intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày vai trò của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xây dựng và quản lý các quy trình của kiểm toán nội bộ ngày càng hoàn thiện hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ths. Đàm Thị Lệ Dung Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang đứng trước nhiều vận hội mới, song song với đó là những thách thức không nhỏ. Môi trường kinh doanh biến động, những yếu tố không chắc chắn là các mối đe dọa đến sự thành công, thậm chí sự sống còn của các DN Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, DN cần làm tốt công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp các công cụ kiểm soát và quản lý rủi ro. Việc tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) trong DN sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác quản trị của rủi ro, đảm bảo thực hiện các mục tiêu hoạt động, biến thách thức thành cơ hội trong kinh doanh. Từ khóa: KTNB, quản trị, rủi ro. 1. Khái niệm, nhiệm vụ của KTNB Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về KTNB, tuy nhiên phổ biến và được công nhận rộng rãi thì KTNB là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn, để làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của DN. KTNB giúp DN thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc, để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị. Theo định nghĩa của The IIA (Viện KTNB Hoa Kỳ): “KTNB là một chức năng độc lập, khách quan nhằm đảm bảo và tư vấn các hoạt động đã được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. KTNB giúp một tổ chức thực hiện được các mục tiêu thông qua việc mang lại phương pháp tiếp cận có hệ thống và quy tắc, nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát và quản trị.” Về nhiệm vụ KTNB có các nhiệm vụ sau: Một là, kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; Hai là, kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt; Ba là, kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc DN; Cuối cùng, KTNB có nhiệm vụ phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của DN; Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của DN. 116
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Kiểm toán viên nội bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được lãnh đạo phê duyệt và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, KTNB phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số liệu, tài liệu đã được kiểm toán (loại trừ các trường hợp có yêu cầu của toà án, hoặc các nghĩa vụ liên quan đến tiêu chuẩn nghiệp vụ). 2. Chức năng của KTNB Trước đây, KTNB có chức năng chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của DN. Tuy nhiên, quan điểm của KTNB hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Như vậy, KTNB sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Về kiểm toán hoạt động như: Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn, lợi thế kinh doanh,...) của DN; Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu nhập; Kết quả bảo toàn và phát triển vốn; Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của DN. Về kiểm toán tính tuân thủ như: Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán; Chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc; Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ;… Về kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, KTNB thực hiện các công việc như: Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính; Báo cáo kế toán quản trị trước khi lãnh đạo ký duyệt và công bố; Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị; Đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả Có thể thấy, KTNB đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho DN. KTNB chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của DN, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro, tư vấn cho chủ DN cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị DN. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, KTNB sẽ đưa ra những tư vấn, giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. 117
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTNB được ví như ngọn hải đăng soi đường giúp cho con thuyền DN hoạt động hiệu quả, là cánh tay đắc lực cho các nhà quản trị DN. Nền móng quản trị của một tổ chức là ban lãnh đạo và công tác giám sát. Ban lãnh đạo cần phải thiết lập bộ máy chặt chẽ, phân quyền rõ ràng cũng như có công tác giám sát, hoạch định chiến lược tốt. Tuy nhiên, cấu trúc của một tổ chức có được xây dựng một cách hoàn hảo như thế nào thì vẫn luôn tồn tại rủi ro tiềm ẩn. DN không thể miễn nhiễm hoàn toàn khỏi những gian lận và sai sót tiềm ẩn có thể phát sinh. Hành vi gian lận có thể ẩn sau diện mạo của những cấu trúc hoàn hảo, nó được ví như phần chìm của tảng băng trôi. Vì vậy, các DN khó tránh khỏi những rủi ro này. KTNB là tầng phòng thủ thứ ba trong hoạt động kiểm soát nội bộ của một tổ chức, là công cụ hỗ trợ cho tổ chức thực hiện được hệ thống quản trị của mình một cách hiệu quả nhất. 3. Tầm quan trọng của KTNB trong DN Trong bất kỳ tổ chức nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệ thống chạy song song. Đó là, hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức và hệ thống giám sát ngăn ngừa rủi ro, hỗ trợ tối đa cho DN đạt được mục tiêu đề ra đó là hệ thống kiểm soát nội bộ. Bởi, bất kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tiềm tàng tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, ảnh hưởng đến mục tiêu chung và hiệu quả kinh doanh cuối cùng của DN. DN bắt buộc cần một hệ thống được thiết kế nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan. Đó chính là hệ thống của KTNB, công cụ giám sát hoạt động đắc lực của mọi DN, giúp DN nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các rủi ro và hoàn thành các mục tiêu của đơn vị. Ngày nay, kinh tế mở cửa và hội nhập, kinh tế thị trường đầy biến động, các DN Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro, tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại, đe dọa đến hiệu quả hoạt động của DN. Rủi ro DN cần phải đối mặt bao gồm rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài. Rủi ro bên trong là những rủi ro gây ra bởi các nhân tố bên trong như từ hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực, các vấn đề đạo đức, văn hóa DN,... Rủi ro bên ngoài, còn gọi là rủi ro kinh doanh, là rủi ro gây ra bởi các nhân tố bên ngoài như các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô từ chính trị, kinh tế, xã hội đến khoa học công nghệ,... và nhân tố thuộc môi trường vi mô như rủi ro tiềm ẩn từ nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng,... Những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế càng làm gia tăng rủi ro cho các DN. Càng nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố không chắc chắn, mối đe dọa đối với DN lại càng lớn. Do đó, vai trò của KTNB càng thể hiện rõ, sự cần thiết thiết lập công cụ quản lý này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nhờ có KTNB mà Ban quản lý có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của DN vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một nhóm người. DN tổ chức xây dựng được KTNB hiệu quả sẽ làm tăng niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và khả năng kiểm soát, tăng giá trị DN. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, các công ty có KTNB thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Khi hoạt động kinh doanh tăng, xét về khối lượng và mức độ phức tạp, nhà quản lý các DN càng thấy cần thiết và phụ thuộc vào hiệu quả của các quy trình kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh. 118
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTNB không chỉ là các tài liệu hướng dẫn quy trình mà nhân sự ở mọi cấp của tổ chức cũng phải tham gia thực hiện. Đó là một quá trình được thiết kế chặt chẽ, một phương tiện để đạt được mục đích, đảm bảo được các mục tiêu của DN. 4. Phát huy vai trò của KTNB trong DN KTNB chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ DN tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của KTNB trong hoạt động kinh doanh của DN. Làm thế nào để KTNB giúp DN hoạt động tốt hơn? Làm thế nào KTNB giúp chủ DN dự đoán, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định? KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối với những hoạt động khác nhau của một tổ chức như là một sự trợ giúp đối với tổ chức. Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), KTNB là “một hoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một loại dịch vụ cho DN, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”. KTNB được xem là “tai mắt” của quản lý DN thông qua việc sử dụng các chuyên gia có nhiệm vụ kiểm tra và soát xét tất cả các bộ phận và chức năng trong DN và báo cáo cho lãnh đạo DN các kết quả công việc của mình. Để phát huy vai trò của KTNB trong quản trị rủi ro, DN cần tổ chức và duy trì chức năng KTNB trong DN một cách thích hợp. Trước hết về định hướng tiếp cận, KTNB tiếp cận theo định hướng rủi ro sẽ là giải pháp lựa chọn tốt nhất cho các DN trong bối cảnh hiện nay. KTNB trên cơ sở tiếp cận rủi ro đang là xu thế và ngày càng chứng minh tính tiến bộ, hiệu quả của mình trong vai trò đồng hành cùng quản lý DN. KTNB cần được mở rộng phạm vi, nội dung sang kiểm toán hoạt động theo hướng thực hiện các cuộc kiểm toán liên kết, trong đó trọng tâm là kiểm toán tính hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực. Từ đó, KTNB giúp đánh giá và xác định tính hiệu quả cũng như xem xét các bước kiểm soát nội bộ có được thực hiện hiệu quả hay không, qua đó xác định và cảnh báo các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của DN và đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch hành động. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập. Các DN đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và khó khăn. Để đứng vững, tồn tại và phát triển được, vấn để kiểm soát hoạt động lại càng cần được chú trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi DN. Điều này được minh chứng rõ rệt trong một môi trường kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam. Đối với hầu hết DN, để ứng phó với xu hướng tăng trưởng nhanh, đồng thời để triển khai các kế hoạch kinh doanh chiến lược, hoạt động ngày càng mở rộng và phức tạp, các DN càng đầu tư nguồn lực nhiều hơn nhằm xây dựng và quản lý các quy trình của KTNB. Nhằm tạo ra một hệ thống KTNB thực sự hiệu quả và vững mạnh. -------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. TS. Phan Trung Kiên, 2015, KTNB trong DN – Đại học kinh tế quốc dân, NXB Tài chính. 2. www.theiia.org 3. www.ifac.org -------------------------------- 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0