thông minh qua hình thức khảo sát bằng app hay khảo sát trực tiếp (Web app) rất có tiềm năng cho các lĩnh vực khác. Cách tiếp cận KHCĐ trong các nghiên cứu khoa học vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, mô hình chia sẻ các thông tin về tình hình an toàn giao thông, được phát trên kênh VOV giao thông, cũng là một cách tiếp cận của mô hình “Khoa học cộng đồng”. Cộng đồng và các cơ quan có thể cùng phối hợp, cung cấp các thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông, giúp người tham gia giao thông có thể tránh được khu vực ùn tắc, tìm được cung đường và thời gian đi phù hợp [52]. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hội nhóm được thành lập để các thành viên có thể chia sẻ các thông tin, cùng nhau giải quyết các thách thức của địa phương như nhóm quản lý đô thị ở Đà Nẵng. Trong lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước, năm 2016, Phạm Quý Nhân và cộng sự đã giới thiệu mô hình KHCĐ, cách tiếp cận mới trong khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước. Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát, về mô hình KHCĐ và khía cạnh nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước [53]. Trong những năm gần đây mô hình này cũng đã được áp dụng trong việc quan trắc mực nước trên Sông Nhuệ dựa vào các bức ảnh được chụp từ cộng đồng và chia sẻ trên fanpage riêng của nhóm [54], phân loại sử dụng đất [55], hay phân tích chất lượng nước [56]. Các nghiên cứu trên đã chứng minh được tiềm năng của KHCĐ trong việc hỗ trợ các phương pháp truyền thống để thu thập dữ một cách hiệu quả. Cụ thể, mô hình này giúp cải thiện độ chính xác và giảm chi phí thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện nay, chưa áp dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu trên điện thoại thông minh, để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác dữ liệu. 6. Kết luận và kiến nghị KHCĐ được hiểu là sự tham gia của cộng đồng trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin khoa học dựa trên tinh thần tự nguyện. Đây là cách tiếp cận đầy hứa hẹn trong việc thu thập bổ sung các nguồn dữ liệu còn thiếu, hoặc cho những khu vực thiếu thông tin và đã được áp dụng 66 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  6. trong nhiều lĩnh vực từ sinh học, y tế, môi trường,... Ngoài ra, KHCĐ cũng là một cách giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, thể hiện vai trò của cộng đồng trong quá trình ra quyết định, thay đổi các chính sách. Sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng thu thập dữ liệu giúp người tham gia có thể thu thập dữ liệu một cách dễ dàng, thông tin được hiển thị một cách trực quan và thuận tiện trong việc truyền đạt các thông tin, kiến thức khoa học đến mọi đối tượng. Bên cạnh những thuận lợi, KHCĐ cũng gặp một số khó khăn trong việc hướng dẫn người tham gia vào nghiên cứu, cũng như nhiệt huyết của người tham gia có xu hướng giảm dần theo thời gian. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng KHCĐ và điện thoại thông minh để thu thập các thông tin trong thủy văn - tài nguyên nước. Điều này giúp nâng cao hiểu biết của con người về tài nguyên nước, tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống của người dân, cũng như tăng cường khả năng ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại. Việt Nam hiện nay cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong điều tra khảo sát, nhất là điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, một số mô hình KHCĐ cũng đã được áp dụng trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, chưa tận dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu để thu thập, xử lý và lưu trữ một cách đồng bộ, cũng như thuận tiện chia sẻ trên internet. Đây là một hướng đi mới có thể áp dụng trong tương lai ở các khu vực thiếu, hoặc thông tin không đầy đủ. Lời cảm ơn: Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Cơ quan Trao đổi học thuật công giáo Đức - KAAD, (Katholischer Akademischer Auslaender - Dienst) đã cấp học bổng cho tác giả trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Rostock. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. J. C. Davids et al., (2019). Citizen science flow-an assessment of simple streamflow measurement methods. Hydrol. Earth Syst. Sci., vol. 23, no. 2, pp. 1045 - 1065. Doi: 10.5194/HESS-23-1045-2019. [2]. W. Buytaert et al., (2014). Citizen science in hydrology and water resources: Opportunities for knowledge generation, ecosystem service management, and sustainable development. Front. Earth Sci. 2.67, vol. 2, no. October, pp. 1 - 21. Doi: 10.3389/feart.2014.00026. [3]. Peter H. Gleick (1998). Water in crisis: Paths to sustainable water use. Ecol. Appl., vol. 8, no. 3, pp. 571 - 579. https://www.jstor.org/stable/pdf/2641249.pdf. [4]. N. van de Giesen, R. Hut and J. Selker (2014). The Trans-African Hydro-Meteorological Observatory (TAHMO). Wiley Interdiscip. Rev. Water, vol. 1, no. 4, pp. 341 - 348. Doi: 10.1002/WAT2.1034. [5]. H. Feki, M. Slimani and C. Cudennec (2017). Geostatistically based optimization of a rainfall monitoring network extension: Case of the climatically heterogeneous Tunisia. Hydrol. Res., vol. 48, no. 2, pp. 514 - 541. Doi: 10.2166/NH.2016.256. [6]. F. Tauro et al., (2018). Measurements and Observations in the XXI century (MOXXI): innovation and multi-disciplinarity to sense the hydrological cycle. Hydrol. Sci. J., vol. 63. https://doi.org/10.1080/02626 667.2017.1420191. [7]. A. Kipf et al., (2016). A proposed integrated data collection, analysis and sharing platform for impact evaluation. Dev. Eng., vol. 1, pp. 36 - 44. Doi: 10.1016/j.deveng.2015.12.002. [8]. A. Irwin (2018). Citizen science comes of age. Nature, vol. 562, pp. 480 - 482. https://media.nature. com/original/magazine-assets/d41586-018-07106-5/d41586-018-07106-5.pdf. [9]. G. Whitelaw, H. Vaughan, B. Craig and D. Atkinson (2003). Establishing the Canadian community monitoring network. Environ. Monit. Assess. 2003 881, vol. 88, no. 1, pp. 409 - 418. Doi: 10.1023/A:1025545813057. Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 67 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  7. [10]. H. L. Keough and D. J. Blahna (2006). Achieving integrative, collaborative ecosystem management. Conserv. Biol., vol. 20, no. 5, pp. 1373 - 1382. Doi: 10.1111/J.1523-1739.2006.00445.X. [11]. S. Fritz et al., (2019). Author correction: Citizen science and the United Nations sustainable development goals. Nat. Sustain. 2019 211, vol. 2, no. 11, pp. 1063 - 1063. Doi: 10.1038/s41893-019- 0426-8. [12]. A. H. Biesinger (2017). Conceptualizing a smartphone application for combining participatory river monitoring with environmental education. Cologne University of Applied Science. [13]. A. Overeem, J. C. R. Robinson, H. Leijnse, G. J. Steeneveld, B. K. P. Horn and R. Uijlenhoet (2013). Crowdsourcing urban air temperatures from smartphone battery temperatures. Geophys. Res. Lett., vol. 40, no. 15, pp. 4081 - 4085. Doi: 10.1002/GRL.50786. [14]. Z. LI, J. LI, L. DU, M. LI and Y. SHEN (2012). Recent advances in the boric acid/boronate-based fluorescent probes for detection of hydrogen peroxide. Sci. Sin. Chim., vol. 42, no. 12, pp. 1683 - 1693. Doi: 10.1360/032012-371. [15]. J. C. Davids (2019). Mobilizing young researchers, citizen scientists and mobile technology of close water data gaps_ Methods development and initial results in the Kahmandu Valley, Nepal. [16]. E. A. Beza (2017). Citizen science and remote sensing for crop yield gap analysis. [17]. J. Silvertown (2009). A new dawn for citizen science. Trends Ecol. Evol., vol. 24, no. 9, pp. 467 - 471. Doi:10.1016/j.tree.2009.03.017. [18]. J. P. Cohn (2008). Citizen science: Can volunteers do real research?. Bioscience, vol. 58, no. 3, pp. 192 - 197. Doi: 10.1641/b580303. [19]. A. Irwin (2021). Citizen science: A study of people, expertise and sustainable development. https:// philpapers.org/rec/IRWCSA. [20]. L. E. Kruger, M. A. Shannon (2000). Getting to know ourselves and our places through participation in civic social assessment. Soc. Nat. Resour. An Int. J., vol. 13, no. 5, pp. 461 - 478. Doi: 10.1080/089419200403866. [21]. E. Starkey, G. Parkin, S. Birkinshaw, A. Large, P. Quinn and C. Gibson (2017). Demonstrating the value of community-based (citizen science) observations for catchment modelling and characterisation. J. Hydrol. 4.5, vol. 548, pp. 801 - 817. Doi: 10.1016/j.jhydrol.2017.03.019. [22]. J. Le Coz et al., (2016). Crowdsourced data for flood hydrology: Feedback from recent citizen science projects in Argentina, France and New Zealand. J. Hydrol. 4.5, vol. 541, pp. 766 - 777. Doi: 10.1016/j. jhydrol.2016.07.036. [23]. A. Wiggins, K. Crowston (2011). From conservation to crowdsourcing: A typology of citizen science. [24]. J. Van Etten et al., (2019). First experiences with a novel farmer citizen science approach: Crowdsourcing participatory variety selection through on-farm triadic comparisons of technologies (Tricot). Exp. Agric., vol. 55, no. S1, pp. 275 - 296. Doi: 10.1017/S0014479716000739. [25]. E. C. Carballo-Cárdenas, H. Tobi (2016). Citizen science regarding invasive lionfish in Dutch Caribbean MPAs: Drivers and barriers to participation. Ocean Coast. Manag., vol. 133, pp. 114 - 127. Doi: 10.1016/J.OCECOAMAN.2016.09.014. [26]. N. Pernat, H. Kampen, J. M. Jeschke and D. Werner (2021). Citizen science versus professional data collection: Comparison of approaches to mosquito monitoring in Germany. J. Appl. Ecol., vol. 58, no. 2, pp. 214 - 223. Doi: 10.1111/1365-2664.13767. [27]. A. B. Scott, P. C. Frost (2017). Monitoring water quality in Toronto’s urban stormwater ponds: Assessing participation rates and data quality of water sampling by citizen scientists in the fresh water 68 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  8. watch. Sci. Total Environ., vol. 592, pp. 738 - 744. Doi: 10.1016/J.SCITOTENV.2017.01.201. [28]. M. N. Fienen, C. S. Lowry (2012). Social water - A crowdsourcing tool for environmental data acquisition. Comput. Geosci., vol. 49, pp. 164 - 169. Doi: 10.1016/J.CAGEO.2012.06.015. [29]. P. C. D. Milly et al., (2008). Climate change: Stationarity is dead: Whither water management?. Science (80), vol. 319, no. 5863, pp. 573 - 574. Doi: 10.1126/SCIENCE.1151915/ASSET/194346FF-04E7- 4E18-97C5-3F8B61E450AE/ASSETS/GRAPHIC/573-2.GIF. [30]. IPCC (2021). Climate change 2014: Impacts, adaptation, and vulnerability. Part B: Regional aspects. Contribution of working group II to the fifth assessment report of the intergovernmental panel on climate change. Cambridge, 2014. Accessed: Nov. 25, 2021. https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg2/. [31]. R. Fehri, P. Bogaert, S. Khlifi and M. Vanclooster (2020). Data fusion of citizen-generated smartphone discharge measurements in Tunisia. J. Hydrol., vol. 590, no. 9, p. 125518. Doi: 10.1016/j. jhydrol.2020.125518. [32]. E. T. Gebremedhin, L. Basco-Carrera, A. Jonoski, M. Iliffe and H. Winsemius (2020). Crowdsourcing and interactive modelling for urban flood management. J. Flood Risk Manag., vol. 13, no. 2, pp. 1 - 15. Doi: 10.1111/jfr3.12602. [33]. J. C. Davids et al., (2019). Soda bottle science - citizen science monsoon precipitation monitoring in Nepal. Front. Earth Sci., vol. 7, no. March. Doi: 10.3389/feart.2019.00046. [34]. J. A. de Bruijn, H. de Moel, B. Jongman, M. C. de Ruiter, J. Wagemaker and J. C. J. H. Aerts (2019). A global database of historic and real-time flood events based on social media. Sci. data 6.0, vol. 6, no. 1, p. 311. Doi: 10.1038/s41597-019-0326-9. [35]. C. Overdevest, C. H. Orr and K. Stepenuck (2004). Volunteer stream monitoring and local participation in natural resource issues. Hum. Ecol. Rev., vol. 11, no. 2. [36]. E. Minkman, M. Van Der Sanden and M. Rutten (2017). Practitioners’ viewpoints on citizen science in water management: A case study in Dutch regional water resource management. Hydrol. Earth Syst. Sci. 5.0, vol. 21, no. 1, pp. 153 - 167. Doi: 10.5194/hess-21-153-2017. [37]. W. Cheung, D. Feldman (2019). Can citizen science promote flood risk communication?. Water 2.54, vol. 11, no. 10, pp. 1 - 9. Doi: 10.3390/w11101961. [38]. J. D. Paul et al., (2018). Citizen science for hydrological risk reduction and resilience building. Wiley Interdiscip. Rev. Water, vol. 5, no. 1, p. e1262. Doi: 10.1002/WAT2.1262. [39]. A. A. da S. Ribeiro, G. A. de Oliveira, J. A. Cirilo, F. H. B. Alves, L. F. D. R. Batista and V. B. Melo (2020). Floodplain reconstitution based on data collected