Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ỨNG DỤNG NỘI SOI MỀM ĐIỀU TRỊ SỎI ĐÀI THẬN QUA NỘI SOI NIỆU<br />
QUẢN NGƯỢC DÒNG: NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU<br />
Phạm Ngọc Hùng*, Lê Đình Khánh**, Hoàng Văn Tùng*, Trương Văn Cẩn**, Phạm Như Hiệp**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Một trong những phương pháp được chọn lựa cho những trường hợp sỏi thận: sỏi sót lại sau<br />
phẫu thuật, tán sỏi ngoài cơ thể thất bại, sỏi niệu quản chạy lên thận khi áp dụng nội soi niệu quản cứng, sỏi ở<br />
những vị trí khó phẫu thuật… là dùng nội soi mềm qua nội soi niệu quản thận ngược dòng tán sỏi bằng Laser.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng nội soi mềm niệu quản điều trị sỏi thận, rút ra những kinh<br />
nghiệm.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 bệnh nhân sỏi thận được điều trị bằng nội soi niệu quản<br />
mềm. Sử dụng nguồn năng lượng YAG laser để phá sỏi.<br />
Kết quả: Tỉ lệ sạch sỏi chung cho cả 22 trường hợp là 63,63% (14/22 trường hợp). 20/22 bệnh nhân được<br />
đặt thông JJ tối thiểu 1 tuần trước khi tiến hành thủ thuật. Không có biến chứng nghiêm trọng.<br />
Kết luận: Nội soi mềm niệu quản ngược dòng là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả sỏi đài thận, nhất là<br />
đối với những trường hợp đã được điều trị bằng các thủ thuật hay phẫu thuật trước đó. Đặt thông JJ niệu quản<br />
trước là một yếu tố giúp đặt ống soi mềm dễ dàng. Việc sử dụng nội soi mềm phối hợp trong lấy sỏi thận qua da<br />
làm tăng tỉ lệ sạch sỏi trong thủ thuật.<br />
Từ khóa: Nội soi mềm niệu quản, sỏi thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FLEXIBLE URETEROSCOPY IN TREATMENT OF RENAL STONE: INITIAL EXPERIENCES<br />
Pham Ngoc Hung, Le Đinh Khanh, Hoang Van Tung, Truong Van Can, Pham Nhu Hiep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 265- 268<br />
Background/Objective: Flexible ureterorenoscopy with laser lithotripsy is an attractive treatment option for<br />
renal stone: residual postsurgery, ESWL resistant, movement back into kidney in ureteroscopy, hard position for<br />
open surgery… The study aims at evaluating initial results of flexible ureteroscopy in treatment of renal stone<br />
and to learn the experience.<br />
Materials and methods: 22 patients with kidney stones treated with flexible ureteroscopy, using YAG laser<br />
energy to break stones.<br />
Results: The free stone rate was 63.63% (14/22 cases). 20/22 patients were inserted ureteral catheter in at<br />
least 1 week before the procedure. No serious complications.<br />
Conclusion: Flexible ureteroscopy is good and effective method for treatment of renal stone, especially for the<br />
cases treated with surgical procedures before. Ureteral catheter is a factor to help inserting the flexible ureteroscope<br />
easier.<br />
Key words: flexible ureteroscopy, renal stone.<br />
<br />
* Bệnh viện Trung Ương Huế<br />
** Đại Học Y Dược Huế<br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Pham Ngọc Hùng<br />
ĐT: 0903591678<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Email: drhungg@gmail.com<br />
<br />
265<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ<br />
thuật, nhiều phương pháp xâm nhập tối thiểu đã<br />
được áp dụng để điều trị sỏi tiết niệu như tán sỏi<br />
ngoài cơ thể, nội soi thận qua da, nội soi niệu<br />
quản ngược dòng…. Các phương pháp này đã<br />
mang lại những kết quả khả quan cũng như đã<br />
làm cho tỉ lệ mổ mở kinh điển điều trị sỏi tiết niệu<br />
ở các nước phát triển đến nay chỉ còn khoảng 35%(4,5,6). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt nam do điều<br />
kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đảm bảo<br />
cho nên tỉ lệ mổ mở vẫn còn cao.<br />
Tuy vậy, một trong những vấn đề tồn tại<br />
trong điều trị sỏi thận là điều trị các sỏi ở đài<br />
thận đặc biệt là các sỏi còn sót lại sau phẫu<br />
thuật hoặc sau các thủ thuật khác không<br />
thành công như tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi niệu<br />
quản chạy lên thận khi áp dụng nội soi niệu<br />
quản cứng. Và đây cũng là một thách thức cho<br />
các nhà niệu khoa bên cạnh việc chống tái phát<br />
sỏi. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã cố<br />
gắng sử dụng các phương pháp khác nhau để<br />
có thể giảm thiểu tình trạng sót sỏi cũng như<br />
điều trị những sỏi ở các vị trí khó phẫu<br />
thuật(1,3).<br />
Một trong những phương pháp được chọn<br />
lựa cho những trường hợp này là dùng nội soi<br />
mềm qua nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi<br />
bằng Laser.<br />
Tán sỏi bằng ống nội soi mềm qua nội soi<br />
niệu quản ngược dòng là phương pháp ít thâm<br />
nhập đang được các nước phát triển áp dụng và<br />
mang lại kết quả cao để điều trị các sỏi đài thận<br />
ở các nước phát triển(1,3). Ở Việt nam, phương<br />
pháp này tương đối mới và chỉ mới được áp<br />
dụng ở một số cơ sở y tế lớn ở Việt nam trong<br />
thời gian gần đây(5).<br />
Tại bệnh viện Trung Ương Huế, chúng tôi<br />
bước đầu triển khai phương pháp nội soi qua<br />
niệu quản ngược dòng bằng ống nội soi mềm để<br />
điều trị sỏi thận. Mặc dù số lượng còn ít, tuy<br />
nhiên qua nghiên cứu chúng tôi mong muốn<br />
giới thiệu một phương pháp điều trị ít thâm nhập<br />
nhưng mang lại kết quả khá tốt đáp ứng việc điều<br />
<br />
266<br />
<br />
trị có hiệu quả bệnh sỏi hệ niệu, đồng thời cũng<br />
chia xẻ một số những kinh nghiệm bước đầu<br />
trong thực hiện phẫu thuật này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
22 bệnh nhân được điều trị sỏi thận bằng nội<br />
soi mềm niệu quản từ tháng 6/2007 đến tháng<br />
2/2012<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa: Sỏi bể thận, sỏi đài thận<br />
với kích thước < 2cm<br />
Tiến hành nội soi niệu quản ngược dòng<br />
bằng nội soi mềm<br />
Dụng cụ, phương tiện<br />
- Ống nội soi mềm niệu quản cở 6.5F có thể<br />
quay đầu theo các hướng.<br />
- Bộ nong niệu quản bằng bóng<br />
- Ống nòng niệu quản<br />
- Máy C-arm<br />
- Nguồn sáng, màn hình, camera, dây dẫn<br />
sáng<br />
- Máy tán sỏi Laser Holmium: YAG<br />
- Các dụng cụ khác: dây dẫn, dụng cụ gắp<br />
sỏi, dormia…<br />
- Hệ thống tưới rửa liên tục<br />
Cách tiến hành<br />
Nội soi bàng quang đặt ống thông JJ trước<br />
khi thực hiện tán sỏi qua nội soi mềm 1 tuần<br />
Bệnh nhân được gây mê toàn thân hay gây tê<br />
tủy sống<br />
Bệnh nhân nằm ngữa dạng chân theo tư thế<br />
sản khoa<br />
Điều chỉnh máy C-arm và vị trí bệnh nhân<br />
Đặt máy soi bàng quang, rút ống thông JJ,<br />
luồn dây dẫn lên niệu quản có sỏi<br />
Đặt nòng niệu quản lên theo dây dẫn, quan<br />
sát dưới C-arm có hoặc không có bơm thuốc cản<br />
quang lên thận<br />
Đưa ống soi mềm qua nòng niệu quản lên<br />
thận xác định vị trí sỏi bằng C-arm kết hợp quan<br />
sát trực tiếp.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Tán vụn sỏi bằng Laser qua probe đưa qua<br />
kênh thao tác của ống nội soi mềm.<br />
Rút máy, đặt ống thông niệu quản hoặc<br />
ống thông JJ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh lý<br />
Số bệnh nhân<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Tiền sử<br />
<br />
Vị trí sỏi<br />
<br />
22 trường hợp<br />
26-58<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Mổ lấy sỏi thận<br />
Tán sỏi ngoài cơ thể<br />
Nội soi niệu quản<br />
Bể thận<br />
Bể thận + đài thận<br />
Đài thận<br />
Đài thận dưới<br />
<br />
8<br />
14<br />
7<br />
9<br />
8<br />
<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
