Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRƯỚC MỔ TẠO DÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH <br />
ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Văn Nhật*, Kha Ngọc Kim Châu**, Trần Thị Bích Hương**,***<br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu và mục tiêu: [1] Ứng dụng siêu âm mapping đánh giá mạch máu ở bệnh nhân (bn) đái tháo <br />
đường (ĐTĐ) suy thận mạn giai đoạn cuối trước mổ AVF, [2] Kết quả của siêu âm trước mổ so với kết quả mổ. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu tiến hành tại bệnh viện Chợ Rẫy <br />
trong thời gian từ tháng 9/2012 đến 4/2013. Siêu âm mapping hệ thống động mạch (ĐM) và tĩnh mạch (TM) <br />
chi trên được tiến hành theo quy trình thống nhất (đo đường kính trước sau mạch máu, lưu lượng máu qua <br />
ĐM, khoảng cách TM đến da được đo qua nhiều lát cắt siêu âm từ cổ tay, cẳng tay, cánh tay cho đến chỗ đổ vào <br />
TM trung tâm) ở 39 bn trưởng thành ĐTĐ suy thận mạn giai đọan cuối và có chỉ định mổ tạo dò động tĩnh <br />
mạch để chạy thận nhân tạo định kỳ, <br />
Kết quả: Trong 39 bn được làm siêu âm mapping mạch máu, 34 bn tiến hành ở tay không thuận (tay trái) <br />
và 5 bn ở tay phải. Qua siêu âm, 36/39 bn có mạch máu phù hợp với mổ AVF và 32/36 TH được chọn vùng cổ <br />
tay (vùng 1). Ngoại trừ 2 bn bị tắc ĐM được chuyển làm thẩm phân phúc mạc, 1 bn TM có nhiều van kèm xơ <br />
vữa ĐM được chuyển làm PTFE graft, 8 bn từ chối mổ, 28 bn được mổ AVF. Chỉ có 1 bn bị thất bại nguyên <br />
phát. Sau xuất viện 3 tháng, 20 bn trả lời điện thoại của chúng tôi, cho biết 7 bn có AVF chạy thận nhân tạo tốt, <br />
1 bn đặt PTFE graft hoạt động tốt, 9 AVF chưa xác định (8 chưa chạy TNT, mặc dù vẫn còn rù tốt và 1 bn tử <br />
vong trước dùng AVF), 3 bn thất bại nguyên phát phải mổ lại. <br />
Kết luận: Siêu âm mapping trước mổ cung cấp nhiều thông tin quan trọng hỗ trợ cho việc đảm bảo thành <br />
công của mổ AVF ở bn ĐTĐ suy thận mạn giai đọan cuối. <br />
Từ khóa: Siêu âm mapping, tạo dò động tĩnh mạch, thận nhân tạo, đái tháo đường <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ULTRASOUND VASCULAR MAPPING BEFORE HEMODIALYSIS ARTERIOVENOUS FISTULA <br />
PLACEMENT IN DIABETIC PATIENTS <br />
Tran Van Nhat, Kha Ngoc Kim Chau, Tran Thi Bich Huong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 104 ‐ 112 <br />
Backgroud and objectives: [1] Prospectively using ultrasound for mapping the extremity vessels before <br />
hemodialysis vascular access placement in diabetic patients, [2] To compare the result of ultrasound and of <br />
postoperative AV fistula. <br />
Materials and Methods: A prospective, cross sectional study was conducted from September 2012 to April <br />
2013 at Cho Ray Hospital. Vascular mapping both arterial and venous systems of an chosen arm was done by <br />
protocol (the anteroposterior vessel diameters, the arterial blood flow, and the venous to skin distances were <br />
measured by multiple ultrasound sections through the forearm, mid forearm, upper arm to the central vein) at 39 <br />
diabetic kidney disease patients, who had indication of AVF placement for hemodialysis. <br />
Results: The ultrasound mapping was done in 39 adult diabetic patients, in which, 34 cases in no dominant <br />
arms (left) and 5 in dominant (right) arms. By ultrasound 36/39 patients were evaluated as acceptable vessels <br />
* Khoa Siêu Âm, BV Chợ Rẫy, ** Khoa Thận, BV Chợ Rẫy, *** Bộ môn Nội, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên hệ: BS Trần Văn Nhật, <br />
ĐT: 0983465173 <br />
<br />
Email: nhattran09@gmail.com <br />
<br />
104<br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
with the majority (32/36) of zone 1 (forearm) for AVF. Except 2 patients with arterial occlusion transferred to <br />
peritoneal dialysis, 1 patient with multiple valvular vein and severe arteriosclerosis changed to PTFE graft, 8 <br />
patients refused to operate, 28 patients received AVF placement. Early primary failure occurred only in 1 patient. <br />
Three months after discharge, 20 patients response to our calls, 7 patients had successful AVF on dialysis, one <br />
with successful PTFE graft, 9 undetermined AVF functions (1 died before AVF used, others not start dialysis, <br />
but persistent thrilled AVF), 3 primary AVF failure readmitted to repair. <br />
Conclusion: Preoperative vessel ultrasound mapping provide multiple necessary information for vascular <br />
access preparation in diabetic patients. <br />
Key words: Ultrasound mapping, arteriovenous fistula, hemodialysis, diabetes <br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Đường lấy máu (vascular access) được xem <br />
như “con đường sống” hoặc “gân gót Achille” <br />
của bn chạy thận nhân tạo định kỳ. Cho đến <br />
nay, theo khuyến cáo của KDOQI 2006(0) đường <br />
dò động tĩnh mạch (ArterioVenous Fistula: <br />
AVF) là đường lấy máu vĩnh viễn được ưu tiên <br />
lựa chọn hàng đầu để chạy thận nhân tạo định <br />
kỳ, vì những ưu điểm như khả năng thành công <br />
cao, ít nhiễm trùng, ít biến chứng huyết khối, và <br />
ít cần nhập viện, và có thời gian sử dụng kéo <br />
dài(0,0,0). Việc tăng biến chứng nhiễm trùng, <br />
thuyên tắc và chi phí cao làm cho mảnh ghép <br />
PTFE (PolyTetraFluoroEthylene graft) trở thành <br />
lựa chọn thứ 2, một khi bn không thể tạo AVF. <br />
Những tổn thương động mạch (như xơ mỡ <br />
động mạch, tăng huyết áp gây hẹp lòng động <br />
mạch), và tổn thương tĩnh mạch gây ra do tiêm <br />
chích nhiều lần (như xơ hóa tĩnh mạch, huyết <br />
khối tĩnh mạch) thường gặp ở các bệnh nhân <br />
(bn) đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, làm <br />
ảnh hưởng lên kết quả của việc mổ AVF(0,4,0). <br />
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là (1) Sử <br />
dụng siêu âm mapping đánh giá mạch máu ở bn <br />
đái tháo đường suy thận mạn giai đoạn cuối <br />
trước mổ AVF, (2) Kết quả của siêu âm trước mổ <br />
so với kết quả mổ. <br />
<br />
Các bệnh nhân trên 18 tuổi nhập khoa Thận, <br />
Bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời gian từ tháng 9 <br />
năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. Các bn chẩn <br />
đoán đái tháo đường (ĐTĐ) và suy thận mạn <br />
giai đoạn cuối có chỉ định điều trị thay thế thận, <br />
và chưa mổ tạo dò động tĩnh mạch. Đái tháo <br />
đường ở bn suy thận mạn giai đọan cuối được <br />
định nghĩa khi bn đã được chẩn đoán đái tháo <br />
đường trong tiền căn, kèm hoặc không kèm cần <br />
dùng thuốc hạ đường huyết. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang, <br />
chọn mẫu nghiên cứu thuận lợi, liên tục <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Các bn suy thận mạn giai đọan cuối không do <br />
hoặc không kèm ĐTĐ. <br />
<br />
Quy trình nghiên cứu <br />
Các bn được hỏi bệnh sử, tiền căn và khám <br />
lâm sàng, đề nghị cận lâm sàng theo mẫu <br />
nghiên cứu thống nhất. BS lâm sàng dựa vào <br />
việc khám lâm sàng, làm nghiệm pháp Allen <br />
đánh giá tình trạng động mạch, và kết quả <br />
hình dạng và phân bố hệ thống tĩnh mạch 2 <br />
tay để chọn ra 1 tay làm siêu âm mapping. Bn <br />
được tiến hành siêu âm Doppler theo hẹn với <br />
cùng 1 bác sĩ siêu âm tại khoa Siêu âm, Bệnh <br />
viện Chợ Rẫy bằng máy siêu âm ALOKA <br />
Prosound α 6 đầu dò Linear 7.5 MHz. Kết quả <br />
siêu âm được trả lời qua 2 bảng (1) bảng vẽ <br />
bản đồ của hệ thống ĐM và TM, cùng chi tiết <br />
(mapping động tĩnh mạch) và (1) bảng trả lời <br />
kết quả với các chỉ số đo của ĐM và TM. <br />
<br />
105<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Quy trình tiến hành siêu âm [3] <br />
Khảo sát hệ thống động mạch tay <br />
Theo hướng từ ĐM cánh tay ở vùng cánh <br />
tay đến ĐM quay tại cổ tay bằng B mode. Đo <br />
đường kính lòng ĐM tại các vị trí như ĐM quay <br />
tại cổ tay, tại đoạn cuối động mạch cánh tay. <br />
Đường kính ghi nhận là số đo trung bình của 2 <br />
lần đo tại các vị trí này. Đường kính ĐM nhỏ <br />
nhất vẫn có thể mổ AVF là 2mm ở vùng cẳng <br />
tay và 3mm ở vùng cánh tay. <br />
Khảo sát lưu lượng máu chảy trong ĐM <br />
Phổ màu siêu âm duplex được ghi nhận tại <br />
đoạn cuối ĐM cánh tay, và ĐM quay vùng cổ <br />
tay. Phổ động mạch được xem là bình thường <br />
khi có dạng 2 pha hoặc 3 pha. ĐM trụ cũng được <br />
đánh giá tại vùng cẳng tay bằng B mode và bằng <br />
duplex. Nếu ĐM trụ tắc 1 phần hoặc hoàn toàn <br />
là chống chỉ định mổ AVF tại tay này vì tăng <br />
nguy cơ thiếu máu cục bộ của tay sau mổ. <br />
Khảo sát hệ thống tĩnh mạch nông tay <br />
Sau khi làm garô ở 1/3 trên cánh tay, hệ <br />
thống tĩnh mạch nông được khảo sát bởi mặt cắt <br />
ngang bằng B mode đường kính lòng tĩnh mạch <br />
từ cổ tay, đến vùng nách với từng đợt đè ép đầu <br />
dò vào tĩnh mạch. TM đầu được khảo sát tại các <br />
vùng: cổ tay, giữa cẳng tay, khuỷu tay, dưới <br />
cánh tay, giữa cánh tay đến nơi TM đầu đổ vào <br />
TM dưới đòn. TM nền được khảo sát từ vùng <br />
khuỷu tay đến nơi TM này đổ vào TM cánh tay <br />
và được khảo sát tại vùng cẳng tay nếu TM đầu <br />
vùng này không thích hợp. <br />
Đo khoảng cách từ da đến TM: tại vùng cổ tay, <br />
vùng giữa cẳng tay, vùng khuỷu. Khoảng cách <br />
da thích hợp để mổ AVF (không cần nông hóa) <br />
là 6mm. <br />
<br />
Các định nghĩa về siêu âm dùng trong <br />
nghiên cứu(3,4,0,13) <br />
Đường kính trước sau ĐM (Anterioposterior <br />
(AP) diameter (mm)): trung bình cộng của 2 lần <br />
đo ở thì tâm thu ở mặt cắt ngang và dọc ĐM. Đo <br />
từ lớp nội mạc đến lớp nội mạc ĐM <br />
<br />
106<br />
<br />
Lưu lượng máu ĐM (arterial blood <br />
flow)(ml/ph) tính bằng công thức <br />
Q = TAMV x S x 60 (với Q: Lưu lượng dòng <br />
chảy; đơn vị là ml/phút, TAMV: Tốc độ dòng <br />
chảy trung bình theo thời gian; đơn vị là cm/s, S: <br />
Diện tích cắt ngang lòng mạch; đơn vị cm2) <br />
Đường kính trước sau tĩnh mạch nông (mm): <br />
đo sau buộc garô 1/3 trên cánh tay, đo ở mặt cắt <br />
ngang, đo từ lớp nội mạc đến lớp nội mạc TM, <br />
không ép mạnh đầu dò khi đo và sử dụng chế <br />
độ zoom <br />
Đo khoảng cách da của TM (mm): đo từ bề <br />
mặt da đến lớp ngoại mạc TM và sử dụng chế <br />
độ zoom Thành mạch bình thường về siêu âm: <br />
khi thấy rõ 3 lớp: (1) Lớp trong cùng màu xám <br />
giảm âm là ranh giới giữa dòng chảy và lớp nội <br />
mạc, (2) Lớp giữa tăng âm là ranh giới giữa lớp <br />
nội mạc và lớp cơ, (3) Lớp ngoài giảm âm gần <br />
như trống âm là ranh giới giữa lớp cơ và lớp <br />
ngoại mạc. <br />
Mảng xơ vữa động mạch: Lớp cơ dày ra và <br />
tăng đậm trong khi bờ trong lòng mạch không <br />
rõ nét, bờ không đều và vôi hóa từng lớp. <br />
Huyết khối: Khối tăng âm trong lòng mạch, <br />
đè ép không xẹp và không thay đổi hình ảnh <br />
trước và sau khi đè ép. Không bắt màu và không <br />
bắt phổ trên siêu âm Doppler <br />
Tắc động mạch: dựa vào (1) Dấu hiệu trực <br />
tiếp: không có tín hiệu dòng chảy trên siêu âm <br />
Doppler ở tại vị trí tắc mạch, (2) Dấu hiệu gián <br />
tiếp trước chỗ tắc: tăng các chỉ số sức cản (RI) do <br />
giảm dòng chảy liên tục thì tâm trương, dấu <br />
hiệu này nhạy khi mới tắc, nếu có tuần hoàn <br />
bàng hệ thì độ nhạy giảm, (3) Dấu hiệu gián tiếp <br />
sau chỗ tắc: khi không có tuần hoàn bàng hệ <br />
không có tín hiệu dòng chảy trên siêu âm <br />
Doppler. Khi có tuần hoàn bàng hệ thì tùy thuộc <br />
vào hệ thống tuần hoàn bàng hệ nhiều hay ít mà <br />
dòng chảy bị thay đổi nhiều với chỉ số sức cản <br />
(RI) giảm, giảm lưu lượng dòng chảy (Q). <br />
Hẹp Động mạch dựa vào (1) Dấu hiệu trực <br />
tiếp: Có 2 dấu hiệu chính trên siêu âm Doppler <br />
(a) Dòng chảy rối ở chỗ động mạch bị hẹp,(b) <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Dòng chảy tăng tốc ở chỗ động mạch bị hẹp với <br />
vận tốc đỉnh tâm thu tăng cao (PSV:Peak systolic <br />
velocity), trở kháng thấp (RI: resistant index); (2) <br />
Dấu hiệu gián tiếp: (a) Trước hẹp: Chỉ số sức cản <br />
tăng (RI tăng), (b) Sau hẹp: phổ Doppler có dạng <br />
đơn pha, vận tốc và kháng lực giảm (RI giảm). <br />
TM cong: đường đi của tĩnh mạch thay đổi <br />
hướng liên tục, khó thấy được trọn vẹn 1 đoạn <br />
tĩnh mạch trên 1 lát cắt siêu âm. <br />
Vùng mạch máu (zone) được chọn để mổ <br />
AVF: Vùng mạch máu được BS siêu âm chọn để <br />
mổ sẽ dựa vào đường kính tối thiểu của TM là <br />
2,5mm khi có dùng dây thắt và đường kính ĐM <br />
là 2mm. Ngoài ra, TM đó sẽ không bị hẹp, ít <br />
phân nhánh, ít có van tĩnh mạch hoặc huyết <br />
khối từ chổ dự kiến mổ AVF đến ở thượng <br />
nguồn, nơi đổ vào TM dưới đòn.Tên các vùng <br />
được đánh số theo thứ tự ưu tiên như zone 1: <br />
vùng tạo dò ĐM quay ‐ TM đầu tại cổ tay, vùng <br />
2: nơi tạo dò ĐM cánh tay ‐ TM đầu, Vùng 3: nơi <br />
tạo dò ĐM cánh tay ‐ TM nền. <br />
<br />
Đánh giá kết quả mổ tạo dò động tĩnh <br />
mạch (ArterioVenous Fistula: AVF)[3,14] <br />
[1] AVF thành công, nếu AVF vẫn hoạt động <br />
tốt và đủ để chạy TNT ít nhất 6 lần, hoặc sau 3 <br />
tháng sau mổ; [2] AVF thất bại nguyên phát <br />
(primary failure): khi AVF không hoạt động <br />
ngay sau mổ hoặc không trưởng thành sau 3 <br />
tháng mổ; [3] AVF thất bại thứ phát (secondary <br />
failure): AVF không còn hoạt động sau hơn 3 <br />
tháng đã hoạt động tốt để chạy TNT [4] AVF <br />
không trưởng thành nếu vẫn không thể dùng để <br />
chạy TNT trong 6 tháng sau mổ mà không thấy <br />
sai phạm về kỹ thuật mổ hoặc huyết khối sớm <br />
[5] kết quả AVF chưa xác định (undeterminate) <br />
khi AVF chưa được dùng đến thời điểm chấm <br />
dứt nghiên cứu, hoặc mất theo dõi trước khi <br />
AVF được đánh giá. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian 6 tháng, chúng tôi tiến hành <br />
nghiên cứu ở 39 bn đái tháo đường, nhập khoa <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thận. Khảo sát các biến số đều không có phân <br />
phối chuẩn nên chúng tôi trình bày dưới dạng <br />
trung vị và tứ phân vị. <br />
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của <br />
nhóm nghiên cứu <br />
Chung Nam<br />
N=39<br />
N=24<br />
62<br />
58<br />
Tuổi (^)<br />
(55;70) (49;67)<br />
Thời gian bệnh đái tháo đường 10 (7,5; 10 (5,5;<br />
(năm) (#)<br />
10,5)<br />
10)<br />
23<br />
13<br />
Phù lúc nhập viện * (n,%)<br />
(58,97) (54,16)<br />
Khám ghi nhận mất mạch quay<br />
hoặc nghiệm pháp Allen<br />
4 (10,25)<br />
3<br />
dương tính (n,%)<br />
N=39<br />
<br />
Nữ N=15<br />
64 (58;<br />
70)<br />
10 (10;<br />
14)<br />
10<br />
(66,66)<br />
1<br />
<br />
Ghi chú: (^) tuổi nhỏ nhất 23 tuổi, lớn nhất 88 tuổi, (#) <br />
thời gian mắc bệnh đái tháo đường ngắn nhất 1 năm và <br />
lâu nhất 18 năm, (*) bao gồm 10 TH phù toàn thân, và 13 <br />
TH phù 2 chân. <br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện <br />
N<br />
Đường huyết đói (mg/dL)<br />
Hb A1C (%)<br />
<br />
39<br />
21<br />
15/21<br />
Số TH HbA 1C ≤ 7% (n,%) (71,42<br />
%)<br />
BUN (mg/dL)<br />
39<br />
Creatinine huyết tương (mg/dL) 39<br />
eGFR (MDRD)<br />
39<br />
(ml/ph/1,73 m2)<br />
LDL - Cholesterol HT (mg/dL) 19<br />
HDL- Cholesterol HT (mg/dL) 19<br />
Triglyceride HT(mg/dL)<br />
19<br />
Tĩnh mạch bất thường ở<br />
3/30<br />
Venography *<br />
(10%)<br />
<br />
Trung<br />
Tứ phân vị<br />
vị<br />
158 [103,5-224]<br />
6,6<br />
[5,3-7,8]<br />
<br />
77,50 [57,75-99,75]<br />
6,79<br />
[4,5-8,12]<br />
8,61 [6,28-11,09]<br />
36<br />
114<br />
231<br />
<br />
(23; 44)<br />
(85,2; 139)<br />
(171;299)<br />
<br />
Ghi chú (*) 3 TH venography bất thường, trong đó, 1 TH <br />
giả phình ĐM Cánh tay, 1TH mạch máu phong phú, 1 TH <br />
giả phình ĐM quay. Hầu hết bn có đường huyết ổn định <br />
lúc nhập viện. <br />
<br />
Kết quả siêu âm mạch máu <br />
Trong 39 bệnh nhân (bn) được tiến hành siêu <br />
âm Doppler và mapping mạch máu, với 34 <br />
(87,17%) bn tiến hành ở tay trái và 5 bn ở tay <br />
phải (bảng 3,4, 5) <br />
<br />
Thận bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị thay thế <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
107<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 3: Kết quả siêu âm khảo sát hệ thống động mạch <br />
<br />
Đường kính ĐM (mm)<br />
Lưu lượng máu (ml/ph)<br />
Xơ vữa ĐM quay (*) (n,%)<br />
Bệnh lý ĐM quay (n,%)<br />
Số TH đường kính ĐM quay