Vận dụng các mô hình kế toán nhằm thiết kế hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 3
download
Trong bài viết này bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tập trung làm rõ nội dung và mục đích của từng mô hình kế toán, từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng của các mô hình này đến việc thiết lập định hướng hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng các mô hình kế toán nhằm thiết kế hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN NHẰM THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM APPLYING ACCOUNTING MODELS TO DESIGN ACCOUNTING SYSTEM IN VIETNAMESE ENTERPRISES Ngày nhận bài : 25/11/2021 ThS. Hoàng Thị Kim Ưng - ThS. Trần Thị Đức Hạnh Ngày nhận kết quả phản biện : 14/12/2021 Học viện Tài chính Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học kế toán ngày càng phát triển mạnh mẽ về mô hình kế toán. Lý thuyết kế toán ngày càng được đúc kết, bổ sung hoàn thiện và nhiều loại kế toán mới xuất hiện. Trong bài viết này bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tập trung làm rõ nội dung và mục đích của từng mô hình kế toán, từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng của các mô hình này đến việc thiết lập định hướng hệ thống kế toán trong doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Từ khóa: Mô hình kế toán, kế toán động, kế toán doanh nghiệp, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. ABSTRACT In the context of deepening international economic integration along with the explosion of the industrial revolution 4.0, accounting science is increasingly developing strongly in terms of accounting models. In fact, acounting theory is increasingly being condensed, supplemented and many new types of accounting appear. In this article, by using qualitative research method, the authors focus on clarifying the content and purpose of each accounting model, thereby illustrating the influence of these models on the establishment of accounting standards. accounting system orientation in Vietnamese enterprises. Keywords: Accounting model, dynamic accounting, corporate accounting, accounting law, accounting standards, accounting regime 1. Giới thiệu Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản (các hoạt động kinh tế tài chính) trong các đơn vị. Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Khi nền sản xuất hàng hóa càng phát triển, đặc biệt với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kế toán ngày càng trở nên cần thiết và là công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, không thể thiếu trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế tài chính. Trước tình hình đó, các mô hình (loại hình) kế toán cũng thay đổi theo hướng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức phù hợp với thực tiễn. Qua nghiên cứu lịch sử thực hành kế toán của các nước khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân biệt thành 6 loại mô hình kế toán cơ bản gồm: Kế toán quỹ (kế toán tiền mặt); Kế toán tĩnh (kế toán tài sản); Kế toán động; Kế toán thuế; Kế toán vĩ mô; Kế toán hiện tại hóa. [10]. Mỗi loại hình kế toán đều gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thiết lập những nguyên tắc kế toán riêng và dựa trên những mô hình định giá nhất định. 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Hiện nay tại Việt Nam, các mô hình kế toán được áp dụng đan xen trong đó nòng cốt là loại hình kế toán động thiên về kế toán vĩ mô. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập tài liệu thứ cấp, tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các mô hình kế toán và vận dụng các mô hình kế toán để thiết kế hệ thống kế toán trong DN Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết về các mô hình kế toán Mô hình kế toán quỹ (kế toán tiền mặt): Với loại hình kế toán này, việc ghi chép kế toán không căn cứ vào sự phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế mà căn cứ vào sự phát sinh của luồng tiền DN đã thực chi và thực thu. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đơn vị thực sự thu tiền và cũng như vậy, chi phí được ghi chép khi đơn vị thực sự chi tiền ra. Các kết quả kinh doanh không được đánh giá và xác định định kỳ, thay vào đó, được xác định theo tuổi thọ của từng khoản đầu tư. Các báo cáo tài chính được lập sau khi kết thúc mỗi khoản đầu tư thay vì được lập thường xuyên qua mỗi kỳ kinh doanh Mô hình kế toán tĩnh( hay tài sản): Hạt nhân của loại hình kế toán tĩnh là lý thuyết sở hữu với quan điểm xác định vốn chủ sở hữu (hay tài sản ròng), là thông tin cơ bản kế toán cần phản ánh, định kỳ doanh nghiệp phải kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo giá thị trường. Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh những tài sản hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không phản ánh những tài sản thuê và những tài sản vô hình. Giá trị của tài sản được phản ánh theo giá thị trường. Tài sản cố định được căn cứ vào mức chênh lệch giữa giá hợp lý cuối kỳ với giá hợp lý đầu kỳ để xác định mức giảm giá trị của tài sản cố định, được tính vào chi phí trong kỳ đó. Nguồn vốn được hạch toán là nguồn vốn đã đăng ký. Mô hình kế toán này chủ yếu phục vụ cho việc xem xét tại một thời điểm nào đó việc thực hiện các tài sản có cho phép trả nợ hay là không và được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của DN. Mô hình kế toán động: Là mô hình kế toán bao gồm sự kết hợp với nhiều lý thuyết kế toán đan xen như lý thuyết thực thể, lý thuyết DN, và một số lý thuyết khác như: lý thuyết điều hành, lý thuyết nhà đầu tư, lý thuyết quỹ… Tuy nhiên, các lý thuyết này không được chấp nhận phổ biến, ít ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của hệ thống kế toán. Ngược với mô hình kế toán tĩnh, mô hình kế toán động được thiết kế chủ yếu phục vụ đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh doanh diễn ra trong DN qua các thời kỳ kinh doanh. Trị giá tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Tài sản cố định được khấu hao một cách có hệ thống theo mức độ sử dụng tài sản. Các tài sản trong bảng cân đối kế toán được ghi nhận khi có quyền kiểm soát bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của DN và tài sản thuê tài chính, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Chi phí và thu nhập được ghi nhận theo cơ sở dồn tích. Kết quả kinh doanh được xác định thường xuyên qua các kỳ kinh doanh và được xác định theo nguyên tắc phù hợp. Cơ sở tiền mặt vẫn được áp dụng trong một số trường hợp. Nguồn vốn là nguồn vốn đã huy động. Các phương pháp kế toán được vận dụng để ghi nhận và lập các báo cáo kế toán một cách kịp thời bao gồm: Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các thuyết minh cho thông tin tài chính. Kế toán động phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các DN. Mô hình kế toán thuế: Trong mô hình này, nội dung, nguyên tắc và phương pháp kế toán chịu sự chi phối của các quy định về thuế và chủ yếu phục vụ cho mục đích tính thuế và thu thuế ở DN. Mô hình kế toán kinh tế vĩ mô: Hệ thống kế toán theo kiểu vĩ mô có mối tương quan chặt chẽ với sự phát triển các chính sách kinh tế quốc gia. Hệ thống kế toán này có đặc điểm, lợi nhuận kế toán có thể được giải quyết để khuyến khích sự duy trì và ổn định nền kinh tế, trách nhiệm kế toán phải cung cấp những thông tin nhằm duy trì nền kinh tế vĩ mô. Kế toán vĩ mô mang tính thống nhất cao từ phương pháp đánh giá đến cách trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Tính thống nhất tạo nên điều kiện thuận lợi trong việc quản lý toàn bộ DN, các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, phục vụ cho chính sách thuế của nhà nước và các cơ quan của đại diện của chính phủ. 4
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Mô hình kế toán hiện tại hóa: Để tồn tại và phát triển, DN thường xuyên phải thực hiện các khoản chi ra và đồng thời có các khoản thu vào theo thời gian. Để đánh giá và so sánh giá trị của DN ở những thời điểm khác nhau phải dựa vào mô hình kế toán hiện tại hóa. Mô hình kế toán hiện đại hóa dựa vào tỷ lệ chiết khấu thích hợp để quy đổi tất cả các dòng tiền về thời điểm hiện tại, xác định được giá trị thuần của các dòng tiền. Trên cơ sở đó, mô hình cung cấp thông tin so sánh giá trị của các DN ở các thời điểm khác nhau có tác dụng trong việc đánh giá đầu tư dài hạn. 3. Vận dụng mô hình kế toán nhằm thiết kế hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam Thông qua những tài liệu thu thập được, nhóm tác giả nhận thấy, hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay đang áp dụng mô hình kế toán động thiên về kế toán vĩ mô với nhiều lý thuyết kế toán đan xen. Điều này được thể hiện thông qua việc các nhà quản lý kinh tế vĩ mô vận dụng để xây dựng hệ thống pháp lý về kế toán và các nhà quản lý vi mô vận dụng để xây dựng hệ thống kế toán cho đơn vị kinh tế của mình. Cụ thể: Thứ nhất, Vận dụng mô hình kế toán để xây dựng hệ thống pháp lý về kế toán bao gồm: Xây dựng Luật kế toán; chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán DN. Luật kế toán là văn bản có tính pháp quy cao nhất do quốc hội ban hành. Luật kế toán quy định những vấn đề chung có tính nguyên tắc làm nền tảng cho các quy định cụ thể ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán quốc gia. Ngày 17 tháng 6 năm 2003 Quốc hội khóa 11 đã ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11 và sau hơn 10 năm đưa vào thực thi và áp dụng, thì đến năm 2015 để phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức pháp lý, Quốc hội đã ban hành Luật kế toán số 88/2015/QH13 với nhiều điểm mới như quy định rõ ràng hơn về kế toán quản trị và bổ sung, nêu rõ kế toán viên hành nghề, hình thức kế toán, phương pháp kế toán. Đồng thời, Luật kế toán bổ sung khái niệm “giá trị hợp lý”, là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Theo đó, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá trị gốc; đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo “giá hợp lý” tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Luật quy định cơ quan có thẩm quyền là Bộ tài chính có trách nhiệm ban hành văn bản thực hiện cụ thể đối với các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo “giá hợp lý”, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá theo “giá hợp lý”. Chuẩn mực kế toán là những quy tắc cơ bản và các quy định có tính mực thước về phương pháp hạch toán, đánh giá, thuyết minh và trình bày thông tin, số liệu kế toán được áp dụng để hạch toán và lập các báo cáo tài chính đảm bảo hoàn toàn trung thực và khách quan về tình trạng và hoạt động tài chính của đơn vị. Chuẩn mực kế toán quy định và hướng dẫn những nội dung, nguyên tắc, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất để làm cơ sở ghi chép kế toán và lập các báo cáo tài chính. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, được Bộ Tài chính ban hành và công bố qua 5 đợt bằng 5 quyết định và 6 thông tư. Đợt 1 ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực, Đợt 2 ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực; Đợt 3 ban hành ngày 31/12/2003 gồm 6 chuẩn mực; Đợt 4 ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực; Đợt 5 ban hành ngày 28/12/2005 gồm 4 chuẩn mực. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn áp dụng một cách thống nhất, những nội dung cơ bản của công tác kế toán từ khâu lập chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, đến thiết lập hệ thống tài khoản để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán trong một số lĩnh vực loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Năm 2014, thông tư 200/2014/TT-BTC đã được ban hành thay thế cho quyết định 15, và năm 2016, thông tư 133/2016/TT-BTC được bộ tài chính ban hành ngày 26/08/2016. Sự thay đổi 5
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN này xuất phát từ những lí do sau: mục tiêu nhằm hướng đến những gì bản chất hơn và hình thức; phù hợp với thực tế và tính khả khi khi áp dụng cho DN; một chính sách được nhà nước ban hành có hay đến đâu nhưng trước hết cần đảm bảo phù hợp với thực tiễn thì mới tồn tại được; cần xây dựng chế độ kế toán phù hợp với hiện tại đảm bảo về tính khả thi phù hợp với thực tiễn; sự ra đời của Thông tư 200 và Thông tư 133 chính thức bãi bỏ đi toán bộ các quy định bắt buộc về hình thức ghi sổ kế toán và chứng từ kế toán; xây dựng chế độ kế toán phù hợp với những thông lệ quốc tế, cập nhật tối đa những cái gì có thể của chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho Việt Nam; đề cao hơn trách nhiệm của người hành nghề, người làm công việc gì sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn với công việc giúp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán được cung cấp cho nền kinh tế. Đồng thời, thông tư cũng mang tính chất linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu đa dạng về các giao dịch kinh tế của DN, chú trọng tới bản chất hơn mang tính hình thức: trọng tâm là để phục vụ yêu cầu về việc quản lý, điều hành để quyết định các hoạt động kinh tế của DN và các công việc, và các đối tượng có liên quan; không làm kế toán chỉ vì mục đích thuế; đã tách biệt giữa kỹ thuật kế toán trên tài khoản kế toán và báo cáo tài chính. Thứ hai, Vận dụng mô hình kế toán thông qua việc vận dụng những nội dung cơ bản của lý thuyết kế toán cùng với việc tuân thủ, áp dụng hệ thống pháp lý về kế toán tại các DN Việt Nam hiện nay. Các DN Viêt Nam tuân thủ và áp dụng đúng theo Luật kế toán số 88/2015/QH13, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong DN, đồng thời vận dụng những nội dung của mô hình kế toán động kết hợp với các lý thuyết đan xen. DN căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động của mình để lựa chọn chế độ kế toán áp dụng, có thể lựa chọn Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC, dẫn đến quyết định hệ thống tài khoản kế toán mà đơn vị áp dụng. DN lựa chọn các nguyên tắc trong ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: nguyên tắc kế toán tiền; nguyên tắc kế toán dồn tích; nguyên tắc phù hợp; nguyên tắc trọng yếu; nguyên tắc thận trọng; nguyên tắc nhất quán. Xuất phát từ các ưu điểm của kế toán dồn tích như dự báo được dòng tiền tương lai của đơn vị, khả năng cung cấp sự đánh giá toàn cảnh lợi nhuận của DN trong một kỳ kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo báo tổng hợp các khoản thu nhập trong kỳ và các khoản chi phí phát sinh để tạo ra thu nhập đó, các DN có thể lựa chọn áp dụng kế toán dồn tích. Khi DN áp dụng kế toán dồn tích thì sẽ kéo theo áp dụng các nguyên tắc còn lại. Còn cơ sở kế toán tiền mặt đang được áp dụng với một số trường hợp như DN siêu nhỏ, hoạt động kinh tế và hồ sơ tài chính của họ tập trung vào hiện tại. Các phương pháp kế toán được vận dụng để thực hiện quy trình kế toán thu nhận thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, gồm: phương pháp chứng từ kế toán; phương pháp tính giá; phương pháp tài khoản kế toán và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Để phục vụ mục đích xác định giá trị của tài sản, các DN căn cứ vào nguồn hình thành tài sản để ghi nhận theo các loại giá phù hợp, các loại giá DN áp dụng, gồm: giá gốc; giá thị trường; giá hợp lý; giá trị hiện tại. Cụ thể: giá gốc được sử dụng để xác định giá trị tài sản hình thành trên cơ sở phát sinh chi phí; giá hợp lý được sử dụng để xác định giá trị tài sản hình thành do trao đổi H-H’: nhận vốn góp; được tài trợ, biếu tặng; giá trị hiện tại được sử dụng để xác định giá trị của tài sản thuê tài chính, … 4. Kết luận Từ những vấn đề nêu ở trên, nhóm tác giả nhận thấy, việc áp dụng các mô hình kế toán trong thiết kế hệ thống kế toán trong các DN Việt Nam là cần thiết, giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô, các 6
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN nhà điều hành, quản lý DN xây dựng, tổ chức công tác kế toán phù hợp với bối cảnh nền kinh tế nói chung và từng DN nói riêng, để từ đó phát huy tối đa vai trò của kế toán là một công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ban ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 133/2016/TT-BTC ban ngày 26/08/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4. Craig Deegan (2007), Autralian Financial Accounting, McGraw-Hill Irwin. 5. Đoàn Vân Anh, Loại hình kế toán động với mô hình giá gốc, https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao- doi/loai-hinh-ke-toan-dong-voi-mo-hinh-gia-goc/ 6. Karl Kafer (1996), Theory of Accounts in Double-Entry Bookkeeping, Center for International Education and Research in Accounting. 7. M W E Glautier, B Underdown (1982), Accounting Theory and Practice, Pitman Books 8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2018), nghiên cứu phương pháp kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt trong doanh nghiệp, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-phuong-phap-ke-toan-don-tich- va-ke-toan-tien-mat-trong-doanh-nghiep-300660.html, trích dẫn 20/11/2011 9. PGS., TS. Đoàn Xuân Tiên, TS. Lê Văn Liên, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân (2019), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản tài chính. 10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Kế toán, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI. 11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế toán, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII. 12. Jayne Godfrey, Allan Hodgson, Scott Holmes (2000), Accounting Theory, John Wiley & Son Australia Ltd. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Chương 2 - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
27 p | 144 | 15
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Chương 5 - TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh
39 p | 66 | 5
-
Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
4 p | 44 | 3
-
Hoàn thiện ứng dụng mô hình phòng thực hành kế toán phục vụ đào tạo ngành Kế toán cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
6 p | 15 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Chương 6 - TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh
33 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn