intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của Đoàn thanh niên đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vai trò của Đoàn thanh niên đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học trình bày khái niệm về đạo đức; Đạo đức học đường và những thực trạng; Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của Đoàn thanh niên đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học

  1. VAI TRÕ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Hoàng Xuân Sơn1, Hồ Thị Thanh Trúc2 1. Khái niệm về đạo đức Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới và cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Theo quan điểm của các triết gia Trung Quốc, đạo là đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở; đức theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức, theo trường phái Đạo gia của Lão tử tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Theo Giáo trình đạo đức học, Học viện Chính trị quốc gia, Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Có nhiều cách nói khác nhau về đạo đức nhưng tựu trung lại đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử sự (quy phạm) cho các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những “nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vô đạo đức. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những quan hệ xã hội mới nẩy sinh, hình thành và phát triển, con người luôn tìm kiếm những chuẩn mực ứng xử phù hợp trong tập hợp những xâu xé, mâu thuẫn và lệch chuẩn về đạo đức. Quan niệm đạo đức như thế nào là phù hợp mà chúng ta cần hướng tới? Câu trả lời không dễ. Đạo đức cách mạng, đạo đức của những người cộng sản là nền tảng đạo đức chủ đạo của mọi xã hội xã hội chủ nghĩa xét về phương diện giai cấp. Trên phương diện xã hội, đạo đức của người cộng sản, của giai cấp vô sản là phù hợp với số đông nguyện vọng của người dân, là phù hợp với chính nghĩa, vì thế, đây là chuẩn mực bao trùm lên tất cả các quan hệ xã hội. Để hiện thực hóa những chuẩn mực này trong đời sống, mấu chốt quan 1 ThS – Giảng viên khoa Lý luận Chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM 2 Giảng viên Bộ môn Cơ sở, trƣờng Cao đẳng Tài chính – Hải quan 62
  2. trọng nhất là giáo dục đạo đức cho tầng lớp trí thức trẻ - lớp người kế thừa quan trọng và quyết định tương lai đất nước. 2. Đạo đức học đƣờng và những thực trạng Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh, sinh viên. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” hay quá trình tôi thép được ví như đạo đức cách mạng trong “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Xô Viết Nhicalai Axtoropxki . Đây phải xem là việc làm thường xuyên , tích cực trau dồi nhân cách , bồi đắp những giá trị đạo đức , sống chân thành , trung thực, yêu thương con người , có lòng nhân ái trong quan hệ với con ngườ i và cô ̣ng đồ ng , có hành vi ứng xử có văn hóa . Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Trong công cuộc giáo dục dục đạo đức học đường cho sinh viên, ngoài nhà trường, gia đình và quá trình tự giáo dục của sinh viên không thể không kể đến vai trò của tổ chức thanh niên trong đó Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một hạt nhân trong việc giáo dục đạo đức cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 63
  3. Tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên. Ðoàn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của thanh niên, làm nhiệm vụ giáo dục thanh niên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ðoàn là lực lượng giáo dục trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá trình tự giáo dục. Không những thế, Ðoàn còn là cầu nối giữa chi bộ Ðảng với quần chúng trẻ tuổi. Thông qua các chương trình hành động thiết thực của mình, Ðoàn vận động thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. 4. Vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đoàn Thanh niên có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đoàn phải thực sự trong sạch, vững mạnh, là trường học XHCN của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng và phải đảm bảo vai trò nòng cốt trong xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên và phối hợp hoạt động với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong trường học. Muốn làm được điều đó, thiết nghĩ, Đoàn Thanh niên cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích mang mục đích định hướng giáo dục truyền thống cho thanh niên; xây dựng phong trào động viên thanh niên, kiên quyết phê phán, tích cực đấu tranh chống lại và loại trừ những tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực trong lối sống, biết tự trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc; tập hợp và giáo dục thanh niên hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật và kỷ cương xã hội, nội quy nhà trường; tổ chức giáo dục cho thanh niên thông qua hoạt động phong trào theo chủ đề, chủ điểm, không nên ôm đồm quá nhiều nội dung sẽ đưa đến tình trạng quá tải, không có trọng tâm; chú trọng công tác giáo dục thông qua tập thể, bằng tập thể; đoàn viên, thanh niên phải luôn gương mẫu trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào; tập trung đầu tư công tác xây dựng Ðoàn, chú trọng công tác phát triển Đoàn; nâng cao năng lực, phẩm chất người đoàn viên thông qua chương trình rèn luyện đoàn viên hàng tháng; đầu tư nâng cao chất lượng xây dựng chi đoàn, chi hội; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền của Ðoàn thông qua: bản tin thanh niên, phát thanh thanh niên, panô hình ảnh, tập san, nhóm văn nghệ xung kích, nhóm tuyên truyền viên. 64
  4. Cho đến nay, có thể khẳng định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lí tưởng cách mạng cho thanh niên đã và đang góp phần tạo dựng nên các lớp sinh viên có thái độ, nhận thức tốt, có bản lĩnh chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, xung phong, tình nguyện của những thế hệ thanh niên lớp trước, trong đó có những đoàn viên ưu tú, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong nhiều hoạt động. Mặc dù công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như vậy, song cũng phải thừa nhận rằng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, bên cạnh những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để học tập, trưởng thành, thanh niên cũng chịu những tác động không nhỏ do mặt trái của sự phát triển đem lại. Những tác động tiêu cực ấy dẫn đến hậu quả tất yếu là trình độ giác ngộ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỉ luật của một bộ phận thanh niên còn thấp; một bộ phận thanh niên chưa xác định đúng lý tưởng cách mạng, thậm chí không ít thanh niên suy giảm niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, chưa vững tin vào lý tưởng cách mạng, mơ hồ về cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, dao động trước những khó khăn tạm thời, trước mắt của đất nước. Do thiếu niềm tin, một bộ phận thanh niên giảm ý chí phấn đấu, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn nghĩa vụ của sinh viên đối với Nhà trường, của người thanh niên đối với Tổ quốc, địa phương và gia đình. Không ít thanh niên sống không lý tưởng, không mục đích, chạy theo hoặc cổ suý cho lối sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, sa đoạ, coi thường kỷ cương, pháp luật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như: do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến, nhiều tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời; do diễn biến hoà bình, nhất là diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc quá khứ, bôi đen lịch sử, nói xấu chế độ, làm thanh niên mất định hướng, hoang mang, mơ hồ, hoài nghi về chế độ. Do có lúc, Đoàn Thanh niên chưa thực sự làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên; hoạt động chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của đoàn viên nên việc tập 65
  5. hợp, đoàn kết thanh niên còn khó khăn. Đây là điều dễ tạo sơ hở để kẻ thù lợi dụng, xúi dục một bộ phận thanh niên vào những hoạt động bất hợp pháp. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, từ thực trạng niềm tin xã hội chủ nghĩa của thanh niên nước ta, việc giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin xã hội chủ nghĩa cho thanh niên là một vấn đề rất quan trọng, cấp thiết, có giá trị trước mắt cũng như lâu dài. Để làm tốt vấn đề này, trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên trong các trường đại học, cao đẳng nên tập trung thực hiện tốt một số biện pháp có tính định hướng sau: Một là, tiếp tục quan tâm chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thanh niên. Đây chính là cơ sở góp phần xây dựng, hình thành và phát triển niềm tin, lý tưởng cách mạng cho thanh niên; giúp cho thanh niên hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn vai trò của lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững lập trường trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của kẻ thù đối với cách mạng nước ta; từ đó, thôi thúc thanh niên ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, sẵn sàng cống hiến. Hai là, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các chi bộ đảng đối với việc quan tâm, chăm lo bồi dưỡng thanh niên nói chung, xây dựng niềm tin xã hội chủ nghĩa nói riêng; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 25 của Đảng về thanh niên. Ba là, xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên trong các trường đại học, cao đẳng thực sự vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mở rộng việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên, sinh viên; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ đoàn viên, sinh viên về mọi mặt, nhất là xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng, mục tiêu, động cơ phấn đấu, đồng thời giúp họ tích cực, sáng tạo, xung kích trong học tập, nghiên cứu khoa học, sẵn sàng rèn luyện phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để Đoàn thanh niên thực sự là trường học lớn xã hội chủ nghĩa của thanh niên và là đội dự bị tin cậy của Đảng. Bốn là, tiếp tục thực hiện và triển khai tổ chức những phong trào hành động cách mạng có ý nghĩa thiết thực trong đoàn viên, sinh viên nhằm thông qua đó tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, thu hút, tập hợp đoàn viên, sinh viên và là môi trường để đoàn viên, sinh viên rèn luyện, trưởng thành. 66
  6. Năm là, bản thân mỗi đoàn viên, sinh viên, mà trước hết là các thủ lĩnh đoàn, các cán bộ đoàn chủ chốt phải ra sức tự tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng, niềm tin xã hội chủ nghĩa và năng lực công tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, HN. 2. Học viện Chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2