Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH KHẢO SÁT TÁC DỤNG<br />
CỦA CHẤT KHÁNG NẤM EX VIVO TRÊN CANDIDA ALBICANS<br />
Nguyễn Vũ Giang Bắc*, Nguyễn Đinh Nga*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát điều kiện thích hợp để Candida albicans phát triên dưới dạng biofilm và gây<br />
nhiễm móng thực nghiệm. Áp dụng các mô hình thực nghiệm này để khảo sát tác động của các chất kháng nấm.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát các điều kiện môi trường, lượng nấm, thời gian ủ thích hợp để C.<br />
albicans phát triển ở dạng biofilm trên bảng nhựa 96 giếng và nhiễm móng cô lập. Sử dụng mô hình để khảo sát<br />
tác động của một chất kháng nấm có nguồn thực vật, so sánh với ketoconazol, nystatin, terbinafin. Qua đó xác<br />
định cách đọc và điểm dừng đọc kết quả.<br />
Kết quả: Đã đề nghị được các điều kiện để C. albicans phát triển ở dạng biofilm trên bảng nhựa 96 giếng và<br />
nhiễm móng cô lập. Xác định được cách đọc và điểm dừng đọc kết quả thích hợp. Nồng độ tối thiểu ức chế C.<br />
albicans dạng biofilm của các chất thử thường cao hơn nồng độ ức chế dạng men. Nồng độ diệt C. albicans trên<br />
móng nhiễm của các chất thử thấp hơn ketoconazole và terbinafin và phù hợp với liều của các chất này ở các<br />
thuốc dùng ngoài.<br />
Kết luận: Có thể sử dụng các mô hình thử nghiệm hoạt tính kháng C.albicans ex vivo để phỏng đoán liều<br />
thử nghiệm in vivo của một số chất kháng nấm mới.<br />
Từ khóa: Candida albicans, ex vivo, biofilm, móng nhiễm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EX VIVO MODELS FOR TESTING ANTIFUNGAL ACTIVITY AGAINST CANDIDA ALBICANS<br />
Nguyen Vu Giang Bac, Nguyen Dinh Nga<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 86 - 89<br />
Objective: study experimental condition for biofilm’s formulation and nail infection of Candida albicans.<br />
Using these model to test antifungal activity of several compounds.<br />
Method: survey medium, volume of colonies, incubation time for formulating biofilm on 96-well plate and<br />
infecting nail of Candida albicans. Applied these model for antifungal agents from medical plants, compared with<br />
ketoconazole, terbinafine and nystatine. Whereby, determine method and breakpoint to observe results.<br />
Result: we determined conditions for Candida albicans to form biofilm on 96-well plate and infect nail,<br />
method to obtain results and breakpoints. The MICs of these compounds against Candida albicans biofilm were<br />
higher than MICs against yeast cells. The MFCs on nail infected were lower than ketoconazole and terbinafine, it<br />
is suitable to dermal dosage of these compounds.<br />
Conclusion: We could use these ex vivo models to guess in vivo dosage of new antifungal agents, therefore,<br />
it could decrease time and expenditure for research.<br />
Keyword: Candida albicans, ex vivo, biofilm, nail infected<br />
<br />
<br />
<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Vũ Giang Bắc ĐT: 093 404 1225<br />
<br />
86<br />
<br />
Email:giangbacnguyenvu@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Candida albicans là một vi nấm gây bệnh cơ<br />
hội ở người, hiện nay, vi nấm này đang được<br />
quan tâm không những ở lĩnh vực y học lâm<br />
sàng mà còn trong các nghiên cứu sinh học cơ<br />
