Hồ Yên Thục Ứng dụng thang nhu cầu của Maslow...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ỨNG DỤNG THANG NHU CẦU CỦA MASLOW<br />
TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – MỘT SỐ KẾT QUẢ<br />
THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT<br />
Hồ Yên Thục(1)<br />
(1) Trường Đại học FPT<br />
Ngày nhận 15/8/2018; Ngày gửi phản biện 26/8/2018; Chấp nhận đăng 1/12/2018<br />
Email: thuchy@fe.edu.vn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Thang nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943<br />
đã trở thành một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh và marketing.<br />
Với tính ứng dụng cao, lý thuyết này còn là cơ sở cho nhiều nghiên cứu giáo dục về nhu cầu<br />
của người học trong các cơ sở đào tạo. Thang nhu cầu cho phép nhà trường kiểm tra mức độ<br />
hài lòng của sinh viên và khả năng đáp ứng của mình đối với nhu cầu của họ từ nhu cầu thể lý<br />
đến nhu cầu xã hội. Như những trường đại học khác, trường Đại học FPT - cơ sở thành phố Hồ<br />
Chí Minh cũng tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên qua các học kì dựa trên nhiều<br />
tiêu chí như chất lượng giảng viên, giáo trình, cơ sở vật chất … nhưng không dựa trên nền tảng<br />
lý thuyết cụ thể . Do đó bài viết này khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên trường Đại học<br />
FPT dựa trên bậc hai và ba của thang nhu cầu của Maslow và nêu ra đề nghị về hành vi ứng<br />
xử cho giảng viên để cải thiện mức độ hài lòng của sinh viên nhà trường.<br />
Từ khoá: hài lòng, nhu cầu, người học, thang nhu cầu Maslow<br />
Abstract<br />
APPLYING MASLOW’S HIERACHY OF NEEDS IN UNIVERSITY EDUCATION-<br />
A PRACTICE AT FPT UNIVERSITY<br />
Abraham Maslow, an American psychologist, created the hierachy of needs in 1943 which<br />
soon became one of the most significant theories in business administration and marketing. With its<br />
high applicability, this theory is applied in many educational researches on learners’ needs. This<br />
hierachy supports educational organizations to analyze the students’ satisfaction and their ability in<br />
satisfying those needs at different levels from physiological to social. Similarly to other universities,<br />
FPT university – Ho Chi Minh City also collects students’ feedback every semester to analyze its<br />
students’ satisfaction on various criteria such as teaching quality, course books, infrastructure, etc.<br />
which, however, are not based on any specific theory. Thus, this paper analyzes FPT students’<br />
satisfaction based on two levels of Maslow’s hierachy of safety, love and belonging; also provides<br />
recommendation for lecturers about appropriate communication with students to improve their<br />
satisfaction in learning experience.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Học tập là một hoạt động xã hội quan trọng mang tính quyết định cho thành công của<br />
từng cá nhân, mức độ đóng góp của cá nhân cho xã hội, từ đó ảnh hưởng lên sự phát triển của<br />
<br />
130<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
cả cộng đồng. Các nhà giáo dục đã nghiên cứu cách thức thoả mãn nhu cầu của người học để<br />
giúp con đường học vấn của họ thuận lợi, từ đó đạt được thành tựu tốt hơn. Qua quan sát 4 lớp<br />
học của người viết trong học kì hè 2018 ở trường Đại học FPT, chúng tôi nhận thấy không khí<br />
trong lớp học không thoải mái, sinh viên không tích cực tham gia hoạt động trong lớp, ít giao<br />
tiếp với giảng viên và các bạn; do đó tác giả thực hiện nghiên cứu này để khảo sát ảnh hưởng từ<br />
cách giao tiếp của giảng viên giúp sinh viên có môi trường học thân thiện. Nghiên cứu này<br />
phân tích thực trạng các nhu cầu của sinh viên theo thang nhu cầu Maslow được thoả mãn như<br />
thế nào ở Trường Đại học FPT (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).<br />
<br />
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết<br />
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lí học Hoa Kì, nghiên cứu về hành vi và động<br />
lực của loài vật và con người. Các nghiên cứu sau này của ông tập trung về hành vi xã hội, nhu<br />
cầu được tôn trọng và thống trị của con người. Ông cũng tìm hiểu về các động lực ảnh hưởng<br />
đến một số hoạt động, hành vi cụ thể của con người và sắp xếp các động lực này thành năm loại<br />
nhu cầu cá nhân theo mô hình bậc thang như hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1<br />
Mô hình này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động xã hội để giải<br />
thích hành vi của con người trong kinh tế, chính trị, quản trị, y học, và kể cả giáo dục từ khía<br />
cạnh tâm lí học (Milheim, 2012); (Altbach, Reisberg, & Rumbley, 2017). Các nhu cầu được<br />
xếp theo hình thang có nghĩa chúng cần được thoả mãn theo đúng thứ tự từ thấp lên cao. Ví dụ<br />
như nhu cầu thấp nhất về sinh lí là ăn, ngủ chưa được thoả mãn thì người sinh viên sẽ tập trung<br />
mọi nỗ lực để thoả mãn cơn đói hoặc cơn buồn ngủ của mình, lấy đó làm ưu tiên chứ không tập<br />
trung học. Tuy nhiên, môi trường đại học không thể tạo điều kiện giúp thoả mãn hoàn toàn nhu<br />
cầu này của sinh viên được (Martin & Loomis, 2014; Sarah & Andrew, 2013). Thực tế cũng<br />
cho thấy rất ít người trên thế giới có thể đạt được mức cao nhất về tự thể hiện mình (self-<br />
actualization). Bài viết này giới hạn phân tích nhu cầu của sinh viên đại học ở hai mức thang<br />
nhu cầu an toàn và hoà hợp.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp được áp dụng là so sánh xã hội học thông qua một cuộc điều tra bảng câu<br />
hỏi online với sinh viên hệ đại học chính quy trường Đại học FPT (cơ sở Thành phố Hồ Chí<br />
<br />
131<br />
Hồ Yên Thục Ứng dụng thang nhu cầu của Maslow...<br />
<br />
Minh). Các câu hỏi được thiết kế dựa trên thuyết thang nhu cầu của Maslow nhằm tìm hiểu ảnh<br />
hưởng của giảng viên đến nhu cầu an toàn và hoà hợp của sinh viên. Ngoài ra, tác giả cũng sử<br />
dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu biểu hiện của sinh viên trong lớp học của mình khi<br />
áp dụng những phương cách giao tiếp khác nhau. Thời gian thực hiện khảo sát là 10 tuần của<br />
học kì hè, tháng 7-9 năm 2018. Dữ liệu thu được đã được phân tích theo phương pháp so sánh<br />
xã hội học và phương pháp logic.<br />
Nghiên cứu này lấy mẫu 121 sinh viên, tương đương 4 lớp học (25-30 sinh viên/lớp), là<br />
số lượng sinh viên mà một giảng viên cơ hữu dạy trong một học kì kéo dài 10 tuần tại trường<br />
Đại học FPT. Sinh viên tham gia khảo sát đang học hai môn Kĩ năng làm việc nhóm và Giao<br />
tiếp Doanh nghiệp, thuộc ngành Kĩ thuật phần mềm, Quản trị kinh doanh, Thiết kế đồ hoạ năm<br />
1-4, trong đó có 73% sinh viên nam, 27% sinh viên nữ.<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Nhu cầu an toàn (safety)<br />
Đây là nhu cầu thứ hai trong thang nhu cầu của Maslow gồm có nhu cầu của mỗi cá nhân<br />
về an toàn vật chất, tài sản, sức khoẻ, tâm lý. Về an toàn vật chất, nhà trường hoàn toàn có thể<br />
xoá bỏ những lo âu không cần thiết cho sinh viên như tạo một môi trường an toàn, nơi sinh viên<br />
yên tâm không bị thất thoát tài sản dưới mọi hình thức (ví tiền, điện thoại, laptop đắt tiền trong<br />
lớp học cũng không lo bị mất hoặc xem trộm; tất cả mọi người ra vào khuôn viên trường đại<br />
học đều phải đeo thẻ sinh viên, nhân viên để tránh người lạ vào trường). Việc bảo vệ kiểm tra<br />
thẻ sinh viên, nhân viên ngay ở cổng trường không chỉ mang tính hình thức mà nhằm giảm<br />
thiểu lo âu, giúp sinh viên dồn năng lượng và tâm trí vào việc học. Tuy nhiên, theo khảo sát ở<br />
Trường Đại học FPT, 45,1% sinh viên không xem lớp học là nơi an toàn. Sinh viên ra vào lớp<br />
với các bạn cùng học vẫn còn cảm giác lo lắng mất tài sản.<br />
Về an toàn tâm lí, theo Sarah (2013) thì sinh viên sẽ cảm thấy an toàn, tự tin hơn khi chủ<br />
động được trong việc học khi được hướng dẫn chi tiết cách học, được thông báo các nội dung,<br />
bài tập cần làm để hoàn thành một khoá học thành công ngay trước buổi học đầu tiên. Khi chủ<br />
động được công việc thì người sinh viên sẽ tự điều chỉnh lịch học, nội dung, chuẩn bị những gì<br />
cần thiết cho môn học. Từ đó, họ sẽ có cảm giác an tâm khi tham gia các hoạt động, đối thoại<br />
với các bạn học và giảng viên, kể cả khi không dự lớp được đầy đủ thì họ cũng không quá lo<br />
lắng sẽ bị mất bài. Ý kiến này được 88.5% sinh viên tham gia khảo sát đồng tình.<br />
3.2. Nhu cầu hoà hợp (love and belonging)<br />
Nhu cầu hoà hợp cũng quan trọng như nhu cầu về thể lý. Nếu bị cách li, bắt nạt quá mức,<br />
sinh viên sẽ bị ảnh hưởng xấu đến thể trạng như stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, ăn không ngon,<br />
và các bệnh lý hình thành dần dần. Thực trạng các lớp học trong trường đại học ở Việt Nam bị<br />
ảnh hưởng từ văn hoá truyền thống phương Đông mang đặc trưng các đặc điểm của xã hội coi<br />
trọng tôn ti trật tự (high context), nơi mà sinh viên mặc dù được khuyến khích tự do nêu ý kiến<br />
cá nhân, sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên, được nuôi dưỡng và sinh sống trong xã hội nhiều<br />
tầng lớp nơi lợi ích tập thể luôn được ưu tiên thì sinh viên dần dần hình thành thói quen và qua<br />
năm tháng hình thành đặc tính thụ động, không nêu ý kiến cá nhân nếu ý kiến đó khác biệt hoặc<br />
mâu thuẫn với lợi ích của tập thể, điển hình là sinh viên không nêu câu hỏi mình còn thắc mắc<br />
nếu đa số các bạn trong lớp đã hiểu vấn đề.<br />
<br />
132<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
Trong Trường Đại học FPT, mặc dù các giảng viên luôn được ban quản lí nhắc nhở hãy<br />
thân thiện với sinh viên để sinh viên mở lòng, thoải mái để học tập, nêu thắc mắc, trao đổi bài<br />
với giảng viên; nhưng tuỳ thuộc vào tính cách và thế giới quan của từng giảng viên mà mỗi<br />
người xây dựng cho mình phong cách và mức độ “thân thiện” với sinh viên. Hơn nữa, không<br />
phải giảng viên nào cũng nhận thấy đây là một nhu cầu tâm lí quan trọng ảnh hưởng đến chất<br />
lượng học tập cần chú ý nhiều bằng nội dung và lượng kiến thức, kĩ năng cần giảng dạy.<br />
Bản chất tự nhiên của con người là trao và nhận, khi sinh viên nhận được quan tâm của<br />
giảng viên thì họ cũng sẽ tự nhiên nảy sinh nhu cầu quan tâm ngược lại đối với người giảng<br />
viên và môn học của người giảng viên đó. Một nghiên cứu của Milheim (2012) đã cho thấy<br />
thực tế sinh viên thường có xu hướng học tốt, làm bài đầy đủ, tham dự lớp của những giảng<br />
viên mà họ yêu mến hoặc được giảng viên yêu mến. Thực trạng này cũng xảy ra ở Trường Đại<br />
học, 90.0% sinh viên đồng tình rằng sự thân thiện của giảng viên ảnh hưởng đến chất lượng học<br />
tập, 61.5% cho hay sẽ tham dự lớp của giảng viên họ yêu thích. Biểu hiện cụ thể của sự thân<br />
thiện quan tâm đến sinh viên là nhớ và gọi tên sinh viên trong lúc trao đổi bài học trên lớp sẽ<br />
tạo không khí thoải mái và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên (81.1% sinh viên đồng<br />
tình với ý kiến này).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3<br />
Một biểu hiện của nhu cầu an toàn là phát biểu trong lớp học, có đến 27,3% sinh viên<br />
không phát biểu vì lớp học không thoải mái, 23.1% không muốn mất mặt nếu trả lời sai, 20,7%<br />
không phát biểu vì giảng viên không đánh giá cao nỗ lực học của bạn. Những con số này cho<br />
thấy môi trường học ở Trường Đại học FPT khá cạnh tranh và chưa đủ thân thiện, an toàn tâm<br />
lí cho sinh viên bộc lộ bản thân để phát triển. Vai trò tạo môi trường học tốt phần lớn là do<br />
giảng viên.<br />
Ngoài ra, hoà hợp với các bạn học cũng góp phần rất quan trọng trong xây dựng môi<br />
trường an toàn cho người học. 64.8% sinh viên tham gia khảo sát cho hay thích làm hoạt động<br />
nhóm vì cảm thấy là một phần của lớp học, chỉ có 13.5% không đồng ý với ý kiến này; 50.8%<br />
học tốt hơn khi được làm bài tập nhóm cùng bạn cũ, tuy nhiên khảo sát bất ngờ khi 41.8% sinh<br />
<br />
<br />
133<br />
Hồ Yên Thục Ứng dụng thang nhu cầu của Maslow...<br />
<br />
viên cho hay việc cùng chung nhóm với bạn cũ hay bạn mới ảnh hưởng đến chất lượng học của<br />
họ hay không còn tuỳ từng môn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4<br />
4. Một số giải pháp đảm bảo nhu cầu an toàn, hoà hợp cho sinh viên<br />
Trước khi bắt đầu khoá học: Để chuẩn bị tâm lý an toàn cho sinh viên, giảng viên cần<br />
nêu rõ yêu cầu môn học, cách hoàn thành các cột điểm thành phần, yêu cầu của mỗi bài tập; gửi<br />
chương trình học tới email của sinh viên để lưu và chủ động theo dõi. Đồng thời, các nguyên<br />
tắc trong lớp học cũng cần được thảo luận và đồng thuận với sinh viên.<br />
Trong giờ học: Để tăng lượng tương tác trong giờ học, giảng viên có thể thiết kế hoạt động<br />
trong lớp, tránh trường hợp chỉ giảng làm cho sinh viên như người khách, không cần làm gì trong<br />
suốt giờ học. Ngoài ra, giảng viên không nên ngắt lời khi sinh viên phát biểu trong lớp. Việc một<br />
sinh viên phát biểu trước lớp đã là một nỗ lực không nhỏ. Khi nhận xét về phát biểu của sinh viên,<br />
giảng viên nên tránh dùng từ tiêu cực như “không chính xác”, “ sai”, ảnh hưởng đến tâm lí sinh viên<br />
mà nên dùng từ mang tính khích lệ như “đáp án của bạn gần đúng”, “rất gần với đáp án”. Khi sinh<br />
viên phát biểu xong và trước khi tan lớp, giảng viên có thể nói đơn giản “cảm ơn” để cho sinh viên<br />
cảm nhận được mỗi đóng góp và sự hiện diện của họ được trân trọng.<br />
Đối với mỗi người giảng viên, ngoài việc phát triển chuyên môn, cũng nên cân nhắc<br />
nghiêm túc việc thoả mãn các nhu cầu rất con người của từng sinh viên để việc đến lớp vui vẻ<br />
và nhẹ nhàng hơn, gián tiếp “bôi trơn” việc dạy học. Việc thoả mãn các nhu cầu này cần được<br />
xét đến một cách chủ động, có hệ thống và duy trì hành động để giúp người học tập trung tốt<br />
nhất vào học tập, không mặc định người học phải tự thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Đồng thời,<br />
nếu xem dạy học là một dịch vụ giáo dục, người dạy là nhà cung cấp dịch vụ và sinh viên là<br />
khách hàng, thì việc làm cho người thụ hưởng dịch vụ có thể thụ hưởng dịch vụ trọn vẹn nhất là<br />
vô cùng quan trọng, mang yếu tố quyết định thành công của dịch vụ giáo dục.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Altbach, P. G., Reisberg, L., & Rumbley, L. E. (2017). Xu hướng giáo dục đại học toàn<br />
cầu: theo vết một cuộc cách mạng học thuật. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[2]. Engleberg, I. N., & Wynn, D. R. (2010). Working in groups: communication principles and<br />
strategies (5th ed.). Boston: Pearson/Allyn & Bacon.<br />
<br />
134<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
[3]. Huyền, N. T. (2018). Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống sư phạm là yếu tố<br />
cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục Chính trị trường Đại học Tây Bắc. Nguồn<br />
http://fpt.utb.edu.vn/index.php/tin-bai-anh/tin-tuc-su-kien/247-ren-luyen-ky-nang-giao-tiep-<br />
va-xu-ly-tinh-huong-su-pham-la-yeu-to-can-thiet-cho-sinh-vien-nganh-giao-duc-chinh-tri-<br />
truong-dai-hoc-tay-bac<br />
[4]. Martin, D. J., & Loomis, K. S. (2014). Xây dựng đội ngũ nhà giáo - một cách tiếp cận kiến<br />
tạo để nhập môn Giáo dục học. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[5]. Milheim, K. L. (6/2012). Toward a better experience: examining student needs in the<br />
Online classroom through Maslow's hierarchy of needs model. MERLOT journal of Online<br />
learning and teaching, 8(2), 158–171.<br />
[6]. Sarah, E. B., & Andrew, C. T. (2013). Maslow's hierarchy of needs and its relation to<br />
learning and achievement. University of Florida. Department of Agriculture Education and<br />
Communication.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
135<br />