<br />
3<br />
14<br />
5<br />
<br />
Mức độ ứ<br />
nước của<br />
thận trên<br />
siêu âm<br />
<br />
8<br />
3<br />
11<br />
7<br />
<br />
Trong số 22 trường hợp được thực hiện có 7<br />
bệnh nhân có tiền sử mở bể thận lấy sỏi, sót sỏi<br />
trong các đài thận, trong số đó có 5 bệnh nhân<br />
được tán sỏi ngoài cơ thể. Tuy nhiên việc tán sỏi<br />
ngoài cơ thể cũng không làm sạch sỏi trong các<br />
đài thận.<br />
Bảng 2: Đặc điểm của sỏi<br />
Số lượng viên sỏi<br />
Số trường hợp<br />
1 viên<br />
6<br />
2 viên<br />
5<br />
3 viên<br />
4<br />
> 3 viên<br />
7<br />
Kích thước sỏi(mm)<br />
1–5<br />
2<br />
6 - 10<br />
12<br />
11-15<br />
8<br />
<br />
Đặt JJ trước mổ<br />
20/22 bệnh nhân được đặt thông JJ tối thiểu 1<br />
tuần trước khi tiến hành thủ thuật. 2 trường hợp<br />
không đặt JJ là khi chúng tôi tán sỏi niệu quản<br />
qua nội soi niệu quản ngược dòng sỏi chạy lên<br />
thận, chúng tôi đưa ống soi mềm lên nhưng<br />
không lên được bể thận.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thủ thuật<br />
22 trường hợp chỉ thực hiện một lần, nếu<br />
không tiếp cận được sỏi, không tán được sỏi<br />
chúng tôi chuyển sang những thủ thuật khác<br />
hổ trợ như tán sỏi ngoài cơ thể hay lấy sỏi thận<br />
qua da.<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
Thời gian mổ trung bình 65,1± 24 phút (20 –<br />
165), trường hợp nhanh nhất là do trước đó sỏi<br />
niệu quản chạy lên thận trong quá trình tán sỏi<br />
qua nội soi niệu quản ngược dòng, sỏi được tán<br />
vỡ đôi và lấy ra bằng rọ.<br />
<br />
Tỉ lệ sạch sỏi<br />
Tỉ lệ sạch sỏi chung cho cả 22 trường hợp là<br />
63,63% (14/22). Trong 8 trường hợp đó, có 3<br />
trường hợp không đặt được máy soi mềm lên<br />
thận(trong đó có 2 trường hợp không đặt thông JJ<br />
trước đó), 3 trường hợp không tiếp cận hết các<br />
viên sỏi trong đài thận và 2 trường hợp hỏng máy<br />
và nguồn tán Laser khi đang thực hiện thủ thuật.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Theo dõi nước tiểu trong vòng 24 giờ sau thủ<br />
thuật có 6 bệnh nhân có nước tiểu hồng và tự hết<br />
không cần can thiệp gì. Chưa gặp biến chứng gì<br />
nghiêm trọng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tán sỏi ngoài cơ thể và lấy sỏi thận qua da,<br />
trước đây, là chọn lựa đầu tiên trong điều trị sỏi<br />
đài thận. Tuy nhiên sau thời gian dài áp dụng<br />
nhiều tác giả đã chỉ ra những hạn chế nhất định<br />
như tổn thương nhu mô thận, khó áp dụng với<br />
nhiều viên rãi rác trong các đài thận....Nội soi<br />
niệu quản-thận ngược dòng bằng ống soi mềm<br />
là một phương pháp gần đây đã tỏ ra có nhiều<br />
ưu điểm trong điều trị sỏi ở đài thận đặc biệt đối<br />
với sỏi đài thận dưới(2,3,8). Fabrizio (1998) dùng<br />
nội soi mềm qua nội soi niệu quản ngược<br />
dòng tán sỏi đài thận nói chung, đạt tỷ lệ<br />
thành công 89%. Grasso (1999) tán sỏi đài dưới<br />
đạt kêt quả thành công 91%, tăng dần đối với<br />
sỏi có kích thước nhỏ hơn.<br />
<br />
267<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Tuy nhiên để thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi<br />
phải có những kinh nghiệm nhất định. Qua quá<br />
trình triển khai bước đầu những trường hợp trên<br />
chúng tôi cũng đã rút ra được một số những kinh<br />
nghiệm nhất định.<br />
<br />
Trong một trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có<br />
nhiều viên sỏi trong các đài thận (9 viên), chúng<br />
tôi sử dụng ống soi mềm di chuyển các viên sỏi<br />
về đài dưới và bể thận sau đó lấy sạch sỏi bằng<br />
thủ thuật lấy sỏi thận qua da.<br />
<br />
Chỉ định điều trị sỏi đài thận bằng nội soi niệu<br />
quản-thận ngược dòng với ống soi mềm thích<br />
hợp, đặc biệt đối với những trường hợp sau phẫu<br />
thuật mở còn sót sỏi.<br />
