intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn khách quan, tổng thể về dòng vốn FDI của Hàn Quốc, là cơ sở hoạch định những chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư của FDI Hàn Quốc tại Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng khốc liệt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 VAI TRÒ CỦA FDI HÀN QUỐC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THE ROLE OF KOREA FDI FOR ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM TODAY ThS. Nguyễn Như Quảng Trường Đại học Thủy Lợi nguyennhuquang@tlu.edu.vn Tóm tắt Công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với nội dung đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước xác lập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài ban hành, là cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đây những làn sóng FDI ồ ạt vào Việt Nam ngày càng lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, dòng vốn FDI đầu tư lớn và hiệu quả nhất tại Việt Nam là Hàn Quốc. Vì vậy, nghiên cứu vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn khách quan, tổng thể về dòng vốn FDI của Hàn Quốc, là cơ sở hoạch định những chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư của FDI Hàn Quốc tại Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng khốc liệt. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hàn Quốc, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam. Abstract The country renewal process started from the 6th National Party Congress (1986), with the aim on economic innovation, we are gradually establishing and building a market economy with socialist orientation and open transactions with the world economy. In 1987, the Law on Foreign Investment was enacted, an important legal which is a open way for foreign investment activities in Vietnam. Since then, the influx of FDI inflows into Vietnam is increasingly large and plays an important role in economic development in our country. In recent years, the largest and most effective FDI inflow in Vietnam is South Korea. Therefore, studying the role of Korean FDI in Vietnam’s economic development is importance. Based on the study of Korean FDI, regulators have an objective and overall view of Korean FDI inflows. This will be the baseline for making appropriate policies to continue to attract and improve investment efficiency of Korean FDI, in the context of an increasingly international competition in attracting foreign investment. Keywords: Foreign Direct Investment, Korea, economic development, attract foreign investment, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Dưới sự biến động của tình hình thế giới hiện nay, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp 428
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid bùng phát trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới có những điều chỉnh trong chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Một mặt, họ kêu gọi các doanh nghiệp quay trở về nước mình đầu tư. Mặt khác, họ chủ trương dịch chuyển toàn bộ hoặc một phần sang các quốc gia khác để đầu tư để tránh phụ thuộc vào một thị trường, hướng tới đa dạng chuỗi cung ứng và tận dụng triệt để những chính sách “trải thảm hoa hồng” của các quốc gia đang thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, một số quốc gia đang phát triển đã và đang ban hành nhiều chính sách ưu đãi lớn để thu hút FDI, như: Indonesia phát triển cơ sở hạ tầng và giảm dần thuế thu nhập doanh nghiệp về 20% vào năm 2023. Thái Lan chọn những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao để thu hút đầu tư như: hàng không vũ trụ, thiết bị y tế, ôtô điện, hoặc các loại phụ tùng và linh kiện chất lượng cao. Malaysia lên kế hoạch cử đại diện đi vận động khoảng 60 công ty đa quốc gia mở nhà máy tại Malaysia và thông qua gói hỗ trợ 240 triệu USD trong 5 năm, trong đó chú trọng giảm thuế và hỗ trợ tài chính…Ấn Độ đưa ra chính sách xây dựng một quỹ đất sạch rất lớn cho bất kỳ nhà đầu tư nào có nhu cầu; chọn 10 trung tâm công nghiệp ở 9 bang, 100 khu công nghiệp nổi tiếng để giới thiệu cho 600 công ty lớn tên thế giới; xây dựng cơ quan chuyên trách về thu hút đầu tư ở chính quyền liên bang và tiểu bang, căn cứ vào từng đặc điểm, thế mạnh của từng vùng miền để kêu gọi các nhà đầu tư khác nhau; thực hiện ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính; xây dựng cở sở hạ tầng…(Hiếu Công, 2020). Với những chính sách đó, các tập đoàn lớn của các quốc gia chủ đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn và quyết định lựa chọn đầu tư vào quốc gia nào có nhiều chính sách ưu đãi hơn để tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh cao, giúp kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận tối đa. Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, xuất phát điểm từ nước kém phát triển, nghèo đói và lạc hậu với những chính sách đúng đắn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI thành công trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc, Việt Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là không hề nhỏ. Trong dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, phải kể đến những làn sóng FDI của Hàn Quốc, hiện nay đang là quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, đánh giá đúng vai trò và những đóng góp của FDI do Hàn Quốc đầu tư đối với phát triển kinh tế ở nước ta là rất cần thiết. Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, hoạch định những chính sách đúng đắn và phù hợp, từ đó tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, đa dạng trong cách tiếp cận và tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu vai trò và tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung hoặc một vùng, ngành kinh tế, lĩnh vực, thành phần kinh tế hoặc một địa phương. Tiêu biểu có một số công trình sau: 429
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguyễn Trọng Xuân. (2001). Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Trần Đức Phúc. (2015). Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Trung Hiếu. (2015). Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ hai, nghiên cứu về việc thu hút FDI của một quốc gia cụ thể đầu tư vào Việt Nam. Tiêu biểu có một số công trình sau: Nguyễn Thế Cường. (2006). Đầu tư trực tiếp của liên minh Châu Âu vào Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Trang Nhung. (2017). Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ ba, nghiên cứu về chất lượng, thực trạng, giải pháp và đổi mới, hoàn thiện chính sách để tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tiêu biểu có một số công trình sau: Nguyễn Thị Kim Nhã. (2005). Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Xuân Trung. (2012). Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. Lê Hồng Hạnh. (2015). Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc, tiêu biểu có một số công trình sau: Đỗ Hoài Nam và cộng sự. (2005). Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Lê Thị Thanh Huyền. (2012). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ Thị Hải. (2012). Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21: Thực trạng và triển vọng, luận văn thạc sĩ Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngô Thị Trinh. (2007). Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11. Vũ Thị Nhung. (2018). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế. Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh, 3 (34/2018), 1-7. 430
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập Hàn Quốc như một đối tác quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Một số công trình đã từng bước đánh giá vai trò của FDI Hàn Quốc đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, để đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc trong giai đoạn 2014 - 2019 thì chưa có công trình làm rõ nét và phân tích một cách có hệ thống. Giai đoạn 2014 - 2019, Hàn Quốc đang nổi lên là quốc gia dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hàng năm rất lớn, số lượng dự án nhiều, lĩnh vực đầu tư thì đa dạng, hình thức đầu tư phong phú và địa bàn đầu tư mở rộng ra nhiều tỉnh thành phố so với giai đoạn trước đây. Vì vậy, nghiên cứu“Vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia đang phát triển. 2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu về vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay tác giả dựa trên một số lý thuyết về đầu tư quốc tế: lý luận về xuất khẩu tư bản của V.I.Lênin; lý thuyết về lợi ích cận biên; lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm; lý thuyết về quyền lực thị trường, lý thuyết chiết trung, lý thuyết Kojima… Nghiên cứu vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về: vốn và phát triển kinh tế. Vốn của một quốc gia là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và những của cải tự nhiên (đất đai, khoáng sản) đã được khai thác, chế biến. Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và thường được đo bằng giá trị tiền tệ. Vốn của một quốc gia bao gồm vốn trong nước (đầu tư từ ngân sách, vốn của doanh nghiệp, vốn trong dân…) và vốn nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp, kiều hối…). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ các nước thu hút FDI còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trên lãnh thổ quốc gia mình như: Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế, đồng thời còn áp dụng các hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và xây dựng chuyển giao (BT). Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung: Thứ nhất, sự tăng lên của sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. 431
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ hai, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Thứ ba, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện sự tăng lên của thu nhập thực tế, việc làm, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng. Trên cơ sở lý thuyết trên, tác giả khái quát tình hình đầu tư FDI của Hàn Quốc thể hiện ở các khía cạnh sau: tổng số vốn đầu tư, số dự án, vị trí xếp hạng, hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư của FDI Hàn Quốc tại Việt Nam. Từ đó, đánh giá những đóng góp của FDI Hàn Quốc đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, bài báo sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, kết hợp logic với lịch sử, so sánh đối chiếu, tổng kết thực tiễn và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng trong thu thập các thông tin như: cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, số liệu thống kê. Tài liệu tác giả sử dụng trong phân tích là tài liệu gốc đó là kết quả điều tra, thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước. Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê số liệu về FDI từ các cơ quan như Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế và Vietnamreport.net.vn để đưa ra số liệu về FDI của Hàn Quốc, dùng để chứng minh cho những nhận định khoa học của bài báo. Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng trong phân tích, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống tình hình đầu tư FDI Hàn Quốc vào Việt Nam. Từ đó, giúp tác giả có cơ sở đề xuất kiến nghị. Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: bài báo đã mô tả khá đầy đủ bức tranh FDI của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2019. Từ đó, chỉ ra bản chất của vấn đề đó là vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh tế của Việt Nam được thể hiện ở những nội dung sau: góp phần bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện và nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân… Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở số liệu thống kê về FDI Hàn Quốc, tác giả so sánh đối chiếu về vốn đầu tư và số lượng dự án, lĩnh vực đầu tư so với các quốc gia và vũng lãnh thổ khác đầu tư vào Việt Nam và so với tổng số vốn đầu tư FDI nói chung… 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Một số nét khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22 tháng12 năm 1992. Trải qua gần 30 năm, quan hệ hai nước đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực. Hợp tác kinh tế là một trụ cột chính trong tổng thể quan hệ song phương 432
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Việt Nam-Hàn Quốc. Trong đó, Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư của Hàn Quốc. Tính đến hiện nay, số vốn và dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn. Cụ thể là: Bảng 1: Tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam hiện nay (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/8/2020) STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Tỷ USD) 1 Hàn Quốc 8,895 70,158.72 2 Nhật Bản 4,586 60,258.51 3 Singapore 2,554 55,019.76 4 Đài Loan 2,764 33,200.30 5 Hồng Kông 1,911 24,916.04 6 BritishVirginIslands 862 22,051.68 7 Trung Quốc 3,049 21,129.03 8 Malaysia 640 12,771.05 9 Thái Lan 580 12,416.54 10 Hà Lan 362 10,317.82 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong giai đoạn 2014 - 2019, Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào nước ta với số vốn đầu tư là 45,33 tỷ USD và 5076 dự án, chiếm 64,57% so với tổng số vốn đăng ký và chiếm 57% so với tổng số dự án đầu tư ở Việt Nam. Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2019 Tỷ trọng so Năm Số vốn đầu tư tổng vốn đầu tư FDI (%) Số dự án cấp mới (tỷ USD) 2014 7,7 35,1% 505 2015 6,98 29,6% 702 2016 7,03 28,8% 828 2017 8,49 23,7% 861 2018 7,21 20,3% 1043 2019 7,92 20,8% 1137 Tổng 45,33 Trung bình chung: 26,38% 5076 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Về lĩnh vực đầu tư: FDI của Hàn Quốc đầu tư vào 19 trên 21 ngành kinh tế của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, kinh doanh bất động 433
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 sản, năng lượng, may mặc, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, nông nghiệp… Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đại đa số tổng số vốn đăng ký và trong lĩnh vực này thì ngành công nghiệp điện tử chiếm tỷ trọng vốn khá lớn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam không chỉ thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có sức hút lớn đối với các tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Điển hình là đầu tư của tập đoàn Sam Sung với tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt khoảng trên 17 tỷ USD với 6 nhà máy và một trung tâm nghiên cứu phát triển. Trong đó, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) Bắc Ninh là 2,5 tỷ USD, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là 5 tỷ USD, Samsung Electronics HCMC CE Complex TP. Hồ Chí Minh (SEHC) là 2 tỷ USD. Ngoài ra, vốn đầu tư của các công ty con như: Samsung Display Việt Nam (SDV) Bắc Ninh là 6,5 tỷ USD, Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) Thái Nguyên là 1,23 tỷ USD, Samsung SDI Việt Nam (SDIV) Bắc Ninh 133 triệu USD (Phong Cầm, 2020). Hiện nay, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc ngày càng quan tâm và đầu tư vào các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, fintech, bán lẻ…hình thức đầu tư cũng phong phú hơn, không chỉ thông qua các công ty lớn, mà còn qua các quỹ đầu tư, qua M&A. Cụ thể: SK Group đầu tư 470 triệu USD vào Masan (doanh nghiệp lớn của Việt Nam); Hanwha Group mua 84 triệu cổ phiếu ưu đãi tương đương 400 triệu USD của Tập đoàn Vingroup (VIC) và thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Thanh Vân & Phan Quyên, 2018). Shinhan và Woori thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và Samsung Fire & Marine Insurance mua 20% cổ phần của PJICO…(A.H, 2020). Bảng 3: Một số lĩnh vực FDI của Hàn Quốc đầu tư chủ yếu tại Việt Nam hiện nay STT Lĩnh vực Một số doanh nghiệp đầu tư tiêu biểu 1 Công nghiệp điện tử Samsung, LG… 2 Phân phối, bán buôn bán lẻ Lotte, Shinseghe, E Mart… 3 Tài chính - bảo hiểm Shinha, Woori, KEB, IBK, KB, Hanwha… 4 Kinh doanh bất động sản Daewoo, GS, Posco, Hyundai ... 5 Năng lượng Kepco, Doosan, Samsung, Taekwang… 6 Lương thực và chế biến thực phẩm CJ… 7 Hàng may mặc Hyosung, Taekwang, Panko… 8 Dầu khí - hóa chất GS, SK, Samsung... 9 Chứng khoán Mirae Asset, NH Securities and Investment, KB Securities, Korea Investment and Securities… (Nguồn: tác giả thống kê) Dự án đầu tư: Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác đầu tư (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/8/2020), hiện nay Hàn Quốc có tổng 8895 dự án, trong đó có rất nhiều dự án lớn với quy mô từ 400 triệu USD trở lên. 434
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 4: Một số dự án FDI tiêu biểu của Hàn Quốc tại Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2019 Năm Dự án Số vốn Địa phương Lĩnh vực được cấp phép đầu tư đầu tư 2014 Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam 3 tỷ USD Thái Sản xuất, lắp ráp và gia Sung Thái Nguyên - giai đoạn 2 Nguyên công các sản phẩm điện, nhà đầu tư Công ty TNHH Sam điện tử. Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên - Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I. Dự án Công ty TNHH SamSung 1 tỷ USD Bắc Ninh Sản xuất lắp ráp gia Display Bắc Ninh. công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình Smart- phone, máy tính bảng. 2015 Dự án Công ty SamSung Display 3 tỷ USD Bắc Ninh Sản xuất, lắp ráp, gia Việt Nam điều chỉnh tăng vốn công, tiếp thị hoặc bán đầu tư. các loại màn hình. 2016 Dự án LG Display Hải Phòng, 1,5 tỷ USD Hải Phòng Sản xuất và gia công sản cấp phép ngày 15/4/2016, do LG phẩm màn hình OLED Display co.ltd đầu tư. nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng.... Dự án nhà máy LG Innotek Hải 550 triệu USD Hải Phòng Sản xuất mô đun camera Phòng, do LG Innotek Co.,Ltd đầu tư. 2017 Dự án SamSung Display Việt 2,5 tỷ USD Bắc Ninh Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Dự án Khu phức hợp thông minh 885,85 triệu Thành phố Bất động sản tại khu chức năng số 2A trong USD Hồ Chí khu đô thị mới Thủ Thiêm. Minh 2018 Dự án Nhà máy sản xuất 1,201 tỷ USD Bà Rịa - Dầu khí polypropylene (PP) và kho ngầm Vũng Tàu chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam, do HYOSUNG CORPORATION đầu tư. Dự án nhà máy LG Innitek Hải 501 triệu USD Hải Phòng Sản xuất mô đun Camera Phòng, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/9/2016 điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Dự án LG Display Hải Phòng, 500 triệu USD Hải Phòng cấp phép năm 2016 điều chỉnh tăng vốn đầu tư. 2019 Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa 420 triệu USD Hà Nội Vui chơi giải trí năng - trường đua ngựa . Dự án LG Display Hải Phòng 410 triệu USD Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư. (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 435
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Về hình thức đầu tư: chủ yếu tập trung vào hai hình thức chính là 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Bên cạnh đó, còn một số hình thức khác như: hợp đồng BOT, BT, BTO, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Về địa bàn đầu tư: dòng vốn FDI của Hàn Quốc có mặt ở hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam, nhưng tập chung chủ yếu ở các tỉnh, thành như: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Về hiệu quả đầu tư: Theo đánh giá của Vietnamreport năm 2019, dựa trên tiêu chí: lợi nhuận, doanh thu, tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản và tổng số lao động, trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, có tới 8 doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc, trong đó Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đứng vị trí số 1. Trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc có 2 doanh nghiệp là: Công ty cổ phần Seoul Metal Việt Nam, Ngân Hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Trong Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, có 4 doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên vị trí thứ hai; Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam thứ hạng 49; Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng thứ hạng 52; Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) thứ hạng 272. Bảng 5: Danh sách những doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019 STT Tên doanh nghiệp Vị trí xếp hạng 1 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 1 2 Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng 16 3 Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial 61 4 Công ty TNHH Posco Việt Nam 95 5 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 218 6 Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina 244 7 Công ty TNHH Jahwa Vina 342 8 Công Ty TNHH Thép SEAH Việt Nam 346 (Nguồn: Vietnamreport) Như vậy, có thể thấy rằng Hàn Quốc là một trong những quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam xét cả trên khía cạnh số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư. Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20 tháng 8 năm 2020, Hàn Quốc có tổng số vốn đăng ký là 70,158.72 (tỷ USD) chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư và chiếm 27,33% tổng số dự án vào Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc được đánh giá khá cao và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 436
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.2. Một số đóng góp của FDI Hàn Quốc đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Góp phần bổ sung nguồn lực về vốn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường và tăng nguồn thu ngân sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc nói riêng có vai trò rất quan trọng góp phần bổ sung nguồn lực về vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 8 năm 2020 đã có 137 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, đầu tư vào 64 tỉnh, thành phố với tổng số vốn đăng ký (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/08/2020) là 381,165.62 tỷ USD với 32,539 dự án. Sự có mặt của FDI ở Việt Nam đã bổ sung cho nền kinh tế Việt Nam một nguồn vốn không nhỏ. Trong đó, FDI của Hàn Quốc chiếm 18,4 % tổng số vốn đầu tư và chiếm 27,33% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong giai đoạn 2014 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên hàng năm, đạt được kết quả đó là sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn FDI của Hàn Quốc. Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2019 Năm Tốc độ tăng trưởng (%) GDP/người (nghìn USD) 2014 5,98 2,030 2015 6,68 2,109 2016 6,21 2,215 2017 6,81 2,385 2018 7,08 2,587 2019 7,02 2,715 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) (Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê) Hình 1: Cơ cấu tỷ trọng đóng góp vào GDP theo giá thực tế của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn 2014 - 2019 437
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã góp phần không nhỏ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa với cơ cấu xuất khẩu hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện nay các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc đóng góp khoảng trên 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, điển hình là tập đoàn Samsung là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và đóng góp rất lớn vào giá trị xuất nhập khẩu của nước ta. (Nguồn:https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/samsung-tai-viet-nam-hanh-trinh-quan- quan-fdi-11806.html) Hình 2: Tăng trưởng xuất khẩu của Samsung trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2019 Hoạt động của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt xuất vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ và EU. Bên cạnh đó, giúp ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao thay vì phải nhập khẩu như trước đây. FDI của Hàn Quốc góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo, chế biến. Trong cơ cấu thu nộp ngân sách, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 26% tổng thu ngân sách, giai đoạn 2011 - 2019 khu vực FDI chiếm bình quân 28% tổng thu ngân sách nhà nước (Anh Minh, 2020). Hiện nay, với khoảng hơn 7000 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và địa phương. Trong danh sách 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018 có rất nhiều các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc. Cụ thể là: Bảng 7: Danh sách các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc nằm trong top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018 STT Doanh nghiệp Vị trí xếp hạng 1 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 5 2 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên 24 3 Ngân hàng TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam 44 438
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4 Công ty TNHH Samsung Engineering Vietnam 55 5 Công ty Cổ Phần Tae Kwang Vina Industrial 71 6 Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina 97 7 Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam 98 8 Công ty TNHH Hyosung Việt Nam 151 9 Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH 201 10 Công ty TNHH CJ Vina Agri 232 11 Công ty TNHH Youngone Nam Định 490 12 Ngân hàng Industrial Bank of Korea - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh 539 13 Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam 543 14 Công ty TNHH Hải Thành - Lotte 526 15 Công ty TNHH Taeyang Việt Nam 528 16 Công ty TNHH Chang Il Vina 610 17 Công ty TNHH Tae Kwang MTC Việt Nam 612 18 Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha 637 19 Ngân hàng Keb Hana - Chi nhánh Hà Nội 652 20 Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina 662 21 Công ty TNHH Hansae Việt Nam 751 22 Công ty TNHH Hóa chất công nghệ Samsung Việt Nam 769 23 Công ty TNHH Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc - Chi nhánh Hà Nội 791 24 Công ty TNHH KTC Electronics Việt Nam 815 25 Công ty Công nghệ Chang Shin Việt Nam 822 26 Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai 872 27 Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam 875 28 Công ty TNHH Hà Nội Seowonintech 910 29 Công ty TNHH Taeyang Hà Nội 992 (Nguồn: Tổng cục thuế) Hoạt động của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc góp phần cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế nhờ dòng vốn di chuyển vào Việt Nam và nguồn thu ngoại tệ gián tiếp thông qua khách du lịch và kinh doanh quốc tế, thanh toán các sản phẩm, dịch vụ do Việt Nam cung cấp. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018 ước tính có khoảng 3,4 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam và năm 2019 là 4,2 triệu lượt khách. Cũng theo Tổng cục Thống kê chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế lại Việt Nam năm 2019 là 117,8 USD/ngày, trong đó khách du lịch Hàn Quốc chi tiêu bình quân một ngày là 127,2 USD/ngày, từ đó tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. 439
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam còn tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc nhằm nâng cao doanh thu và giá trị thương hiệu. Ví dụ, hiện nay có khoảng 630 doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2), chiếm khoảng 35% tổng các doanh nghiệp đang tham gia chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam (Thái Phương, 2019). 3.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động FDI Hàn Quốc góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Hiện nay, Hàn Quốc đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế của Việt Nam, như: công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng tàu, bán buôn, bán lẻ, logistics, bất động sản, xây dựng... nhưng chủ yếu vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp của Việt Nam và làm cho tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng cao vào tăng trưởng chung của nền kinh tế so với ngành nông, lâm, thủy sản và khai khoáng. Tiêu biểu tập đoàn Samsung trong năm 2017 đã tạo ra 1,21 triệu tỷ đồng giá trị sản xuất tính theo giá so sánh, tăng 31% so với 2016; đóng góp 5,43 điểm % vào mức tăng trưởng 14,5% của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và 3,8% vào tăng trưởng 9,4% của toàn ngành công nghiệp (Trần Đức Quỳnh, 2017). Mặt khác, sự xuất hiện của FDI và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu như các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Ngoài ra, FDI Hàn Quốc vào Việt Nam còn góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, khai thác, chế biến dầu khí, thép, xi măng… thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp và khu chế xuất, giúp phân bổ công nghiệp hợp lý trong cả nước và nâng cao hiệu quả đầu tư. Bảng 8: Tỷ trọng đóng góp vào GDP theo giá thực tế của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nông, lâm, thủy sản và khai khoáng, giai đoạn 2014 - 2019 (Đơn vị %) Ngành công nghiệp Ngành nông, lâm, Năm Ngành khai khoáng chế biến, chế tạo thủy sản 2014 13,18 17,70 10,82 2015 13,69 17 9,61 2016 14,27 16,32 8,12 2017 15,33 15,34 7,47 2018 16 14,68 7,37 2019 16,48 13,96 6,72 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 440
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Đối với ngành dịch vụ, sự có mặt của các tập đoàn lớn như Lotte, Shinseghe, EMart, Shinha, Woori, KEB, IBK, KB, Hanwha… đã nâng cao chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ như: khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistic, siêu thị… Các loại hình dịch vụ này cũng góp phần tạo ra cách thức mới trong phân phối, tiêu dùng hàng hóa; tạo động lực cho phát triển thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Đối với ngành nông nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc góp phần làm cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và tạo ra mô hình liên kết chuỗi. Mặt khác, FDI Hàn Quốc hiện nay đầu tư vào hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, từ đó góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương trong đó nhiều tỉnh trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp nay đã chuyển dịch cơ cấu sang tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp như: Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… Bên cạnh đó, những làn sóng đầu tư của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam với số vốn và quy mô dự án lớn đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam ở một số địa phương. Hiện nay, các doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đã sử dụng trên 700.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư, làm GDP/người tăng lên hàng năm. FDI của Hàn Quốc còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực và làm tăng năng suất lao động trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 3.2.3. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng, theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm: chuyển giao công nghệ trực tiếp thông qua mua máy móc, thiết bị để được chuyển giao quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ gián tiếp qua liên kết ngang, liên kết xuôi, liên kết ngược. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chuyển giao công nghệ chủ yếu là mua thiết bị kèm theo công nghệ và lan toả công nghệ từ một doanh nghiệp trong nhóm. Đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, chuyển giao công nghệ đa dạng hơn. Về loại hình, các doanh nghiệp cổ phần chủ yếu thực hiện chuyển giao công nghệ kèm thiết bị. Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có xu hướng chuyển giao công nghệ nguồn từ các nhà cung cấp. Các loại hình doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước chủ yếu dựa vào mua công nghệ. Có thể thấy rằng, FDI Hàn Quốc không chỉ cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm mà còn góp phần thúc đây nhanh quá trình chuyển giao khoa học công nghệ cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2015 Hàn Quốc đã chuyển giao hơn 100 công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, bao gồm các công nghệ chủ yếu trong các lĩnh vực như: cơ khí - chế tạo, dệt may - da giày, điện - điện tử và ô tô - xe máy. Lĩnh vực cơ khí chế tạo: Hàn Quốc sẽ chuyển giao một số công nghệ như hệ thống đốt dạng kết hợp; hệ thống làm mát tách ẩm Hybrid; lò phản ứng bơm nhiệt hóa học… 441
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Lĩnh vực dệt may - da giày: Hàn Quốc chuyển giao một số công nghệ là quy trình sản xuất xơ polyeste có chứa thành phần kháng khuẩn; công nghệ nhuộm patten tự nhiên; quy trình sản xuất giày không sử dụng đường may… Lĩnh vực điện - điện tử: Hàn Quốc chuyển giao một số công nghệ như năng lực đầu cuối di động; công nghệ in cho mạch in nhiều lớp; hệ thống nhận biết hình ảnh và phương pháp đi kèm có thêm giảm thời gian nhận biết hình ảnh… Lĩnh vực sản xuất ô tô: Hàn Quốc sẽ chuyển giao công nghệ tạo khuôn đồng thời cho khung ô tô; ghế làm mát và sưởi nhiệt cho xe ít tốn diện tích; phát triển công nghệ điều hòa không khí lưu động trên xe hơi… Năm 2016, tỷ trọng đầu tư cho khoa học, kỹ thuật của Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 5% tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam. Trong năm 2019, Hàn Quốc tiếp tục chuyển giao khoa học công nghệ xử lý nước thải cho Việt Nam, hợp đồng bao gồm: công nghệ xử lý nhanh nước thải (GJ- R) và công nghệ lọc nước bằng phun tách (GJ-S). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, xử lý nước, IoT, y dược, như: Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải thực phẩm và phân gia súc; Công nghệ xử lý dầu thải; Công nghệ xử lý nước bằng NaOCl an toàn; Công nghệ băng dính chịu nhiệt; Phòng chống côn trùng gây hại bằng vi sinh vật phân giải Gelatin và Chitin; Hệ thống truyền tín hiệu hình ảnh video mạch kín, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị thông minh và bảo mật an toàn; Hệ thống giám sát chuồng trại thông minh kết hợp sản xuất điện năng lượng mặt trời; Thuốc tăng cường hoạt tính của chất gây ức chế, miễn dịch điều trị ung thư Metronomic... (Kiều Anh, 2019). Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc như: Samsung, LG, Hyosung, hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. Trong năm 2020, Tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội với vốn đầu tư 220 triệu USD. Với việc thành lập trung tâm này sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ của Việt Nam phát triển hơn nữa, ươm mầm tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G… Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Dưới sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc, một số doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước đầu tư đổi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới, thành lập bộ phận hoặc trung tâm R&D. Từ đó, sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thay thế hàng nhập j khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng và xuất khẩu ra thị trường thế giới như các sản phẩm may mặc, giầy da, thực phẩm... Ngoài ra, sự có mặt của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam như: Samsung, LG, Doosan, Kumbo, Posco, Lotte, GS, Hyosung, Daewoo, Hyundai, Shinha, Woori, KEB, IBK, KB, Hanwha... với hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến hàng đầu thế giới đã góp phần không nhỏ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một bộ phận lao động Việt Nam hiện nay. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI nói chung và các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc nói riêng còn được học hỏi, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại; nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn, quản lý và trình độ ngoại ngữ; hình thành tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động… 442
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4. Kết luận và khuyến nghị Như vậy, FDI Hàn Quốc là một trong những động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Với những làn sóng đầu tư FDI mạnh mẽ của Hàn Quốc đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượ̣ng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế... Vì vậy, Việt Nam cần phải làm gì để tiếp tục thu hút được vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nói chung và FDI của Hàn Quốc nói riêng? Trong bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài đang cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới, đặc biệt sau khi dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu. Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sang đa dạng chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc vào một thị trường. Từ đó, một số quốc gia đang phát triển đã có sự điều chỉnh chính sách để thu hút FDI bằng cách đưa ra những ưu đãi lớn cho nhà đầu tư. Chính vì thế, để tiếp tục giữ chân và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và FDI Hàn Quốc nói riêng, Chính phủ Việt Nam cần phải có những chính sách đúng đắn và phù hợp để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất để thu hút đầu tư nước ngoài. Một số khuyến nghị: Thứ nhất: Chính phủ cần phải có những chính sách cụ thể nhằm phát huy hơn nữa những lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Giữ vững ổn định về chính trị, kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi. Đặc biệt, phải kiểm soát tốt dịch bệnh, để tạo sự tin tưởng cho những nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai: Xây dựng môi trường pháp lý hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài như: đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu tư trong nước; không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong tất cả các ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam; không quy định mức đóng góp vốn tối thiểu và được đóng góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các bằng phát minh sáng chế của các nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển về nước không hạn chế vốn đầu tư, lợi nhuận và các tài sản khác,… Thứ ba: Xây dựng quỹ đất, đảm bảo nguồn cung cấp điện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính… Xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt dành cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ và giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Thứ tư: Phát huy vai trò của hiệp định thương mại tự do với các đối tác, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc để có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Thành lập cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý FDI Hàn Quốc ở Trung ương và ở các địa phương có vốn đầu tư lớn. Tăng cường trao đổi và hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. 443
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ năm: Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn để tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc nói riêng. Bởi vì, đây là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy rất ít các doanh nghiệp của nước ta có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, vì nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của những tập đoàn lớn, năng lực sản xuất còn thấp, trình độ tay nghề của lao động Việt Nam chưa cao… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Minh. (25/9/2020). Ngân sách nhiều địa phương phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, từ https://vnexpress.net/ngan-sach-nhieu-dia-phuong-phu-thuoc-vao-doanh-nghiep-fdi- 4167037.html 2. A.H. (18/11/2018). Vốn Hàn Quốc tìm đến lĩnh vực mới, từ https://baodautu.vn/von-han- quoc-tim-den-cac-linh-vuc-moi-d91122.html 3. Đỗ Hoài Nam và cộng sự. (2005). Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 4. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng đồng chủ biên. (2010). Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 129 - 151. 5. Đỗ Thị Hải. (2012). Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21: Thực trạng và triển vọng, luận văn thạc sĩ Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Hàn Quốc chuyển giao 100 công nghệ cho Việt Nam trong năm 2015. (14/10/2014). từ https://dautunuocngoai.gov.vn/detail/1279/Han-Quoc-chuyen-giao-100-cong-nghe-cho-Viet- Nam-trong-nam-2015 7. Hải Tiến. (9/10/2019). Tổng cục Thuế công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất năm 2018, từ https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tong-cuc-thue-cong-bo-1000-doanh-nghiep- nop-thue-nhieu-nhat-2018-d9252.html 8. Hiếu Công. (2020). Đối thủ đáng gờm nhất của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư, từ https://zingnews.vn/doi-thu-dang-gom-nhat-cua-viet-nam-trong-thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai- post1110539.html 9. Kiều Oanh. (19/09/2019). Hàn Quốc tìm cơ hội chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ https://khoahocphattrien.vn/thoi-su-trong-nuoc/han-quoc-tim-co-hoi-chuyen-giao-cong-nghe-tai- viet-nam/20190919040430792p882c918.htm 10. Lê Trung Hiếu. (2015). Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Lê Thị Thanh Huyền. (2012). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 444
  18. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 12. Nguyễn Văn Thường và Trần Khánh Hưng đồng chủ biên. (2010). Giáo trình kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 368 - 378. 13. Nguyễn Trọng Xuân. (2001). Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. 14. Ngô Thị Trinh. (2007). Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11. 15. Nguyễn Chiến Thắng và Bùi Thị Hồng Ngọc. (2014). Thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và định hướng. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 430 (3/2014), 59 - 67. 16. Nhật Minh. (17/9/2018). Doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2018-09- 17/doanh-nghiep-han-quoc-dong-gop-quan-trong-cho-su-phat-trien-kinh-te-viet-nam-62065.aspx 17. Phong Cầm. (23/10/2020). Dấu ấn hơn một thập kỷ Samsung đầu tư tại Việt Nam, từ https://nhadautu.vn/dau-an-hon-mot-thap-ky-samsung-dau-tu-tai-viet-nam-bai-1-anh-ca-fdi-va- so-von-ky-luc-174-ty-usd-d44190.html 18. Trần Đức Phúc (2015), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Đức Quỳnh. (28/12/2017). Samsung và Formosa đóng góp lớn cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo, từ https://ndh.vn/thoi-su/samsung-va-formosa-ong-gop-lon-cho-nganh-cong- nghiep-che-bien-che-tao-1117093.html 19. Tuyết Ân. (17/7/2020). Samsung tại Việt Nam: Hành trình quán quân FDI, từ https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/samsung-tai-viet-nam-hanh-trinh-quan-quan-fdi- 11806.html 20. Thanh Vân & Phan Quyên. (14/11/2018). Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến M&A tại Việt Nam, từ https://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep-han-quoc-quan-tam-den-m-a-tai- viet-nam-post200647.html 21. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. (2019). từ https://vnr500.com.vn/ 22. Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. (2019). từ https://fast500.vn/ 23. Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận lớn nhất. (2019). từ https://profit500.vn/ 24. Vũ Thị Nhung. (2018). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế. Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh, 3 (34/2018), 1-7. 25. Vốn Hàn Quốc tìm đến các lĩnh vực mới. (18/11/2018). từ https://baodautu.vn/von- han-quoc-tim-den-cac-linh-vuc-moi-d91122.html 26.Vai trò vốn FDI của Hàn Quốc đối với sự phát triển của Việt Nam, từ http://www.ipcs.vn/vn/vai-tro-von-fdi-cua-han-quoc-doi-voi-su-phat-trien-cua-viet-nam- W1820.htm 445
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0