Vài giải pháp căn cơ để cải thiện hoạt động của cố vấn học tập ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Nội dung bài viết trình bày vai trò chủ đạo - hướng dẫn SV, các cấp quản lý và khối hành chính trong trường thì buộc phải nâng tính chuyên nghiệp hơn lên để “phục vụ khách hàng” SV. Còn lại, phần đông các trường đều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn còn loay hoay với bao nhiêu thứ bất cập cần cải thiện mà một trong những thứ đó là công tác cố vấn học tập (CTCVHT).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài giải pháp căn cơ để cải thiện hoạt động của cố vấn học tập ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam
- VÀI GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM Lê Tuấn Sơn1 1. Thực trạng Theo lộ trình bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), kể từ sau năm 2010, các trường Đại học-Cao đẳng trong cả nước đã đồng loạt chuyển đổi sang học chế tín chỉ (HCTC). Gần 5 năm qua, chỉ một số ít trường (phần lớn trong số trường này đã áp dụng HCTC trước đó vài năm) gọi là đã đạt được một số kết quả khả quan theo những điểm ưu việt (trên lý thuyết) của học chế này mang lại như: sinh viên (SV) chủ động và chất lượng hơn trong hoạt động học tập của mình, giảng viên (GV) năng động hơn trong vai trò chủ đạo - hướng dẫn SV, các cấp quản lý và khối hành chính trong trường thì buộc phải nâng tính chuyên nghiệp hơn lên để “phục vụ khách hàng” SV. Còn lại, phần đông các trường đều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn còn loay hoay với bao nhiêu thứ bất cập cần cải thiện mà một trong những thứ đó là công tác cố vấn học tập (CTCVHT). Nhìn chung, các trường đều chỉ ít nhiều dừng lại mức dễ thấy được tầm quan trọng của CTCVHT (bởi nó là một mắc xích quan trọng giữa nhà trường – SV - xã hội trong quá trình đào tạo theo tín chỉ) mà chưa thấy được hậu quả rõ ràng khi không làm tốt CTCVHT. Nên tùy vào tình hình cụ thể mà các trường đều đã sớm hoặc muộn chỉ trang bị tối thiểu (chứ không đầu tư bỏ công sức vào) một số cơ sở làm nền tảng cho CTCVHT được hoạt động, chẳng hạn như: Ban hành quy định- quy chế CVHT, xây dựng đội ngũ CVHT các cấp, phát hành sổ tay CVHT… Do đó, theo chúng tôi, việc trang bị này chưa thực chất, chưa tương xứng với vai trò vốn có của CTCVHT nên chưa mang lại kết quả như mong đợi. Qua tìm hiểu và quan sát thực tế “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” ở nhiều trường, chúng tôi thấy được một số vấn đề chung như sau: Thứ nhất, Bộ GD&ĐT đã dùng cụm từ “cố vấn học tập” trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (trang 5, 6). Và tên gọi này đã được không ít trường “tiếp thu linh hoạt” theo cách riêng và tự quy định chức năng, nhiệm vụ cũng theo cách riêng. Về tên gọi, ngoài “CVHT”, một số trường đã dùng “giảng viên cố vấn (GVCV)”, “giảng viên CVHT”, “giáo viên cố vấn”, có trường trước dùng “CVHT” 1 TS – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM 82
