Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA NỘI SOI RUỘT NON TRONG CHẨN ĐOÁN<br />
VÀ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT Ở RUỘT NON TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Phạm Hữu Tùng*, Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Đình Trí*, Bạch Thanh An*, Phạm Quốc Thông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhằm đánh giá vai trò và hiệu quả của nội soi ruột non trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở ruột<br />
non.<br />
Đối tượng-phương pháp: Tất cả các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không tìm thấy tổn thương qua nội soi<br />
dạ dày và nội soi đại tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 05/ 2011 - 07/ 2011.<br />
Kết quả: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2011, chúng tôi đã tiến hành nội soi ruột non trên 6 bệnh nhân với 8<br />
lần nội soi (2 bệnh nhân được soi từ đường miệng và hậu môn): 5 lần từ đường miệng và 3 lần từ đường hậu<br />
môn. Tuổi từ 17 - 87. Giới: 6 nam, 0 nữ. Chiều dài trung bình ruột non khảo sát được: 250 cm soi từ đường<br />
miệng và 150cm soi từ đường hậu môn. Thời gian soi trung bình mỗi lần soi: 120 phút. Tổn thương phát hiện<br />
được: 01 trường hợp u dưới niêm (Gastrointestinal Stromal Tumors: GIST), 02 trường hợp loét hổng tràng, 01<br />
trường hợp có nhiều túi thừa hổng tràng, 01 loét hồi tràng có cục máu đông bám (kẹp clip+chích cầm máu), 01<br />
loét túi thừa Meckel có cục máu động bám (chích cầm máu). Tỷ lệ phát hiện được tổn thương là 6/ 6 (100%)<br />
trường hợp, can thiệp điều trị 2/ 6 (33%) trường hợp, tỷ lệ can thiệp nội soi thành công 100% trường hợp, 02<br />
trường hợp được phẫu thuật điều trị (GIST và loét túi thừa Meckel), không có trường hợp tai biến và tử vong của<br />
thủ thuật.<br />
Kết luận: Nội soi ruột non có hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở ruột non. Chúng tôi hy vọng<br />
trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: nội soi ruột non, xuất huyết tiêu hóa ở ruột non<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ROLE OF DOUBLE BALLOON ENTEROSCOPY (DBE) IN THE DIAGNOSTIC<br />
AND MANAGEMENT OF SMALL BOWEL BLEEDING IN CHORAY HOSPIAL<br />
Pham Huu Tung, Ho Dang Quy Dung, Tran Dinh Tri; Bach Thanh An, Pham Quoc Thong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 296 - 299<br />
Background and study aims: To assess the feasibility and efficacy of double balloon enteroscopy (DBE) in<br />
the diagnostic and management of small bowel diseases<br />
Patients and Methods: All selective patients with overt bleeding in whom bleeding sources are not<br />
identified by upper gastrointestinal endoscopy or colonoscopy in Cho Ray hospital from May 2011 to July 2011.<br />
Results: A total of 6 patients (6 male, no female), age range 17-87. Two patients had both antegrade (transoral) and retrograde (trans-anal) examinations. The remaining 3 had trans-oral examination and 1 had trans-anal<br />
only. The examination time was range 120 minutes. The diagnostic successful rate was 6 of 6 patients (100%), 2<br />
patients underwent endoscopic therapy and 2 patients (33.3 %) surgery due to their diseases. No complications<br />
were encountered. The source of bleeding was identified in patients with tumor, ulcers, diverticulum.<br />
Conclusions: Double balloon enteroscopy can be a useful diagnostic and therapeutic tool for small bowel<br />
disease. This technique should be widely used in Vietnam.<br />
* Khoa Nội soi - BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS Phạm Hữu Tùng<br />
<br />
296<br />
<br />
ĐT: 0983121105<br />
<br />
Email: huutungbvcr@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Double balloon enteroscopy, Small bowel bleeding.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nội soi ruột non bằng bóng đôi (Double<br />
balloon enteroscopy - DBE) là kỹ thuật nội soi<br />
mới, được phát minh bởi Yamamoto và cộng sự<br />
tại Đại học Jichi Medical Nhật Bản, lần đầu tiên<br />
được công bố và ứng dụng trong lâm sàng vào<br />
năm 2001. Hệ thống DBE bao gồm ống soi dài<br />
200cm, over-tube dài 145cm có bóng làm băng<br />
latex tại đầu mỗi ống. Cả hai bóng được điều<br />
khiển bơm lên và xả xuống bởi hệ thống bơm<br />
khí. DBE được dựa trên cơ sở kỹ thuật phối hợp<br />
của 2 bóng nhằm đưa máy soi vào từng đoạn của<br />
ruột. Ống soi có thể đưa vào từ đường miệng<br />
hoặc từ đường hậu môn, cho phép quan sát để<br />
chẩn đoán, sinh thiết và can thiệp điều trị các<br />
bệnh lý ở ruột non, như cầm máu trong xuất<br />
huyết, cắt polyp, gắp dị vật, nong và đặt stent.<br />
Với những tiến bộ gần đây trên thế giới đã<br />
giới thiệu hai phương pháp mới cho phép khảo<br />
sát được ruột non đó là DBE và nội soi viên<br />
nang, cả hai kỹ thuật này đã được áp dụng và bổ<br />
sung cho nhau: Nội soi viêm nang cho ra hình<br />
ảnh và DBE cho chẩn đoán và điều trị tổn<br />
thương.<br />
Ở Việt Nam, phương pháp DBE chỉ mới<br />
được áp dụng ở một số ít trung tâm. Do vậy, qua<br />
một số trường hợp ban đầu được thực hiện tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi muốn xem xét khả<br />
năng áp dụng và hiệu quả của DBE trong chẩn<br />
đoán và điều trị bệnh lý ở ruột non.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Báo cáo hàng loạt ca lâm sang.<br />
<br />
Dụng cụ và kỹ thuật<br />
- Hệ thống máy nội soi Fujinon: Ống soi EN450P5, EN-450T5.<br />
- Hệ thống bơm bóng, overtube TS-12140,<br />
TS-13140.<br />
- Dụng cụ nội soi: Kim chích cầm máu,<br />
Clip…<br />
Tiến hành theo các bước như sơ đồ kỹ thuật<br />
sau:<br />
1: Đưa ống soi vào trong overtube.<br />
2. Đặt máy soi đến tá tràng (D2 hoặc D3).<br />
3. Bơm bóng đầu ống soi để cố định ống soi.<br />
4. Luồn overtube vào và bơm bóng của<br />
overtube để cố định vào thành ruột non.<br />
5. Tiếp tục luồn ống soi vào sâu bên trong<br />
lòng ruột non.<br />
6. Bơm bóng đầu ống soi để cố địng ruột non<br />
7. Xả bóng của overtube<br />
8. Luồn overtube dọc theo ống soi và bơm<br />
bóng của overtube để cố định vào thành ruột<br />
non.<br />
9. Xác định chắc chắn ruột đã được cố định<br />
bởi 2 bóng. Rút và nắn đồng thời ống soi và<br />
overtube.<br />
10. Xả bóng ống soi<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
11. Lặp lại các bước 5-10 để đưa ống soi đi<br />
sâu hơn<br />
<br />
Tiêu chẩn chọn bệnh<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa<br />
không tìm thấy tổn thương qua nội soi dạ dày và<br />
nội soi đại tràng.<br />
<br />
Trước soi: Chuẩn bị như nội soi đại tràng,<br />
cho uống thuốc xổ Fleet soda hoặc Fortrans.<br />
Trong khi soi:<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
- Theo dõi: M, HA, Sp02.<br />
<br />
Cũng giống như trong nội soi dạ dày và nội<br />
soi đại tràng, người trưởng thành không đồng ý<br />
thực hiện thủ thuật, tình trạng huyết động bệnh<br />
nhân không ổn định cho phép thực hiện thủ<br />
thuật một cách an toàn.<br />
<br />
- Tiền mê bằng: Dolargan và Midazolam.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2011, chúng tôi<br />
đã tiến hành nội soi ruột non trên 6 bệnh nhân<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
297<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
với 8 lần nội soi (2 bệnh nhân được soi từ 2<br />
đường miệng và hậu môn): 5 lần từ đường<br />
miệng và 3 lần từ hậu môn. Tuồi từ 17-87; Giới: 6<br />
nam, 0 nữ. Chiều dài trung bình ruột non khảo<br />
sát được: 250cm soi từ đường miệng và 150cm<br />
soi từ đường hậu môn (ước tính). Thời gian soi<br />
trung bình mỗi lần soi: 120 phút.<br />
Tổn thương phát hiện được: 01 trường hợp u<br />
dưới niêm xuất huyết (GIST – xác định bằng<br />
phẫu thuật và mô bệnh học), 02 trường hợp loét<br />
hổng tràng, 01 bênh nhân có nhiều túi thừa hổng<br />
tràng, lúc nội soi soi không thấy tổn thương<br />
đang xuất huyết, 01 loét hồi tràng có cục máu<br />
đông bám (Forrest IIb), 01 loét túi thừa Meckel<br />
có cục máu động bám. Tỷ lệ phát hiện được tổn<br />
thương là 6/6 (100%) trường hợp, can thiệp điều<br />
<br />
trị 2/6 (33%) trường hợp.<br />
Trong nhóm nghiên cứu có 2 trường hợp<br />
được phẫu thuật điều trị là 01 bệnh nhân u dưới<br />
niêm có loét bề mặt ở hổng tràng (GIST). 01<br />
trường hợp là loét túi thừa Meckel, bệnh nhân<br />
xuất huyết tái phát nhiều lần, kết quả nội soi là<br />
loét có cục máu đông bám bề mặt ổ loét, chúng tôi<br />
tiến hành chích cầm máu bằng HSE 3%, đánh dấu<br />
bằng mực chuyên dụng, bệnh nhân được mổ nội<br />
soi 1 tuần sau soi. 01 trường hợp loét hồi tràng<br />
xuất huyết, có cục máu đông bám bề mặt, trường<br />
hợp này được can thiệp kẹp 1 clip kết hợp với<br />
chích cầm máu, bệnh nhân ổn định và xuất viện.<br />
Các bệnh nhân còn lại không có chỉ định can thiệp<br />
nội soi cũng như phẫu thuật. Không có trường<br />
hợp tai biến và tử vong của thủ thuật.<br />
<br />
U dưới niêm mạc ở ruột non (GIST)<br />
<br />
Hình ảnh loét túi thừa Meckel’s qua nội soi ruột non<br />
ruột…Vì bước đầu tiếp cận với kỹ thuật mới nên<br />
BÀN LUẬN<br />
chỉ định của chúng tôi còn hạn chế, chỉ thực hiện<br />
Chỉ định và khả năng điều trị<br />
trên những bệnh nhân có xuất huyết rõ ràng để<br />
Nội soi ruột non được chỉ định cho những<br />
hy vọng sẽ tìm thấy tổn thương dễ dàng hơn.<br />
bệnh nhân nghi ngờ bệnh lý ở ruột non và cần<br />
Với kết quả ban đầu đáng khích lệ và kỹ thuật<br />
phải chẩn đoán chính xác để quyết định điều trị.<br />
ngày càng hoàn thiện, chúng tôi hy vọng trong<br />
Những chỉ định và can thiệp cụ thể như(5): Tổn<br />
tương lai nội soi ruột non sẽ được chỉ định rộng<br />
thương nghi ngờ bởi nội soi viên nang (capsule<br />
rãi hơn nhằm phát huy khả năng chẩn choán và<br />
endoscopy) cần được chẩn đoán và điều trị, xuất<br />
điều trị không những bệnh lý ở ruột non mà cả<br />
huyết tiêu hóa đại thể hoặc tiềm ẩn mà chưa tìm<br />
bệnh lý mật tụy trên những bệnh nhân phẫu<br />
thấy nguyên nhân khi nội soi dạ dày và nội soi<br />
thuật Billroth II và Roux-en-Y.<br />
đại tràng đều cho kết quả âm tính, chẩn đoán và<br />
Nhận xét về kỹ thuật và vai trò của nội soi<br />
điều trị hẹp ruột non (sinh thiết, nong, đặt stent),<br />
ruột non trong xuất huyết ruột non<br />
u ruột non cần được sinh thiết hoặc cần cắt đốt<br />
Thời gian soi kéo dài và over-tube đưa qua<br />
qua nội soi, chụp mật tuỵ ngược dòng và can<br />
đường<br />
miệng là nguyên nhân gây khó chịu cho<br />
thiệp điều trị bệnh lý mật tụy trên ngững bệnh<br />
bệnh nhân. Do vậy, đòi hỏi phải tiền mê trong<br />
nhân mổ nối Billroth II hoặc Roux-en-Y, chỉ định<br />
khi thực hiện thủ thuật. Kỹ thuật nội soi ruột non<br />
lấy dị vật ở ruột non, tháo lồng ruột non, nội soi<br />
đòi hỏi bác sỹ nội soi có kinh nghiệm và màng<br />
đại tràng trong những trường hợp khó như dính<br />
<br />
298<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
tăng sáng, đặc biệt cho những người mới bắt đầu<br />
thực hiện nội soi ruột non(1). Chúng tôi thực hiện<br />
nội soi ruột non không có màng tăng sáng do<br />
vậy chiều dài ruột non được khảo sát ngắn hơn<br />
so với các nghiên cứu, đặc biệt là nội soi từ<br />
đường hậu môn dễ tạo xoắn nếu không có màng<br />
tăng sáng rất khó khăn cho việc tháo xoắn.<br />
Khả năng chẩn đoán của nội soi ruột non<br />
bằng bóng đôi 43-90%(3,4). Các biến chứng nặng<br />
của DBE khoảng 1% các trường hợp(2). Các biến<br />
chứng gây ra có thể liên quan đến Overtube,<br />
Tác giả<br />
(4)<br />
Schafer C<br />
(2)<br />
Kopáčová M<br />
Noriyuki Takano<br />
Chúng tôi<br />
<br />
N<br />
109<br />
50<br />
(7)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bóng, và các thủ thuật điều trị(6). Các biến chứng<br />
bao gồm thủng, xuất huyết, viêm tụy<br />
cấp…Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi<br />
không có trường hợp có biến chứng, có lẽ là vì<br />
chúng tôi không can thiệp thủ thuật có nguy cơ<br />
xuất huyết hay thủng, bước đầu thực hiện nên<br />
chúng tôi không cố đưa máy soi vào sâu mà<br />
dừng thủ thuật khi thấy được tổn thương (đối<br />
với bệnh nhân có nguy cơ cao) hoặc khi thấy<br />
không thể đưa máy soi vào xa hơn nữa.<br />
<br />
Thời gian Chiều dài ruột non (cm) Tỷ lệ phát hiện tổn thương<br />
55-125<br />
10-500<br />
62 %<br />
130<br />
70%<br />
<br />
20<br />
<br />
70-90<br />
<br />
6<br />
<br />
120<br />
<br />
100-250<br />
<br />
Hiện nay việc chẩn đoán bệnh lý ruột non<br />
còn nhiều hạn chế. Một số phương thường được<br />
sử dụng hiện nay như CT scan, X-quang đường<br />
tiêu hoá có cản quang, siêu âm để chẩn đoán u<br />
ruột non hay chụp mạch máu (DSA) để chẩn<br />
đoán xuất huyết …Tuy nhiên, khả năng chẩn<br />
đoán bệnh lá rất thấp và không thể can thiệp<br />
điều trị. Nội soi ruột non là một tiến bộ mới<br />
trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở ruột non,<br />
nhiều công trinh nghiên cứu cho thấy nội soi<br />
ruột non có hiệu quả cao trong chẩn đoán và<br />
điều trị, tai biến thấp(5).<br />
Kỹ thuật nội soi bóng đôi có thể thực hiện<br />
được bởi bác sỹ nội soi có kinh nghiệm. Bệnh<br />
nhân cần phải được tiền mê, do vậy có thể thực<br />
hiện thủ thuật tại phòng mổ hoặc tại phòng soi<br />
có đầy đủ thiết bị theo dõi. Overtube và Balloon<br />
được sử dụng 1 lần vì vậy chi phí cho thủ thuật<br />
tương đối cao, nhưng so với chi phí và hậu quả<br />
của phẫu thuật thì nội soi ruột non cũng có thể<br />
chấp nhân được trong hoàn cảnh kinh tế ở Việt<br />
Nam hiện nay.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bước đầu thực hiện nội soi ruột non bằng hệ<br />
thống nội soi ruột non bóng đôi, với số lượng<br />
bệnh nghiên cứu còn ít, nhưng với kết quả ban<br />
<br />
Biến chứng<br />
0,25%<br />
0,25%<br />
<br />
50%<br />
<br />
0,05%<br />
<br />
100%<br />
<br />
0%<br />
<br />
đầu đáng khích lệ, chúng tôi ghi nhận rằng nội<br />
soi bóng đôi hoàn toàn có thể thực hiện tại Việt<br />
Nam, rất cần thiết và có hiệu quả trong chẩn<br />
đoán và điều trị bệnh lý ở ruột non. Chúng tôi<br />
hy vọng trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp<br />
dụng rộng rãi ở Việt Nam.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Gay G, Delvaux M (2006), “Small-bowel endoscopy”.<br />
Endoscopy, 38, pp. 22 - 26.<br />
Kopáčová M, Rejchrt S, Tachecí I, Bureš J (2006), “Doubleballoon enteroscopy: The first fifty investigations in the Czech<br />
Republic”. Folia Gastroenterol Hepatol, 4 (4): pp. 135 – 148.<br />
Nakamura M, Niwa Y, Ohmiya N et al (2006), “Preliminary<br />
comparison of capsule endoscopy and double-balloon<br />
enteroscopy in patients with suspected small-bowel<br />
bleeding”. Endoscopy, 38, pp. 59-66.<br />
Schafer C, Rothfuss K, Kreichgauer HP, Stange EF (2007),<br />
“Efficacy of Double-Balloon Enteroscopy in the Evaluation<br />
and Treatment of Bleeding and Non-Bleeding Small Bowel<br />
Disease”. Gastroenterol; 45, pp. 237–243.<br />
Sugano K, Yamamoto H, Kita H (2006), “Indications,<br />
Contraindications, and Preoperative Examination”. DoubleBalloon Endoscopy:Theory and Practice, pp. 9-13.<br />
Sugano K, Yamamoto H, Kita H (2006), “Expected<br />
Complications<br />
and<br />
Procedures<br />
to<br />
Address<br />
the<br />
Complications”. Double-Balloon Endoscopy: Theory and<br />
Practice, pp. 47-49.<br />
Takano N, Yamada A, Watabe H, Togo G, Yamaji Y, Yoshida<br />
H, Kawabe T, Omata M, Koibe K (2011), “Single-balloon<br />
versus double-balloon endoscopy for achieving total<br />
enteroscopy: a randomized, controlled trial”. Gastrointestinal<br />
Endoscopy, 73, pp. 734-739.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
299<br />
<br />