bản. Trong điều kiện bình thường, Candida<br />
albicans là thành phần thuộc hệ vi sinh vật cộng<br />
sinh ở niêm mạc dạ dày ruột và niêm mạc âm<br />
đạo. Ở người khỏe mạnh, Candida albicans có thể<br />
gây ra một số bệnh lý nhiễm trùng ngoài da.<br />
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy giảm miễn<br />
dịch thì sẽ phát triển dạng Candida lan tỏa. Có<br />
hai yếu tố quyết định độc lực của bệnh<br />
candidiasis là hình thành biofilm hoặc xuyên<br />
qua màng tế bào. Biofilm được định nghĩa là cấu<br />
trúc vi sinh bám lên bề mặt hoặc bao lấy khối<br />
vật liệu polymer1. Biofilm phát triển trên bề mặt<br />
của khoang miệng, thực quản, van tim. Ngoài<br />
ra, biofilm còn phát triển ở các vật liệu cấy ghép<br />
như máy điều hòa nhịp tim, stent, ống thông<br />
đường tiểu. Biofilm là nguyên nhân gây ra tái<br />
nhiễm và tăng khả năng đề kháng của Candida<br />
albicans với các thuốc kháng nấm.<br />
Ngoài ra khi nghiên cứu tác động của chất<br />
kháng nấm mới thường gặp vấn đề không<br />
tương đồng giữa tác động kháng nấm in vitro và<br />
in vivo. Do đó, việc sử dụng các mô hình thử<br />
nghiệm ex vivo trong nghiên cứu Candida albicans<br />
đang được quan tâm. Trong phạm vi nghiên<br />
cứu này, chúng tôi dò tìm điều kiện để C.<br />
albicans tạo biofilm trong bản nhựa polystyrene<br />
và nhiễm bệnh mô móng tay của người khỏe<br />
mạnh cắt rời, áp dung mô hình để khảo sát hoạt<br />
tính của một số chất kháng nấm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Candida albicans ATCC 10231<br />
Chất kháng nấm:<br />
Dầu Riềng (DR) chiết từ thân rễ Riềng nếp<br />
Alpinia galangal Zingiberaceae, chứa ít nhất<br />
45% acetoxychavicol aceate, định lượng bằng<br />
GC-MS.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cây Bông móng tay Impatiens balsamina L.<br />
Balsaminaceae, chứa khoảng 70% 2-methoxy1,4-naphthoquinon định lượng bằng phương<br />
pháp đo quang UV-Vis2<br />
Tinh dầu Hương nhu trắng (HNT) chiết từ<br />
cây Hương nhu trắng Ocimum gratissimum<br />
Lamiaceae chứa khoảng 60% eugenol, định<br />
lượng bằng GC-MS.<br />
Chất đối chiếu: ketoconazol, terbinafin HCl,<br />
nystatin<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu:1, 3<br />
Điều kiện để C. albicans phát triển ở dạng<br />
biofilm trên bảng nhựa 96 giếng: C. albicans<br />
được hoạt hóa trong môi trường YPG lỏng ở<br />
nhiệt độ 37oC trong 48 giờ. Ly tâm và loại bỏ<br />
phần môi trường, cắn được rửa 2 lần với dung<br />
dịch PBS. Hòa tan phần cắn trong môi trường<br />
Glucose-Glycin sao cho số tế bào nấm men là 106<br />
CFU/ml (xác định bằng mật độ quang học<br />
OD=0,1). Dùng pipette nhiều kênh cho dịch nấm<br />
vào bảng nhựa 96 giếng. Đậy nắp và ủ ở nhiệt<br />
độ 37oC. Sau thời gian 48 giờ, hút bỏ phần môi<br />
trường, rửa giếng 2 lần với dung dịch PBS. Chú<br />
ý rửa nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến<br />
biofilm hình thành ở đáy giếng.<br />
<br />
Thử hoạt tính của chất kháng nấm trên dạng<br />
biofilm:<br />
Chất kháng nấm được hòa tan trong DMSO,<br />
sau đó được pha loãng trong môi trường YPG<br />
để có dãy nồng độ mong muốn trước khi cho<br />
vào bảng nhựa.<br />
Cao bông móng tay:<br />
µg/ml - 0,125 µg/ml<br />
<br />
256<br />
<br />
Tinh dầu hương nhu:<br />
0,00047 µg/ml<br />
<br />
5 µl/ml -<br />
<br />
Nystatin:<br />
<br />
32 µg/ml – 0,015 µg/ml<br />
<br />
Ketoconazol:<br />
<br />
10 µg/ml – 0,00094 µg/ml<br />
<br />
Quan sát sự phát triển trở lại của vi nấm từ<br />
dạng biofilm bằng mắt thường để xác định nồng<br />
độ chất kháng nấm có khả năng ức chế dạng<br />
biofilm.<br />
<br />
Cao Bông móng tay (BMT) chiết từ vỏ qua<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Gây nhiễm C.albicans trên móng tay người<br />
khỏe mạnh:4<br />
Móng tay người tình nguyện, khỏa mạnh,<br />
không có bệnh gì về móng và không được sơn<br />
móng tay trong vòng 6 tháng được cắt thành<br />
mảnh 3x3 mm, rửa sạch 3 lần với EtOH 70% và<br />
nước muối sinh lý. Móng được làm khô ở nhiệt<br />
độ phòng trước khi gây nhiễm.<br />
C. albicans được hoạt hóa trong môi trường<br />
YPG lỏng ở nhiệt độ 37oC trong 48 giờ. Sau khi<br />
ly tâm, bỏ phần môi trường, phân tán đều phần<br />
cắn trong nước muối sinh lý để đạt số lượng vi<br />
nấm là 107 CFU/ml (xác định bằng buồng đếm<br />
hồng cầu Neubauer). Pha dịch treo vi nấm trong<br />
môi trường thạch nước sao cho nồng độ đạt 106<br />
CFU/ml trong hộp petri vô trùng. Đặt móng tay<br />
đã xử lý vào môi trường sao cho nền móng tiếp<br />
xúc với thạch chứa nấm, như vậy nấm chỉ sử<br />
dụng móng là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Sau<br />
7 ngày ử ở 37oC thì quan sát sự phát triển của vi<br />
nấm trên móng dưới kính hiển vi.<br />
<br />
Thử hoạt tính của chất kháng nấm:<br />
Chất kháng nấm được hòa tan trong dung<br />
dung dịch PEG:cồn tuyệt đối (75:25), rồi pha<br />
loãng trong môi trường thạch YPG để đạt dãy<br />
nồng độ thử nghiệm<br />
Terbinafin từ 2 – 0,06 %<br />
Ketoconazole: 2 – 0,06 %<br />
Cao bông móng tay: 0,5 – 0,015 %<br />
Dầu Riềng 0,03 - 0,5%<br />
Tinh dầu Hương nhu trắng 0,3-2,5%<br />
Móng sau khi gây nhiễm được chuyển sang<br />
môi trường có chứa chất thử sao cho lưng móng<br />
tiếp xúc với môi trường, nền móng hướng lên<br />
trên. Sau 2-3 ngày thì quan sát sự phát triển trở<br />
lại của vi nấm bằng mắt thường và kính hiển vi<br />
quang học để xác định khả năng kháng nấm của<br />
chất thử.<br />
Sau đó, chuyển móng sang môi trường<br />
thạch YPG sao cho nền móng tiếp xúc với môi<br />
<br />
định nồng độ tối thiểu diệt nấm trên mô móng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tác động của chất kháng nấm trên dạng<br />
biofilm<br />
Sau 48 giờ, quan sát dưới kính hiển vi soi<br />
ngược đã thấy biofilm hình thành ở đáy tất cả<br />
các giếng dưới dạng sợi nấm bám dính vào bảng<br />
nhựa.<br />
Bảng 1: Nồng độ tối thiểu ức chế C. albicans dạng<br />
biofilm của các chất kháng nấm<br />
Chất kháng nấm<br />
Cao BMT<br />
Tinh dầu HNT<br />
Dầu Riềng<br />
Nystatin<br />
Ketoconazol<br />
<br />
MIC biofilm<br />
(µg/ml)<br />
32<br />
2,5<br />
8<br />
3<br />
1,25<br />
<br />
MIC in vitro (µg/ml)<br />
16<br />
0,6<br />
1<br />
2<br />
0,03<br />
<br />
Ghi chú: Số liệu nhận được là trung bình của<br />
9 lần lập lại thử nghiệm.<br />
Nồng độ tối thiểu ức chế C. albicans dạng<br />
biofilm của ketoconazol là 1,25 µg/ ml, cao<br />
hơn nồng độ MIC in vitro khoảng 40 lần.<br />
Trong khi đó, với các chất kháng nấm có<br />
nguồn gốc từ thực vật, nồng độ ức chế dạng<br />
biofilm chỉ cao hơn MIC in vitro từ 2-8 lần (cao<br />
BMT là 2 lần, tinh dầu HNT là 4 lần và DR là 8<br />