- sau lại đổi thành “GVCV”, có trường dùng cùng lúc cả hai tên gọi này… những tên gọi khác nhau như trên xuất phát từ đối tượng được bổ nhiệm làm CVHT khác nhau: có trường chọn GV, có trường chọn chuyên viên hành chính, có trường chọn cả hai đối tượng này. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói chung, có trường xem công tác CVHT như công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trước đây, có trường kết hợp công tác cố vấn/tư vấn với công tác GVCN. Với tình hình trên, nếu nhìn từ góc độ vĩ mô, một mặt nó thể hiện “tính địa phương”, tính nội bộ của từng trường; một mặt nó cho thấy sự thiếu chuẩn mực, thiếu tính nhất quán-liên thông trong một công tác quan trọng cần sự chuyên nghiệp như CVHT. Bộ GD&ĐT cần phải quan tâm đến hiện trạng này. Thứ hai, CVHT tại các trường đều là công tác kiêm nhiệm. Mặt khác, có sự bất hợp lý giữa quy định với hoạt động thực tế của CVHT. CVHT theo quy định tại các trường thì có quá nhiều đầu việc mà nếu thực hiện đầy đủ thì họ sẽ bị quá tải và bất khả thi(do vượt quá khả năng, năng lực, kiến thức của người được giao làm CVTH) trong khi những nhiệm vụ đó lại bị trùng lắp với công việc của cán bộ, chuyên viên hành chính ở các phòng ban chức năng, văn phòng các khoa trong trường. Điều đó dẫn đến một thực tế là: nhiều thắc mắc của SV thay vì gặp CVHT (muốn gặp CVHT phải hẹn trước) để được hướng dẫn chuyên nghiệp hơn thì SV chọn liên hệ với chuyên viên khoa, phòng, ban để được giải đáp cho nhanh. Từ đó, cộng với nhiều vấn đề bất cập khác, hình ảnh và vai trò của CVHT dần dần mờ nhạt đi trong suy nghĩ của SV, trong mắt đồng nghiệp cùng lãnh đạo và trong ngay cả chính họ. Đây là một thực trạng nội tại nan giải ở hầu hết các trường. Theo chúng tôi, hai hiện trạng trên rất phổ biến, đồng thời cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất cập cần được cải thiện trong CTCVHT hiện nay. 2. Giải pháp Chúng tôi đưa ra một số giải pháp có thể xem như những gợi ý để các đơn vị liên quan tham khảo. Đối với Bộ GD&ĐT, nên nghiên cứu, ban hành văn bản nhằm thống nhất tên gọi, chức năng, nhiệm vụ cơ bản cho CTCVHT, tiêu chuẩn-quyền lợi-quyền hạn tối thiểu cho người được giao nhiệm vụ CVHT. Về tên gọi, theo chúng tôi, nếu không có tên gọi nào hay hơn, phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại thì nên thống nhất dùng một thuật ngữ “cố vấn học tập”. Bởi cụm từ này vừa bao hàm được chức năng cố vấn/tư vấn/hướng dẫn đặc trưng của công 83
- tác này vừa để ngỏ được đối tượng (có thể là GV, cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia…) làm CTCVHT do các trường, các đơn vị chọn phù hợp với tình hình nhân lực, vật lực, tài lực của mình miễn sao đáp ứng được yêu cầu công việc hiệu quả. Về chức năng, nhiệm vụ, nên quy định rõ chức năng chính và quan trọng nhất là tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho SV trong quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải làm thay, áp đặt, quyết định thay SV. (đây là điểm khác với vai trò GVCN trước đây). Về tiêu chuẩn, tối thiểu phải tốt nghiệp đại học, nhất thiết phải trải qua khóa huấn luyện CTCVHT. Về quyền lợi, quyền hạn, phải tương xứng với công sức CVHT, tạo động lực, tạo điều kiện tốt nhất để CVHT thoải mái làm việc đạt hiệu quả như mong đợi. Có thống nhất được những thứ cơ bản trên mới mong có được sự đồng loạt-đồng thời, đồng bộ-đồng lòng một cách có hệ thống mang tính xuyên suốt, liên thông xâu chuỗi được từ trên Bộ xuống dưới các trường, từ trường này đến trường kia. Đối với các trƣờng, phải tuân thủ theo quy định của Bộ, vì đó là những vấn đề căn bản tối thiểu bắt buộc. Còn lại, tùy vào đặc thù tình hình thực tế của mình, các trường hoàn toàn có thể tự thêm vào những nội dung phù hợp sao cho CTCVHT ngày càng thực chất góp phần xứng đáng vào kết quả đào tạo tốt đẹp cho trường mình. Nhân đây, chúng tôi cũng muốn gợi mở ba phương hướng sau để những trường có quan tâm, cân nhắc. 1) CVHT theo thế mạnh công việc: là CTCVHT mà nội dung các nhiệm vụ được chia theo mảng công việc phù hợp với sở trường chuyên môn của người được giao nhiệm vụ. Ví dụ: giao mảng công việc tư vấn SV thực hiện quy chế, quy định về học vụ của Bộ, trường cho chuyên viên phòng đào tạo; giao mảng công việc áp dụng chương trình đào tạo, đề cương môn học, đăng ký môn học/học phần, thi cử… cho chuyên viên khoa, tổ trưởng bộ môn…; giao nhiệm vụ hướng dẫn, định hướng cho SV phương pháp tự học, kỹ năng thu thập và xử lý tài liệu, thông tin…cho GV đứng lớp ở từng môn học/ học phần; … Với hướng này chúng tôi cho rằng: YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU - Trường phải ban hành quy - Thế mạnh từng CVHT được Nhiệm vụ CVHT chế, quy định CTCVHT thật phát huy > hiệu quả thấy rõ. bị phân tán > khó cụ thể- rõ ràng, nhất là trách 84
- nhiệm của từng đơn vị liên - CVHT chủ động được thời đánh giá. quan trong trường. gian, địa điểm, nội dung > dễ làm hài lòng SV. - Khoa, phòng, ban, bộ môn phải phân công và giám sát - Chi phí đào tạo- tập huấn thường xuyên CTCVHT cho CTCVHT ít đi do tận dụng từng GV, chuyên viên cụ được chuyên môn, sở trường thể. thế mạnh của từng CVHT. - Tập huấn định kỳ nhằm - Khắc phục được tình trạng cập nhật tình hình mới, trao bất hợp lý, bất khả thi, công đổi kỹ năng, kinh nghiệm ở việc quá tải, nhiệm vụ trùng từng mảng công việc. lắp kể trên như hiện nay tại các trường. - Phụ cấp trách nhiệm phải tương xứng. 2) CVHT tập trung theo chức danh: là hình thức đang áp dụng hiện nay của các trường, trong đó mọi nhiệm vụ CTCVHT đều tập trung vào một GV hay một chuyên viên được bổ nhiệm. Với hướng này chúng tôi thấy: YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU - Trường phải ban hành quy chế- - Nhiệm vụ tập trung - Nhiệm vụ CVHT quy định CTCVHT thật cụ thể- vào một đối tượng > dễ bị phân tán > khó rõ ràng, nhất là tiêu chí- tiêu đánh giá, dễ quản lý. đánh giá. chuẩn CVHT và phải có quyết - CVHT theo dõi được - Chi phí đào tạo- định kèm danh sách CVHT toàn tình hình học tập của SV tập huấn CTCVHT trường. một cách toàn diện. nhiều lên. - Khoa, phòng, ban, bộ môn phải - Dễ gây tình trạng hỗ trợ và kiểm tra thường xuyên công việc CVHT CTCVHT thuộc đơn vị mình. quá tải và nhiệm vụ - Tập huấn định kỳ nhằm cập trùng lắp giữa nhật tình hình mới, trao đổi kỹ CTCVHT và nhiệm năng, kinh nghiệm ở từng đơn vị vụ các đơn vị liên hoặc toàn trường. quan. 85
- - Phụ cấp trách nhiệm phải tương xứng. - SV phải tìm hiểu trước mọi quy định, quy chế, quy trình liên quan trước khi liên hệ với CVHT. 3) CVHT chuyên trách, độc lập: là mô hình mà CTCVHT được chuyên môn hóa thành một đơn vị hành chính (có thể là phòng hoặc ban) trong đó có trưởng đơn vị và các chuyên viên phụ trách từng mảng nhiệm vụ được quy định. Với hướng này chúng tôi nghĩ: YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU - Trường phải đạt chuẩn Đảm - Nhiệm vụ tập trung vào một Gần như bảo chất lượng giáo dục do cơ một đơn vị chuyên nghiệp > dễ không có quan kiểm định độc lập chứng đánh giá, dễ quản lý, hiệu quả. điểm yếu. nhận. - Nhiệm vụ chính yếu là tư - Trường phải có hệ thống quản vấn/hướng dẫn được phát huy lý chất lượng đạt chuẩn và liên tối đa do chất lượng trong quá tục được cải tiến do cơ quan độc trình học tập của SV cao lập chứng nhận. (CVHT chỉ hướng dẫn/ hỗ trợ - SV toàn trường phải tự giác khi SV thật sự cần đến.) thực hiện mọi trách nhiệm, - Khắc phục được tình trạng bất nghĩa vụ SV và ứng dụng thành hợp lý, bất khả thi, công việc thạo công nghệ thông tin vào quá tải, nhiệm vụ trùng lắp kể quá trình học tập. trên như hiện nay tại các trường. - Tin học hóa, số hóa, hệ thống hóa toàn trường, trong đó, Website trường là nơi có đầy đủ mọi hệ thống trao đổi thông tin- liên lạc. - CVHT phải chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng điêu luyện. 86
- 3. Kết luận Theo chúng tôi, trước khi muốn “nâng cao vai trò” của CVHT trong tình hình hiện nay, trước tiên, chúng ta phải quyết tâm bằng mọi giá cải thiện tình hình, đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đưa CTCVHT vào hoạt động thực chất, có tác động rõ rệt vào chất lượng SV được thể hiện ở từng học kỳ, năm học và toàn khóa học. Trong quá trình cải thiện này, rất cần sự quan tâm điều tiết của Bộ; sự liên thông, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường (như cuộc hội thảo này); sự đồng bộ hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong nội bộ từng trường; và quan trọng hơn cả là sự chuyên nghiệp, chuyên tâm của từng cán bộ CVHT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. 2. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. 3. Trường đại học Cần Thơ (2011), Tập kỷ yếu Hội nghị Nâng cao vai trò Cố vấn học tập. 4. Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM, 2014, Tập bài tham luận Tọa đàm “Nâng cao vai trò của Giảng viên cố vấn trong đào tạo tín chỉ. 5. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 23-32. 6. Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) (2011), Quy định Công tác Cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN. 87
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI – BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIÊN HẬU CẦN HIỆN NAY
0 p | 245 | 46
-
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục mầm non tỉnh Hòa Bình
7 p | 174 | 16
-
các phương pháp tiếp cận trong tham vấn
32 p | 242 | 14
-
Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên: xu hướng và những giải pháp cần vận dụng ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 115 | 13
-
Bài giảng Vai trò của cán bộ đoàn trong việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông - TS. Nguyễn Tùng Lâm
51 p | 113 | 12
-
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay
6 p | 67 | 10
-
Vai trò của nữ giới trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học
5 p | 168 | 10
-
Vai trò của giáo viên trong đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường trung học phổ thông
6 p | 60 | 7
-
Nâng cao vai trò của công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
4 p | 58 | 7
-
Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
7 p | 86 | 6
-
Nâng cao vai trò công đoàn trong bảo đảm quyền làm việc của người lao động ở Việt Nam
6 p | 63 | 6
-
Vai trò của kiến thức thông tin đối với cạn bộ nghiên cứu khoa học
12 p | 88 | 5
-
Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần quan tâm
3 p | 19 | 4
-
Nâng cao ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
18 p | 8 | 3
-
Một số vấn đề về chương trình đào tạo giáo dục chính trị tại trường Đại học Sài Gòn
8 p | 46 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa học Quân sự
11 p | 88 | 2
-
Giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên trường đại học theo tiếp cận vị trí việc làm
5 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn