intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế tập trung nhấn mạnh về vai trò của chính quyền địa phương từ phương diện lý luận và thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. Nguyễn Hữu Hào Tóm tắt Trong bối cảnh đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã c những chủ trương phân cấp, phân quyền nhằm phát huy được “tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương”, điều này đồng nghĩa với việc nâng cao tầm quan trọng của chính quyền ở địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cấp chính quyền chưa thể hiện được hết vai trò cũng như chức năng của mình trong quản lý, điều hành ở địa phương. Vì thế dẫn tới việc chưa “phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương”. ài viết tập trung nhấn mạnh về vai trò của chính quyền địa phương từ phương diện lý luận và thực tiễn. Từ khóa: chính quyền, địa phương, quản lý nhà nước ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy muốn quản trị tốt đất nƣớc của mình, bên cạnh việc tổ chức chính quyền trung ƣơng vững mạnh tất yếu phải xây dựng và phát huy đƣợc vai trò trực tiếp của chính quyền ở địa phƣơng. Bởi chính quyền địa phƣơng có điều kiện gần dân, sát dân nên cần thiết phải trực tiếp quyết định nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng cũng nhƣ tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, ở nƣớc ta còn không ít quan điểm cho rằng chính quyền địa phƣơng chỉ là cánh tay nối dài và phục tùng chính quyền trung ƣơng chứ không có quyền tự chủ trong phạm vi nhất định; việc kiểm soát của chính quyền trung ƣơng đối với chính quyền địa phƣơng còn nặng về hành chính, mang tính nội bộ. Nghiên cứu cũng nhƣ đề xuất một số khuyến nghị nhằm làm nổi bật vai trò của chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay luôn là vấn đề mang tính thời sự. NỘI DUNG 1. Khái niệm và tính pháp lý của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc 1.1. Khái niệm chính quyền địa phƣơng Trong lịch sử lập pháp của nƣớc ta thuật ngữ chính quyền địa phƣơng là khái niệm khá phức tạp, thƣờng đƣợc hiểu mặc định là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Điều này xuất phát từ quan điểm phân công quyền lực nhà nƣớc. Quyền lập pháp do chủ thể Quốc hội đảm nhiệm, quyền tƣ pháp do Tòa án thực hiện và tất nhiên các quyền này không phân chia cho chính quyền địa phƣơng. Trong các bản Hiến pháp  Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một 595
  2. của Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), chƣa có bản Hiến pháp nào sử dụng thuật ngữ chính quyền địa phƣơng. Trên thực tế ―quan niệm coi chính quyền địa phƣơng gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng đƣợc thể hiện khá rõ trong các văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới khi đặt ra chủ trƣơng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nƣớc1. Đến Hiến pháp năm 2013 mới dùng thuật ngữ chính quyền địa phƣơng thay cho thuật ngữ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam thực sự ra đời cùng với việc thiết lập chính quyền mới sau thành công của cách mạng tháng 8 năm 1945, ngƣời dân đƣợc trực tiếp bầu thiết chế quản trị ở địa phƣơng nhằm phục vụ cho cƣ dân ở địa phƣơng. Theo quan niệm này chính quyền địa phƣơng phải gắn với một địa bàn cụ thể cũng nhƣ có nhân sự của chính quyền địa phƣơng cụ thể và phải do cộng đồng cƣ dân địa phƣơng ấy lập nên. Tất nhiên chính quyền do nhân dân địa phƣơng lập nên nhƣng chức năng của chính quyền địa phƣơng ấy không phải chỉ thực thi những công việc thuần túy mang tính địa phƣơng mà phải thực hiện đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Khái niệm chính quyền địa phƣơng đƣợc tiếp cận trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, chính quyền địa phƣơng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, có nghĩa là trong quan hệ quyền lực nhà nƣớc thống nhất thì chính quyền địa phƣơng chỉ là một cấu trúc quyền lực có tính bộ phận không thể thiếu, chứ không thể là cơ quan quyền lực nhà nƣớc của địa phƣơng. Rõ ràng ở đây có sự khác nhau giữa nội hàm trong thuật ngữ ―ở địa phƣơng‖ và ―của địa phƣơng‖. Quán triệt sâu sắc hơn quan điểm thống nhất trong quyền lực nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng thì không thể tồn tại quan niệm nhà nƣớc địa phƣơng. Thứ hai, chính quyền địa phƣơng không chỉ đại diện cho quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng mà còn đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cƣ trong phạm vi lãnh thổ. Cho nên chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp còn là hình thức tổ chức thực hành dân chủ của nhân dân theo chủ trƣơng xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với nội hàm này thì chính quyền địa phƣơng mỗi cấp đƣợc nhìn nhận nhƣ là một tổ chức dân chủ của địa phƣơng chứ không phải ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, khi đề cập đến thuật ngữ chính quyền địa phƣơng là đề cập đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cả hai cơ quan này đều có cùng chức năng chấp hành luật tại địa phƣơng, quản lý địa phƣơng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Từ đó có thể hiểu chính quyền địa phƣơng là ―pháp nhân công quyền đƣợc thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật với chức năng cơ bản là tổ chức thực hiện các quyết định của chính quyền trung ƣơng, tự giải quyết các vấn đề của địa phƣơng phù hợp với pháp luật và nguyện vọng của nhân dân ở địa phƣơng2. 1.2. Tính pháp lý của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc 1 Xem Nguyễn Văn Cƣơng (2015), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 26-27. 2 Trần Thị Diệu Oanh (chủ biên) (2015), Về minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.18. 596
  3. Từ năm 1945 đến nay nƣớc ta luôn thể hiện xu hƣớng đề cao vị trí của cơ quan đại biểu trong cơ cấu quyền lực nhà nƣớc. Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 chỉ rõ chính quyền địa phƣơng nƣớc ta đƣợc tổ chức ở ba cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (cấp tỉnh); cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và cấp xã, phƣờng, thị trấn (cấp xã)3. Mỗi đơn vị hành chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhằm quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng dựa trên cơ sở tập trung dân chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng với lợi ích chung của cả nƣớc. Điều 113 Hiến pháp năm 2013, điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015 chỉ rõ ―Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên‖. Xét từ góc độ lý luận có thể thấy tính đa phƣơng diện của cơ quan này. Thứ nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc thống nhất. Thứ hai, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cƣ một địa phƣơng. Cho nên Hội đồng nhân dân là thiết chế, phƣơng thức để nhân dân địa phƣơng tổ chức ra cơ quan nhà nƣớc trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội…trên địa bàn địa phƣơng4. Hiến pháp cũng khẳng định về thẩm quyền quyết định và giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng. Điều này cho thấy giá trị về mặt pháp lý của các nghị quyết do Hội đồng nhân dân thông qua đƣợc quy định bởi tính quyền lực nhà nƣớc của cơ quan này. Tuy nhiên, dù ở cấp tỉnh, huyện hay xã thì Hội đồng nhân dân chỉ là cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong phạm vi đƣợc phân cấp, nên thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình phải cần thiết phải dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan cấp trên. Còn Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, của Hội đồng nhân dân. Nhƣ vậy, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai các chính sách đƣợc Hội đồng nhân dân nhất trí thông qua và cũng là một bộ phận gắn bó hữu cơ với Hội đồng nhân dân cùng cấp, nhằm phát huy hiệu lực của chính quyền địa phƣơng. Với ý nghĩa đó, Ủy ban nhân dân đƣợc xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền ở địa phƣơng. Cơ quan này có trách nhiệm trực tiếp quản lý cụ thể, thƣờng xuyên, liên tục đối với tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…trên địa bàn địa phƣơng. Đồng thời, Ủy ban nhân dân phải ―chủ động đề xuất các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội để Hội đồng nhân dân xem 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015), Nxb. Hồng Đức,tr.5-6. 4 Xem Phạm Hồng Thái, Một số vấn đề về vị trí, tính chất, tổ chức của Hội đồng nhân dân, Tạp chí quản lý nhà nƣớc, số 9/2001, tr.8-9. 597
  4. xét‖5. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân còn có các cơ quan chuyên môn trực thuộc và các cơ quan chuyên môn này giúp Ủy ban nhân dân quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng, đảm bảo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Tóm lại, việc xác định đúng vị trí mang tính pháp lý của các cơ quan chính quyền địa phƣơng sẽ là căn cứ, cơ sở lý luận quan trọng để quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong đảm bảo thực thi nhiệm vụ đƣợc trung ƣơng phân cấp giao cho. 2. Vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc Chính quyền địa phƣơng đƣợc xem là chiếc cầu nối giữa nhà nƣớc với nhân dân. Nếu trong quản lý chính quyền địa phƣơng làm việc có hiệu quả thì chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc dễ dàng đi vào cuộc sống, tạo sự phấn khởi, tin tƣởng trong nhân dân. Mặt khác, còn tạo sự đồng thuận, thông cảm lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Ngƣợc lại, chính quyền địa phƣơng không hoặc chƣa giải quyết thấu đáo những thắc mắc của nhân dân thì có thể làm bùng phát nhiều phản ứng của ngƣời dân đối với Nhà nƣớc, chủ trƣơng của Đảng. Quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trong nhà nƣớc pháp quyền là các chủ thể quản lý phải chịu trách nhiệm. Không có một lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nào ở địa phƣơng lại không đòi hỏi trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng. Rõ ràng chính quyền địa phƣơng là cơ quan đại diện trực tiếp lắng nghe, tiếp thu các kiến nghị và quyền làm chủ của nhân dân, nên phải chịu trách nhiệm về những tổ chức và hoạt động của mình theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Điều này hoàn toàn khác với thời kỳ xây dựng kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê bình nhiều cấp địa phƣơng trong xử lý, giải quyết công việc tại địa phƣơng: ―nhiều ủy ban nhân dân, một khi nhận đƣợc mệnh lệnh gì của cấp trên là chỉ biết cắm đầu, cắm cổ thi hành (…) một cách máy móc. Họ không biết tùy vào hoàn cảnh địa phƣơng, tùy tình thế từng lúc mà châm chƣớc đi, không biết biến báo, làm khác đi ít nhiều cho đƣợc thích hợp‖6. Chính quyền địa phƣơng cũng là nơi phản ánh một cách trung thực, chính xác nhu cầu chính đáng của ngƣời dân đồng thời đề xuất những giải pháp trong xử lý những vƣớng mắc với chính quyền cấp trên nhằm đáp ứng nhu cầu mong muốn của nhân dân nói chung và mỗi ngƣời dân địa phƣơng nói riêng. Vai trò của chính quyền địa phƣơng rất quan trọng nên Đảng ta nhấn mạnh yếu tố hoạt động của chính quyền địa phƣơng theo hƣớng: ―Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi đƣợc phân cấp‖ 7. Chính quyền trung ƣơng quản lý chung các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc, những vấn đề mang tính chiến lƣợc, nên trung ƣơng cần tập trung vào xây 5 Nguyễn Ngọc Điện, Vai trò của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 1/2013, tr.32. 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.44 7 Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.251. 598
  5. dựng những chính sách mang tính định hƣớng vĩ mô, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về mặt thể chế. Còn chính quyền địa phƣơng là nơi tổ chức thực hiện mọi đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc một cách cụ thể, tỉ mỉ đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân, nên chính quyền địa phƣơng phải có quyền chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc đƣợc giao. Rõ ràng trong phân cấp quản lý giữa trung ƣơng và địa phƣơng thì việc xác định vai trò, khả năng giải quyết công việc, tính tự chủ… của cấp địa phƣơng là hết sức cần thiết. Hiến pháp năm 2013 điều 112 nêu rõ ―chính quyền địa phƣơng tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phƣơng, quyết định các vấn đề của địa phƣơng do luật định8. Theo đó chính quyền địa phƣơng có Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, các vấn đề quan trọng của địa phƣơng và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc tại địa phƣơng. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên. Chính quyền địa phƣơng phải mềm dẻo, linh hoạt bởi đây là cấp trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân, đáp ứng đòi hỏi của mỗi ngƣời dân sao cho vừa đúng pháp luật vừa phù hợp với truyền thống, điều kiện của địa phƣơng9. Các cấp chính quyền địa phƣơng: cấp tỉnh là cấp quyết định các vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội, chính sách thu hút đầu tƣ, thu hút nhân tài, tổ chức và hoạt động của bộ máy cấp huyện, xã…có phạm vi toàn tỉnh. Cấp huyện là cấp hành chính trung gian, đại diện cho cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát thực thi các nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở và giải quyết công việc mang tính liên xã. Cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, gần gũi và gắn bó với nhân dân, nơi trực tiếp và trƣớc tiên giải quyết những vấn đề hành chính nhƣ: chứng thực, xác nhận, đăng ký, giải quyết theo pháp luật về tố cáo, khiếu nại, kiến nghị của nhân dân địa phƣơng. 3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc thời kỳ hội nhập quốc tế Nhằm phát huy vai trò, thế mạnh, tính chủ động, sáng tạo của địa phƣơng vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất của trung ƣơng đối với chính quyền các địa phƣơng, cần lƣu ý các điểm sau: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương và tổ chức chính quyền địa phương theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp Cần quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt nhất thì phân giao đầy đủ thẩm quyền và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết. Cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc phân giao nhiệm vụ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề thực hiện công việc. Điều này 8 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.57. 9 Nguyễn Minh Đoan, ộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.194. 599
  6. cũng có nghĩa nhiệm vụ đƣợc giao cho cấp nào thì cấp đó có thẩm quyền tự quyết, tự quản, tự chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả thực hiện cùng những tác động của chúng đối với sự phát triển địa phƣơng và đời sống dân cƣ. Song song với đó là việc chính quyền cấp trên tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc làm của chính quyền cấp dƣới nhƣng không can thiệp, bao biện hay làm thay. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi cấp, đối với mỗi loại hình nông thôn, đô thị phải có sự khác nhau, phải cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, phải có sự điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phƣơng cho phù hợp với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ ở mỗi địa phƣơng khi tách hay nhập địa giới hành chính mới. Chính quyền địa phƣơng tổ chức và đảm bảo việc thực thi Hiến pháp và pháp luật tại địa phƣơng. Tiếp tục đổi mới hoạt động của chính quyền địa phƣơng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cũng nhƣ chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền trung ƣơng và nhân dân trong việc quyết định những chính sách trong phạm vi đƣợc phân cấp. Tránh trùng lắp, chồng chéo, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, cản trở trong hoạt động của nhau. Thứ hai, bảo đảm sự lãnh đạo, điều hành tập trung thống nhất, thông suốt của chính quyền trung ương và phải phù hợp tính đặc thù của mỗi địa phương Trên thực tế, không có quyền lực tuyệt đối của chính quyền trung ƣơng trong phạm vi quốc gia và cũng không có quyền lực tuyệt đối của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng trong phạm vi lãnh thổ hành chính. Quyền lực Nhà nƣớc không những đƣợc xác định và nhấn mạnh trong phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp mà còn phải đƣợc thống nhất trong mối quan hệ quyền lực giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các cấp chính quyền địa phƣơng. Quyền lực của bộ máy Nhà nƣớc cấp trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng về cơ bản và thực chất là những bộ phận hợp thành quyền lực Nhà nƣớc thống nhất. Do đó, sự tập trung thống nhất giữa cấp trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng vừa thể hiện quan hệ quyền uy, phục tùng theo mô hình cấp trên với cấp dƣới, vừa có tính phân công, phối hợp quyền lực thông qua các nguyên tắc phân cấp, phân quyền quản lý. Rõ ràng, trong mối quan hệ này, chính quyền địa phƣơng phải thực sự độc lập và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các thẩm quyền quản lý. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016) của Đảng chỉ rõ bên cạnh việc tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng thì vấn đề đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong điều hành, chỉ đạo thông suốt của chính quyền trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng phải trên quan điểm quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp10. Thực tế cho thấy địa phƣơng ở thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, cƣ dân, kinh tế, xã hội nên chính quyền địa phƣơng ở mỗi nơi phải đƣợc tổ chức khác nhau nhằm mang lại hiệu quả trong quản lý. Bộ máy 10 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Văn Phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội, 2016, tr.176. 600
  7. hành chính địa phƣơng ở đô thị mang đậm tính tập trung, vận hành thông suốt, nhanh nhạy không thể cắt khúc công việc nhƣ ở nông thôn. Không thể phân cấp quản lý giữa chính quyền ở thành phố trực thuộc trung ƣơng, quận, phƣờng, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh giống nhƣ phân cấp ở chính quyền nông thôn tỉnh, huyện, xã. Sự khác nhau giữa các địa phƣơng đƣợc thể hiện ở số lƣợng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong các cơ quan cùng cấp: ví dụ cùng là Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhƣng ở thành phố thì số lƣợng phải đông hơn, trình độ phải cao hơn ở nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo. Số lƣợng các cơ quan chuyên môn đƣợc Ủy ban thành lập cũng có sự khác nhau, ví dụ: những vùng nông nghiệp nông thôn cần có bộ phận chuyên trách về nông nghiệp, những vùng chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy hải sản thì cần có bộ phận chuyên trách về ngƣ nghiệp…Điều này xuất phát từ tinh thần chỉ đạo của Hiến pháp năm 2013 cấp chính quyền địa phƣơng phải đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt do luật định. Thứ ba, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của chính quyền trung ương đối với việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương của chính quyền địa phương. Quá trình phân cấp quản lý và hoạt động của chính quyền địa phƣơng có thể sinh ra nhiều biểu hiện tiêu cực nhƣ tham nhũng, tình trạng cát cứ, lộng quyền, vƣợt quyền trong giải quyết công việc tại địa phƣơng, do đó chính quyền trung ƣơng phải có cơ chế thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với tất cả các cấp chính quyền ở địa phƣơng. Thanh tra, giám sát cũng nhằm phát hiện, điều chỉnh và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm các quy định trong thực hiện phân cấp. Hơn nữa, thanh kiểm tra, giám sát cũng nhằm không để xảy ra việc các cơ quan trung ƣơng can thiệp không có cơ sở vào hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Mặt khác, công tác này còn kịp thời động viên, tuyên dƣơng, nêu gƣơng thông qua những thành tích mà các địa phƣơng đạt đƣợc trong quá trình quản lý địa bàn cụ thể. Chính quyền trung ƣơng tăng cƣờng hƣớng dẫn của các bộ, ngành cũng nhƣ tập trung vào xây dựng thể chế thanh kiểm tra đối với địa phƣơng theo tinh thần phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng động của từng cấp, ngành ở địa phƣơng. Đúng nhƣ Đảng ta đã khẳng định trong Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ƣơng khóa X: ―phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm sự thống nhất quản lý của Nhà nƣớc trung ƣơng‖11. Ngoài ra, quá trình quản lý và thực hiện các nhiệm vụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phƣơng các cấp dƣới sự chỉ đạo của trung ƣơng. Thực tế đã chứng minh địa phƣơng nào tích cực, sáng tạo, dám làm thì ở đó phát triển, còn ở đâu chính quyền địa phƣơng trì trệ, dựa dẫm vào trung ƣơng thì ở đó không phát triển. Cho nên theo tiến trình phát triển của đất nƣớc Đảng ta đã nhấn mạnh cần phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phƣơng. Thứ tư, tăng cường nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính quyền địa phương 11 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm an chấp hành Trung ương kh a X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.169. 601
  8. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ tốt việc gì cũng xong, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền địa phƣơng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát huy tính dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng ở địa phƣơng, cần phải xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan chính quyền địa phƣơng. Suy cho cùng tính chất quản lý nhà nƣớc ngày càng phức tạp, đòi hỏi trong quản lý nhà nƣớc cần khoa học hơn, trong khi đó bên cạnh những mặt mạnh, ƣu điểm của đội ngũ cán bộ, công chức Đảng ta thừa nhận một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, năng lực hạn chế, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, lãng phí của công, ức hiếp nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc. Trong khi đó, cán bộ, công chức địa phƣơng là những ngƣời trực tiếp đáp ứng và giải quyết mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, nên đòi hỏi phải có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức. Do đó cán bộ, công chức trong chính quyền địa phƣơng phải thƣờng xuyên rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kiến thức về quản lý nhà nƣớc, về pháp luật một cách cơ bản có hệ thống. Vì vậy nhà nƣớc cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ, phẩm chất cho các cấp chính quyền địa phƣơng. Mặt khác cần thực hiện tốt chế độ bầu cử, tuyển chọn cán bộ, công chức ở các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong mỗi nhiệm kỳ. Xây dựng vị trí, cơ cấu, tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức chính quyền địa phƣơng; đổi mới hoạt động luân chuyển, tuyển dụng mới cán bộ, công chức, viên chức. Kiên quyết sa thải những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vô pháp vô cƣơng, quan liêu cửa quyền, vì những cán bộ, công chức hƣ hỏng này đã và đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Đảng, Nhà nƣớc12. Có nhƣ thế khi phân cấp cho chính quyền địa phƣơng thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mới đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. KẾT LUẬN Tóm lại, trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay việc phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta quan tâm đẩy mạnh. Khi đã phân cấp, phân quyền rồi thì chính quyền địa phƣơng cần phát huy vai trò, chức năng của mình ở địa phƣơng. Mục tiêu phân cấp quản lý từ chính quyền trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng nhằm tạo điều kiện cho địa phƣơng phát huy đƣợc thế mạnh, tính chủ động, sáng tạo riêng có ở từng địa phƣơng. Do đó, chính quyền địa phƣơng phải xác định rõ nhiệm vụ cần làm, phải làm của từng cấp, làm cho mỗi cấp thể hiện cũng nhƣ phát huy tầm quan trọng, quyền tự chủ nhất định, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả của chính quyền địa phƣơng. Cấp trên không bao biện, làm thay, cấp dƣới không ỷ lại, dựa dẫm cũng nhƣ không có sự chồng lấn về công việc giữa các cấp. Tất cả những điều ấy đều hƣớng vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh; chủ động hội nhập sâu rộng với tất cả các nƣớc trên thế giới. 12 Xem Trƣơng Đắc Linh, Chính quyền địa phương với việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.217 602
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn văn Cƣơng (2015) (chủ biên), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm an chấp hành Trung ương kh a X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn Phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Đoan (2015), ộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Điện, Vai trò của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 1/2013. 7. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Trƣơng Đắc Linh (2003), Chính quyền địa phương với việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015), Nxb. Hồng Đức. 10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Trần Thị Diệu Oanh (chủ biên), Về minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. 12. Nguyễn Minh Phƣơng (2014), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ Cơ sở khoa học hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Hà Nội. 13. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Thủ Tƣớng chính phủ, Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP, Về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 30 tháng 6 năm 2004 15. Thủ Tƣớng chính phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về Chương trình tổng thể cải hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. 16. Phạm Hồng Thái, Một số vấn đề về vị trí, tính chất, tổ chức của Hội đồng nhân dân, Tạp chí quản lý nhà nƣớc, số 9/2001. 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2