intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của hệ thống quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm chỉ rõ những yếu tố Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để phát triển. Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, bài báo tiếp tục phân tích vai trò của phương thức quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược kinh doanh định hướng phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của hệ thống quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THE ESSENTIAL ROLE OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM TO VIETNAMESE COMPANIES IN THE CONTEXT OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT TS. Nguyễn Thị Thu Đến Trường Cao Đẳng Thương Mại Đà Nẵng thuden1985@gmail.com Tóm tắt Phát triển bền vững là xu thế và yêu cầu đặt ra trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế phát triển bền vững, quản trị môi trường đã được phát triển và ứng dụng thành công trong nhiều doanh nghiệp ở nước phát triển cũng chưa đang phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hệ thống quản trị này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc quản trị theo xu thế bền vững. Dưới sức ép của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự cạnh tranh toàn cầu, việc phát triển kinh doanh theo hướng bền vững là xu thế tất yếu để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Do vậy, việc nhìn nhận về tầm quan trọng của công cụ quản trị môi trường phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững là cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bài báo này sẽ trình bày phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh doanh bền vững và chỉ ra lợi ích của quản trị môi trường đối với chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Từ khóa: Phát triển bền vững, quản trị môi trường, SWOT, cơ hội và thách thức, doanh nghiệp Việt Nam Abstract Sustainable development is a global trend and target. In the sustainable development ten- dency, environmental management system has been developed and applied successfully in many developed countries as well as developing ones. However, in Vietnam this system has still been unfamiliar and Vietnamese companies has not take advantages of environmental management system for sustainability. Moreover, under the pressure of sustainable supply chain and global competition, sustainable development is essential to widen and develop. Therefore, awareness of environmental management system is important to Vietnamese companies to strive sustainability. This paper presents SWOT analysis to Vietnamese companies in the context of sustainable de- velopment and the benefits of environmental management for their sustainable strategy. Keywords: Sustainable development, environmental management, SWOT, opportunities and risk, Vietnam enterprenuer 1396
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Đặt vấn đề Phát triển bền vững (PTBV) là mục tiêu được thảo luận trong nhiều nghị sự toàn cầu. Mục tiêu PTBV yêu cầu phát triển của các quốc gia và tổ chức nhằm đạt mục tiêu kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng của môi trường. Khái niệm về PTBV được thừa nhận ở nhiều quốc gia đó là sự phát triển mà đáp ứng được nhu cầu của con người ở hiện tại trong khi không tác động đến nhu cầu của thế hệ tương lai (Brundtland, 1987; UNCED, 1992). Trong bối cảnh PTBV toàn cầu và ở mỗi quốc gia, ở khía cạnh mỗi DN đều phải có trách nhiệm đối với mục tiêu này. Tuy nhiên, trong khi một số doanh nghiệp tích cực sử dụng hệ thống quản trị bền vững để tạo ra lợi thế cạnh tranh, một số thì miễn cưỡng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững (Tweed, 2010) bởi có lẻ chưa nhận biết hết được tầm quan trọng của công cụ ấy hoặc chưa chịu những áp lực cạnh tranh với quy mô toàn cầu. Thực vậy, hoạt động kinh doanh bền vững là việc kinh doanh với những mục tiêu dài hạn là mang lại lợi ích kinh tế trong khi vẫn mang lại những lợi ích cho môi trường và xã hội (Hassini và cộng sự, 2012). Để đạt được mục tiêu quản trị bền vững, các DN cần chú trọng những mục tiêu kinh doanh lâu dài nhằm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên, điều này cũng là giúp cho chính DN tạo lợi thế cạnh tranh của mình cũng như duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai và trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu đối với mọi chính phủ, tổ chức và cá nhân dần tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn về quản lý môi trường và phát triển xã hội và cộng đồng chung. Do vậy, tình nguyện đặt ra các tiêu chuẩn về quản trị môi trường hoặc phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội xuất phát từ sự lựa chọn của DN phù hợp với điều kiện năng lực và nguồn lực của mình. Tuy nhiên, việc chủ động tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn ấy giúp DN tạo một lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ góc nhìn của DN, quản trị DN bền vững là hoạt động nhằm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong những hoạt động quản trị kinh doanh truyền thống của DN đó (Schaltegger, 2002). Phương thức mà DN định hướng PTBV được biết đến là quản trị môi trường mà đã được vận dụng và đạt được những kết quả hơn 20 năm ở nhiều quốc gia phát triển (Johnson và Schaltegger, 2016). Tuy nhiên, đối với Việt Nam, kinh doanh bền vững vẫn còn rất mới mẻ và còn nhiều hạn chế. Để PTBV và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, DNVN cần có sự nhìn nhận về những thuận lợi và khó khăn của họ trên bình diện này; đồng thời, tận dụng những lợi thế mà họ có và khắc phục những hạn chế để thực hiện kinh doanh bền vững. Do vậy, bài báo sẽ sử dụng phân tích SWOT để thấy được những cơ hội cũng như thách thức, những lợi thế cũng như điểm yếu của DNVN trong hội nhập PTBV. Phân tích SWOT là một công cụ quản trị được sử dụng trong việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh của DN (Gurel và Tat, 2017). Phân tích SWOT hay còn được gọi là ma trận SWOT là chữ cái đầu tiên viết tắt cho các từ “Strength” (thế mạnh), “Weakness” (điểm yếu), “Opportunities” (cơ hội) và “Threat” (đe dọa). Phân tích SWOT đã phát triển và vận dụng được hơn 50 năm Phân tích SWOT rất có ý nghĩa trong việc nhận ra các cơ hội và tránh được những rủi ro tác động từ môi trường đối với hoạt động kinh doanh của DN. Thêm vào đó phân tích này cũng chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của DN để có phương thức quản trị phù hợp nhằm nắm bắt cơ hội, phát huy điểm mạnh, hạn chế các nguy cơ và khắc phục điểm yếu (Chang và Huang, 2006). Theo nghiên cứu của Gurel và Tat (2017) về lợi ích của phương pháp SWOT đối với hoạt 1397
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 động quản trị doanh nghiệp cho thấy đây là phương pháp rất phổ biến được sử dụng trong hoạt động quản trị chiến lược và marketing của DN. Phân tích này cho phép đánh giá tổng quan và đề xuất chiến lược quản trị tổng thể cho DN. Do vậy, phân tích này có thể cho thấy định hướng cần thiết đối với DNVN về chiến lược quản trị bền vững trong xu thế phát triển bền vững toàn cầu. Một ý nghĩa quan trọng của phân tích này nữa là có thể tạo ra những định hướng cho hoạt động quản trị doanh nghiệp bằng cách phân tích thông tin hai mặt của DN tồn tại từ đó tiếp tục xác định chiến lược kinh doanh cụ thể và thông tin ra quyết định kinh doanh. Thêm vào đó, phân tích này cũng có thể giúp DN giải quyết các vấn đề hiện tại và xây dựng chiến lược cho tương lai từ vị thế hiện tại của DN. Một ưu thế khác của phân tích này là không có giới hạn đối với loại hình kinh doanh hay quy mô của DN, có thể sử dụng cho cả tổ chức lẫn chính phủ. Do vậy, bài báo sẽ sử dụng kết quả của phân tích SWOT có thể cho thấy điều kiện hiện tại của DNVN và chỉ rõ những yếu tố DNVN có thể tận dụng để phát triển. Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, bài báo tiếp tục phân tích vai trò của phương thức quản trị môi trường đối với DNVN trong chiến lược kinh doanh định hướng PTBV. 2. Phân tích swot đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu thế tất yếu, tất cả mọi quốc gia và các DN đều đang và sẽ tham gia vào quá trình này bởi các yêu cầu của phát triển xã hội. Chiến lược PTBV toàn cầu đã được kêu gọi thực thi trên toàn thế giới với 17 mục tiêu PTBV được Liên Hợp Quốc (UN) công bố vào năm 2017. Để thực hiện được những chiến lược mục tiêu này, DNVN cần xác định rõ ràng, trong xu thế đó họ có những cơ hội và thách thức nào và đang sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu nào. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược quản trị phù hợp. Phân tích SWOT cho trường hợp DNVN trong bối cảnh phát triển bền vững chỉ rõ những nội dung sau: Cơ hội Thách thức - Xoá bỏ những rào cản biên giới về kinh tế - Thách thức trong cạnh tranh toàn cầu mở rộng thương mại, mở ra cơ hội hợp tác liên doanh, liên và khốc liệt hơn. Các đối thủ cạnh tranh nhiều kết với nhiều đối tác trên toàn cầu. Tính đến thời hơn, thế lực cạnh tranh toàn cầu mạnh hơn ở điểm hiện tại Việt Nam đã có hơn 200 các đối tác nhiều phương diện và lĩnh vực kinh doanh. Đặc quốc tế và trở thành một bộ phận kinh tế toàn cầu biệt là khi đối thủ cạnh tranh đã có nhiều kinh với tổng xuất khẩu gần xấp xỉ 2 lần GDP. nghiệm trong hoạt động quản lý kinh doanh theo - Tham gia chặt chẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn xu thế PTBV. cầu, do vậy kênh kinh doanh được mở rộng hơn. - Thách thức về thị trường gay gắt hơn bởi mức Thị trường mở rộng hơn và doanh nghiệp tiếp cận sản xuất tăng nhanh nên cung có xu hướng vượt được nhiều nhóm khách hàng với nhu cầu phong cầu. Vì vậy, những đòi hỏi của thị trường cũng phú và đa dạng hơn, có nhiều cơ hội cho việc đẩy trở nên khắc khe hơn; cùng với chất lượng tốt, mạnh xuất khẩu. khách hàng còn đòi hỏi sản phẩm phải đạt chi phí - Phân công lao động quốc tế sâu sắc đang thúc thấp, giá cả hợp lý, dịch vụ hoàn hảo, thời hạn đẩy mỗi nước khai thác được tốt nhất lợi thế của giao hàng phải chính xác, kênh phân phối phải mình về các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân tịên lợi và đặc biệt là phải thỏa mãn các yêu cầu lực và tài nguyên. DNVN đang kinh doanh trên về quản lý môi trường và lợi ích cộng đồng. Do lãnh thổ có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng vậy, dẫn đến thách thức cần sớm thích nghi với và nguồn lao động giá rẻ và ở độ tuổi trẻ hơn so xây dựng sản phẩm sạch và quy trình quản lý với nhiều khu vực trên thế giới. Do vậy, DNVN kinh doanh thân thiện với môi trường và mang có những lợi thế về vật liệu thay thế phù hợp với lại nhiều lợi ích cho cộng đồng hơn để phù hợp phát triển bền vững và nguồn nhân lực bền vững. với yêu cầu của đối tác, khách hàng. 1398
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 - Khoa học – công nghệ phát triển mạnh: Điều - Ở các nước phát triển, công nghệ không ngừng này giúp cho DNVN có thể lựa chọn được công được phát triển theo hướng tiết kiệm nguồn nghệ phù hợp nhất, hiệu quả nhất góp phần nâng nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Trong cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cũng như cơn lốc của cách mạng công nghệ, các doanh ứng dụng các công nghệ xanh và bền vững hơn nghiệp ở các ở các nước đang phát triển như Việt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nam thì gặp nhiều thách thức hơn bởi độ trễ về công nghệ. Do vậy, các DNVN sẽ phải nỗ lực - Quản lý Nhà Nước đối với kinh doanh và PTBV hơn trong quản trị DN phù hợp để bù đắp những đang dần có sự thay đổi theo xu hướng thế giới thua kém về công nghệ. và xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội - Thách thức về nguồn nguyên liệu tự nhiên đang theo xu thế bền vững. Trên cơ sở hướng dẫn và dần cạn kiệt trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là quản lý từ phía Nhà Nước, các DNVN có thể nguồn năng lượng dầu mỏ. Đây là một trong được dẫn dắt trong việc ứng dụng quản trị bền những điểm nóng nhất, sức ép lớn nhất đối với vững trong kinh doanh thuận lợi hơn. tất cả các nước nhằm phát triển kinh tế lâu dài và - Hiện nay, tiêu chuẩn về khí thải, chất thải trong ổn định của mình. DNVN, do vậy, cũng chịu các quy định về môi trường của Việt Nam vẫn những tác động trong quản trị nhiên liệu và sử còn thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới và dụng nhiên liệu bền vững. khu vực. Do vậy, sức ép về quản trị môi trường - Thách thức về môi trường tự nhiên do đang bị và PTBV chưa lớn, nên DNVN có khoảng thời huỷ hoại nghiêm trọng hiện nay trên quy mô toàn gian để dần thích nghi với sự thay đổi từ bên cầu. Đó là hậu quả của sự khai thác tài nguyên ngoài vào DN. thiên nhiên bừa bãi, thiếu kế hoạch ở hàng loạt nước trong nhiều năm qua, dẫn tới sự phá vỡ môi trường sinh thái và những thảm hoạ liên tiếp như động đất, sóng thần, lụt bão…Hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay đang tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVN, chẳng hạn như ngành nuôi tôm, xuất khẩu thủy sản (bởi sự ô nhiễm nguồn nước, nước nhiễm mặn, tài nguyên biển bị giảm thiểu…). - Môi trường thiên nhiên trong nước còn nhiều vấn đề như hạn hán, lũ lụt, tình hình xâm lấn mặn không ngừng gia tăng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tình trạng này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh bền vững đối với các DNVN trong các ngành nông, lâm và ngư nghiệp cũng như các ngành chế biến sản phẩm có liên quan. - Mức độ quản lý đối với sự PTBV xã hội ở cấp Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn như những quy định về xử phạt vi phạm về xử lý chất thải còn quá thấp so với chi phí để DN đầu tư hệ thống xử lý đảm bảo dẫn đến việc cá DN có thể chấp nhận mức phạt hơn là đầu tư (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2009) và chưa có nhiều hướng dẫn mang tính cụ thể, định hướng. Do vậy, DNVN có sự nhận định về quyền và lợi ích đối với bảo vệ môi trường song song với hoạt động phát triển kinh tế chưa cao. 1399
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 - Áp lực PTBV từ đối tác và cơ quan quản lý Nhà Nước ngày càng gia tăng. Việt Nam cũng là một trong nhiều các quốc gia tham gia vào cam kết PTBV toàn cầu của UN. Do vậy, các tiêu chuẩn về khí thải, chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác đối với hoạt động của DN sẽ ngày càng cao hơn để đảm bảo Việt Nam đạt được các mục tiêu đã cam kết. Bên cạnh đó, các DNVN cũng không ngừng mở rộng thị trường và trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu thì sẽ chịu tác động và các yêu cầu mang tính quốc tế từ phía các đối tác nước ngoài như quy trình sản xuất xanh, hay sản phẩm xanh. - Rủi ro bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng nếu không đáp ứng được các tiêu chí về quản lý kinh doanh bền vững bởi xu thế phát triển của chuỗi cung ứng bền vững. Trường hợp, các DNVN không sớm khắc phục các hạn chế và có những bước thay đổi, phát triển phù hợp thì những DN ở quốc gia đang phát triển thường rơi vào nhóm đối tác không thỏa mãn yêu cầu trong chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu. Điểm mạnh Điểm yếu - Lực lượng lao động: trẻ, năng động, giá lao - Các quy định, hướng dẫn về thực hiện sản xuất động thấp hơn so với thị trường Đông Nam Á nên kinh doanh thân thiện với môi trường và PTBV khả năng thích ứng và cạnh tranh cũng mạnh mẽ xã hội vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ hơn. đến từng DNVN. - Quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, hoạt động linh - Năng suất lao động, so với DN thuộc các nước hoạt và dễ thích nghi. Chẳng hạn như, việc doanh trong Đông Nam Á thì các DNVN vẫn nằm trong nghiệp ứng dụng quy trình quản lý mới theo tiêu nhóm kém phát triển hơn. Trong khi đó, hiệu quả chuẩn PTBV có thể mất ít thời gian và nguồn lực và năng suất lao động cũng là một trong những hơn các DN tầm cỡ và có quy mô lớn. nhân tố cần thúc đẩy trong quản trị kinh doanh bền vững. - Chưa có nhiều DNVN quen với các tiêu chuẩn về quản lý môi trường và phương thức quản trị môi trường; cụ thể như, mức độ ứng dụng tiêu chuẩn về quản trị môi trường (ISO 14001) chưa tương xứng với khả năng của hiện có của DNVN (Bộ Công Thương, 2015). Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn này lại là bước ứng dụng đầu tiên mà theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia thực hiện thành công phát triển bền vững trong kinh doanh ở lĩnh vực kinh doanh. 1400
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 - Nguồn tài chính nói chung và vốn đầu tư cho phát triển công nghệ sạch cũng là một trong những hạn chế đối với DN nhỏ ở các nước đang phát triển so với DN ở các quốc gia phát triển. Với nguồn tài chính mạnh, DN ở các nước phát triển luôn tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới. Do vậy các DN ở quốc gia phát triển thường đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường và công nghệ ít chất thải hơn phù hợp xu thế PTBV ngày nay. - Hệ thống xử lý khí thải, chất thải ở mức độ kém, lạc hậu và tồn tại nhiều vấn đề về môi trường. Đây là một trong những khó khăn lớn của DNVN để phát triển theo định hướng bền vững, bởi hệ thống sản xuất lạc hậu không chỉ tiêu hao nhiều nhiên liệu và nguồn nguyên liệu mà còn tạo ra nhiều chất thải cũng như khí thải hơn ra môi trường tự nhiên trong điều kiện tạo ra lượng sản phẩm tương đương với hệ thống sản xuất hiện đại. Xét về khả năng PTBV, các DNVN vẫn còn quá nhiều thách thức và nội tại của các DNVN vẫn còn nhiều vấn đề cho quản trị theo xu thế PTBV. Do vậy, tất yếu cần sớm có sự thay đổi phù hợp hơn trong hoạt động quản trị của DNVN để hội nhập thuận lợi vào sự phát triển toàn cầu và thực hiện được những mục tiêu PTBV. 3. Lợi ích tiềm năng từ việc vận dụng hệ thống quản trị môi trường đối với DNVN trong xu thế PTBV Như đã đề cập ở trên của bài viết này, PTBV đã trở thành mục tiêu tất yếu của hoạt động kinh doanh của DN, không loại trừ các DNVN, đặc biệt khi muốn ở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu. Tuy nhiên, thực hiện PTBV trong hoạt động kinh doanh của DNVN vẫn còn nhiều tồn tại và cần có phương thức quản trị phù hợp để thay đổi và thúc đẩy quá trình này. Dưới góc độ nghiên cứu cũng như thực tế ứng dụng, những kinh nghiệm phát triển từ các DN trên nhiều quốc gia đã chứng tỏ rằng công cụ quản trị môi trường phục vụ đắc lực cho sự thành công của mục tiêu PTBV của DN. Từ những nghiên cứu đi trước và kinh nghiệm thực tiễn đó, bài báo này sẽ chỉ ra chi tiết những ích lợi của công cụ quản trị môi trường có thể khắc phục được những thách thức và điểm yếu mà DNVN gặp phải trong quá trình PTBV. Quản trị môi trường là công cụ trong quản trị bền vững, là công cụ mà có thể đo lường sự tác động của hoạt động kinh doanh của DN đối với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ thông tin cho DN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích cho xã hội (Schaltegger và Burritt 2005). Hệ thống quản trị môi trường hỗ trợ DN tuân thủ với các quy định về quản lý môi trường và tăng cường sự hợp tác nội bộ, xuất phát từ bên trong nên người lao động và các bộ phận bên trong DN, do vậy, hệ thống quản trị môi trường cũng giúp tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận. Hệ thống quản trị môi trường là cách thức mà DN sử dụng để quản trị tác động môi trường 1401
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 và không ngừng cải thiện chất lượng quản trị môi trường bởi những tác động từ hoạt động kinh doanh của DN (Testa và cộng sự 2014). Việc thực hiện hệ thống quản trị môi trường là quá trình thực hiện quản trị môi trường bao gồm việc ghi nhận thông tin và thực hiện các yêu cầu quản trị môi trường, thực hiện quản trị và duy trì quá trình hoạt động tuân thủ theo các yêu cầu về quản trị bền vững (Franchetti, 2011). Công cụ quản trị môi trường bao gồm nhiều các yếu tố như: Sử dụng các chính sách môi trường; Tư vấn từ các chuyên gia môi trường; Kiểm toán môi trường/ đánh giá môi trường; Báo cáo chất lượng môi trường; Sử dụng các chỉ số về môi trường; Quản trị xử lý chất thải; Đánh giá chu kỳ dòng đời sản phẩm; Tạo những thiết kế bảo vệ môi trường; Sử dụng chiến lược môi trường và đảm bảo sự cân bằng môi trường (Perez Sanchez và cộng sự, 2003). Lợi ích của ứng dụng hệ thống quản trị môi trường đã được chứng minh bằng thực tế ứng dụng ở nhiều quốc gia và DN. Những lợi ích của hệ thống quản trị môi trường có thể hỗ trợ DNVN khắc phục những điểm yếu và thách thức trong quá trình PTBV. Hệ thống quản trị môi trường là một công cụ có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào phục vụ cho hoạt động quản lý cải thiện môi trường trong khi vẫn đáp ứng và mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị kinh doanh (Francesco và cộng sự, 2013). Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã ứng dụng và điều kiện thực tế của các DNVN thì việc ứng dụng hệ thống ISO 14001 và công khai thông tin qua báo cáo trách nhiệm xã hội hay báo cáo PTBV (Corporate Social Re- port (CSR)/Sustainability Report (SR)) có thể là hai công cụ có thể triển khai hiệu quả nhất. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam ISO14001 không còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ; tuy nhiên, mức độ sử dụng và vận dụng các chuẩn mực này phục vụ thực sự cho hoạt động quản trị còn rất yếu. Trong khi đó, chứng chỉ về hệ thống quản trị môi trường (ISO 14001) hiện nay đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng, được đánh giá cao trong môi trường kinh doanh toàn cầu (Seiffert, 2008). Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ các quốc gia ứng dụng ISO 14001 đã chứng minh việc áp dụng hệ thống này đã giúp các DN đạt được nhiều lợi ích kinh tế hơn và đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Cụ thể các DN Nhật Bản có ứng dụng hệ thống ISO 14001 đã giảm lượng tiêu hao nguồn nguyên liệu, giảm lượng chất thải, khí thải và nước thải tạo ra bởi quá trình sản xuất kinh doanh (Arimura và cộng sự, 2008). Quản trị môi trường sẽ là công cụ chuẩn bị cho việc tạo ra sản phẩm mới thân thiện với môi trường theo xu thế của thị trường. Như đã phân tích ở trên, xây dựng được sản phầm “xanh” là một thách thức lớn đối với DNVN khi tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu hay quá trình PTBV toàn cầu. Do vậy, DNVN có thể sử dụng thông tin từ hệ thống quản trị môi trường để quản lý tốt hơn cho quy trình sản xuất sản phẩm hay quản lý chung và dần dần thay đổi phù hợp với xu thế PTBV đó. Việc các DNVN chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường ở cuối giai đoạn như tập trung giải quyết chất thải và nước thải sau thay vì tìm ra những giải pháp để hạn chế chúng ngay từ trong sản xuất thì chưa đủ để đạt mục tiêu PTBV. Việc xử lý chất thải hay nước thải của quá trình sản xuất chỉ giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng không có tác dụng ngăn ngừa hay gia tăng hiệu quả kinh tế. Thực vậy, nếu DN thực hiện những giải pháp khiến quá trình sản xuất không có chất thải hay giảm thiểu chất thải tới mức thấp nhất có thể thì những chi phí về xử 1402
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 lý chất thải đó tất yếu sẽ giảm và lợi ích kinh tế của DN có thể tăng lên bên cạnh việc tăng hình ảnh đối với người tiêu dùng về hoạt động bảo vệ môi trường và tăng uy tín cho hoạt động sản xuất. Hiện nay, vấn đề về hệ thống xử lý môi trường còn là một khó khăn lớn với DNVN bởi sự lạc hậu và chưa đảm bảo nhiều tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống này. Tuy nhiên, hệ thống quản trị môi trường có thể giải quyết được điểm yếu về hệ thống xử lý chất thải của DNVN bởi lượng chất thải, khí thải và nước thải đã được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giải quyết được vấn đề khó khăn về nguồn tài chính bởi không phải tiêu tốn chi phí đầu tư hệ xử lý thải hiện đại hơn và cắt giảm được chi phí xử lý thải hiện tại. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các DNVN thực hiện đầu tư hệ thống xử lý môi trường vì sức ép của luật pháp hơn là xuất phát từ nhu cầu quản lý hay mục tiêu vì xã hội. Do vậy, khi đối diện với xu thế PTBV toàn cầu các DNVN sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn khi chưa chủ động thực hiện quản trị bền vững trong DN. Tuy nhiên, tận dụng lợi thế về sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn cầu thì việc đầu tư hệ thống phục vụ sản xuất và xử lý phế thải sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn với DNVN trong điều kiện hiện nay. Các DNVN còn thiếu tài liệu hướng dẫn trong quá trình PTBV thì việc ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 có thể khắc phục được điều này. Hệ thống chuẩn mực quốc tế hướng dẫn áp dụng hệ thống quản trị môi trường bao gồm 2 tài liệu chính là “Chuẩn mực quốc tế (ISO) 14001” và “Nguyên tắc kiểm toán và quản trị môi trường (EMAS) của Hội đồng chung Châu Âu 1221/2009” (Francesco và cộng sự, 2013). Sử dụng các tài liệu hướng dẫn của tổ chức chuẩn mực quốc tế hoặc nguyên tắc quản trị môi trường và nguyên tắc kiểm toán Châu Âu (International Organization for Standardization (ISO), và Eco Management and Audit Scheme (EMAS)). Việc lựa chọn thực hiện theo những nội dung hướng dẫn nào trong 2 chuẩn mực trên cũng không gây tác động đến hiệu quả của việc ứng dụng hơn là sự phù hợp của nó đối với nhu cầu và khả năng thích ứng của DN (Hillary, 2017). Thực vậy, những tiêu chuẩn ISO đã được ban hành và nghiên cứu sâu sắc cũng như ứng dụng ở nhiều quốc gia và tổ chức. Với hệ thống các tiêu chuẩn rõ rang kèm những bước hướng dẫn cụ thể và những dẫn chứng cách thức thực hiện là một tài liệu dễ dàng tiếp cận và tiếp thu đối với các DNVN có mong muốn sớm thực hiện được PTBV trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống các chuẩn mực liên quan đến quản trị môi trường như ISO 14001 không chỉ nâng cao chất lượng quản trị môi trường của DN mà còn xây dựng những nội dung, hệ thống các tiêu chí hỗ trợ các DN phát triển theo xu thế bền vững (Hillary, 2017). Do vậy, tài liệu này còn có thể hỗ trợ DNVN phương thức xây dựng các mục tiêu PTBV phù hợp với điều kiện của mình. Nhận định về khả năng cạnh tranh trong xu thế phát triển bền vững, Karvonen (2000) có đề cập: hoạt động quản trị môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh và phát triển của một DN. Do vậy, mặc dù hiện đang còn kém về năng lực cạnh tranh, các DNVN có thể tận dụng lợi thế của hệ thống quản trị môi trường để phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Công khai và minh bạch thông tin mà một trong những cách mà các DN có thể thu hút các đối tác, đặc biệt đối với sự công khai về các giải pháp hay chiến lược và thành tựu của DN đối với môi trường và sự PTBV thì có thể giúp các DN tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra những thông 1403
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tin trên báo cáo PTBV sẽ là kim chỉ nam để DN thực hiện quản trị theo mục tiêu và tạo ra sự cộng tác rộng rãi giữa các bộ phận trong DN trong công cuộc quản trị bền vững một cách dễ dàng và thuận tiện hơn bởi các thông tin đã được truyền đạt một cách rõ ràng và chính thống (Schaltegger và cộng sự, 2014). Vì DNVN còn hạn chế về mức độ công khai thông tin nên tính minh bạch còn thấp và độ tin cậy đối với các bên có liên quan. Hệ thống quản trị môi trường có thể giúp cho DNVN khắc phục được hạn chế này bởi bên cạnh việc cung cấp những thông tin về sự tiến bộ trong quản trị môi trường trong báo cáo môi trường thì nó cũng giúp DN có định hướng trong chiến lược quản trị PTBV của mình. Sự công khai thông tin trong báo cáo trách nhiệm xã hội hay báo cáo PTBV còn thể hiện sự cam kết của DN đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Xây dựng phương thức quản lý theo các tiêu chuẩn của ISO 14001 còn thể hiện sự cam kết lâu dài về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (Comoglio và Botta, 2012). Những lợi ích của ISO 14001 đã được thực tế chứng minh bao gồm: ngăn ngừa ô nhiễm, tiết kiệm chi phí đầu vào, giúp DN chủ động tích cực trong việc tuân thủ các quy định về quản lý môi trường, thỏa mãn các yêu cầu của các đối tác trong chuỗi cung ứng bền vững, giảm thiểu chất thải và khí thải, tăng sự tín nhiệm của các bên có liên quan trong hợp tác quốc tế. Ngoài ra lợi thế này cũng giúp khắc phục điểm yếu về hệ thống xử lý chất thải và nước thải còn lạc hậu trong nhiều DNVN, bởi ứng dụng hệ thống quản trị môi trường là việc quản trị và hạn chế chất thải, khí thải và nước thải ngay từ trong giai đoạn sản xuất chứ không phải là cuối quá trình. Do vậy, hệ thống quản trị môi trường không đòi hỏi các DN vận dụng phải đầu tư mới hệ thống xử lý môi trường hay hệ thống dây chuyền sản xuất, mà có thể vận dụng trong hoạt động quản trị và xử lý và cung cấp thông tin phục vụ quản trị. Một ưu điểm khác của hệ thống ISO 14001 là sự thích hợp của nó đối với tất cả các loại hình DN hay tổ chức mà không bị tác động bởi quy mô, lĩnh vực kinh doanh hay mô hình hoạt động. Bên cạnh đó, việc DN có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần cá Tiêu chuẩn là tùy thuộc vào mong muốn, yêu cầu quản lý và nguồn lực của DN. Điều này chứng tỏ rằng ứng dụng hệ thống ISO 14001 có thể phát huy được tác dụng hiệu quả đối với các DNVN. Hệ thống quản trị môi trường hỗ trợ DN nhận biết, quản trị, vận hành và kiểm soát các vấn đề môi trường một cách toàn diện (ISO 14001:2015). Do vậy, hệ thống quản trị môi trường giải quyết vấn đề tác động môi trường bởi hoạt động kinh doanh của DN từ đầu quá trình sản xuất bằng cách quản trị nguồn nguyên liệu đầu vào và kiểm soát tiêu hao nguyên liệu trong từng giai đoạn. Chính vì thế, hệ thống quản trị môi trường có thể làm giảm bớt những thách thức về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thách thức từ việc phát triển chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng bền vững trên toàn cầu. với nỗ lực gia tăng sản lượng xuất khẩu, các DNVN cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản trị môi trường và xây dựng hình ảnh sản phẩm môi trường hay nhãn hiệu xanh cho những sản phẩm của mình để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như giữ vững thị trường đối tác lâu dài đặc biệt với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia phát triển. Sử dụng đa dạng các công cụ trong hệ thống quản trị môi trường để DN có thể lựa chọn 1404
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ứng dụng. Những công cụ này không nhất thiết phải tổ chức thêm bộ phận hay đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị mà có thể chỉ đơn thuần là thu thập thêm thông tin phù hợp cho việc ra quyết định từ góc nhìn có sự quan tâm đến môi trường và xã hội. Do vậy, trường hợp là những DN quy mô nhỏ có khả năng tài chính thấp vẫn có thể ứng dụng hệ thống quản trị môi trường và đạt được lợi ích kinh tế và môi trường, xã hội thông qua công cụ này. Xét về lợi thế đội ngũ lao động của các DNVN thì việc thích nghi và ứng dụng với một hệ thống quản trị mới có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, vận dụng hệ thống quản trị môi trường là việc ứng dụng phương pháp cung cấp thông tin và quản trị có xem xét đến yếu tố môi trường và xã hội mà không cần sự thay đổi lớn về dây chuyền sản xuất, hay hệ thống xử lý môi trường. Do vậy, không yêu cầu đầu tư tài chính cho sự vận dụng này. Những lợi thế này của hệ thống quản trị môi trường rất phù hợp với điều kiện của DNVN. 4. Kết luận Quản trị môi trường đã chứng minh được lợi ích của nó đối với nhiều DN trên nhiều quốc gia khác nhau và DNVN cũng có thể đạt được những lợi ích tương tự từ hệ thống quản trị môi trường nếu đi đúng hướng và đúng cách. Dẫn lời của Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên Ngô Chung Khanh đã nhấn mạnh, DNVN cần phải tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển mạnh mẽ. Cạnh tranh tạo ra sức ép phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh cho nên rất cần thiết phải thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, không chỉ chăm chăm đi xuất khẩu mà còn phải chú trọng tới cả đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại, giành lại thị trường trong nước. Trên cơ sở phân tích SWOT và thực tế ứng dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể nhận thấy được hệ thống quản trị môi trường là một công cụ phù hợp để hỗ trợ DNVN khắc phục những khó khăn, điểm yếu; đồng thời phát huy được thế mạnh và cơ hội để thực hiện PTBV trong điều kiện hội nhập toàn cầu ngày nay. Thực tế thì vấn đề về phát triển bền vững đã không còn mới lạ nữa đối với tất cả các quốc gia và các DN. Ý tưởng đó xuất phát từ việc quan tâm đến hiệu quả kinh tế môi trường (Burritt và cộng sự, 2003). Do vậy, để đảm bảo cho mình con đường phát triển kinh doanh lâu dài và mở rộng trên toàn cầu, các DNVN không thể đi ngược với xu hướng chung của thế giới. Hệ quả tất