Tập 183, Số 07, 2018<br />
<br />
Tập 183, số 07, 2018<br />
<br />
183(07)<br />
N¨m<br />
<br />
2018<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ<br />
<br />
Journal of Science and Technology<br />
<br />
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ<br />
Môc lôc<br />
<br />
Trang<br />
<br />
Hoàng Thị Phương Nga - Mô hình du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy”<br />
<br />
3<br />
<br />
Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê<br />
<br />
9<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân - Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn<br />
học trung đại Việt Nam<br />
<br />
15<br />
<br />
Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - Ý thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thông<br />
qua những nhân vật nữ trong tập truyện Không ai qua sông<br />
<br />
21<br />
<br />
Đặng Thị Thùy, Nguyễn Diệu Thương - Lô gích của các hiện tượng “phi lô gích” trong ca dao, tục ngữ<br />
người Việt<br />
<br />
27<br />
<br />
Đinh Thị Giang - Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay<br />
<br />
33<br />
<br />
Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phúng<br />
<br />
39<br />
<br />
Nguyễn Thu Quỳnh, Vì Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thái ở tỉnh Điện Biên<br />
<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Oanh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai<br />
đoạn 1945 - 1975 và một số bài học kinh nghiệm<br />
<br />
51<br />
<br />
Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn - Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
57<br />
<br />
Lê Văn Hiếu - Hiệu quả hoạt động của mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ<br />
dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
63<br />
<br />
Thái Hữu Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hà - Vai trò của hậu phương Bắc Thái trong cuộc<br />
tổng tiến công Mậu Thân năm 1968<br />
<br />
69<br />
<br />
Phạm Anh Nguyên - Sức hấp dẫn trong Hài đàm của Phan Khôi<br />
<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Tuấn Anh - Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại<br />
khoá trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái<br />
Nguyên hiện nay<br />
<br />
79<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng, Đào Ngọc Anh - Thực trạng thể chất của sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường<br />
Đại hoc Sư phạm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
85<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy và cs - Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử<br />
tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017<br />
<br />
91<br />
<br />
Nguyễn Thúc Cảnh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho<br />
học sinh trung học phổ thông<br />
<br />
97<br />
<br />
Hà Thị Kim Linh, Chu Thị Bích Huệ - Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện<br />
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
105<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên<br />
vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học<br />
Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
111<br />
<br />
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thủy - Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng<br />
phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay<br />
<br />
117<br />
<br />
Đàm Quang Hưng - Thiết kế bài học khoa học lớp 4, lớp 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm<br />
<br />
123<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Hoài - Những khó khăn trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên cho sinh viên chuyên<br />
ngành điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và một số giải pháp đề xuất<br />
<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Lan Hương, Văn Thị Quỳnh Hoa - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của sinh<br />
viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
135<br />
<br />
Vũ Kiều Hạnh - Những yếu tố quyết định đến mức độ đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai tại trường Đại học<br />
Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
141<br />
<br />
Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Nhung - Hỏi đúng để tự học và học tập cộng tác thành công – hướng tới xây<br />
dựng người học ngoại ngữ độc lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế<br />
<br />
147<br />
<br />
Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Thu - Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất<br />
lượng dạy – học tiếng Việt cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
<br />
153<br />
<br />
Dương Văn Tân - Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên<br />
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
159<br />
<br />
Bùi Thị Hương Giang - Nâng cao năng lực giao tiếp giao văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ<br />
<br />
165<br />
<br />
Trần Hoàng Tinh, Nông La Duy, Phạm Văn Tuân - Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính<br />
kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
171<br />
<br />
Trần Thị Yến, Khổng Thị Thanh Huyền - Sử dụng hình thức đọc chuyên sâu để nâng cao khả năng viết học<br />
thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh<br />
<br />
177<br />
<br />
Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Mai Phương - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới,<br />
tỉnh Bắc Kạn<br />
<br />
183<br />
<br />
Trần Thùy Linh, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên<br />
minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi<br />
<br />
189<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Việt Hương - Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế phù hợp để đánh giá quản<br />
lý rừng bền vững ở huyện Định Hóa<br />
<br />
195<br />
<br />
Đinh Thị Hoài - Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu Đại<br />
học Thái Nguyên<br />
<br />
201<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ<br />
khách sạn tại Thanh Hóa, Việt Nam<br />
<br />
207<br />
<br />
Dương Thị Tình - Đóng góp của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái<br />
<br />
213<br />
<br />
Lê Minh Hải, Trần Viết Khanh - Phân tích tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
219<br />
<br />
Hà Văn Vương - Vận dụng lý thuyết Ecgônômi trong tổ chức môi trường làm việc tại văn phòng chi nhánh may<br />
Sông Công II - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG<br />
<br />
227<br />
<br />
Mai Anh Linh, Nguyễn Thị Minh Anh - Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: nghiên<br />
cứu thực nghiệm tại siêu thị Lan Chi, Thái Nguyên<br />
<br />
233<br />
<br />
Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thu Nga, Nguyễn Thu Hằng - Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả<br />
kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam<br />
<br />
239<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
183(07): 15 - 20<br />
<br />
VÀI NÉT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TÌNH VỢ CHỒNG<br />
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM<br />
Ngô Thị Thanh Nga*, Phạm Thị Hồng Vân<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tình yêu nói chung, tình vợ chồng nói riêng là tình cảm thiêng liêng cao quý của con người. Chính<br />
vì thế mà những ngáng trở của giáo lý phong kiến khắc nghiệt cũng không thể khuất lấp được tình<br />
cảm cao đẹp đó. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số phương thức thể hiện tình cảm vợ<br />
chồng trong văn học trung đại Việt Nam cụ thể là hai phương thức cơ bản: tự bạch (các tác giả tự<br />
giãi bày câu chuyện tình vợ chồng của chính mình) và nhập vai (mượn câu chuyện của người khác<br />
để thể hiện tình cảm vợ chồng). Qua hai phương thức phản ánh này, người đọc phần nào thấy được<br />
những tình cảm trân quý thiết tha sâu nặng trong tình vợ chồng đồng thời cũng thấy được sự phong<br />
phú của tâm hồn con người Việt Nam dù ở bất kỳ hoàn cảnh sống nào.<br />
Từ khóa: Tình vợ chồng, văn học, Việt Nam trung đại, phương thức, tự bạch.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết<br />
thế kỷ XIX là nền văn học tồn tại và phát<br />
triển trong xã hội phong kiến. Mười thế kỷ<br />
văn học này còn được gọi là văn học trung đại<br />
(hay văn học cổ). Lực lượng sáng tác chủ yếu<br />
là tầng lớp trí thức chịu ảnh hưởng sâu sắc<br />
của Hán học. Quan niệm về văn học của họ là<br />
coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn<br />
chí”, “văn dĩ tải đạo”. Đạo đức Nho gia<br />
khuôn nén con người mà chủ yếu là tầng lớp<br />
Nho sĩ. Họ phải “khắc kỷ phục lễ”, phải “tu<br />
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hay “an<br />
bần lạc đạo”...<br />
Để chứng tỏ quyền lực tối cao và phục vụ cho<br />
lợi ích của mình, giai cấp phong kiến thống trị<br />
áp đặt con người cả thể xác và tâm hồn. Con<br />
người bị trói buộc bởi các mối quan hệ, đặc<br />
biệt là mối quan hệ nam nữ, quan hệ yêu<br />
đương. Việc kết hôn phải do cha mẹ sắp đặt,<br />
phải được xã hội thừa nhận.<br />
Có thể nói, lễ giáo phong kiến đã kiềm tỏa<br />
tình cảm của con người, không để cho tình<br />
cảm riêng tư xuất hiện, đặc biệt là tình yêu<br />
đôi lứa. Nhưng lịch sử loài người luôn vận<br />
động phát triển. Cùng với quá trình thức tỉnh,<br />
trỗi dậy lớn mạnh của con người cá nhân, thì<br />
*<br />
<br />
cái “tôi” trong văn học được biểu hiện rõ hơn,<br />
tình cảm cá nhân, tình yêu (vốn có nguồn gốc<br />
sâu xa từ văn học dân gian) dần đậm nét và<br />
định hình trong văn học trung đại. Các nhà<br />
nho đã dành những trang thơ văn viết về đời<br />
sống riêng tư, về tình cảm vợ chồng thiết tha<br />
và cảm động.<br />
NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỤ THỂ<br />
Các tác giả tự giãi bày câu chuyện của<br />
chính mình<br />
Tình yêu nói chung, tình vợ chồng nói riêng<br />
là tình cảm thiêng liêng cao đẹp, chính vì vậy<br />
dù có bị ngáng trở và kìm nén bởi lễ giáo thì<br />
tình cảm ấy vẫn luôn bền bỉ sống. Lần đầu<br />
tiên trong lịch sử văn học nước nhà, có một<br />
bậc đại Nho dám nói lên tình yêu của mình<br />
đối với vợ mà không phải mượn câu chuyện<br />
tình của người khác. Đó chính là Nguyễn Trãi<br />
- một nhân vật lớn ở thế kỷ XV, một nhà<br />
chính trị quân sự lỗi lạc, một danh nhân văn<br />
hóa thế giới. Qua bài thơ Tiếc cảnh số 10, ông<br />
đã gửi nỗi nhớ nhung xen lẫn giận hờn tới<br />
người thiếp yêu của mình:<br />
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng,<br />
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng.<br />
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ,<br />
Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng.<br />
(Quốc âm thi tập, Tiếc cảnh số 10) [1, tr. 457]<br />
<br />
Tel: 0982548560; Email: thanngamy@yahoo.com.vn<br />
<br />
15<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nguyễn Thị Lộ là người thiếp yêu mà Nguyễn<br />
Trãi dành tình cảm sâu sắc nhất bởi bà không<br />
phải là một phụ nữ tầm thường. Nguyễn Thị<br />
Lộ là một cô gái quê sắc nước hương trời của<br />
làng Hải Triều (Thái Bình). Ở bà hội đủ những<br />
phẩm chất tuyệt vời như: vẻ đẹp nghiêng nước<br />
nghiêng thành, sự duyên dáng, thông minh, có<br />
học vấn, tài đối đáp sắc sảo, đức hạnh, tính<br />
năng động trong mọi công việc... Bà được vua<br />
Lê Thái Tông cho vời vào cung, phong<br />
chức Lễ nghi học sĩ (dạy lễ nghi cho các cung<br />
phi và công chúa). Kể từ đó, Nguyễn Trãi đành<br />
phải xa người vợ yêu của mình.<br />
Qua bài Tiếc cảnh số 10, ông muốn gửi nỗi<br />
nhớ thương cùng với chút hờn ghen trách móc<br />
nhẹ nhàng tới người vợ yêu của mình. Trước<br />
người vợ tài sắc, Nguyễn Trãi đã bộc bạch<br />
lòng mình một cách chân tình. Ở đây, người<br />
đọc không thấy dấu vết gì của một vĩ nhân mà<br />
chỉ thấy tình vợ chồng đích thực, trọn vẹn.<br />
Từ thế kỷ XVIII trở đi, những chuyển biến<br />
mạnh mẽ của lịch sử, xã hội đã tác động sâu<br />
sắc đến đời sống văn học. Tư tưởng dân chủ<br />
phát triển tạo điều kiện cho con người cá nhân<br />
xuất hiện, nhu cầu giải phóng tình cảm đã trở<br />
nên cấp thiết, một trong những tình cảm cần<br />
được giải phóng là tình vợ chồng. Tình yêu và<br />
hạnh phúc gia đình trở thành một trong những<br />
vấn đề chủ yếu của con người thời đại. Lớp<br />
nhà nho đương thời không còn coi tình yêu là<br />
một điều đáng sợ như các bậc nho sĩ xưa, mà<br />
họ luôn coi trọng tình cảm này. Tình yêu trở<br />
nên cao đẹp và là cội nguồn của hạnh phúc.<br />
Đề tài tình yêu như có ma lực thu hút hầu hết<br />
các tầng lớp xã hội: những sĩ phu đạo mạo,<br />
những quan lại trang nghiêm, những tiểu thư<br />
khuê các ... đều nói về chuyện tình yêu, tình<br />
vợ chồng. Một số thi sĩ không chỉ mượn nỗi<br />
lòng của kẻ khác, câu chuyện của người khác<br />
để biểu đạt tình yêu mà còn trình bày trực tiếp<br />
trước công chúng độc giả chuyện tình yêu của<br />
chính mình. Đó là Nguyễn Kiều đau quặn<br />
lòng trước linh cữu Đoàn Thị Điểm - người<br />
vợ yêu của ông, đồng thời cũng là một trong<br />
những nữ sĩ tài ba nhất trong lịch sử văn học<br />
nước Nam:<br />
16<br />
<br />
183(07): 15 - 20<br />
<br />
Đào chưa quả đã vội khô,<br />
Quế đang thơm mà đã rủ!<br />
Rừng sâu bể rộng. Nàng hỡi đi đâu?<br />
Ngọc nát châu chìm, lòng tôi quặn nhớ.<br />
Những muốn:<br />
Chèo thuyền nan, mà sớm phát. Đưa giá liễu<br />
để chóng về.<br />
Hẹn lại quê nhà an táng. Dốc đem ý hậu theo đi.<br />
(Văn tế Đoàn Thị Điểm) [2]<br />
Hay là Ngô Thì Sĩ đau khổ, đã phải thốt ra lời<br />
cái ý nghĩ day dứt “Nếu sớm biết vì làm quan<br />
xa mà phải ly biệt đau khổ đến thế, thì chức<br />
vạn hộ hầu có đáng kể gì” trong Khuê ai lục<br />
[3.184]; là Phạm Nguyễn Du khóc nức nở:<br />
“Ôi ta với nàng chỉ một, cớ sao đang sum họp<br />
phải chia lìa” trong Đoạn trường lục [4.52]; là<br />
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân bàng hoàng, hụt<br />
hẫng “nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!” trong<br />
Ai tư vãn [5.20]. Ngay cả Tự Đức - vị vua nổi<br />
tiếng trong lịch sử triều Nguyễn cũng từng<br />
than tiếc, nhớ nhung một người phi yêu dấu<br />
chẳng may thác sớm:<br />
Ới Thị Bằng ơi ! đã mất rồi!<br />
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!<br />
Và còn muốn:<br />
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,<br />
Xếp tàn y lại, để dành hơi.<br />
(Khóc Bằng phi) [6]<br />
Có lẽ, đây là hai câu hay nhất, lãng mạn nhất<br />
và cảm động nhất trong bài thơ Khóc Bằng<br />
phi của vua Tự Đức. Nhân vật trữ tình vì quá<br />
nhớ thương người bạn đời nên đập vỡ tấm<br />
gương cũ mà nàng đã từng soi để mong tìm<br />
thấy bóng nàng trong đó, và xếp chiếc áo cũ<br />
mà nàng đã từng mặc, đem cất kỹ để giữ lại<br />
dư hương của nàng.<br />
Còn viết về cuộc chia tay “không bao giờ gặp<br />
lại” với người vợ cả, Nguyễn Khuyến lại sử<br />
dụng ngôn ngữ mộc mạc hơn nhưng vẫn chan<br />
chứa nghĩa tình. Câu đối Khóc vợ của Nguyễn<br />
Khuyến không chỉ giúp người đọc hình dung<br />
ra bức chân dung của người vợ cả lam lũ, suốt<br />
<br />