intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư âm đạo: Dịch tễ ‐ chẩn đoán ‐ điều trị

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này nhằm nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ung thư âm đạo; nghiên cứu hiệu quả của các phác đồ điều trị ung thư âm đạo; Đánh giá kết quả điều trị sớm. Xác định tỉ lệ tái phát, di căn xa, và sống còn sau điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư âm đạo: Dịch tễ ‐ chẩn đoán ‐ điều trị

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> UNG THƯ ÂM ĐẠO: DỊCH TỄ‐ CHẨN ĐOÁN ‐ ĐIỀU TRỊ <br /> Lưu Văn Minh* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mở đầu: Ung thư âm đạo hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 1‐2% ung thư phụ khoa. Tần suất ung thư âm đạo là 0,6 <br /> trên 100.000 phụ nữ  <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ung thư âm đạo; Nghiên cứu hiệu quả <br /> của các phác đồ điều trị ung thư âm đạo; Đánh giá kết quả điều trị sớm. Xác định tỉ lệ tái phát, di căn xa, và sống <br /> còn sau điều trị. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không có đối chứng. <br /> Kết quả: Qua nghiên cứu 116 trường hợp ung thư âm đạo được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM <br /> từ năm 2007 đến năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đặc điểm lâm sàng: Tuổi thường gặp: trên 50 <br /> (74,13%); Xuất huyết âm đạo bất thường (81%) Thường ở giai đọan trễ (Giai đọan IIB 46,5% – III là 30,1%). <br /> Siêu âm giúp chẩn đóan di căn hạch chậu; Giải phẫu bệnh: Carcinôm tế bào gai (74,13%) với kích thước bướu <br /> thường gặp nhất là 3 cm, 25,8%; Điều trị : Xạ trị là phương pháp được lựa chọn cho hầu hết các trường hợp ung <br /> thư âm đạo (87,9 %). Kết hợp xạ trị ngoài với xạ trị áp sát; Tái phát, di căn xa, sống còn: Tái phát tại chỗ tại <br /> vùng chiếm tỷ lệ 9,4%, Di căn xa 6,8%. Sống còn toàn bộ 5 năm là 71,5%, và sống còn không bệnh 5 năm là <br /> 59,2%; Biến chứng viêm trực tràng xuất huyết sau xạ trị, chiếm tỷ lệ 7,42%, viêm bàng quang xuất huyết 4,2%, <br /> dò bàng quang – âm đạo 2%, dò trực tràng – âm đạo 3%. <br /> Kết luận: ung thư âm đạo hiếm gặp. Hầu hết ung thư âm đạo được điều trị bằng xạ trị ngoài kết hợp xạ trị <br /> trong. <br /> Từ khóa: ung thư âm đạo <br /> <br /> ABSTRACT <br /> VAGINAL CANCER: EPIDEMIOLOGY – DIAGNOSIS – TREATMENT <br /> Luu Van Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 40 ‐ 47 <br /> Background:  Primary  cancer  of  the  vaginal  is  uncommon,  accounting  for  only  1‐2%  of  all  gynecologic <br /> cancers. The incidence of squamous carcinoma of the vagina is 0.6 per 100,000 females. <br /> Objectives:  Study  on  epidemiology,  signs  and  symstoms;  Study  on  planning  therapy;  Evaluate  the <br /> treatment outcomes of primary vaginal cancer <br /> Methods: Intervention study. <br /> Results:  In  the  prospective  study  for  116  cases  of  primary  vaginal  cancer  treated  in  HCM  city  cancer <br /> hospital from 2007 to 2011, there are some remarks: Clinical signs: The common age range of the primary vaginal <br /> cancer is over 50 ys (74.13%);Abnormal bleeding of the vagina is the common functional symptom (81%). When <br /> examined, the majority of patients are noticed having advanced stages (stage IIB 46,5% – III are 30.1%). Ultra‐<br /> sound  plays  a  role  in  ñiagnostic  of  pelvic  node  metastasis;  Pathology:  the  rate  of  squamous  cell  carcinoma  is <br /> highest  (74.13%).  Almost  of  the  tumour  have  large  dimension  (3  cm),  25.8%;  Treatment:  most  vaginal <br /> malignancies are treated best with a combination of teletherapy and brachytherapy (87.9%). Recurrence, distant <br /> metastasis and survival: Local recurrence 9.4%. Distant metastasis 6.8%. 5 years  total  survival  71.5%  and  5 <br /> <br /> * Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM  <br /> Tác giả liên lạc: Bs.CKII Lưu Văn Minh. ĐT: 0908167194. Email: luuvanminh@ymail.com <br /> <br /> 40 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> years free disease survival 59.2%. Complications: Haemorrhagic proctosigmoiditis 7.42%. Haemorrhagic cystitis <br /> 4.2%. Vesicovaginal fistulas 2% and rectovaginal fistulas 3%. <br /> Conclusions:  Primary  cancer  of  the  vaginal  is  uncommon.  Most  vaginal  cancer  are  treated  best  with  a <br /> combination of teletherapy and brachytherapy. <br /> Keywords: vaginal cancer <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Ung thư âm đạo là loại bệnh lý rất hiếm gặp <br /> trong  các  ung  thư  phụ  khoa  nói  riêng  và  trong <br /> bệnh cảnh ung thư nói chung.  <br /> Tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí <br /> Minh  là  nơi  điều  trị  chuyên  khoa  về  bệnh  Ung <br /> Bướu, có điều kiện ghi nhận số lượng lớn bệnh <br /> ung thư các loại, trong đó có bệnh ung thư  âm <br /> đạo; vì thế chúng tôi thực hiện công trình nghiên <br /> cứu này với mong muốn khảo sát các đặc điểm <br /> của nhóm bệnh nghiên cứu, phân tích các yếu tố <br /> chẩn đoán, và xây dựng phác đồ điều trị có hiệu <br /> quả loại bệnh lý ác tính này. <br />  Mục tiêu nghiên cứu <br /> <br /> Nghiên  cứu  các  đặc  điểm  dịch  tễ,  lâm  sàng <br /> ung thư âm đạo. <br /> Nghiên  cứu  hiệu  quả  của  các  phác  đồ  điều <br /> trị ung thư âm đạo. <br /> Đánh giá kết quả điều trị sớm. Xác định tỉ lệ <br /> tái phát, di căn xa, và sống còn sau điều trị. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Tất cả bệnh nhân ung thư âm đạo đến khám <br /> và điều trị  tại  Bệnh  viện  Ung  Bướu  Thành  phố <br /> Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/01/2007 <br /> đến 31/05/2011.  <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Can thiệp lâm sàng không có đối chứng. <br /> <br /> Cỡ mẫu – xác định cỡ mẫu <br /> <br /> Chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 113 <br /> trường hợp. <br /> Trên  thực  tế  cỡ  mẫu  thu  nhận  được  trong <br /> thời  gian  từ  01/01/2007  đến31/  05/2011  là  116 <br /> trường hợp. <br /> <br /> Quy trình điều trị ung thư âm đạo <br /> Phẫu thuật <br /> Cắt tử cung + 2 phần phụ + 1 phần âm đạo ± <br /> nạo vét hạch chậu 2 bên: <br /> Chỉ định cho bệnh nhân ung thư âm đạo giai <br /> đoạn  I  hoặc  IIA,  tổn  thương  khu  trú  ở  2/3  trên <br /> vách âm đạo, kích thước tổn thương ≤ 2cm. <br /> Cắt bướu ± nạo vét hạch bẹn 2 bên: <br />  Chỉ định cho bệnh nhân ung thư âm đạo có <br /> tổn thương ở 1/3 dưới vách âm đạo, kích thước <br /> tổn thương ≤ 2cm. <br /> <br /> Điều trị bổ túc <br /> ‐  Nếu kết quả giải phẫu bệnh cho thấy các <br /> bờ  phẫu  thuật  không  còn  tế  bào  ung  thư,  hạch <br /> vùng không bị di căn: theo dõi định kỳ. <br /> ‐  Nếu còn tế bào ung thư tại bờ phẫu thuật <br /> hoặc di căn hạch vùng: xạ trị bổ túc. <br /> <br /> Xạ tri <br /> Xạ trị ngoài <br /> Chỉ định <br /> Tất cả bệnh nhân ung thư âm đạo không có <br /> chỉ  định  phẫu  thuật  như:  tổn  thương  ≥  2cm, <br /> bệnh lý nội khoa, không đồng ý phẫu thuật. <br /> Giai đoạn lâm sàng từ IIB‐IVA. <br /> Xạ trị bổ túc sau mổ. <br /> <br /> Công thức: <br /> <br />  <br /> <br /> ∙p= 0,08%  <br /> ∙d: sai số ước lượng, giả sử ở khoảng tin cậy <br /> 95% thì d = 5% <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br /> <br /> Xạ trị trong <br /> Chỉ định: <br /> Kết hợp với xạ trị ngoài theo khuyến cáo của <br /> ICRU 38. <br /> <br /> 41<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Đặc điểm của nhóm bệnh nhân khảo sát <br /> Đặc điểm lý do nhập viện <br /> Xuất  huyết  âm  đạo  bất  thường:  94  trường <br /> hợp, tỷ lệ 81%. <br /> Khí hư âm đạo 12 trường hợp, tỷ lệ 10,3%. <br /> Cảm  giác  bướu  trong  âm  đạo:  10  trường <br /> hợp, tỷ lệ 8,6%. <br /> <br /> Đặc điểm về tuổi <br /> Tuổi  nhỏ  nhất  là  25  tuổi.  Tuổi  lớn  nhất  là <br /> 87  tuổi.  Tuổi  trung  bình  là  57  tuổi.  Đỉnh  cao <br /> tuổi thường gặp là 50‐59 tuổi. Không gặp dưới <br /> 20 tuổi. <br /> Đặc điểm tiền căn cá nhân <br /> 22,4%  bệnh  nhân  có  tiền  căn  cắt  tử  cung <br /> trước đó do bệnh lý lành tính như: bướu sợi tử <br /> cung, thời gian gần nhất là 5 năm và xa nhất là <br /> 16 năm. <br /> <br /> Chẩn đoán <br /> Triệu chứng đầu tiên <br /> Xuất huyết âm đạo (XHÂĐ) bất thường sau <br /> mãn kinh, sau giao hợp, chiếm tỷ lệ 76,7%. <br /> Khí  hư  âm  đạo  kéo  dài,  có  màu,  có  mùi… <br /> chiếm tỷ lệ 10,3%. <br /> <br /> Thời gian phát hiện <br /> Sớm nhất là 1 tháng và lâu nhất là 10 tháng. <br /> thường  gặp  là  3  tháng,  chiếm  tỷ  lệ  27,5%.  Thời <br /> gian trung bình phát hiện bệnh là 3,7 tháng. <br /> Kích thước tổn thương <br /> Nhỏ  nhất  là  1  cm,  lớn  nhất  là  8  cm.  Kích <br /> thước  thường  gặp  nhất  là  3  cm.  Kích  thước <br /> trung bình là 3,6 cm. <br /> <br /> Vị trí tổn thương <br /> Thường  gặp  nhất  là  1/3  trên  vách  sau  âm <br /> đạo, tỷ lệ 27,5%. <br /> Có 20,6% tổn thương ung thư tại diện cắt âm <br /> đạo  do  mổ  cắt  tử  cung  vì  một  bệnh  lành  tính <br /> trước đó. <br /> <br /> Đại thể <br /> Dạng  tổn  thương  thường  gặp  nhất  là  khối <br /> chồi sùi trong âm đạo, rất dễ chảy máu khi đụng <br /> vào, chiếm tỷ lệ 68,1%. <br /> Dạng thâm nhiễm cứng là dạng thường gặp <br /> thứ hai sau dạng chồi sùi. chiếm tỷ lệ 15%. <br /> Dạng  hỗn  hợp  là  tổn  thương  vừa  sùi  vừa <br /> loét, hoặc vừa loét vừa thâm nhiễm cứng. <br /> <br /> Vi thể <br /> Giải  phẫu  bệnh  của  ung  thư  âm  đạo  trong <br /> loạt nghiên cứu này chiếm đa số là carcinôm tế <br /> bào  gai,  chiếm  tỷ  lệ  74,13%,  với  grad  2  mô  học <br /> chiếm tỷ lệ cao hơn. <br /> Carcinôm tuyến chiếm tỷ lệ 22,41%. <br /> <br /> Giai đoạn lâm sàng <br /> Trong  loạt  nghiên  cứu  này,  giai  đoạn  lâm <br /> sàng  gặp  được  từ  giai  đoạn  IIA  đến  giai  đoạn <br /> IVB. <br /> Giai đoạn lâm sàng thường gặp nhất là giai <br /> đoạn IIB, chiếm tỷ lệ 46,5%. <br /> Giai đoạn III chiếm tỷ lệ khá cao 30,1%. <br /> <br /> Di căn hạch <br /> Di  căn  hạch  chậu  được  khảo  sát  chủ  yếu <br /> bằng siêu âm, và sau đó là CT scan, chiếm tỷ lệ <br /> 9,4%.  Số  trường  hợp  di  căn  hạch  chậu  đều  có <br /> sang thương ở 2/3 trên của vách âm đạo. <br /> Di căn hạch bẹn là 5,1%, với tổn thương ở vị <br /> trí 1/3 dưới của âm đạo. <br /> Tỷ  lệ  chung  của  di  căn  hạch  vùng  của  ung <br /> thư âm đạo trong nghiên cứu này là 14,6%. <br /> <br /> Điều trị <br /> Phẫu  thuật  đơn  thuần  có  6  ca  chiếm  tỷ  lệ <br /> 5,1%. Phẫu thuật kết hợp xạ trị có 5ca, tỷ lệ 4,3%. <br /> Xạ trị đơn thuần có 102 ca, tỷ lệ 87,9%. <br /> <br /> Kết quả điều trị sớm <br /> Kết quả điều trị sớm theo giai đoạn lâm sàng <br /> là: <br />     <br /> <br />  <br /> <br /> 6 tháng  <br /> <br /> 12 tháng <br /> <br />   IIA :   <br /> <br /> 100%   <br /> <br /> 100%   <br /> <br />   IIB: <br /> <br /> 96,2%  <br /> <br /> 94,4% <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 42 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />   III: <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> <br /> 94,2%  <br /> <br /> 88,5% <br /> <br />   IVA:   <br /> <br /> 60%   <br /> <br /> 40% <br /> <br /> đạo  nguyên  phát,  tỷ  lệ  ung  thư  âm  đạo  so  với <br /> các ung thư phụ khoa khác như sau: <br /> <br />   IVB:   <br /> <br /> 33,3%  <br /> <br /> 0% <br /> <br /> 116/6500 (ung thư cổ tử cung) tỷ lệ 1,7%. <br /> <br /> Đặc điểm tái phát tại chỗ tại vùng <br /> Số  bệnh  nhân  theo  dõi  được  đến  khi  chấm <br /> dứt nghiên cứu là 111/116 bệnh nhân, chiếm tỷ <br /> lệ  95,68%.  Thời  gian  theo  dõi  trung  bình  là  37 <br /> tháng. <br /> Có 11 ca tái phát tại chỗ, tại vùng, chiếm tỷ lệ <br /> 9,4%.  Tái  phát  tại  chỗ,  tại  vùng  xảy  ra  ở  bệnh <br /> nhân  có  bướu  ở  giai  đoạn  IIB‐IV.  Kích  thước <br /> bướu ≥ 4cm. <br /> <br /> Các đặc điểm di căn xa <br /> Có 8 ca cho di căn xa, chiếm tỷ lệ 6,8%. <br /> Trong 8 ca có di căn xa, 7/8 bệnh nhân trên <br /> 50 tuổi; giai đoạn từ IIB đến IVB. Vị trí di căn xa <br /> thường gặp là hạch trên đòn trái 5/8 ca, và được <br /> điều trị xạ trị tạm bợ. Tất cả 8 ca di căn xa đều có <br /> kích thước bướu ≥ 4cm. <br /> Sống còn toàn bộ 5 năm. <br /> Sống  còn  toàn  bộ  5  năm  trong  nghiên  cứu <br /> chiếm tỷ lệ 71,5%. <br /> Tỷ  lệ  sống  còn  không  bệnh  5  năm  trong <br /> nghiên cứu này tính chung là 59,2%. <br /> <br /> Kết quả sau điều trị <br /> Sống còn toàn bộ 5 năm <br />  Giai đoạn IIA 92,1% <br />  Giai đoạn IIB 86,2% <br />  Giai đoạn III 72,5% <br />  Giai đoạn IVA 32,5% <br /> <br /> Biến chứng <br /> Viêm trực tràng xuất huyết sau xạ trị, chiếm <br /> tỉ  lệ  7,42%,  viêm  bàng  quang  xuất  huyết  4,2%. <br /> Các biến chứng dò bàng quang – âm đạo 2%, dò <br /> trực tràng – âm đạo cũng xảy ra với tỉ lệ3 %. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Trong  5  năm  từ  1/1/2007  –  31/5/2011,  Bệnh <br /> viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã có <br /> 116 trường hợp được chẩn đoán là ung thư âm <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br /> <br /> 116/570 (ung thư âm hộ) tỷ lệ 20,3%. <br /> 116/385  (ung  thư  nội  mạc  tử  cung)  tỷ  lệ <br /> 30,1%. <br /> <br /> Đặc điểm dịch tễ <br /> Đặc điểm lý do nhập viện <br /> Xuất  huyết  âm  đạo  bất  thường:  94  trường <br /> hợp, tỷ lệ 81%. <br /> Khí hư âm đạo 12 trường hợp, tỷ lệ 10,3%. <br /> Cảm  giác  bướu  trong  âm  đạo:  10  trường <br /> hợp, tỷ lệ 8,6%. <br /> <br /> Đặc điểm về tuổi <br /> Tác giả Devita VT cho thấy: ung thư nguyên <br /> phát của âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ lớn <br /> tuổi, 70 – 80% trường hợp trên 60 tuổi. Ngoại trừ <br /> loại  carcinôm  tuyến  tế  bào  sáng  thường  gặp  ở <br /> khoảng  tuổi  từ  15  ‐22  tuổi.  Ung  thư  âm  đạo <br /> hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.  <br /> Như  vậy,  so  với  các  tác  giả  khác,  số  liệu <br /> nghiên cứu của chúng tôi không có gì khác biệt <br /> lớn,  ngoại  trừ  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không <br /> có trường hợp nào dưới 20 tuổi. <br /> <br /> Đặc điểm tiền căn cá nhân <br /> 22,4% bệnh nhân có tiền căn cắt tử cung do <br /> bệnh  lý  lành  tính  như  bướu  sợi  tử  cung,  thời <br /> gian gần nhất là 5 năm và xa nhất là 16 năm. <br /> Tác giả Muderspach báo cáo có khoảng 35 – <br /> 59%  bệnh  nhân  bị  ung  thư  biểu  mô  tế  bào  gai <br /> âm  đạo  là  có  tiền  sử  cắt  tử  cung  trước  đó, <br /> thường là do một bệnh lành tính nào đó.  <br /> <br /> Chẩn đoán <br /> Triệu chứng đầu tiên <br /> Xuất  huyết  âm  đạo  bất  thường  sau  mãn <br /> kinh, sau giao hợp, chiếm 76,7%.  <br /> Tác giả Nguyễn Chấn Hùng nhận định: triệu <br /> chứng thường gặp là huyết trắng hoặc chảy máu <br /> âm đạo. <br /> Tác giả Carlos A. Perez và cộng sự cho thấy: <br /> khoảng  50  –  60%  bệnh  nhân  ung  thư  âm  đạo <br /> <br /> 43<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> xâm  lấn  có  biểu  hiện  xuất  huyết  âm  đạo  bất <br /> thường,  thường  là  sau  giao  hợp  hoặc  thụt  rửa <br /> âm đạo.  <br /> <br /> 46,5%.  Giai  đoạn  III  chiếm  tỷ  lệ  khá  cao  30,1%. <br /> Chúng  tôi  không  ghi  nhận  được  giai  đoạn  I <br /> trong nghiên cứu này. <br /> <br /> Thời gian phát hiện <br /> Thời  gian  phát  hiện  bệnh  khiến  bệnh  nhân <br /> đi  khám  sớm  nhất  là  một  tháng  và  lâu  nhất  là <br /> mười tháng. Thời gian phát hiện thường gặp là 3 <br /> tháng,  chiếm  tỉ  lệ  27,5%.  Thời  gian  trung  bình <br /> phát hiện bệnh là 3,7 tháng. <br /> <br /> So sánh với các công trình nghiên cứu khác, <br /> chúng tôi có bảng ghi nhận sau: <br /> <br /> Kích thước tổn thương <br /> Với  kích  thước  tổn  thương  ghi  nhận  được <br /> cho thấy bệnh nhân thường đến bệnh viện khá <br /> trễ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. <br /> Theo  y  văn,  các  công  trình  nghiên  cứu  cho <br /> thấy  kích  thước  của  bướu  là  yếu  tố  tiên  lượng <br /> quan