Ưu điểm và nhược điểm của việc học trên thiết bị di động
lượt xem 1
download
Bài viết với nhằm mục đích xác định việc học qua điện thoại di động, phác thảo những thuận lợi và khó khăn, cũng như đề xuất một số cách để vượt qua những thách thức của học tập trên thiết bị di động. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ưu điểm và nhược điểm của việc học trên thiết bị di động
- ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC HỌC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Th.S Thái Hồng Phúc Abstract Nowadays, most employees and learners prefer to receive information online via their mobile devices. As for mobile learning, we do not need to worry about our time or place when we have a smartphone and an internet connection. Many companies and organizations will realize the competitive advantage that comes from modern technological advancements to create learning experiences for their employees using mobile devices. This article aims to define mobile learning, outline the advantages and disadvantages, as well as suggest some ways to overcome the challenges of mobile learning. Keywords: mobile learning, advantages, disadvantages, recommendations 1. HỌC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG LÀ GÌ? Hiện nay, việc học trên thiết bị di động đang trở nên vô cùng phổ biến và gần như là hình thức học tập bắt buộc phải sử dụng. Với việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, trường học ở tất cả các cấp tại rất nhiều quốc gia đã tạm thời đóng cửa. Nhiều người đã nhanh chóng áp dụng các phương pháp đào tạo từ xa trong nỗ lực chống lại sự lây lan của vi rút. Theo Thomes (2019) học trên thiết bị di động còn được gọi là mobile learning (hoặc eLearning) và là một cách mới để truy cập vào nhiều loại nội dung có sẵn trực tuyến thông qua việc sử dụng các thiết bị di động. Tương tự như vậy, theo Gautam (2018), học trên thiết bị di động là một thuật ngữ rộng được sử dụng để chỉ bất kỳ việc dạy và học nào xảy ra với việc sử dụng các thiết bị và nền tảng di động. Thiết bị học tập di động sẽ bao gồm các tiện ích điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, v.v. Các nền tảng liên tục được phát triển cho các thiết bị học tập di động - từ trình phát video đến các nền tảng cho phép khả năng truy cập toàn diện, các dịch vụ nhắn tin giúp giáo viên và học sinh luôn kết nối. 2. NHỮNG TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ VIỆC HỌC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Cần có công nghệ để triển khai học tập trên thiết bị di động. Và may mắn thay, ngày nay có một số công cụ công nghệ có thể đưa các nội dung học lên màn hình của các thiết bị di động một cách liền mạch. Theo Jenkins (2016), các công nghệ này là: 2.1.HTML5. Công nghệ này cho phép các chuyên gia trong lĩnh vực học tập trực tuyến tạo các khóa đào tạo trên nhiều nền tảng, bao gồm cả thiết bị di động. HTML5 cũng cho phép tạo các ứng dụng di động tùy chỉnh, trò chơi, video hướng dẫn, các hoạt động học tập không chính thức và môi trường học tập mô phỏng nâng cao có thể đưa các giải pháp eLearning lên một cấp độ hoàn toàn mới. 2.2. xAPI. Mọi người học ở các tốc độ khác nhau và công nghệ xAPI cho phép điều đó. Nó cũng giúp eLearning hấp dẫn hơn về mặt trực quan. Và khả năng theo dõi nâng cao xAPI giúp giảng viên theo dõi sự tiến bộ của từng người học. 2.3. Thiết kế tự điều chỉnh (Responsive design). Thiết kế tự điều chỉnh là cách tiếp cận trong đó thiết kế (hay giao diện) của website sẽ linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp kích cỡ màn hình cũng như nền tảng mà người truy cập sử dụng (EQVN.NET, 2020). Tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm việc một số trang web trông tuyệt vời trên máy vi tính lại không hiển thị tốt trên điện thoại thông minh của chúng ta. Và điều này cũng đúng với đào tạo trên thiết bị di động nếu nó không phải là công nghệ thiết kế tự điều chỉnh. Thiết kế tự điều chỉnh giúp loại bỏ nhu cầu tải xuống và ứng dụng để làm cho mọi thứ trông như ý khi chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác. Nó cho phép tích hợp thân thiện với
- các hệ thống quản lý học tập. Thiết kế tự điều chỉnh cũng cho phép "kiểm chứng tương lai" nội dung học tập để ngăn nó trở nên lỗi thời khi công nghệ di động được cải tiến. 3. CÁC ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC HỌC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 3.1. Tăng tỷ lệ hoàn thành khóa học Với việc học trên các thiết bị di động, bạn sẽ không phải lo lắng về thời gian. Đó là bởi vì bạn luôn có thể học mọi lúc mọi nơi. Bằng cách sử dụng chiến lược học tập này, nó cho phép bạn linh hoạt. Hơn nữa, bằng cách cung cấp cho người học khả năng truy cập nội dung eLearning của bạn ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ muốn, bạn sẽ có thể hoàn thành khóa học thành công. (Neelakandan, 2021) 3.2. Đa dạng hóa việc học Một lợi ích khác của việc học trên thiết bị di động là nó có thể được sử dụng để đa dạng hóa việc học. Điều đó có nghĩa là bạn có thể học theo nhiều cách khác nhau, bao gồm thông qua microlearning, hội thảo trên web, các khóa học trực tuyến và hội thảo trực tiếp. Xét về bản chất Microlearning là một giải pháp e-Learning. Đó là hình thức đào tạo theo kiểu chia nhỏ nội dung (bite-sized content). Khi đó khối kiến thức lớn sẽ được chia thành từng phần nhỏ, theo từng đợt ngắn và phân bổ theo thứ tự thời gian. Với hình thức này, người học tiếp thu những mô-đun kiến thức nhỏ, chủ yếu được xây dựng dưới dạng video ngắn dài từ 3 đến 5 phút (Nguyễn, 2020). Hơn nữa, xu hướng eLearning này là một sự phù hợp tự nhiên cho việc học trên thiết bị di động. Với các học phần ngắn, người học có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức thông qua thiết bị di động và áp dụng vào công việc. (Neelakandan, 2021) 3.3. Học tập trên nhiều thiết bị Việc học tập và đào tạo cần phải thuận tiện. Công nghệ giúp các khóa học eLearning có thể khả dụng trên tất cả các thiết bị mà người học có thể tương tác hàng ngày, từ máy tính xách tay đến máy tính bảng và điện thoại thông minh. (Jenkins, 2016) 3.4. Khuyến khích người học Có rất nhiều ứng dụng giáo dục sử dụng các câu đố trực tuyến để theo dõi sự tiến bộ của người học (hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng). Nội dung học được trình bày theo cách thu hút các học viên. Ví dụ, các trò chơi câu đố khuyến khích học viên làm bài càng lúc càng tốt hơn. (Thomes, 2019) 3.5. Kiểm tra kiến thức của người học Ngoài tài liệu học tập, còn có nhiều loại câu đố, câu hỏi trắc nghiệm khác, v.v. có sẵn trên internet. Tham gia những trò chơi này, người học có thể kiểm tra kiến thức của mình. (Thomes, 2019) 4. CÁC NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC HỌC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 4.1. Mất tập trung vào việc học Thật không may, một nhược điểm của việc học trên thiết bị di động là nó làm tăng thời lượng sử dụng thiết bị của người học trong một ngày. Việc học trên thiết bị di động đòi hỏi người học phải dành thời gian ngồi trước màn hình để học. Thời gian sử dụng thiết bị có thể hình thành thói quen và trong một số trường hợp, gây nghiện. Do đó, việc học trên thiết bị di động phải được quy định giờ giấc cụ thể, tránh việc học sinh ngồi trước màn hình nhưng làm việc riêng. (Gautam, 2018) 4.2. Khả năng tương thích của nội dung học Một thách thức khác mà chúng ta có thể gặp phải với việc học trên thiết bị di động là khả năng tương thích nội dung. Trong hầu hết các trường hợp, nội dung được tạo cho mục đích học trực tuyến không phải lúc nào cũng hoạt động trên thiết bị di động. Trong trường hợp này, chúng ta
- sẽ phải chỉnh sửa lại chúng để người học trên thiết bị di động có thể truy cập được. Điều này chủ yếu đòi hỏi thời gian và công sức. Ngoài ra, thiết bị di động có nhiều kích cỡ khác nhau, có nghĩa là chúng ta cũng sẽ cần tạo nội dung học ở nhiều định dạng khác nhau. (Neelakandan, 2021) 4.3. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe Một thách thức khác của việc học trên thiết bị di động là việc đọc văn bản liên tục trên màn hình nhỏ có thể làm tổn thương mắt. Do đó, người thiết kế nội dung và chương trình học phải đảm bảo cho nội dung học tập càng ngắn gọn, súc tích càng tốt để giảm thời gian xem trên thiết bị. 4.4. Những hạn chế liên quan đến việc sử dụng các thiết bị di động Ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận, sử dụng các thiết bị di động và Internet còn rất hạn chế. Để khắc phục các vấn đề này, ở cấp vĩ mô, chúng ta cần có một nền tảng giáo dục được sử dụng trên toàn quốc, một chương trình giảng dạy kỹ năng số và xóa mù công nghệ số từ bậc phổ thông. Bên cạnh đó cần sự hỗ trợ của những công ty công nghệ hàng đầu để đảm bảo người học có thể tiếp cận các thiết bị điện tử và Internet tại nhà. Ngoài vấn đề kể trên, chính các thiết bị di động được xem là nhỏ, gọn, tiện dụng cho việc học tập, cũng có những nhược điểm nhất định. Kích thước nhỏ của thiết bị di động có thể gây ra các vấn đề như: chất lượng âm thanh không tốt, hình ảnh không hoàn hảo do độ phân giải màn hình thấp và màn hình nhỏ, tốc độ xử lý chậm, thời lượng pin ngắn, chức năng nhập văn bản có giới hạn, hạn chế về bàn phím, bộ nhớ, và các ứng dụng được cài đặt vào thiết bị. Bên cạnh đó, người học cũng có thể gặp khó khăn trong việc đánh dấu tài liệu và ghi chú thích, khi xem tài liệu học tập trên màn hình thiết bị (Elaish, M., Shuib, L., Ghani, N., Yadegaridehkordi, E., & Alaa, M., 2017). Chúng ta hy vọng các vấn đề này sẽ sớm được khắc phục, khi công nghệ ngày càng phát triển và những thiết bị di động trong tương lai sẽ hoàn hảo hơn. 5. KẾT LUẬN Thiết bị di động đang nhanh chóng trở thành lựa chọn đầu tiên của việc cung cấp công nghệ học tập vì mặt tích cực hoàn toàn vượt trội so với mặt tiêu cực. Khi ngày càng có nhiều lớp học trực tuyến hơn, các thầy cô giáo nên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Các công ty chuyên cung cấp các công cụ, chương trình cho việc dạy và học từ xa nên chia sẻ các tài nguyên giáo dục trực tuyến độc đáo mà họ đã phát triển. Tất cả những điều đó sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các bên có liên quan, đặc biệt là người học.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Elaish, M., Shuib, L., Ghani, N., Yadegaridehkordi, E., & Alaa, M. (2017). Mobile Learning for English Language Acquisition: Taxonomy, Challenges, and Recommendations. IEEE Access. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/319657246_Mobile_Learning_for_English_Langua ge_Acquisition_Taxonomy_Challenges_and_Recommendations Responsive design là gì và ảnh hưởng của responsive design. EQVN.NET. Retrieved from https://eqvn.net/responsive-design-la-gi-va-anh-huong-cua-responsive-design/ Gautam, P. (2018). What the Advantages and Disadvantages of Mobile Learning Are. Retrieved from https://elearningindustry.com/advantages-and-disadvantages-of-mobile-learning Jenkins, J. (2016). 6 Mobile Learning Benefits: The Mobile Learning Revolution. Retrieved from https://elearningindustry.com/6-mobile-learning-benefits-mobile-learning-revolution Neelakandan, N. (2021). Benefits and Challenges of Mobile Learning. Retrieved from https://elearningindustry.com/benefits-and-challenges-of-mobile-learning Nguyễn, V. (2020). Microlearning là gì? Vận dụng Microlearning trong doanh nghiệp. Retrieved from https://hachium.com/blog/microlearning-la-gi-van-dung-microlearning-trong-doanh-nghiep/ Thomes, J. (2019). Mobile Learning: Advantages and Disadvantages. Retrieved from https://elearningindustry.com/mobile-learning-advantages-disadvantages
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế thị trường với những ưu nhược điểm của nó
30 p | 1339 | 232
-
Bài giảng Điều tra xã hội học: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai
90 p | 183 | 44
-
Dạy học theo nhóm nhỏ: Lí luận và thực tiễn - TS. Nguyễn Thị Kim Dung
43 p | 370 | 43
-
Thử đánh giá việc biên soạn giáo trình tiếng Việt như một ngoại ngữ
19 p | 105 | 13
-
Đánh giá của sinh viên ngoài sư phạm về phẩm chất trong giảng dạy của giảng viên
10 p | 137 | 11
-
Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội - Phan Văn Kiền
10 p | 81 | 9
-
Bài giảng Tổng quan về M-Learing - Nguyễn Danh Nam
17 p | 82 | 9
-
Bài giảng Thư viện số: Tổng quan về thư viện số Digital Libraries - TS. Đỗ Quang Vinh
59 p | 32 | 7
-
Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội
10 p | 74 | 6
-
Xây dựng hệ thống nguyên tắc dạy học chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng ưu tú dựa trên lí luận về phương pháp kể chuyện
10 p | 57 | 6
-
Ưu điểm và nhược điểm của một số hình thức đánh giá quá trình học tập
6 p | 256 | 4
-
Mô hình bán lẻ sách điện tử - Nghiên cứu trường hợp waka.vn
13 p | 112 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của kết hợp đường hướng sư phạm tiếp cận dựa trên văn bản và tiếp cận dựa trên quy trình trong giảng dạy học phần soạn thảo văn bản tiếng Hàn
12 p | 8 | 2
-
Quan điểm tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường - mô hình phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
8 p | 10 | 2
-
Dạy học khám phá môn đại số tuyến tính cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học
11 p | 50 | 2
-
Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 194 | 1
-
Khảo sát bộ máy tra cứu của Thư viện trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
10 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn