intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò buộc tội của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

31
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu các quy định liên quan tới vai trò buộc tội của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam từ đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò buộc tội của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

  1. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP VAI TRÒ BUỘC TỘI CỦA BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Lê Thị Thúy Nga1 Tóm tắt: Tiếp cận từ góc độ chức năng trong tố tụng hình sự, bị hại là một trong các chủ thể thực hiện chức năng cơ bản có tính chất tiền đề trong tố tụng hình sự là chức năng buộc tội. Luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa phân định các chủ thể tố tụng hình sự theo các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự mà phân định thành chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng. Theo đó, bị hại là một trong những người tham gia tố tụng. Dù chưa được ghi nhận chính thức song vai trò buộc tội của bị hại đã được thể hiện qua việc ghi nhận và bảo đảm một số quyền của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu các quy định liên quan tới vai trò buộc tội của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam từ đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật. Từ khóa: Buộc tội; người bị hại; tố tụng hình sự Nhận bài: 03/02/2018; Hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: From function view in criminal procedure, the victim is one of the subjects implementing basic function with premise characteristic namely function of accusation. The Criminal procedure law of Vietnam has not differentiated subjects of criminal procedure under basic functions of criminal procedure but under subjects of procedure-conducting and subjects involving in procedure. Accordingly, victim is one of persons involvingin procedure. Though having not been recognized officially, the accusation role of the victim is shown via recognizing and ensuring some rights of the victim under the Criminal Procedure Code. Within this article, the author studies regulations relating to the accusation role of the victim in Vietnam criminal procedure to point out some limitations, shortcomings and make suggestions. Keywords: accusation; victim; criminal procedure Date of receipt: 03/02/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 1. Vai trò buộc tội của người bị thiệt hại bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội nên nhiều trong tố tụng hình sự đã được thừa nhận rất sớm trường hợp người bị hại không có điều kiện thực trong tố tụng hình sự (TTHS). Trong lịch sử tế để thực hiện việc buộc tội với người phạm tội TTHS, phần lớn tội phạm xâm phạm đến lợi ích có địa vị xã hội cao hơn họ. Bên cạnh đó, thực cá nhân và quyền buộc tội trước hết thuộc về nạn tế có nhiều trường hợp người bị hại lợi dụng nhân của tội phạm. Hình thức buộc tội nhân quyền buộc tội để vu khống, gây thiệt hại cho danh cá nhân xuất hiện từ giai đoạn đầu tiên người bị tố cáo nên nhà nước đòi hỏi khi tố cáo trong lịch sử phát triển TTHS. Đây là giai đoạn tội phạm với nhà chức trách, người bị hại phải mà lợi ích nhà nước nhượng bộ trước lợi ích cá tuyên thệ và nếu bị cáo được trắng án thì người nhân, tương ứng với nó là mô hình tố tụng tư – tố cáo có thể bị xử phạt. Điều này đã làm cho tranh tụng hay TTHS buộc tội sơ khai. Nét đặc việc tố cáo dần dần bị thu hẹp khiến cho việc xử trưng nhất của hình thức tố tụng này là sự công lý tội phạm, vốn phụ thuộc vào tố cáo của người nhận vị trí đặc biệt của người bị tội phạm xâm bị hại, gặp nhiều khó khăn. Một thực tế khác là hại với tư cách là người buộc tội, còn nhà nước các hành vi phạm tội không chỉ gây thiệt hại cho chỉ thực hiện chức năng xét xử. Cùng với sự người bị hại mà còn gây thiệt hại cho nhà nước, phát triển của đời sống xã hội, hình thức tố tụng cho xã hội, cho những lợi ích công. Vì vậy, Nhà buộc tội sơ khai đã bộc lộ những hạn chế. Trước nước “nếu không chính thức tự quy định cho hết, dù thừa nhận vai trò buộc tội của người bị mình quyền khởi tố vụ án và truy cứu trách hại song do sự phân chia giai cấp sâu sắc, sự bất nhiệm hình sự (TNHS) người phạm tội thì ngay 1 Thạc sỹ, Phó Trưởng Khoa Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, Học viện Tư pháp. 14
  2. Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba bản thân quyền lợi của Nhà nước cũng sẽ không “suy ra từ nội dung của các quyền tố tụng cụ thể được bảo vệ”2. Tất cả những yếu tố nêu trên đã được quy định trong BLTTHS”3 phù hợp với nội dẫn tới sự cần thiết phải lựa chọn một hình thức dung của chức năng buộc tội. So với các chủ thể buộc tội mới, trong đó quyền khởi tố được buộc tội khác như Cơ quan điều tra, Viện kiểm chuyển từ người bị hại sang nhà nước, hình thức sát, bị hại (người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội chuyển từ buộc tội tư tố sang buộc tội hại trong một số trường hợp) thực hiện quyền công tố. Ngày nay, mặc dù nhà nước chịu trách buộc tội bằng những quyền tố tụng có phần hạn nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng chế hơn thể hiện việc bị hại chỉ có quyền yêu cầu buộc tội nhưng quyền buộc tội của cá nhân vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự, yêu cầu thu thập được tôn trọng nhưng ở mức độ hạn chế hơn. chứng cứ….nhưng không quyết định việc truy Người bị hại từng có vai trò buộc tội chính trong cứu trách nhiệm hình sự và biện pháp trách TTHS cổ chuyển sang vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm buộc tội nhân danh nhà nước; việc chứng minh tội. tội phạm từ chỗ là trách nhiệm khi tố cáo tội Vai trò buộc tội của bị hại được thể hiện qua phạm trở thành quyền của người bị hại. việc thực hiện một số nhóm quyền tố tụng chủ 2. Tại Việt Nam, theo BLTTHS năm 2003, yếu như sau: người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh - Yêu cầu xử lý hành vi phạm tội và người thần, tài sản do tội phạm gây ra. Theo quan niệm phạm tội. Người bị hại có quyền yêu cầu xử lý truyền thống và thực tế xét xử, người bị hại chỉ hành vi phạm tội và người phạm tội trong đó thể có thể là cá nhân. Điều này dẫn tới sự bất bình hiện quan điểm của bị hại về hành vi phạm tội, đẳng giữa cá nhân và tổ chức cùng bị thiệt hại về người phạm tội cụ thể và yêu cầu xử lý của họ. uy tín, tài sản do tội phạm gây ra. Vì vậy, BLTTHS Việt Nam quy định một số trường hợp BLTTHS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ bị hại chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại và quy định bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm chất hoặc đã chết. (Điều 105 BLTTHS năm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Dù có sự khác biệt về 2003; Điều 155 BLTTHS năm 2015). Đây là phạm vi nhưng bị hại, người bị hại đều bị thiệt những vụ án mà tội phạm trước hết ảnh hưởng hại do tội phạm gây ra và vì vậy họ tham gia tố tới quyền và lợi ích của bị hại trong khi ảnh tụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình thể hiện qua hưởng tới nhà nước, tới xã hội ở mức độ hạn chế; các việc yêu cầu xử lý người phạm tội, yêu cầu việc giải quyết vụ án có thể khiến bị hại bị bất bồi thường thiệt hại, khôi phục lại các lợi ích bị lợi về thời gian, kinh tế, danh dự, uy tín. Vì vậy, xâm phạm. việc dành quyền chủ động cho bị hại phát động Với quan niệm bị hại là người tham gia tố và chấm dứt tiến trình giải quyết vụ án sẽ bảo vệ tụng, vai trò buộc tội của bị hại trong tố tụng hình tốt hơn quyền lợi của bị hại mà không ảnh hưởng sự Việt Nam chưa được ghi nhận một cách rõ đáng kể đến trách nhiệm của nhà nước trong việc ràng. BLTTHS Việt Nam không chính thức quy xử lý tội phạm. Việc quy định các trường hợp định quyền buộc tội của bị hại ngoại trừ quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là sự ghi bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa trong nhận rõ nét vai trò buộc tội của bị hại trong tố vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại tụng hình sự Việt Nam. Theo BLTTHS năm (khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015). Tuy vậy, 2003, trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố với tư cách là người bị thiệt hại trực tiếp do tội trước khi mở phiên tòa thì vụ án phải được đình phạm gây ra, quyền buộc tội nhân danh cá nhân chỉ (khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003). Quy của bị hại là không thể phủ nhận và có thể đươc định này có yếu tố hợp lý vì với những vụ án 2 Lê Lan Chi (2011), Luận án tiến sỹ luật học “Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự”, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.36 3 Lê Nguyên Thanh (2012), Luận án tiến sỹ luật học Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, tr.59 15
  3. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì có sự kết điểm mới có tính chất tiến bộ của BLTTHS năm hợp tính chất tư tố và công tố, nếu người bị hại 2015 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập rút yêu cầu khởi tố khi đã mở phiên tòa thì quyền trong thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003, ràng công tố vẫn hiện diện nên việc tiếp tục xét xử là buộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến có căn cứ. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá tương hành tố tụng đối với việc tiếp nhận chứng cứ, tài quan giữa lợi ích của bị hại và lợi ích nhà nước, liệu, dữ liệu điện tử từ phía người bào chữa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại tránh người tham gia tố tụng và những tổ chức, cá nhân việc bị hại có thể bị tổn thương do việc tiếp tục khác. Khoản 5 Điều 88 BLTTHS cũng quy định xét xử vụ án trái với ý chí của họ, BLTTHS năm cụ thể về việc kiểm sát hoạt động điều tra, thu 2015 đã quy định nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố thập, nhận tài liệu liên quan đến vụ án. Trong thời ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào thì vụ án cũng hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động được đình chỉ trừ trường hợp có căn cứ xác định điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức (khoản 2 sát theo quy định của BLTTHS thì Cơ quan điều Điều 155 BLTTHS năm 2015). tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số - Cung cấp chứng cứ, đưa ra yêu cầu đối với hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát trong việc điều tra, thu thập chứng cứ để xác định việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại tội phạm và người phạm tội. Hoạt động này của khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng bị hại hướng tới việc tìm kiếm các chứng cứ để không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện buộc tội bị can, bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, hợp pháp của mình. Tuy nhiên, khác với các chủ tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên thể buộc tội vì lợi ích nhà nước như CQĐT, trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, VKS, việc cung cấp chứng cứ, đưa ra yêu cầu thu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số thập chứng cứ là quyền mà không phải là nghĩa hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên vụ của bị hại. Điều này thể hiện rõ sự chủ động bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của bị hại đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của BLTTHS. Những quy định mới này đã thể của mình so với nghĩa vụ, trách nhiệm của hiện yêu cầu kiểm sát chặt chẽ với hoạt động CQĐT, VKS trong việc chứng minh lời buộc tội điều tra, thu thập, nhận tài liệu liên quan đến vụ đã đưa ra. Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định án qua đó đảm bảo các tài liệu – đặc biệt là tài bị hại có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, liệu do người tham gia tố tụng và các tổ chức, cá yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ nhân khác cung cấp - đều được lưu giữ trong hồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền sơ để kiểm tra, đánh giá theo quy định pháp luật. tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị - Tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến tại giám định, định giá tài sản theo quy định của phiên tòa. Tại phiên tòa, bị hại có quyền đưa ra pháp luật. Đây là những quyền nhằm đảm bảo tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị Hội đồng xét xử cho bị hại thực hiện một phần nội dung của chức xét hỏi làm rõ các vấn đề nhằm bảo vệ quyền và năng buộc tội liên quan tới việc thu thập chứng lợi ích hợp pháp của mình; trình bày ý kiến về cứ làm rõ nội dung buộc tội. Bên cạnh việc quy việc giải quyết vụ án, trình bày lời buộc tội nếu định quyền của bị hại, BLTTHS năm 2015 đã vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. quy định cụ thể trình tự, thủ tục mà cơ quan có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn giữ quy thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ khi định tương tự như BLTTHS 2003 về việc đặt câu tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện hỏi của bị hại, theo đó bị hại không có quyền đặt tử từ các chủ thể này. Theo đó, cơ quan có thẩm câu hỏi đối với những người tham gia tố tụng quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao khác mà chỉ có quyền “đề nghị chủ tọa phiên tòa nhận và kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu, hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ” đồ vật, dữ liệu điện tử theo quy định của (khoản 2 Điều 307 BLTTHS năm 2015). Điều BLTTHS (khoản 3 Điều 88 BLTTHS). Đây là này dẫn tới tình trạng bị hại không thể chủ động 16
  4. Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba hỏi để làm rõ tình tiết cần làm sáng tỏ mà chỉ có đến việc xác định tội phạm, người phạm tội (dù thể đưa ra yêu cầu và hoàn toàn phụ thuộc vào thực tiễn tố tụng, kháng cáo liên quan đến những việc Chủ tọa phiên tòa có chấp thuận yêu cầu đó vấn đề này của người bị hại vẫn được Tòa án cấp hay không, Chủ tọa phiên tòa xét hỏi có đúng nội phúc thẩm xem xét). Khắc phục bất cập này, dung mà bị hại đề nghị làm rõ hay không. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 quy định chung bị hại có theo chúng tôi, BLTTHS nên quy định cho bị hại quyền “kháng cáo bản án, quyết định của Tòa (người đại diện hợp pháp của bị hại trong một số án” (điểm m, khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm trường hợp) có thể trực tiếp thực hiện việc hỏi tại 2015). Theo đó, bị hại không bị hạn chế phạm vi phiên tòa khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý nội dung quyền kháng cáo về phần hình phạt và (tương tự như quy định của BLTTHS năm 2015 bồi thường thiệt hại mà có thể kháng cáo đối với về quyền hỏi của bị cáo). các vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc thực hiện Về việc bị hại trình bày ý kiến tại phiên tòa: quyền buộc tội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp Đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị của bị hại. hại, “bị hại hoặc người đại diện của họ trình 3. Có thể nói, vai trò buộc tội của bị hại bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình chưa được ghi nhận chính thức trong tố tụng bày luận tội”(khoản 4 Điều 320 BLTTHS năm hình sự Việt Nam. Mặc dù vậy, BLTTHS hiện 2015). Lời buộc tội của bị hại không đòi hỏi sự hành đã ghi nhận và bảo đảm một số quyền nhất lập luận chặt chẽ và sự phân tích hay viện dẫn cơ định của bị hại mà theo đó khi thực hiện các sở pháp lý giống như luận tội của KSV thực quyền này đã phần nào thể hiện được quyền cáo hành quyền công tố. Với các vụ án khác, bị hại buộc của bị hại đối với người phạm tội và việc trình bày ý kiến (trong đó có thể có quan điểm đề xuất thu thập những chứng cứ để chứng minh của bị hại về việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho sự cáo buộc đó. Để xác định rõ vai trò buộc đối với bị cáo) sau khi bị cáo, người bào chữa tội của bị hại trong TTHS góp phần đảm bảo trình bày lời bào chữa. Nghiên cứu về mối quan thực hiện nguyên tắc tranh tụng, chúng tôi cho hệ giữa các chức năng cơ bản trong TTHS cho rằng cần phân định các chủ thể tố tụng hình sự thấy chức năng buộc tội bao giờ cũng xuất hiện Việt Nam thành các nhóm theo các chức năng trước, là tiền đề làm xuất hiện chức năng bào cơ bản trong tố tụng hình sự bao gồm các chủ chữa. Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong phần thể thực hiện chức năng buộc tội, các chủ thể tranh luận tại phiên tòa, bị hại với vai trò buộc thực hiện chức năng bào chữa, các chủ thể thực tội của mình, cần được trình bày ý kiến trước khi hiện chức năng xét xử và các chủ thể khác; bị cáo, người bào chữa trình bày lời bào chữa trong đó bị hại được xác định là một trong các trong tất cả các vụ án chứ không chỉ riêng các vụ chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Đó sẽ là án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Điều cơ sở để hoàn thiện các quy định liên quan về này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bên bị buộc quyền của bị hại phù hợp với vai trò buộc tội tội thực hiện quyền bào chữa sau khi đã được của họ trong tố tụng hình sự./. nghe đầy đủ lời buộc tội đối với mình từ tất cả Tài liệu tham khảo các chủ thể buộc tội. 1. Nguyễn Trương Tín (2009), “Một số vấn - Kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm: đề lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng Điểm e khoản 2 Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy hình sự và vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố định người bị hại có quyền kháng cáo bản án, tụng hình sự liên quan đến chức năng buộc tội”, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng Tạp chí Nhà nước và pháp luật (8) như về hình phạt đối với bị cáo. Việc quy định 2. Lê Lan Chi (2011), Luận án tiến sĩ luật học quyền kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo là sự “Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án ghi nhận quyền buộc tội của người bị hại. Tuy hình sự”, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội nhiên, quy định của BLTTHS năm 2003 về 3. Lê Nguyên Thanh (2012), Luận án tiến sĩ quyền kháng cáo của bị hại còn bất cập, theo câu luật học “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra chữ của luật, bị hại chỉ có quyền kháng cáo về trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Trường Đại học hình phạt mà không được kháng cáo liên quan Luật thành phố Hồ Chí Minh 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2