intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm phân tích thực trạng về chất lượng lao động của các doanh nghiệp và hợp tác xã (DN-HTX) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đồng thời phân tích vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo* TS. Phùng Minh Đức** ThS. Ngô Thu Hằng*** TÓM TẮT Bài viết này nhằm phân tích thực trạng về chất lượng lao động của các doanh nghiệp và hợp tác xã (DN-HTX) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đồng thời phân tích vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết bao gồm phương pháp phân tích thống kê và phương pháp kinh tế lượng, với số liệu được tổng hợp từ điều tra Doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2016. Kết quả từ các phương pháp phân tích định lượng cho thấy, các DN-HTX nông nghiệp có sự thiếu hụt đáng kể so với các doanh nghiệp sản xuất khác về trình độ chuyên môn của lao động cũng như của chủ doanh nghiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng về tác động tích cực từ sự đầu tư nguồn lực tài chính vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Nông nghiệp, doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1. Giới thiệu Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trước đây chủ yếu được tiến hành tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ, sản xuất các loại cây truyền thống như lúa gạo và hoa màu với năng suất thấp. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều biện pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 2017, cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Sự có mặt của nhóm DN-HTX nông nghiệp trên toàn quốc được xem là sự khởi đầu tích cực cho thời kỳ sản xuất hàng hóa của ngành nông nghiệp. * Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân **Khoa Toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ***Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 80
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các thị trường trong và ngoài nước thì việc phát triển một đội ngũ các DN-HTX nông nghiệp hùng mạnh là rất cần thiết để qua đó góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã được hình thành và phát triển, song nhóm các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện có số lượng khá khiêm tốn. Thêm vào đó, công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp này còn khá lạc hậu, trong khi trình độ chuyên môn của lao động nhìn chung không cao. Tính đến năm 2016, có tới 37,69% lao động hoạt động trong các DN-HTX nông nghiệp chưa qua đào tạo, cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác. Về trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên của các DN-HTX nông nghiệp chỉ đạt mức 28,12%, thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác. Sự thiếu hụt về trình độ lao động có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng sản xuất đạt hiệu quả thấp, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm của các DN-HTX nông nghiệp. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã cho thấy vai trò tích cực của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Chẳng hạn, nghiên cứu của Noor và cộng sự (2014) cho thấy, mức chi phí cho các hoạt động đào tạo hàng năm có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. Tương tự như vậy, Aw và Batra (1998) cũng tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của các khoản đầu tư cho đào tạo lao động đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp thuộc Đài Loan. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) cho thấy, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp là nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Cần Thơ. Tương tự, nghiên cứu của Phùng Minh Đức và Phạm Văn Nghĩa (2019) cũng tìm thấy bằng chứng khẳng định việc đầu tư cho công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động có đóng góp quan trọng đối với khả năng phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2015. Có thể nói, nghiên cứu vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến vai trò này trong các DN-HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Có thể cho rằng, nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất có tính đặc thù; đồng thời, nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã bắt đầu gia tăng về số lượng trong một số năm trở lại đây. Nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng chuyên môn cao, đặc biệt là đối với lao động có chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến sản xuất và kinh doanh nông 81
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI nghiệp đang ngày một lớn. Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp là một vấn đề mang tính thực tiễn cao. Kết quả thu được từ các nghiên cứu theo hướng này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp gắn kết các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề liên quan trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các DN-HTX nông ghiệp. Bài viết này nhằm phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đánh giá tác động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam. Cấu trúc của bài viết như sau: phần kế tiếp sau phần giới thiệu này sẽ trình bày thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam; phần thứ ba trình bày mô hình định lượng trong đánh giá tác động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam; phần cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu. 2. Thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam Theo tính toán của tác giả với số liệu Tổng điều tra Doanh nghiệp năm 2016, cả nước có khoảng 714 nghìn lao động hoạt động trong các DN-HTX nông nghiệp, chiếm 3,59% trong tổng lực lượng lao động. Về cơ cấu tuổi, khoảng 26,31% lao động có độ tuổi từ 16-30; 42,97% lao động trong độ tuổi từ 31-45; 21,02% lao động trong độ tuổi từ 46-55; và 9,7% lao động trên 55 tuổi. Về giới tính, lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với lao động nam, với 34,2% trong tổng số lao động. Hình 1. Trình độ chuyên môn của lao động Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu Tổng điều tra Doanh nghiệp 2016 Về trình độ chuyên môn của lao động, có tới 37,69% lao động trong nhóm DN- HTX nông nghiệp chưa qua đào tạo, cao hơn đáng kể so với nhóm doanh nghiệp sản 82
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI xuất trong các lĩnh vực khác (21,17%). Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp nghề của nhóm DN-HTX nông nghiệp là 32,35%, thấp hơn nhóm doanh nghiệp sản xuất khác (39,87%). Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và từ đại học trở lên giữa hai nhóm là tương đương nhau (Hình 1). Điều đó cho thấy sự thiếu hụt đáng kể về trình độ chuyên môn của lao động của nhóm DN-HTX nông nghiệp so với nhóm doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác. Hình 2. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu Tổng điều tra Doanh nghiệp 2016 Về trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp, Hình 2 cũng cho thấy sự thiếu hụt của nhóm DN-HTX nông nghiệp so với nhóm doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác. Trong đó, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên của nhóm DN-HTX nông nghiệp chỉ đạt 28,12%, thấp hơn đáng kể so với nhóm doanh nghiệp sản xuất khác (58,04%). Xét theo độ tuổi, tỷ lệ chủ doanh nghiệp trong các DN-HTX nông nghiệp có trình độ đại học trở lên cao nhất ở độ tuổi từ 36-45 tuổi (29,72%), thấp nhất ở độ tuổi trên 55 tuổi (17,34%). Tỷ lệ chủ doanh nghiệp ở độ tuổi từ 23-35 tuổi có trình độ đại học trở lên cũng ở mức tương đối thấp (24,63%) so với các nhóm khác. Tóm lại, một số phân tích thống kê trên đã cho thấy, các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay có sự thiếu hụt đáng kể về lao động có chuyên môn được đào tạo so với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khác. Sự thiếu hụt này được thể hiện trong tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức khá cao, trong khi tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên tương đối thấp. Thêm vào đó, các chủ doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên của nhóm chủ doanh nghiệp trẻ ở mức khá thấp so với các nhóm tuổi khác. Các lý thuyết vốn nhân lực đã cho rằng, sự thiếu hụt về trình độ chuyên môn của lao động là yếu tố làm giảm hiệu quả sản xuất của lao động (Becker, 1964). Do đó, công tác đào tạo lao động là một trong những yếu tố có thể đem lại những đóng góp quan trọng cho sự cải thiện hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 83
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 3. Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 3.1. Số liệu Bộ số liệu được dùng trong nghiên cứu được tổng hợp từ Điều tra Doanh nghiệp, được tiến hành bởi Tổng cục Thống kê (GSO) trong giai đoạn 2014 - 2016. Trên bộ số liệu điều tra doanh nghiệp, tác giả chiết xuất ra các thông tin về đặc điểm, cũng như các thông tin về hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp và các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bộ số liệu mảng được tổng hợp gồm 3 năm: 2014, 2015 và 2016, với 1.605 hộ, tổng cộng 4.815 quan sát. 3.2. Mô hình và các biến số Với hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas Y = A.Kα Lβ, trong đó: Y, K và L lần lượt là đầu ra, vốn sản xuất và lao động, lấy logarit tự nhiên hai vế ta được: lnY=lnA+α lnK+β lnL (1) Trong mô hình (1), biến đại diện cho các nhân tố (ngoài vốn sản xuất và lao động) có tác động đến biến phụ thuộc. Từ mô hình lý thuyết này, tác giả đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trong nghiên cứu này như sau: Ln_VAit=β0+β31Trainingi(t-1) + β2Machineit+β3Sizeit+β4Ln_K+β5Ln_Lit +β6Yearit+ci+uit (2) Trong đó: i là chỉ số cá thể (doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp), t là chỉ số năm ; ci là các đặc trưng cá thể không thay đổi theo thời gian; uit là sai số ngẫu nhiên. Các biến số trong mô hình cụ thể như sau: Ln_VA: Logarit tự nhiên của tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong năm hiện tại (đơn vị tính VA: nghìn VNĐ). Training: Tổng vốn đầu tư cho đào tạo lao động/tổng lao động (đơn vị: nghìn VND/người), biến độc lập chính, được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân sự của mỗi doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. Có thể cho rằng, các lao động được đào tạo nâng cao về kỹ năng, cũng như về trình độ chuyên môn sẽ có khả năng làm việc tốt hơn; do đó, biến training được kỳ vọng có dấu dương trong mô hình ước lượng. Ngoài ra, biến training được 84
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI sử dụng dưới dạng biến trễ 1 năm, ngụ ý sự đầu tư cho đào tạo lao động có ảnh hưởng lan tỏa đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp trong các năm sau đó. Machine: Tổng vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị và tài sản cố định trong năm hiện hành/tổng vốn sản xuất của mỗi doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (đơn vị: %). Biến machine được sử dụng trong mô hình nhằm đánh giá tác động của việc đầu tư nâng cấp thiết bị trong sản xuất, được kỳ vọng có dấu dương trong mô hình ước lượng. Size: Quy mô doanh nghiệp, biến giả với 3 phạm trù: 1-nhỏ và siêu nhỏ; 2-vừa; 3-lớn, được sử dụng để kiểm soát ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả sản xuất. Trong mô hình ước lượng size_1 được chọn là phạm trù cơ sở. Ln_K: Logarit tự nhiên của vốn sản xuất, đại diện bởi tổng giá trị tài sản cố định được doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong năm hiện tại (đơn vị tính K: nghìn VNĐ). Ln_L: Logarit tự nhiên của tổng số lao động mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong một năm (đơn vị tính L: lao động). Year: Năm điều tra, được sử dụng trong mô hình nhằm xem xét sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo thời gian. Một số thống kê mô tả của các biến số trong mô hình (1) được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Một số thống kê mô tả các biến số Biến số Số quan sát Trung bình Độ phân tán Nhỏ nhất Lớn nhất Ln_VA 4.815 6,074 1,848 0,028 14,151 Training 4.815 4,959 121,519 0 6978,77 Machine 4.815 0,032 0,238 0 10,763 Size 4.815 1,191 0,559 1 3 Ln_K 4.815 7,221 2,127 1,749 15,097 Ln_L 4.815 2,955 1,351 0,693 9,375 Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu Tổng điều tra Doanh nghiệp 2016 Theo thống kê mô tả, độ phân tán của biến training rất lớn (121,519) so với giá trị trung bình (4,959), cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các DN-HTX nông nghiệp trong mức đầu tư cho đào tạo và nâng cao chất lượng lao động; do đó, có thể kỳ vọng là yếu tố có tác động đến sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị trung bình của biến machine là 0,032% cho thấy mức độ đầu tư cho vốn sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp là rất thấp. Độ phân tán của machine cũng rất lớn (0,238) so với giá trị trung bình (0,032), như vây, đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. 85
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 3.3. Phương pháp ước lượng Mô hình (1) được ước lượng bằng các phương pháp của kinh tế lượng với số liệu mảng. Trước hết, kiểm định Hausman sẽ giúp lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE). Tiếp theo, kiểm định Wald được sử dụng để kiểm tra vấn đề phương sai sai số thay đổi. Kết quả mô hình sau khi đã xử lý khuyết tật sẽ được sử dụng trong phân tích. 4. Kết quả và thảo luận Kiểm định Hausman cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp hơn (Phụ lục). Ngoài ra, mô hình có vấn đề phương sai sai số thay đổi (Phụ lục), do đó tác giả hiệu chỉnh sai số chuẩn bằng phương pháp sai số chuẩn vững (robust standard error) của White (1980). Kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 2 cho một số nhận xét như sau: Hệ số của biến training dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy công tác đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biến training trong mô hình có dạng biến trễ, ngụ ý nếu doanh nghiệp tăng mức đầu tư cho đào tạo lao động sẽ có tác động tốt đến sản xuất trong các năm sau đó. Điều này điều này là phù hợp với kỳ vọng, bởi nếu được đào tạo thì lao động sẽ có kiến thức và kỹ năng cao hơn, do đó năng suất và chất lượng công việc sẽ được cải thiện. Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình (1) Biến số Hệ số ước lượng Biến số Hệ số ước lượng Ln_K 0,2224*** Size_2 -0,2043 (0,023) (0,137) Ln_L 0,3762*** Size_3 -0,5685*** (0,037) (0,173) Training 0,0002*** Year_15 0,0311* (0,000) (0,018) Machine 0,1872*** Year_16 0,1561*** (0,059) (0,019) _cons 3,3387*** (0,180) N 4.815 R_sq (within) 0,1699 Lưu ý: Số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn; các ký hiệu *, ** và *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1%, tương ứng. Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 86
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Hệ số của biến machine dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy việc đầu tư vào vốn sản xuất cũng có tác động tích cực đến kết quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do biến phụ thuộc ở dạng logarit, hệ số của machine bằng 0,1872 ngụ ý rằng nếu lượng vốn sản xuất tăng thêm 1% sẽ làm tăng tới 18,72% giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Hệ số của biến size_3 âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hệ số của size_2 không có ý nghĩa thống kê, do đó chưa có bằng chứng về sự khác biệt này giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nhóm doanh nghiệp vừa. Hệ số của các biến ln_K và ln_L dương và có ý nghĩa thống kê, điều này là phù hợp với kỳ vọng, cho thấy các đầu vào sản xuất bao gồm vốn sản xuất và lao động có đóng góp quan trọng đến giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Cuối cùng, hệ số của các biến year_15 và year_16 dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy hiệu quả hoạt động của DN-HTX nông nghiệp được cải thiện dần theo thời gian trong giai đoạn nghiên cứu. 5. Kết luận và một số khuyến nghị chính sách Bài viết đã phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hiệu quả sản xuất của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, các DN-HTX nông nghiệp đang có sự thiếu hụt đáng kể về trình độ chuyên môn của lao động cũng như của các chủ doanh nghiệp so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực từ sự đầu tư cho các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đã gợi ý một số kiến nghị chính sách như sau: Một là, cần có những chính sách đặc thù đối với các DN-HTX nông nghiệp, do đây là lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khá đặc thù có đóng góp quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nên sự phát triển của nhóm các doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp là rất cần thiết. Hai là, do có sự thiếu hụt đáng kể về trình độ chuyên môn của lao động, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động có chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, do đó cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động đối với các DN-HTX nông nghiệp. Tăng cường sự hợp tác đào tạo tại chỗ giữa các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề với các DN-HTX nông nghiệp; 87
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI phát triển mới các ngành đào tạo về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, kế toán nông nghiệp,… trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề, trong đó tính đến sự đặc thù trong sự phát triển của ngành này là những biện pháp cần thiết để giúp thúc đẩy sự cải thiện trong chất lượng nguồn nhân lực của các DN-HTX nông nghiệp hiện nay. Cuối cùng, do sự đầu tư cho các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng lao động có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN-HTX nông nghiệp, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho nhóm doanh nghiệp này. Sự hỗ trợ về tài chính sẽ là yếu tố đặc quan trọng giúp nhóm DN-HTX nông nghiệp non trẻ có thể bước qua những khó khăn ban đầu để đầu tư một cách bài bản cho phát triển nguồn nhân lực, qua đó hiệu quả sản xuất ngày một cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aw, B. Y., & Batra, G. (1998), ‘Technological capability and firm efficiency in Taiwan (China)’, The World Bank Economic Review, 12(1), 59-79. 2. Becker, G. S. (1964), Human Capital. A Theoretical and Empirical Analysis with Special Reference to Education. Chicago and London. Aufl., Originalauflage. 3. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ’, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (19b), tr.122-129. 4. Noor, Z. M., dan Pengurusan, F. E., & Siang, L. C. (2014), ‘Technical Efficiency of Malaysian Manufacturing Small and Medium Enterprises’, Prosiding Persidangan Kebangsaan Ekonomi Malaysia Ke, 9, 677. 5. Phung Minh Duc & Pham Van Nghia (2019), ‘The impact of land use rights policies on agricultural production in Vietnam’, Proceedings of International Conference on Climate Change and Sustainability Management in Vietnam and Taiwan, October 28, 2020 – Hanoi, Vietnam, pp. 188-194. 6. White, H. (1980), ‘A Heteroskedasticity-consistent Covariance Matrix Estimator and a Direct Test for Heteroskedasticity’, Econometrica: Journal of the Econometric Society, 48(4), 817-838. 88
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Phụ lục: Một số kiểm định đối với mô hình (1) Hausman test Wald test Chi2 549.23 1.1e+08 Prob > chi2 (0.0000) (0.0000) Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là giá trị xác suất của các hệ số tương ứng Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2