yếu rằng, xây dựng hệ thống quản trị môi trường sẽ giúp các DN quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình với góc nhìn có quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và vì lợi ích chung lâu dài của toàn xã hội. Điều này sẽ giúp DNVN có vị thế tốt hơn đối với người tiêu dùng bên cạnh việc tăng lợi ích kinh tế trực tiếp từ hiệu quả quản lý. Tuy rằng việc áp dụng hệ thống quản trị môi trường đối với các DNVN sẽ còn nhiều khó khăn nhưng nếu không phát triển theo xu thế này có thể dẫn đến nguy cơ cạnh tranh kém và giảm khả năng gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, không chỉ là ứng dụng hệ thống quản trị môi trường mà các DNVN cần có những chiến lược để phát triển thành những DN bền vững – là những DN mà đóng góp cho sự phát triển xã hội và môi trường trong chính hoạt động kinh doanh của mình (Schaltegger và Wagner, 2011). Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới đã có những bước phát triển xa hơn trong hoạt động bảo vệ môi trường và PTBV. Do vậy, là người đi sau, các DNVN rất cần sự định hướng và hướng 1405
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 dẫn từ phía quản lý Nhà nước. Thực sự vậy, trường hợp phát triển quản trị bền vững phát triển mạnh mẽ trong các DN Nhật Bản xuất phát từ sự ủng hộ và thúc đẩy của Chính Phủ (Ito 2006). Bên cạnh sự nỗ lực phát triển và vận dụng hệ thống quản trị môi trường từ phía DN thì sự ủng hộ và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ là rất quan trọng; thậm chí, tác động từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước có thể trở thành động lực cho các DNVN áp dụng hệ thống ISO 14001. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arimura, T. H., Hibiki, A., & Katayama, H. (2008), Is a voluntary approach an effective environmental policy instrument? A case for environmental management systems. Journal of En- vironmental Economics and Management, 55(3), 281-295. Bộ Công Thương (2015), Hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại Việt Nam, http://nscl.vn/hien-trang-ap-dung-he-thong-quan-ly-moi-truong-iso-14001-tai-viet- nam/ Chang, H. H. và Huang, W. C. (2006), Application of a quantification SWOT analytical method. Mathematical and computer modelling, 43(1-2), 158-169. Ito, M. (2006), Environmental consciousness increases in Japanese business. JETRO Japan Economic Report. Karvonen, M. M. (2000), Environmental accounting as a tool for SMEs in environmentally induced economic risk analysis. Eco Management and Auditing: The Journal of Corporate En- vironmental Management, 7(1), 21-28. Hillary, R. (2017), Sustainable development and small to medium-sized enterprises: a long way to go Paul Gerrans, School of Finance and Business Economics, Edith Cowan University, Perth, Western Australia, and Bill Hutchinson, School of Management Information Systems, Edith Cowan University, Perth, Western Australia. In Small and Medium-Sized Enterprises and the Environment (pp. 75-81). Routledge. Hassini và cộng sự (2012), A literature review and a case study of sustainable supply chains with a focus on metrics, Production Economics 140 (2012) 69–82. Perez Sanchez, D., Barton, J. R. và Bower, D. (2003), Implementing environmental man- agement in SMEs. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 10(2), 67-77. Seiffert, M. E. B. (2008), Environmental impact evaluation using a cooperative model for implementing EMS (ISO 14001) in small and medium-sized enterprises. Journal of Cleaner Pro- duction, 16(14), 1447-1461. Lê Văn Khoa và cộng sự (2009), Phát triển bền vững ở Việt Nam – Hiện trạng, thách thức và giải pháp, http://www.vacne.org.vn/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-hien-trang-thach-thuc- va-giai-phap/2149.html Schaltegger, S và Centre for Sustainability Management (CSM) (2002), Sustainability man- agement in business enterprises: concepts and instruments for sustainable organisation devel- 1406
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 opment. Federal Ministry for the Environment, Nature conservation and Nuclear Safety-Division for Environment and Economy Eco-Aud. Nguyễn Thế Chinh (2020), Cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, http://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/815962/co-hoi-va-thach-thuc-cho- phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam.aspx ISO14001: 2015, Chìa khóa cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, http://doanhnghiephoinhap.vn/iso140012015-chia-khoa-cho-doanh-nghiep-trong- qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-voi-khu-vuc-va-the-gioi.html 1407
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2