via smartphones: A methodological approach to hydrological risk mapping. Brazilian J. Water Resour., vol. 25, pp. 1 - 13. Doi: 10.1590/2318- 0331.252020190179. [40]. C. J. Ferster, N. C. Coops (2013). A review of earth observation using mobile personal communication devices. Comput. Geosci., vol. 51, pp. 339 - 349. Doi: 10.1016/j.cageo.2012.09.009. [41]. C. Hartung, Y. Anokwa, W. Brunette, A. Lerer, C. Tseng and G. Borriello (2010). Open data kit: Tools to build information services for developing regions (99 cited). In 4th ACM/IEEE International Conference on Information and Communication Technologies and Development, ICTD 2010, 2010, p. 12. [42]. P. Tra, H. Khan Tareen (2021). Mobile data collection technology as impetus for the use of quality of care (QOC) assessment in non-for-profit facilities. J. Theor. Appl. Inf. Technol., vol. 28, no. 4, 2021, Accessed: Aug. 24, 2021. www.jatit.org. [43]. A. Jollymore, M. J. Haines, T. Satterfield and M. S. Johnson (2017). Citizen science for water quality monitoring: Data implications of citizen perspectives. Doi: 10.1016/j.jenvman.2017.05.083. Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 69 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  9. [44]. K. Shaad, Y. Ninsalam, R. Padawangi and P. Burlando (2016). Towards high resolution and cost- effective terrain mapping for urban hydrodynamic modelling in densely settled river-corridors. Sustain. Cities Soc., vol. 20, pp. 168 - 179. Doi: 10.1016/j.scs.2015.09.005. [45]. G. Peters-Guarin (2008). Integrating local knowledge into GIS-based flood risk assessment (ITC PhD 2003 - 2008). International Institute for Geo-Information Science and Earth observation (ITC). [46]. B. Sy, C. Frischknecht, H. Dao, G. Giuliani and D. Consuegra (2016). Participatory approach for flood risk assessment: The case of Yeumbeul Nord (YN), Dakar, Senegal. Doi: 10.2495/UW160291. [47]. L. Alfonso, A. Lobbrecht and R. Price (2010). Using mobile phones to validate models of extreme events. [48]. I. Garcia-Marti, M. de Haij, H. Leijnse, J. W. Noteboom, A. Overeem and G. van der Schrier (2021). Enhanced capability to monitor drought using citizen weather stations. EGU21, Mar. 2021, Doi: 10.5194/ EGUSPHERE-EGU21-6329. [49]. Lê Trung Nghĩa (2021). Khoa học Mở: Những gợi ý cho Việt Nam. Tia sáng. https://tiasang.com.vn/- doi-moi-sang-tao/Khoa-hoc-Mo-Nhung-goi-y-cho-Viet-Nam-25552#. [50]. Bộ thông tin và truyền thông (2021). Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra thống kê và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành - data.gov.vn. https://data.gov.vn/web/guest/news//asset_publisher/FRkblAs8yr3H/ content/udcnttdieutrathongke. [51]. Phạm Quang Thuận (2019). Sử dụng một số tiện ích của Google và Facebook trong khảo sát thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang. Tạp chí Giáo dục. https://www.google.com.vn/intl/vi/drive/. [52]. VOV Giao thông (2021). Marked 10 year anneversary of VOV tranportation channel (Dấu ấn 10 năm - Kênh phát thanh VOV Giao thông). https://vovgiaothong.vn/dau-an-10-nam-kenh-phat-thanh-vov- giao-thong. [53]. Phạm Quý Nhân và cộng sự (2016). Khoa học cộng đồng - Chìa khóa trong khai thác sử dụng bền vững Tài nguyên nước. Kỷ yếu Ngày nước thế giới 2016: Nước và việc làm, vol. 1. [54]. N. H. Tran, T. H. Nguyen, T. H. Luu, M. M. Rutten and Q. N. Pham (2021). Citizen science on water resources monitoring in the Nhue River, Vietnam, pp. 749 - 762. [55]. S. T. Nguyen, E. Minkman, M. Rutten, S. T. Nguyen, E. Minkman and M. Rutten (2016). Citizen science land cover classification based on ground and satellite imagery: Case study Day river in Vietnam. EGUGA, vol. 18, pp. EPSC2016-17710. https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2016EGUGA..1817710N/ abstract. [56]. K. Thi Van Le et al., (2021). Engaging remote sensing and citizen science into water quality monitoring: A case study in Nhue - Day river basin, Vietnam. EGUGA, vol. 18, pp. EPSC2016-9835. https://ui.adsabs. harvard.edu/abs/2016EGUGA..18.9835T/abstract. Chấp nhận đăng: 10/12/2021; Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quý Nhân 70 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2