trọng. <br /> <br /> Vị trí tổn thương <br /> Tổn thương ở 2/3 trên âm đạo thường cho di <br /> căn hạch chậu, trong khi tổn thương ở 1/3 dưới <br /> thường cho di căn hạch bẹn. <br /> Kaiser  và  cộng  sự  đã  đi  đến  một  kết  luận <br /> như  sau:  “Hiếm  khi  thấy  bướu  ở  vách  sau  1/3 <br /> dưới  và  hiếm  khi  thấy  bướu  ở  vách  trước  1/3 <br /> trên âm đạo”. <br /> <br /> Đại thể <br /> Dạng  lâm  sàng  tổn  thương  thường  gặp  là <br /> chồi sùi, đây là dạng tổn thương cho triệu chứng <br /> ồ  ạt  nhất  với  xuất  huyết  âm  đạo  bất  thường, <br /> khiến bệnh nhân lo âu và đến khám bệnh tại các <br /> cơ sở y tế. <br /> Bướu có dạng chồi sùi có tiên lượng tốt hơn <br /> dạng loét và ăn cứng. <br /> <br /> Vi thể <br /> Theo  y  văn  80  –  90%  ung  thư  nguyên  phát <br /> của  âm  đạo  là  carcinôm  tế  bào  gai.  Có  thể  là <br /> dạng sùi, loét hoặc thâm nhiễm cứng. <br /> Giai đoạn lâm sàng <br /> Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  được <br /> phân bố như sau: giai đoạn lâm sàng gặp được <br /> từ  giai  đoạn  IIA  đến  giai  đoạn  IVB.  Giai  đoạn <br /> lâm sàng thường gặp nhất là giai đoạn IIB chiếm <br /> <br />  So sánh giai đoạn lâm sàng với các công trình khác <br /> GĐ<br /> <br /> I<br /> <br /> IIA<br /> <br /> IIB<br /> <br /> III<br /> <br /> IVA<br /> <br /> 59<br /> 6<br /> 71<br /> 0<br /> <br /> 64<br /> 10<br /> 42<br /> 19<br /> <br /> 34<br /> <br /> 20<br /> 3<br /> 42<br /> 35<br /> <br /> 15<br /> 3<br /> 11<br /> 5<br /> <br /> IVB<br /> <br /> TC<br /> <br /> 3<br /> <br /> 192<br /> 22<br /> 166<br /> 116<br /> <br /> TG<br /> PEREZ<br /> MARCUS<br /> DANCUART<br /> BVUB<br /> <br /> 54<br /> <br /> Di căn hạch <br /> Tỷ  lệ  di  căn  hạch  chậu  vào  thời  điểm  chẩn <br /> đoán thay đổi theo giai đoạn và vị trí của bướu <br /> nguyên phát. <br /> So sánh với các công trình nghiên cứu khác, <br /> chúng tôi có bảng ghi nhận về tình trạng di căn <br /> hạch như sau: <br /> Bảng 7: Di căn hạch <br /> Tác giả<br /> PLENTL<br /> WHELTON<br /> BROWN<br /> CHYLE<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 679<br /> 117<br /> 76<br /> 301<br /> <br /> PEREZ<br /> BVUB<br /> <br /> 113<br /> 116<br /> <br /> Di căn hạch<br /> 141<br /> 8<br /> 5<br /> 14 (chậu)<br /> 10 (bẹn)<br /> 6<br /> 11 (chậu)<br /> 6 (bẹn)<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 20,8<br /> 6,8<br /> 6,6<br /> 5<br /> 3<br /> 5,3<br /> 9,4<br /> 5,2<br /> <br /> Điều trị <br /> Theo  y  văn,  phương  pháp  điều  trị  chủ  yếu <br /> hiện nay cho carcinôm âm đạo giai đoạn I và II <br /> chủ yếu là phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc kết hợp <br /> cả hai.  <br /> <br /> Điều trị phẫu thuật <br /> Tổn thương 2/3 trên âm đạo, phẫu thuật cắt <br /> tử cung và 1 phần âm đạo ± 2 phần phụ ± Nạo <br /> vét hạch chậu 2 bên. <br /> Tổn thương 1/3 dưới âm đạo, phẫu thuật cắt <br /> bướu được lựa chọn tùy  trường  hợp  ±  Nạo  vét <br /> hạch bẹn 2 bên. <br /> Nếu phẫu thuật đủ rộng, hạch vùng âm tính, <br /> không cần xạ trị bổ  túc. Ngược lại,  cần  phải  xạ <br /> trị bổ túc sau mổ. <br /> <br /> 44 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1