intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bảo toàn tài sản, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm còn là định chế trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế

  1. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Nguyễn Ánh Nguyệt Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế hiện nay không thể không kể đến vai trò ngành Bảo hiểm. Bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bảo toàn tài sản, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm còn là định chế trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính. Từ khóa: Bảo hiểm, chuyển giao rủi ro, trung gian tài chính, rủi ro, phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ 1. Giới thiệu Trong các phương pháp chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được biết đến là phương pháp ưu việt nhất. Sự phát triển của nền kinh tế không thể không kể đến vai trò của ngành Bảo hiểm. Nhà kinh tế học người Pháp Jerome Yeatman đã viết: “Không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm đã xây nên Newyork, chính là vì không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những tòa nhà chọc trời ở Manhattan mà lại không có đảm bảo được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra. Chỉ có các nhà bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế bảo hiểm”. Hay như tác giả Nguyên Thanh An đã viết trong cuốn “Nếu cuộc sống không có bảo hiểm” rằng: “Ai đã có bảo hiểm rồi thì biết trân trọng “chiếc phao cứu sinh” của mình. Còn nếu chưa thì hãy mở cánh cửa lòng để tư vấn viên bảo hiểm đem đến cho mình và gia đình những chiếc xuồng cứu hộ an toàn nhất”. Vai trò của bảo hiểm được nhìn nhận trên một số khía cạnh sau đây. 2. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế 2.1. Bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm chuyển giao rủi ro, tạo tâm lý yên tâm trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì con người càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như: bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến chuyển hết sức phức tạp, khó đoán như: chiến tranh, khủng bố, xung đột. Trong tình hình đó, 245
  2. bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con người. Đối với sự phát triển kinh tế, bảo hiểm có vai trò như một đòn bẩy tâm lý, giúp ổn định quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Khách hàng tham gia bảo hiểm bằng cách ký kết hợp đồng và nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, trong số lớn những tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm chỉ có số ít người không may gặp rủi ro. Lúc này, bảo hiểm sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ số đông để san sẻ rủi ro cho số ít người gặp tổn thất. Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác. Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ của bảo hiểm. 2.2. Bảo hiểm góp phần bảo toàn tài sản, ổn định tình hình tài chính, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm Từ khi ra đời, bảo hiểm đã chứng minh vai trò to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm, nếu thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ tiến hành bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm sẽ giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình, có thể khắc phục được khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về và vật chất và tinh thần. Đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản, bao gồm: công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Những nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng đa dạng giúp cho các tổ chức, cá nhân có sự bảo vệ về mặt tài chính, được bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro, tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Thực tế thời gian qua, trên thế giới xảy ra rất nhiều vụ tổn thất, trong đó số tiền bồi thường của các DNBH vô cùng lớn. Đầu tiên, phải kể đến vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Hai tòa tháp tại Trung tâm Thương mại thế giới ở New York đã đổ sụp trong vòng hai giờ từ khi bị không tặc tấn công. Thiệt hại kinh tế lên tới 123 tỷ USD sau khi các tòa tháp của WTC sụp đổ, cũng như sự sụt giảm đối với ngành Hàng không. Chi phí ước tính thiệt hại cho các tòa nhà xung quanh, cơ sở hạ tầng và tàu điện ngầm là 60 tỷ USD; gần 3.000 người thiệt mạng; công việc bị gián đoạn và để lại nỗi đau tinh thần trong lòng người dân Mỹ. Trong sự vụ này, 246
  3. các DNBH đã phải chi trả tổng cộng gần 40 tỷ USD cho các thiệt hại về tính mạng, tài sản và gián đoạn kinh doanh. Một vụ việc điển hình khác là vụ nổ ở Thiên Tân, Trung Quốc năm 2015. Tháng 8 năm 2015, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại kho chứa hàng ở cảng Thiên Tân khiến hơn 170 người thiệt mạng. Sức mạnh của vụ nổ khiến một góc cảng gần như bị san phẳng; 304 tòa nhà, hơn 12.000 xe hơi và khoảng 7.533 container đang tập kết tại cảng bị phá hủy, thiêu rụi. Thiệt hại trực tiếp và gián tiếp lên đến 9 tỷ USD. Trong vụ này, theo các phân tích và đánh giá của Ngân hàng Credit Suisse, các DNBH có thể đã phải bỏ ra 1 - 1,5 tỷ USD tiền bồi thường. Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam gần đây cũng liên tục xảy ra những vụ tổn thất lớn với số tiền bồi thường của bảo hiểm lên tới hàng triệu USD. Trước tiên có thể kể đến vụ cháy tại Công ty Kwong Lung Meko Ltd., chuyên may mặc xuất khẩu thuộc Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đây được coi là vụ cháy lớn nhất, huy động nhiều lực lượng tham gia nhất từ trước đến nay tại thành phố Cần Thơ. Vụ cháy xảy ra lúc 9h30 sáng ngày 23/3/2017. Đến khoảng 15h30 chiều cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế nhưng sau đó ngọn lửa lại tiếp tục bùng lên trở lại. Vụ hỏa hoạn bùng phát dữ dội và kéo dài kỷ lục này đã buộc thành phố Cần Thơ huy động lực lượng chữa cháy từ nhiều tỉnh, thành tham gia hỗ trợ. Đến 19h20 tối ngày 26/3, lửa lại bùng lên tại khu vực tầng 5 của tòa nhà Công ty này. Lực lượng PCCC lại tiếp tục được huy động đến hiện trường tích cực chữa cháy. Đến ngày 27/3, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy là do chập điện. Theo ước tính, số tài sản và nguyên vật liệu nhập về để gia công bị thiệt hại lên đến trên 25 triệu USD. Đầu năm 2017, Công ty đã ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ với Mitsui Sumitomo Insurance, tổng mức phí hợp đồng khoảng 1,14 tỷ đồng với số tiền bảo hiểm khoảng 555 tỷ đồng, thời gian bảo hiểm là 01 năm. Công ty bảo hiểm thuê đơn vị độc lập giám định thiệt hại của vụ cháy và xác định Công ty Kwong Lung - Meko được bồi thường 368 tỷ đồng (khoảng 18 triệu USD). Hay như vụ cháy Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội. Khoảng 18h ngày 28/8/2019, một vụ cháy đã xảy ra trong khuôn viên phía Nam khu vực kho chứa hàng hóa, nhà xưởng thuộc Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông với tổng diện tích kho, xưởng xảy ra cháy là khoảng 6.000m2. Các kho, xưởng bị cháy là kho compact, bóng đèn huỳnh quang, phích, đèn bàn, vật tư ngành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác. Trước đó, ngày 14/01/2019, Công ty này đã tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Bảo hiểm Dầu khí PVI với số tiền bảo hiểm là 450 tỷ đồng. Trong vụ này, Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí PVI đã thực hiện bồi thường trên 138 tỷ đồng. Tiếp đó, vụ cháy ngày 26/8/2020 tại kho chứa hàng gia dụng thuộc Công ty cổ phần Ngôi nhà Ánh Dương miền Nam (Sunhouse miền Nam), Khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Tân. Đám cháy thiêu rụi khoảng 4.000m2 kho trên tổng diện tích 7.200m2 kho hàng của Công ty Sunhouse 247
  4. miền Nam, song may mắn không gây thiệt hại về người. Trong vụ cháy này, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã tiến hành bồi thường với số tiền hơn 43 tỷ đồng. Những rủi ro, tổn thất lớn về tài sản đã được các DNBH bồi thường. Theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), đến cuối năm 2020, các DNBH đã thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 340.000 tỷ đồng. Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các tổ chức, cá nhân yên tâm sản xuất, kinh doanh. 2.3. Bảo hiểm là một trong trung gian tài chính, góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu về vốn trong nền kinh tế Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có một thị trường vốn phát triển lành mạnh, các kênh thu hút vốn đa dạng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn. Ngày nay, các DNBH là một kênh huy động vốn không thể thiếu của nền kinh tế và đang ngày càng được khai thác một cách hiệu quả, do phạm vi hoạt động rộng, các loại hình bảo hiểm phong phú. Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các DNBH đã tập trung được một quỹ tiền tệ có quy mô lớn từ các khoản phí của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Do đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm là chu trình kinh doanh ngược, phí bảo hiểm thu trước, việc bồi thường và trả tiền bảo hiểm tiến hành sau, nếu khách hàng xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc thời điểm kết thúc hiệu lực bảo hiểm. Chính vì vậy, quỹ tiền tệ DNBH huy động được sau khi trích lập các dự phòng để đảm bảo khả năng thanh toán có khoản thời gian tạm thời nhàn rỗi. Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng trên thị trường vốn. Đặc biệt, thông qua loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đã khuyến khích các tầng lớp nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch COVID-19 nhưng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường liên tục có sự tăng trưởng. Cùng với đó, nguồn vốn các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế cũng gia tăng. Theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, tính đến đầu năm 2021, số tiền các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế đã vượt mốc 500.000 tỷ đồng. Đây là một nguồn vốn đầu tư không nhỏ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Điều đó khẳng định vai trò huy động vốn để đầu tư của toàn ngành Bảo hiểm là vô cùng quan trọng đối với các nền kinh tế. 2.4. Ngành Bảo hiểm góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội Xét trên bình diện vĩ mô, bảo hiểm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, tính tới cuối năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới 248
  5. bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Thị trường bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm cho gần 1.000.000 lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, bảo hiểm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề, nền kinh tế các nước trên thế giới và Việt Nam tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp thì việc thu hút lao động trong ngành Bảo hiểm càng có ý nghĩa to lớn. 2.5. Bảo hiểm góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Trong những năm qua, nhiều chính sách bảo hiểm thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trong giai đoạn tới, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 32/2016/QH14 (ban hành ngày 23/11/2016) yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có việc ban hành chính sách bảo hiểm gắn với tái bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp áp dụng cho các loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã hoàn tất giai đoạn thí điểm và bước đầu triển khai ở các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, bảo hiểm tàu cá, thuyền viên là những loại bảo hiểm hết sức quan trọng đối với những ngư dân, góp phần giảm thiểu thiệt hại, giảm bớt chi phí mỗi khi xảy ra các sự cố trên biển. Vì vậy, việc thực hiện bảo hiểm nghề cá cho tất cả ngư dân và các chủ tàu thuyền là hết sức cần thiết. Chương trình bảo hiểm tàu cá (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ban hành ngày 07/7/2014) đã góp phần khuyến khích khai thác hải sản xa bờ nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn coi phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đời sống và tài sản của nhân dân. Chương trình bảo hiểm thiên tai cũng đang được triển khai nghiên cứu xây dựng, sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ gánh nặng của ngân sách nhà nước. 2.6. Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách nhà nước Với các loại hình bảo hiểm ngày càng đa dạng, doanh nghiệp bảo hiểm đã thu hút được số lượng lớn các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp và quỹ bảo hiểm. Khi khách hàng gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng sẽ được DNBH bồi thường để ổn định đời sống và sản xuất. Vì vậy, ngân sách nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro. Mặt khác, các DNBH có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc thực hiện tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài 249
  6. sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp Nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như: phải xây dựng đường sá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… Ngoài ra, các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có năng lực tài chính vững mạnh, có thể bảo hiểm cho những đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn với mức giữ lại cao, điều này sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm tại các DNBH trong nước, góp phần điều tiết cung - cầu về ngoại tệ. 3. Kết luận Có thể nói, bảo hiểm đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế. Càng trong bối cảnh bất ổn, vai trò của bảo hiểm càng được khẳng định rõ nét. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, Đặc san Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2021. 2. Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, Niên giám và số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam. 250
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1