<br />
Việc sử dụng thành thạo ống soi mềm góp<br />
phần kéo dài tuổi thọ của máy như: không điều<br />
chỉnh khi ống soi nằm trong nòng niệu quản, khi<br />
đưa dây dẫn Laser vào kênh thao tác thì để máy<br />
thẳng và không điều chỉnh, cố gắn di chuyển sỏi<br />
về đài trên hay bể thận rồi tán sỏi…<br />
<br />
Việc đặt thông JJ niệu quản trước đó có giá trị<br />
lớn nhằm giúp nong rộng niệu quản để thao tác<br />
đặt ống soi mềm có thể thực hiện đơn giản. Trong<br />
số có 2 trường hợp thất bại trong thời gian đầu<br />
mới triển khai, nguyên nhân chúng tôi cho rằng<br />
do niệu quản chưa được nong rộng trước đó, nên<br />
khi chúng tôi đặt ống soi mềm, ống soi đã không<br />
thể vượt qua được các vị trí hẹp sinh lý của niệu<br />
quản đặc biệt là đoạn bắt chéo động mạch.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận:<br />
- Nội soi mềm niệu quản ngược dòng là<br />
phương pháp điều trị tốt và hiệu quả sỏi đài thận,<br />
nhất là đối với những trường hợp đã được điều trị<br />
bằng các thủ thuật hay phẫu thuật trước đó.<br />
<br />
Đối với những trường hợp có đặt thông JJ<br />
niệu quản trước đó và có sử dụng sheath niệu<br />
quản, thì việc đặt ống soi mềm lên niệu quản<br />
tương đối dễ hơn. Đây cũng là kỹ thuật được áp<br />
dụng trong phần lớn các nghiên cứu(2,3,8).<br />
<br />
- Đặt thông JJ niệu quản trước là một yếu tố<br />
giúp đặt ống soi mềm dễ dàng.<br />
<br />
Đặt được ống soi mềm lên đến bể thận là một<br />
khâu quyết định đến sự thành công của thủ thuật.<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi cho rằng việc đặt<br />
thông JJ niệu quản trước đó có tác dụng rất tốt để<br />
nong niệu quản nhằm giúp cho việc đặt ống soi<br />
mềm lên niệu quản dễ dàng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Việc phối hợp trong cùng thủ thuật với hai<br />
loại ống soi cứng và soi mềm làm tăng tỉ lệ sạch<br />
sỏi cũng như kéo dài tuổi thọ của ống soi mềm.<br />
Các viên sỏi niệu quản chạy lên thận trong quá<br />
trình nội soi niệu quản, chúng tôi dùng soi mềm<br />
tìm, lôi xuống niệu quản bằng rọ và tán vụn sỏi<br />
với ống soi cứng. Cùng tán sỏi đài dưới bằng<br />
Laser Holmium, Schuster (2002), Breda (2008) đã<br />
di chuyển sỏi về các cổ đài dễ hơn thì tỷ lệ thành<br />
công 89% và 92% so với 70% và 64% nếu vẫn để<br />
ở đài dưới(1).<br />
<br />
268<br />
<br />
- Việc sử dụng nội soi mềm phối hợp trong<br />
lấy sỏi thận qua da làm tăng tỉ lệ sạch sỏi trong<br />
thủ thuật<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Breda A, Ogunyemi O, Leppert JT, Schulam PG (2008). Flexible<br />
Ureteroscopy and Laser Lithotripsy for Multiple Unilateral<br />
Intrarenal Stones, Eur Urol; 2008 Jun 13.<br />
Buscarini M, Conlin M (2008). Update on flexible ureteroscopy.<br />
Urol Int., vol 80(1): pp. 1-7.<br />
Cocuzza M, Colombo JR Jr, Cocuzza AL, Mascarenhas F,<br />
Vicentini F, Mazzucchi E, Srougi M (2008). Outcomes of flexible<br />
ureteroscopic lithotripsy with holmium laser for upper urinary<br />
tract calculi. Int Braz J Urol. Vol 34(2): pp. 143-50.<br />
Holden T, Pedro RN, Hendlin K, Durfee W, Monga M (2008).<br />
Evidence-Based Instrumentation for Flexible Ureteroscopy: A<br />
Review. J Endourol. Vol Jul 9.<br />
Hội tiết niệu thận học Việt nam (2003). Nội soi tiết niệu, NXB Y<br />
học, Hà Nội: tr. 235-241.<br />
Ngô Gia Hy (1983). Niệu học, Tập 3, NXB Y học, TP HCM.<br />
Trần văn Sáng (1996). Bài giảng bệnh học niệu khoa. NXB Mũi<br />
Cà Mau, TP HCM.<br />
Wendt-Nordahl G, Trojan L, Alken P, Michel MS, Knoll T<br />
(2007). Ureteroscopy for stone treatment using new 270 degrees<br />
semiflexible endoscope: in vitro, ex vivo, and clinical application.<br />
J Endourol. Vol 21(12): pp. 1439-44.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />