Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC<br />
SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI TRƯỜNG TRUNG<br />
CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA<br />
TS. Phạm Tiến Nam<br />
Bộ môn Công tác xã hội, Trường ĐH Thăng Long<br />
Tóm tắt: Bài báo thảo luận vai trò của công tác xã hội học đường cho học sinh có<br />
hoàn cảnh khó khăn tại Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa<br />
Sữa), dựa trên ba khía cạnh chính: tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý - xã hội và nghiên<br />
cứu, vận dụng chính sách của Nhà nước.<br />
Từ khóa: Công tác xã hội học đường; Học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Trường<br />
Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa; Việt Nam.<br />
Nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới<br />
này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra" (Nguyễn Thị<br />
Phượng, 2009). Quả thật, nhà trường là một thế giới kỳ diệu trong trái tim và tâm hồn của mỗi<br />
chúng ta: thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết; thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu<br />
thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia; thế giới của ý chí, nghị lực, khát<br />
vọng và niềm tin.... Đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại Trường<br />
Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa), nhà trường là một thế<br />
giới kỳ diệu hơn thế.<br />
Trường TCKT-DL Hoa Sữa là cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực Du lịch, với sứ mệnh<br />
xuyên suốt từ khi thành lập trường 1994: “Tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo của<br />
Việt Nam bằng cách dạy nghề và tạo việc làm miễn phí cho các thanh niên có hoàn cảnh khó<br />
khăn”. Trường ngoài công lập - Trường đào tạo từ thiện – Định hướng Doanh nghiệp Xã hội,<br />
Trường TCKT-DL Hoa Sữa luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhưng nhà<br />
trường luôn theo sát mục tiêu: giúp thanh niên qua đào tạo có việc làm và ổn định cuộc sống.<br />
Công tác xã hội học đường đóng một vai trò quan trọng giúp các em học sinh có điều<br />
kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Trong bài viết khoa học này, tác giả tập trung<br />
phân tích vai trò của công tác xã hội học đường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại<br />
Trường TCKT-DL Hoa Sữa trên ba khía cạnh chính: tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý xã<br />
hội, nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước.<br />
1. Tham vấn nghề nghiệp<br />
Trường TCKT-DL Hoa Sữa bao gồm đối tượng học sinh đến từ nhiều nơi và mỗi em<br />
đều mang theo một hoàn cảnh khó khăn riêng nhưng mục đích chính của các em khi đến với<br />
Hoa Sữa là được đào tạo nghề và có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối tượng là học sinh có<br />
hoàn cảnh khó khăn, bao gồm: con thương binh, liệt sỹ (chiếm 19%), trẻ mồ côi và đường phố<br />
(chiếm 26%), thanh niên dân tộc thiểu số (chiếm 10%), con gia đình nghèo (chiếm 31%),<br />
thanh niên khuyết tật (chiếm 11%), và trẻ gái bị lạm dụng và buôn bán/nạn nhân chất độc da<br />
cam (chiếm 3%) (Trường TCKT-DL Hoa Sữa & WUSC, 2012).<br />
Chương trình đào tạo của Hoa Sữa tính đến thời điểm này gồm 3 hệ: hệ trung cấp<br />
chuyên nghiệp với hình thức đào tạo 2 năm gồm các nghề (kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị<br />
nhà hàng, kế toán thương mại), hệ trung cấp nghề với hình thức đào tạo 18 tháng gồm các<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long 321<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II<br />
nghề (kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân), hệ sơ cấp nghề với hình thức đào tạo từ 6<br />
tháng đến 12 tháng gồm các nghề (kỹ thuật chế biến món ăn Á, kỹ thuật chế biến món ăn Âu,<br />
nghiệp vụ phục vụ bàn, dịch vụ nhà hàng, nghề bánh mỳ - bánh ngọt, nghiệp vụ lưu trú, nghề<br />
may, thêu (dành cho thanh niên khiếm thính và khuyết tật vận động).<br />
Tham vấn nghề nghiệp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn được nhà trường xác<br />
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hỗ trợ học nghề và tạo việc làm.<br />
Trên thực tế, do nhận thức còn hạn chế hoặc thiếu thông tin, một số em chọn nghề theo bạn bè<br />
và cảm tính mà chưa xuất phát từ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng và khả năng của các em.<br />
Đây là một trong những lý do chính khiến các em chán nản việc học tập tại trường và không<br />
phát huy được tiềm năng của bản thân. Theo số liệu báo cáo tổng hợp tuyển sinh 2008-2013<br />
của Trường TCKT-DL Hoa Sữa, giai đoạn khi đăng ký học tại trường, 86.36% các em được<br />
hỏi đã trả lời chọn nghề theo sở thích, 15.91% trong đó có sự tác động của bố mẹ. Ngoài ra,<br />
các em còn đăng ký học vì yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi bằng nghề (6.82%) hoặc theo tư<br />
vấn của các bạn khóa trước (4.55%) (Trường TCKT-DL Hoa Sữa, 2013).<br />
Nắm bắt được thực trạng này, nhà trường đã trực tiếp đến cộng đồng phối hợp với<br />
chính quyền địa phương để giới thiệu các ngành nghề đào tạo, chương trình học, nhu cầu thị<br />
trường lao động đối với ngành nghề đó, những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao<br />
động nghề, chế độ chính sách và một số thông tin về nhà trường giúp các em chuẩn bị tâm thế<br />
sẵn sàng chọn lựa ngành nghề phù hợp với bản thân. Khi đến với Trường TCKT-DL Hoa Sữa,<br />
các em được tham vấn dựa trên kết quả phỏng vấn, bài kiểm tra đầu khóa, kết quả y tế, kiểm<br />
tra tư vấn tâm lý theo ngành đăng ký. Mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình học nghề,<br />
nhân viên công tác xã hội và chuyên viên tâm lý luôn hỗ trợ tham vấn cho các em hoặc tác<br />
động để khuyến khích các em tiếp tục học nghề cũng như xây dựng lòng yêu nghề.<br />
Để tham vấn nghề nghiệp thực sự có hiệu quả, nhà trường dựa trên cơ sở năng lực, sở<br />
thích, tính cách, quan điểm, điều kiện và đặc điểm tâm sinh lý của các em. Một số nguyên tắc<br />
tham vấn cơ bản nhất đượ trường áp dụng trong quá trình tham vấn như: nguyên tắc tôn trọng<br />
thân chủ; nguyên tắc chấp nhận, không phán xét mọi hành vi, cảm xúc của thân chủ; nguyên<br />
tắc thấu cảm; nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin cho thân chủ. Cùng với đó, là việc sử<br />
dụng một số kỹ năng công tác xã hội như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu<br />
cảm, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ...<br />
Quá trình tham vấn nghề nghiệp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn tự nhận thức<br />
được tiềm năng của bản thân, khám phá các giải pháp để giải quyết vấn đề học nghề các em<br />
đang gặp phải. Quá trình này góp phần khẳng định mục tiêu, sứ mệnh ban đầu của nhà trường<br />
là đúng đắn. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành, Trường TCKT-DL Hoa Sữa đã đào<br />
tạo hơn 7.000 thanh niên thoát nghèo, có nghề nghiệp ổn định cuộc sống, nhiều em rất thành<br />
công đã là chủ các doanh nghiệp hoặc có vị trí cao trong các khách sạn, nhà hàng lớn.<br />
2. Hỗ trợ tâm lý - xã hội<br />
Gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là<br />
nơi để người ta tìm về khi mệt mỏi, khó khăn. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào khi sinh ra<br />
cũng may mắn có một gia đình toàn vẹn và các học sinh tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa phần<br />
lớn rơi vào hoàn cảnh ấy. Có nhiều em cha mẹ mất sớm, phải vào ở trong các trung tâm Bảo<br />
trợ xã hội ngay từ bé; do đó, các em thiết hụt về tình cảm và tinh thần. Nhiều em gia đình rạn<br />
nứt, cha mẹ mâu thuẫn, bạo hành, sống ly thân, ly hôn, thiếu quan tâm hoặc bỏ mặc con cái.<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long 322<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II<br />
Thậm chí, có những em có gia đình đầy đủ nhưng bố mẹ lo làm ăn, kiếm tiền không quan tâm<br />
tới con cái, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường giải quyết vấn đề khi có chuyện xảy ra. Nhiều<br />
em chia sẻ rằng có những lúc bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như khó khăn thích<br />
nghi với môi trường học tập mới, mâu thuẫn với bạn bè, nhớ nhà... hay có những em sức khỏe<br />
tâm thần không tốt, dễ bị lừa và bị dụ dỗ. Một số em có những hành vi lệch chuẩn như: ăn<br />
trộm, ăn cắp đồ từ bạn bè và nhà trường; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được<br />
hành vi của mình; nói dối thầy cô, trốn học; có những dấu hiệu, hành vi tự tử...Các em luôn<br />
được nhân viên công tác xã hội và chuyên viên tâm lý của nhà trường tham vấn và trị liệu tâm<br />
lý qua các buổi nói chuyện, chia sẻ, chơi trò chơi, và tham gia sinh hoạt nhóm. Các hoạt động<br />
này không chỉ giúp các em xóa bỏ sự lo âu, buồn phiền, mặc cảm, tự ti mà còn nâng cao kỹ<br />
năng sống để giải quyết vấn đề trong cuộc sống và công việc như kỹ năng giao tiếp, làm việc<br />
nhóm, giải quyết xung đột, chăm sóc sức khỏe sinh sản...<br />
3. Nghiên cứu và vận dụng chính sách của Nhà nước<br />
Để đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong xã hội, trong những năm gần đây<br />
Trường TCKT-DL Hoa Sữa nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước để hỗ trợ học sinh<br />
có hoàn cảnh khó khăn từng giai đoạn trong lĩnh vực học nghề và tạo việc làm.<br />
Hiện nay nhà trường chia các đối tượng được ưu tiên vào 4 nhóm : Đối tượng được ưu<br />
tiên 100%; Đối tượng được ưu tiên 75%; Đối tượng được ưu tiên 50% và Đối tượng được ưu<br />
tiên 25% (Trần Sỹ Nguyên, 2013)<br />
<br />
IT NG GI Y T CH NG TH C<br />
Các đối tượng ưu tiên chỉ áp dụng đối với Hệ Sơ cấp, và Ngành Quản trị Nhà hàng (Hệ Trung<br />
cấp)<br />
<br />
A CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 100%<br />
1 Con gia đình nghèo có sổ Sổ công chứng và kiểm tra sổ gốc khi đã vào học tại<br />
trường<br />
Con gia đình nghèo theo QĐ Xác nhận của địa phương, theo QĐ 09/2011 –TTg và Chỉ<br />
09/2011-TTg thị 1752/TTg Quy định chuẩn chuẩn nghèo, hộ cận nghèo<br />
giai đoạn từ 2011 - 2015<br />
2 Mồ côi cha mẹ không nơi nương Xác nhận nghèo ở địa phương, xác nhận không nơi nương<br />
tựa tựa<br />
3 Học sinh thuộc các tổ chức xã Có công văn của tổ chức xã hội xác nhận và gửi về trường<br />
hội như: SOS, TTBT XH, Làng<br />
trẻ, Mái ấm xã hội….<br />
3 Dân tộc thiểu số ít người ở vùng Giấy xác nhận dân tộc hoặc giấy khai sinh<br />
sâu vùng xa biên giới hải đảo<br />
5 Con liệt sỹ, Con nạn nhân chất Đã được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục<br />
độc da cam theo nghị định 49/NĐ - TTg Chính phủ<br />
6 Con gia đình có bố mẹ bị khuyết Có giấy xác nhận nghèo của địa phương (cấp xã, Phường<br />
tật, khó khăn về kinh tế và Huyện, Quận)<br />
<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long 323<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II<br />
<br />
B CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 75 %<br />
1 Con gia đình có bố mẹ ly dị, Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, phường và<br />
không nơi nương tựa, hoặc ở với huyện, quận)<br />
ông bà…nhưng kinh tế khó<br />
khăn<br />
<br />
C CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 50 %<br />
1 Học sinh dân tộc ít người Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, phường và<br />
huyện, quận)<br />
2 Con gia đình nghèo có xác nhận của địa phương nằm trong vùng 60 huyện<br />
nghèo của cả nước theo QĐ30a/2008-TTg<br />
3 Học sinh khiếm thính và khuyết Có xác nhận thực tế. Tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh,<br />
tật vận động nhẹ (học may và Ban giám hiệu nhà trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên<br />
thêu) các mức cao hơn cho người học.<br />
4 Con TB 1/4; 2/4 Có giấy xác nhận của địa phương. Được Nhà nước hỗ trợ<br />
chi phí học và ưu đãi giáo dục theo nghị định 49/NĐ - TTg<br />
5 Con BB 1/3<br />
Chính phủ<br />
<br />
D CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 25 %<br />
1 Con BB 2/3, 3/3 Có giấy xác nhận của địa phương. Được nhà nước hỗ trợ<br />
chi phí học và ưu đãi giáo dục theo nghị định 49/NĐ - TTg<br />
4 Con TB 3/4; 4/4<br />
Chính phủ<br />
2 Mồ côi một bề Xác nhận ở địa phương<br />
3 Con gia đình cận nghèo Xác nhận của địa phương, theo QĐ 09/2011 –TTg và Chỉ<br />
thị 1752/TTg Quy định chuẩn chuẩn nghèo, hộ cận nghèo<br />
giai đoạn từ 2011 - 2015<br />
5 Người gặp thiên tai, dịch họa Tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh Ban giám hiệu nhà<br />
Người bị ngược đãi, bạo hành… trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên các mức cao hơn<br />
cho người học.<br />
<br />
Đối với bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, chi phí học tập và ăn ở đều là vấn đề được<br />
quan tâm khi theo học, đặc biệt là với những người có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu<br />
thế trong xã hội. Hiểu được những khó khăn này, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra các<br />
chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để các em có cơ hội được đến lớp, được học nghề, được<br />
tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, được định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm. Có thể nói<br />
rằng những chính sách trên được cán bộ nhân viên, học sinh trong trường nói riêng và các tổ<br />
chức, gia đình và cộng đồng nghèo ủng hộ. Việc này phần nào hoàn thành được mục tiêu xã<br />
hội mà nhà trường đặt ra từ những ngày đầu thành lập.<br />
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay khi các vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp và đa dạng<br />
trong trường học thì công tác xã hội học đường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qua nghiên<br />
cứu thực tiễn tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa, nhân viên công tác xã hội ứng dụng chuyên<br />
nghiệp các giá trị, nguyên tắc, kỹ năng, kỹ thuật/công cụ, và nguyên tắc đạo đức để trực tiếp<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long 324<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II<br />
hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến học nghề<br />
tại trường. Tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa, công tác xã hội trường học có vai trò rất quan<br />
trọng trong việc tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý - xã hội, nghiên cứu và vận dụng chính<br />
sách Nhà nước.<br />
4. Tài liệu tham khảo<br />
[1]. TS. Phạm Tiến Nam. (2014). Mô hình hoạt động Công tác xã hội chuyên nghiệp<br />
tại Doanh nghiệp xã hội Hoa Sữa. Hội thảo Khoa học Quốc tế: Thực tiễn và Hội nhập<br />
trong Phát triển Công tác Xã hội ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên.<br />
[2]. Trần Sỹ Nguyên. (2013). Nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước để hỗ<br />
trợ các đối tượng yếu thế từng giai đoạn trong lĩnh vực học nghề và việc làm. Tài liệu<br />
"Hội thảo Phát triển Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa theo định hướng doanh<br />
nghiệp xã hội liên kết".<br />
[3]. Nguyễn Thị Phượng. (2009). Suy nghĩ về vai trò của Nhà trường. VH&TT số<br />
tháng 11-2009.<br />
[4]. Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa) &<br />
WUSC Việt Nam. (2012). Mô hình đào tạo kỹ năng và tạo việc làm mới dựa trên cộng đồng<br />
tại Việt Nam. Dự án CE-CCEFD.<br />
[5]. Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa).<br />
(2013). Báo cáo tổng hợp tuyển sinh 2008-2013 của trường Hoa Sữa.<br />
Abstract: This article discussed about the role of school social work for students in<br />
difficult circumstances at the Hoasua school of Economics and Tourism, based on three main<br />
aspects: profession counselling, psychosocial support, and the State's policies application and<br />
research.<br />
Keywords: School social work; students in difficult circumstances; Hoa Sua School of<br />
Economics and Tourism; Vietnam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long 325<br />