lần).<br />
<br />
Tác động kháng nấm trên mô hình móng<br />
nhiễm<br />
Bảng 2: Tác động kháng C.albicans ở mô hình móng<br />
của các chất kháng nấm<br />
Chất kháng nấm<br />
<br />
Cao BMT<br />
Tinh dầu HNT<br />
Dầu Riềng<br />
Terbibafin<br />
Ketoconazol<br />
<br />
Nồng độ chất thử (mg/ml)<br />
MIC<br />
MIC<br />
MFC<br />
in vitro<br />
ex vivo<br />
ex vivo<br />
0,016<br />
1,25<br />
2,5<br />
0,6<br />
1,25<br />
1,25<br />
0,001<br />
0,5<br />
0,5<br />
5<br />
20<br />
-3<br />
0,03x10<br />
10<br />
20<br />
<br />
Ghi chú: (-): không thử<br />
<br />
trường, ủ ở 37 oC trong 48 giờ, quan sát sự phát<br />
<br />
Các nồng độ thử nghiệm đạt được sau 6 lần<br />
<br />
triển trở lại của vi nấm. Giai đoạn này giúp xác<br />
<br />
thử với chứng dương là lô móng tay không<br />
<br />
88<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
được tiếp xúc với chất thử.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tác động kháng C.albicans ở mô hình tạo<br />
biofilm trên bản nhựa polystyrene<br />
Nystatin là chất diệt nấm nên MIC trên<br />
biofilm gần bằng MIC in vitro. Các chất còn lại<br />
đều có nồng độ tối thiểu ức chế dạng biofilm<br />
cao hơn nồng độ ức chế dạng men.<br />
Ketoconazole là chất kìm nấm thuộc nhóm 5imidazol, cho MIC trên biofilm gấp 40 lần nồng<br />
độ ức chế dạng men. Trong khi đó, các chất<br />
được chiết xuất từ dược liệu như cao BMT, dầu<br />
Riềng và tinh dầu Hương nhu trắng lại có MIC<br />
biofilm chỉ gấp 2-8 lần MIC in vitro. Đây có thể<br />
là những tiền đề cho nghiên cứu sâu hơn về các<br />
chất này.<br />
<br />
Tác động kháng C. albicans trên mô móng<br />
tay cô lập<br />
So sánh tác động kháng C.albicans của<br />
ketoconazol trên mô hình móng nhiễm có thể<br />
thấy sự tương đồng giữ nồng độ diệt nấm<br />
(MFC) và nồng độ của chế phẩm đang sử dụng<br />
trên thị trường là 2%. Điều này cho thấy mô<br />
hình móng nhiễm cô lập có thể là minh chứng<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khoa học cho việc dự đoán liều sử dụng in vivo<br />
cho các chất kháng nấm mới.<br />
Đối với các chiết xuất từ dược liệu, dầu<br />
Riềng có MIC in vitro thấp nhất nhưng MIC ex<br />
vivo cao gấp 500 lần. Cao BMT cho tác động<br />
kháng C.albicans trên móng nhiễm ở nồng độ<br />
0,25%, chỉ gấp 156 lần MIC in vitro. Tinh dầu<br />
HNT cho tác động kháng C.albicans trên móng<br />
nhiễm chỉ gấp 40 lần MIC in vitro. Kết quả này<br />
cho thấy khả năng thấm vào móng tốt của các<br />
chiết xuất từ dược liệu hơn các chất hóa học.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Erst JE and Roger PD (2007). Antifungal agent-methods and<br />
protocols. In: Erst J.E. Method in Molecular medicine,Vol.188,<br />
pp 71-75. Humana Press Inc, Totowa, NJ<br />
Trần Thành Đạo, Nguyễn Đinh Nga (2009). Tổng hợp và tác<br />
dụng kháng nấm của methyl lawson, thành phần chính của<br />
cây Bông móng tay. Tạp chí Dược học, 49(395): 29-32<br />
Vardecer-Unlu Gulhan (1998). A comparison of germ tube<br />
production by Candida albicans in three media. Tr.J. of Biology,<br />
22: 2005-2010<br />
Yazdanparast SA and Richard CB(2006). Arthroconidia<br />
production in Trichophyton rubrum and a new ex vivo model of<br />
onychomycosis. Journal of Medical Microbiology, 55: 15771581<br />
<br />
89<br />
<br />