intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của Phật giáo Bình Dương đối với chính sách đền ơn đáp nghĩa với những người có công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết thống kê các thành tựu trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Bình Dương trong suốt 36 năm thành lập và đặc biệt trong nhiệm kỳ vừa qua, Phật giáo Bình Dương đã hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước với tinh thần từ bi cứu khổ, tương thân tương ái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của Phật giáo Bình Dương đối với chính sách đền ơn đáp nghĩa với những người có công

  1. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO BÌNH DƯƠNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG ĐẠI ĐỨC THÍCH TÂM THÔNG1* Tóm tắt: Đối với dân tộc ta, từ ngàn xưa, mẹ luôn là biểu tượng của sự dịu dàng, tấm lòng nhân hậu, bao dung, thủy chung, một đời lam lũ, tảo tần, chắt chiu nuôi dưỡng con cháu. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, rất nhiều người mẹ đã trở thành chiến sĩ âm thầm lập nên những chiến công, không ngại gian nguy, không quản nhọc nhằn, không hề tính toán thiệt hơn, lặng lẽ đóng góp công sức cho cách mạng. Ngày nay, khi đất nước đã thái bình độc lập, chúng ta cần phải ghi nhớ và đền đáp phần nào công ơn các Bà mẹ. Việc nghiên cứu tìm hiểu các chính sách ưu đãi xã hội sẽ giúp phát hiện những khó khăn, thuận lợi nhằm đề xuất hướng giải quyết thích hợp. Riêng tỉnh Bình Dương có rất nhiều hộ gia đình có công với cách mạng còn đang gặp hoàn cảnh khó khăn, do đó sự trợ giúp về vật chất và tinh thần là vô cùng cần thiết; một mặt nhằm an ủi và động viên khuyến khích, bên cạnh đó cũng giúp cải thiện đời sống an sinh xã hội. Bài viết thống kê các thành tựu trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Bình Dương trong suốt 36 năm thành lập và đặc biệt trong nhiệm kỳ vừa qua, Phật giáo Bình Dương đã hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước với tinh thần từ bi cứu khổ, tương thân tương ái. Từ khóa: Đền ơn đáp nghĩa, Phật giáo tỉnh Bình Dương, Vai trò. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, đời sống con người vô cùng khó khăn và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường xuyên phải chống chọi với thiên tai bên cạnh sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh trong quá khứ. Ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đời sống nhân dân đã phần nào ổn định hơn nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề xã hội nan giải như bùng nổ * Ủy viên Phân ban Thanh thiếu nhi phật tử Trung ương; Trưởng Phân ban Thanh thiếu nhi phật tử tỉnh Bình Dương.
  2. 710 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... dân số, ô nhiễm môi trường, nạn thất nghiệp,... Nhà nước vẫn đang nỗ lực áp dụng các chính sách thích hợp nhằm ổn định trật tự xã hội, chăm lo đời sống kinh tế, bảo đảm cuộc sống người dân, xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp. Các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng góp phần tham gia chính sách an sinh xã hội của nhà nước thông qua các hoạt động thiện nguyện vì lợi ích nhân dân. Hơn 2000 năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc, tinh thần từ bi và bình đẳng của Phật giáo đã hòa quyện cùng lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam qua câu nói: “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Hay thậm chí là câu: Dù xây chín tháp phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người. Chính sự tương đồng về tư tưởng này là nhân duyên để Phật giáo tồn tại và phát triển cùng dân tộc trải suốt những năm tháng lịch sử thăng trầm của nước nhà. “Trong hơn hai ngàn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là thành viên tin cậy và vững mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”1. Suốt thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Phật giáo Bình Dương luôn giữ vai trò hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, hỗ trợ lương thực và che giấu các chiến sĩ cách mạng; một số tấm gương tiêu biểu như HT Từ Tâm, HT Mỹ Định, HT Thiện Hương,... nổi bật là HT Từ Vân và nhà Phật học yêu nước Nguyễn Sinh Sắc đồng sáng lập Hội danh dự yêu nước tại chùa Hội Khánh. Góp phần nên thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không thể không nhắc đến sự hi sinh thầm lặng của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Sự cống hiến, phục vụ tận tình cho cách mạng của các bà mẹ thể hiện qua sự tảo tần, lam lũ, chắt chiu tận tụy nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, không quản nhọc nhằn gian khó, lặng lẽ đóng góp công sức cho Tổ quốc. Ngày nay khi đất nước đã độc lập tự do và đang trên đà phát triển, Tổ quốc không quên ghi nhớ công lao của các thế hệ ông cha đã hy sinh và đặc biệt là các bà mẹ Việt Nam anh hùng. “Ở đâu trên trái đất này, miếu bà và mộ liệt sĩ nhiều đến thế, ở đâu trên trái đất này người phụ nữ được phong là quốc mẫu, là mẹ Việt Nam anh hùng. Họ sinh ra ai? Họ sinh ra những người con, người con của họ là ai? Là Dã tượng là Yết Kiêu, là Linh Lang Đại vương Tứ trấn, là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, là 1 Trích Lời nói đầu Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 711 Lê Lợi, Nguyễn Trãi, là Quang Trung, là Hồ Chí Minh. Những người con của họ, vốn hiền như củ khoai cây lúa, khi có giặc thì đánh giặc, không có giặc thì trở về trồng rau cấy lúa nuôi tằm. Trong cuộc trường chinh bốn ngàn năm của dân tộc, người trở về, người không trở về, người vút lên trời cao, hay tạc vào đá núi, cũng chỉ để viết lên bài ca, mẹ Việt Nam anh hùng và truyền thống yêu nước hào sảng của dân tộc”1. Qua đó các chính sách đền ơn đáp nghĩa luôn được Đảng và Nhà nước, chính quyền nhân dân các cấp đặc biệt xem trọng. Song hành cùng chính sách trên là các hoạt động Phật sự của Phật giáo Bình Dương cũng nhằm hướng đến tinh thần phụng sự yêu nước; đó là Phật sự mang tính nhân văn chủ đạo của Phật giáo Bình Dương. Do đó người viết chọn đề tài Vai trò của Phật giáo Bình Dương đối với chính sách đền ơn đáp nghĩa với những người có công. Đây là đề tài mang tính chất quan trọng trong việc phát triển tinh thần nhân văn nhân bản, phụng sự đạo pháp, vì cộng đồng, góp phần cải thiện đời sống an sinh xã hội mà đối tượng chính là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn sâu: Người viết thu thập thông tin từ đối tượng gia đình có công với đất nước tại Bình Dương, đặc biệt là các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Qua đó thấy được sự hy sinh cũng như tâm tư nguyện vọng của các gia đình có người thân hy sinh. Lấy ý kiến chủ trương của các vị tôn đức, lãnh đạo giáo hội, trực tiếp là Ban Từ thiện xã hội tỉnh. Tham khảo và ghi nhận những thông tin, số liệu thu được sẽ giúp tôi có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ và bao quát, khách quan, độ chính xác cao về vấn đề nghiên cứu, để phân tích làm rõ thêm nội dung và các luận điểm trong đề tài. - Phương pháp điền dã: Người viết đi điền dã đến các gia đình người có công trên nhiều địa bàn trong tỉnh Bình Dương, tặng quà, thăm hỏi,... thực hiện quan sát tham dự, quay phim, chụp hình, ghi âm để nắm bắt thêm những khó khăn thực tế. Ngoài ra người viết còn áp dụng một số phương pháp: Tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội, thống kê học.... Phương pháp thống kê: tập hợp, bổ sung dữ liệu từ nhiều nguồn sau đó người viết phân tích, chọn lọc và tổng hợp lại các số liệu cụ thể về chính sách của nhà nước và các hoạt động từ thiện của Phật giáo Bình Dương những năm gần đây. 1 Nguyễn Văn Tuân, Sức sống tuổi đôi mươi một thời và mãi mãi, Nxb Hải Phòng, 2015, trang 53.
  4. 712 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1. Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội đối với những người có công trong hệ thống chính sách xã hội của Việt Nam tại Bình Dương Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 1970 Mẹ1 được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” nhằm để tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc phụ nữ Việt Nam với các đức tính: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin mạnh mẽ vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Tuy nhiên do sự mất mát người thân trong kháng chiến và cống hiến vật chất hết mình cho Cách mạng mà cuộc sống của các hộ gia đình thương binh gặp nhiều khó khăn sau khi đất nước hoàn toàn độc lập. Sự hy sinh đó đã hối thúc tất cả chúng ta- những người được tận hưởng hòa bình phải có trách nhiệm đối với các thế hệ cha anh đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. “Chồng chết trận rồi đến lượt con Mẹ già cặm cụi sống chon von Tôi nhìn mẹ, tưởng Bà Trưng hiện, Bà mẹ nghìn năm của nước non”2 Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công3 thực chất là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình của họ. Chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng này không chỉ đơn thuần ghi nhận sự biết ơn của Nhà nước, cộng đồng, xã hội đối với người có công và thân nhân trong gia đình họ, mà còn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả của xã hội và góp phần vào việc ổn định chính trị - xã hội của quốc gia, cụ thể ở ba phương diện: Thứ nhất, góp phần cải thiện kinh tế của người có công Trong những năm qua, Bình Dương đã tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công; tích cực đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, 1 Mai Thế Trung, Thường Vụ tỉnh ủy – Trưởng Ban Tuyên giáo ( Biên soạn), Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Bình Dương, 3 tập, 2017. 2 Huy Cận toàn tập (tập 1), Nxb Văn học, 2011. 3 Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội là: thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; liệt sĩ và thân nhân của họ; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao động; người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; người có công giúp đỡ cách mạng; người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Ngoài các đối tượng nêu trên, thanh niên xung phong cũng là đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội.
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 713 thi đua chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người có công trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã tích cực phát động mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nâng cao mức sống của người có công và gia đình, nhất là hoạt động nhận chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đến nay, 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn tỉnh đã được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng đến cuối đời. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nhận đỡ đầu con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, v.v... cũng được các địa phương, ban ngành, đoàn thể quan tâm; nhiều Hội viên Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn viên Thanh niên thường xuyên chăm sóc bố mẹ liệt sĩ; nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, cấp học bổng cho con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo học tại các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở dạy nghề. Tổng kinh phí chi tặng quà cho người có công là: 81.473.814.000 đồng, trong đó: + Ngân sách trung ương tặng quà cho 17.685 lượt đối tượng, với tổng kinh phí: 3.592.600 tỷ đồng. + Ngân sách địa phương tặng quà cho 48.545 lượt đối tượng, với tổng kinh phí: 71.620.200 tỷ đồng. - Nguồn vận động từ các mạnh thường quân, nhà tài trợ ủng hộ và tặng quà cho 5.149 lượt đối tượng, với số tiền là 2.264.514 tỷ đồng. - Ngân sách cấp huyện chi tặng quà cho 3.713 lượt đối tượng với số tiền là 3.996.500 tỷ đồng (trích từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa của huyện, thị). - Bên cạnh đó, Đoàn lãnh đạo của Tỉnh đã đến thăm tặng quà và chúc tết 45 người có công tiêu biểu thường xuyên đau ốm, bệnh tật do tuổi cao, sức khỏe yếu (mỗi huyện, thị, thành phố thăm 5 gia đình) với tổng số tiền là: 90 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND tỉnh ủy quyền thăm và tặng quà tết năm 2019 cho 27 đơn vị trong và ngoài tỉnh, với số tiền: 195 triệu đồng1. Thứ hai, thể hiện tinh thần nhân văn cao cả của xã hội Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình cảm đặc biệt và luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ. Cách đây 72 năm, Bác Hồ đã chỉ thị chọn ngày 27-7 hằng năm là ngày “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái” đối với thương binh, gia đình liệt sĩ. Người căn dặn: “Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”,... chúng ta phải luôn luôn học tập tinh 1 https://soldtbxh.binhduong.gov.vn
  6. 714 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”. Thực hiện tâm nguyện ấy của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo thực hiện tốt công tác người có công với cách mạng. Truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đã được kết tinh thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội. Thứ ba, ổn định chính trị - xã hội. Thực hiện chương trình “đền ơn đáp nghĩa” đó là một hoạt động xã hội để mọi người được bày tỏ lòng tri ân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với những anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước đã hy sinh thân mình cho cuộc sống hoà bình vì sự phồn vinh và mãi mãi trường tồn của dân tộc. Kêu gọi các tầng lớp trong xã hội thông qua việc “xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa”, để nhắc nhở, giáo dục cho mọi người nhất là với thế hệ trẻ lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha cho nền độc lập và tự do của dân tộc để thấy rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Thông qua việc làm cụ thể của Đảng và Nhà nước có tác động tích cực đến quan điểm, nhận thức của thân nhân người có công, cộng đồng và xã hội về sự cố gắng nổ lực bù đắp phần nào sự hy sinh cao cả thiêng liêng của thế hệ tiền nhân, “ai hy sinh cho Tổ quốc đều được Tổ quốc ghi nhận”. Nếu thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, sẽ góp phần ổn định chính trị, tạo điều kiện cho đất nước phát triển. 2. Thực trạng hoạt động phật sự đền ơn đáp nghĩa của Phật giáo tỉnh Bình Dương * Công tác tuyên truyền với người có công với cách mạng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống trung bình trở lên…”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương phối họp cùng các ban ngành chuyên môn như: Ban Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Từ Thiện xã hội luôn tiên phong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 715 thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, vì đó là một trong bốn ơn của người phật tử. Phân Ban thanh thiếu nhi phật tử Bình Dương kết hợp với Đoàn thanh niên tỉnh có nhiều buổi giao lưu và cùng nhau thực hiện những công tác xã hội thiết thực thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà đến các gia đình người có công, các Mẹ Việt Nam Anh hùng sống không người thân, đưa đón các mẹ khi đi thăm khám ở bệnh viện... ngoài ra các bạn thanh thiếu nhi phật tử còn tổ chức các chương trình về nguồn, thăm các khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhà tù để từ đó các bạn ý thức rõ về sự hy sinh của thế hệ cha, anh đã hy sinh xương máu để hôm nay có ngày tự do hạnh phúc. Thiết nghĩ để hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn mới cần được đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp mới, phong phú, hiệu quả; cần xác định đây là việc làm thường xuyên, liên tục, gắn với trách nhiệm và kết quả cụ thể; tránh tình trạng chạy theo thành tích, hoặc mang tính “thời vụ”... * Thực hiện phong trào toàn dân chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình người có công với cách mạng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Bình Dương nói riêng đặc biệt quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội. Trong suốt 36 năm qua, Phật giáo Bình Dương đã quyên góp và phụng dưỡng 11 Mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng hàng nghìn ngôi nhà tình nghĩa, tình thương; hàng nghìn tỷ đồng được quyên góp để góp phần chia sẻ và làm dịu bớt mất mát của những gia đình có người thân là thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì đất nước, hàng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều Đại trai đàn cầu siêu cho liệt sĩ ở nhiều nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, huyện. Bên cạnh các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng quyên góp, hỗ trợ các công tác phúc lợi xã hội khác, như: ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người nghèo”, quỹ khuyến học, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão. Tham gia các hoạt động nhân đạo, như: mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị đục thuỷ tinh thể, tham gia dự án “Ngân hàng máu” giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, tham gia chương trình “Tiếp sức mùa thi” giúp đỡ các thí sinh tham dự kỳ thi đại học, cao đẳng hằng năm… Phát huy tinh thần “Phụng đạo, yêu nước”, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
  8. 716 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Bình Dương cùng tăng ni, phật tử trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, hoạt động từ thiện xã hội, góp phần vào công tác an sinh xã hội và xây dựng Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh. Với những đóng góp to lớn của Phật giáo Bình Dương vào công tác từ thiện, nhân đạo, đảm bảo an sinh xã hội 36 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã vinh dự 2 lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta cùng với nhiều danh hiệu cao quý khác. Tại Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (năm 2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Đảng và Nhà nước vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Với tinh thần từ bi, yêu tự do, hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng tích cực vận động tăng ni, phật tử và nhân dân phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, “Hộ quốc an dân”, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chặng đường hơn 36 năm hình thành, phát triển đã thể hiện vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, sáng rõ truyền thống yêu nước, yêu dân tộc. Nhận xét: Tỉnh Bình Dương là một trong những quê hương của nhiều chiến sĩ cách mạng và các bà mẹ Việt Nam anh hùng cần được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, việc áp dụng và thực thi chính sách đền ơn đáp nghĩa là vô cùng thiết thực nhằm đảm bảo đời sống những người có công nói riêng và người dân nói chung góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Thông qua các chính sách trên, nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc trấn an và ổn định tâm lý người dân trước những cuộc khủng hoảng kinh tế thị trường đã và đang diễn ra. Phật giáo Bình Dương vẫn luôn đồng hành, chung tay với nhà nước để thực hiện tốt công tác phật sự vì lợi ích cộng đồng. Kết quả ngày một khả quan hơn theo thời gian được công bố cụ thể trong phần dưới đây. * Kết quả:1 STT Năm Số lượng (Đvt:VNĐ) 1 2015 25.042.860.000 2 2016 31.355.465.000 1 Số liệu do NS Pháp Hạnh Chánh - Thư ký Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh Bình Dương cung cấp.
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 717 3 2017 35.428.395.000 4 2018 32.922.168.000 5 2019 45.102.218.000 Tổng 169.851.106.000 Trên đây là bảng thống kê nguồn kinh phí cho hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019. Từ năm 2015 đến nay, kinh phí hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo Bình Dương không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Đặc biệt, trong năm gần đây nguồn kinh phí tăng cao đột biến là do việc đẩy mạnh các hoạt động xã hội của Phật giáo Bình Dương ở một tầm cao mới và một số nhu cầu thiết thực của xã hội như: Chương trình đền ơn đáp nghĩa, Tết vì người nghèo do nhà nước phát động, ủng hộ người dân gặp khó khăn bị thiên tai lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, miền Tây, quà tặng cho đồng bào vùng cao, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ Hội Người mù, Hội Người cao tuổi, chi phí của Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật,... Điều này cho thấy, qua nguồn kinh phí chi cho hoạt động từ thiện - xã hội đã chứng tỏ Phật giáo Bình Dương có tiềm lực huy động tài chính rất lớn và thể hiện rõ nét tính linh hoạt, chủ động trong việc cùng chung tay đóng góp với xã hội, đặc biệt là vào những lúc cần thiết. * Hoạt động huy động nguồn lực tài chính Nói về những nguồn đóng góp cho hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo Bình Dương nói chung và hoạt động đền ơn đáp nghĩa nói riêng, Hòa thượng Thích Huệ Thông cho biết: “Nói chung hoạt động từ thiện của Phật giáo chủ yếu là vận động khuyến khích sự phát tâm ủng hộ của phật tử. Thật sự ra, mình bỏ tiền túi cũng có cái hay của nó, nhưng không thể hiện được tinh thần quần chúng, đặc tính tập thể. Thí dụ khi quý thầy tổ chức đi ủy lạo thì thông báo, kêu gọi phật tử mỗi người có thể ủng hộ cái này cái kia. Tôi nghĩ rằng không chỉ ở Bình Dương mà còn ở cả nước, Phật giáo làm từ thiện là luôn kêu gọi sự đóng góp của các phật tử, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp là phật tử”1. Như vậy, việc kêu gọi sự đóng góp của phật tử trong hoạt động này chính là giúp họ khơi dậy lòng tri ân, từ bi, biết hành thiện, tạo nhiều công đức và phước báu theo quan niệm của Phật giáo. Ở Bình Dương, các cá nhân và tổ chức thường xuyên hỗ trợ hoạt động từ thiện của tỉnh hội thì rất phong phú, đa dạng. Ngoài các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Du lịch 1 Tư liệu phỏng vấn sâu Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương.
  10. 718 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Đại Nam, Công ty Sơn mài Thành Lễ, Công ty Gốm sứ Minh Long, khách sạn The Mira, Bệnh viện Medic,… thường xuyên đóng góp, còn có các nhóm phật tử chuyên làm từ thiện. Từ đó cho thấy tinh thần đoàn kết và phụng sự đạo pháp của chư tăng ni, phật tử Bình Dương là rất lớn. Qua các tư liệu trên, nguồn kinh phí hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo Bình Dương là rất lớn, với nhiều nguồn đóng góp khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, thu hút nhiều tầng lớp, nhiều giới trong xã hội tham gia ủng hộ. Điều này cho thấy, hiệu quả và uy tín hoạt động của các vị tăng ni lãnh đạo Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Phương thức hoạt động chủ yếu của họ là kêu gọi ủng hộ và luôn đi kèm với tính công khai, minh bạch về tài chánh, cho nên đã tạo được lòng tin trong tín đồ phật tử và nhân dân. Vì thế, trong thời gian tới, hoạt động này của Phật giáo Bình Dương sẽ còn tiếp tục phát triển rộng rãi, thu hút nhiều nguồn kinh phí từ nhiều nơi và ngày càng khẳng định thế mạnh của mình trong việc thực hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật đến chúng sinh. * Thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm - Thành tựu Thông qua các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, không chỉ các tăng ni, phật tử, mà các thành phần xã hội khác ở Bình Dương có thêm nhiều cơ hội tri ân và báo ân đối với các Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công. Những hoạt động này của tăng ni, phật tử Bình Dương là một cánh tay hỗ trợ cùng nhà nước trong việc thực hiện tốt chính sách an sinh và phúc lợi xã hội trong thời gian qua. Do vậy, các cấp chính quyền địa phương cần phải có kế hoạch hợp tác một cách chặt chẽ, sự ủng hộ và phối hợp hoạt động trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động trong thời gian tới. Việc thực thi chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người cố công và thân nhân của các gia đình người có công ở Bình Dương được Đảng và Nhà nước hỗ trợ toàn diện, y tế, giáo dục đào tạo, học nghề và việc làm, nhà ở, sản xuất kinh doanh... đã đi vào ổn định và phát triển với nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong năm 2019 như: Từ ngày 16/11/2018 đến 21/10/2019, đã giải quyết 2.978 hồ sơ chế độ chính sách các loại. Ngoài ra, đã tiếp nhận hồ sơ đính chính thông tin về thân nhân liệt sĩ: 137 trường hợp, thông tin về mộ liệt sỹ: 5 trường hợp, trả lời đơn thư tìm mộ liệt sỹ: 36 trường hợp, gửi mẫu giám định ADN: 9 trường hợp, Thông báo kết quả giám định: 12 trường hợp; Xác định thông tin mộ liệt sĩ: 7 trường hợp; Di chuyển mộ vào nghĩa trang liệt sĩ tỉnh an táng: 21 trường hợp.
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 719 Trong năm 2019, Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ đã thực hiện chỉnh sửa vỏ mộ, làm mới bia mộ liệt sĩ, với tổng số 2.893 trường hợp; Tiếp và hướng dẫn thân nhân liệt sĩ, lập giấy xác nhận thăm viếng mộ và hỗ trợ kinh phí cất bốc di chuyển hài cốt liệt sĩ: 535 trường hợp, trong đó (Thăm viếng mộ: 504 trường hợp; Di dời mộ: 31 trường hợp với số tiền chi hỗ trợ 200.710.000 đồng). Theo báo cáo tổng hợp từ các huyện, thị xã, thành phố, toàn tỉnh đã tặng quà, họp mặt, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 cho 55.884 lượt đối tượng chính sách với tổng số tiền là 20.867.055.000 đồng. Trong năm 2019, đã xây dựng 20 căn với kinh phí là: 1.810.000 đồng; sửa chữa 8 căn với kinh phí là: 194.674 triệu đồng; tặng 61 sổ tiết kiệm với số tiền là: 86 triệu đồng. Phối hợp Ban Quản lý Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Bình Dương tổ chức lễ viếng NTLS nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; Kỷ niệm ngày thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/2019 và lễ kỷ niệm ngày 30/4/2019, 01/5/2019, ngày 27/7/2019 và Quốc khánh 02/9/2019. - Hạn chế: Từ phía nhà nước: Thứ nhất, việc tuyên truyền chủ trương, chính sách và pháp lệnh ưu đãi người có công của Đảng và nhà nước chưa có kế hoạch rõ ràng, hợp lý. Hoạt động của các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chưa thường xuyên, còn theo đợt và trong thực tế là do đối tượng thụ hưởng phải tự tìm hiểu là chính. Thứ hai, huy động sự tham gia cộng đồng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Mới chỉ tập trung vào sự đóng góp của người dân trên địa bàn, việc huy động sự tài trợ của người dân nhập cư còn bỏ ngỏ. Thứ ba, công tác kiểm tra, phối hợp chưa thực sự thường xuyên dẫn đến tình trạng làm giả hồ sơ. còn một số người hoạt động bảo vệ Tổ quốc còn thiếu hồ sơ trong thời gian giải quyết bổ sung hồ sơ, nên thủ tục xét khen thưởng, ghi nhận chưa đầy đủ và kịp thời. Từ phía Giáo hội Phật giáo tỉnh Thứ nhất, các ban ngành Phật giáo chưa thực sự phối kết hợp để thực hiện chung, hình thức tự túc, tự phát và chưa có sự thống nhất. Thứ hai, ban từ thiện chưa có đội ngũ chuyên môn trong công tác an sinh xã hội. Thứ ba, quỹ “đền ơn đáp nghĩa” phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp phật tử, mạnh thường quân...
  12. 720 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ tư, chưa có kế hoạch cụ thể để thật sự liên kết với các tổ chức từ thiện, Đoàn Thanh niên mang tính chất lâu dài, bền vững. * Một số kinh nghiệm Thông qua những hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa do Phật giáo Bình Dương tổ chức, bộ mặt an sinh xã hội của tỉnh đã góp phần được thay đổi đáng kể. Trong thời gian sắp tới, những công tác thiện nguyện sẽ ngày càng được Giáo hội chú ý và phát triển nhiều hơn với sự chuyên môn, đa dạng. Bên cạnh những mặt thuận lợi của Phật giáo cả nước nói chung và Phật giáo Bình Dương nói riêng cũng còn kèm theo những khó khăn nhất định mà Giáo hội cũng như các cấp chính quyền cần phải xem xét lại và vạch ra những kế hoạch cụ thể chẳng hạn: Thành lập quỹ đền ơn đáp nghĩa ổn định lâu dài, kết hợp với các tổ chức doanh nghiệp và các câu lạc bộ - nhóm từ thiện vì lợi ích cộng đồng. Cần phải nắm bắt và kết nối với các gia đình thuộc chính sách người có công với xã hội một cách thường xuyên. Tổ chức các chuyến viếng thăm vào các dịp lễ trong năm, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7,... để động viên an ủi các bà mẹ. Hỗ trợ học bổng, đào tạo và giới thiệu nghề cho các con em gia đình thương binh liệt sĩ. Việc áp dụng những hoạch định trên sẽ do Ban Từ thiện - xã hội của Phật giáo Bình Dương đảm nhận, điều này sẽ có tác động tích cực đến đời sống các gia đình thương binh liệt sĩ về cả hai phương diện tinh thần và vật chất vì truyền tải được thông điệp “từ bi, cứu khổ” đúng nghĩa của đạo Phật. 3. Kết luận Hiện nay, hoạt động từ thiện nói chung và công tác đề ơn đáp nghĩa nói riêng được xem là một hình thức nhập thế nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam và được nhân rộng từ cơ sở chùa, tự viện cho đến cộng đồng phật tử trong và ngoài nước đã mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, xoa dịu những nỗi đau mất mát của những người con ưu tú đã hy sinh và chăm sóc những gia đình có công. Thông qua đó giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, tương thân tương ái, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực này chính là tập thể tăng ni, phật tử Bình Dương đã khẳng định thế mạnh của mình đó là việc kết nối nhiều nguồn lực khác nhau
  13. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 721 trong xã hội để cùng chung tay góp sức hỗ trợ thực hiện vấn đề an sinh xã hội chăm lo đời sống cho những gia đình có công. Đồng thời, hoạt động này không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng phong phú và đa dạng về hình thức thể hiện, linh hoạt, chủ động và sáng tạo, có sự ủng hộ lớn từ chính quyền địa phương, sự đóng góp của đông đảo tín đồ phật tử trong và ngoài tỉnh hưởng ứng, lòng nhiệt tình của các vị tăng ni. Ngày càng nhiều các đối tượng xã hội cần hỗ trợ được các chương trình từ thiện - xã hội của Tỉnh hội hỗ trợ như: người già neo đơn, người tàn tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, học sinh nghèo, trẻ mồ côi, người nghèo lang thang cơ nhỡ,… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động từ thiện-xã hội của Phật giáo Bình Dương cần phải gắn kết với những vấn đề xã hội địa phương đang đặt ra như các chương trình hỗ trợ đời sống công nhân ở các khu công nghiệp, người nghèo nhập cư, các gia đình sống trong khu vực bị ô nhiễm nặng nề, khu vực bị giải tỏa, những hộ nông dân nghèo khó tiếp cận các chính sách xã hội về sức khỏe, giáo dục, y tế,… Đồng thời, các hoạt động này cần phải có chiến lược phù hợp với tình hình xã hội và tổ chức mang tính hệ thống, tránh tản mạn, mạnh ai nấy làm. Nhưng trên hết, để thực hiện đúng tinh thần bố thí theo nhà Phật, tự thân mỗi tu sĩ chúng ta phải nỗ lực trau dồi Tam vô lậu hoặc Giới, Định, Tuệ để tích lũy nội lực tu tập nhằm đem chánh pháp lợi lạc quần sanh. 4. Khuyến nghị Thứ nhất, thực hiện đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống các hiện tượng tiêu cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, cần nâng cao hơn nữa trình độ về năng lực chuyên môn và quản lý của một số cán bộ quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Bên cạnh đó, cán bộ tôn giáo cần biết kết hợp công tác dân vận với việc phát động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội, vận động quần chúng tố giác những phần tử lợi dụng tôn giáo để thu tiền bạc của nhân dân, tuyên truyền những luận điệu sai trái, lừa phỉnh…, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng, bóp méo, xuyên tạc chế độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính sách đối với người có công. Thứ hai, nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tạo điều kiện cho các chùa có nơi sinh hoạt ổn định cho các đạo tràng. Mặt khác, để nâng cao hơn nữa nhận thức của phật tử sinh hoạt trong các đạo tràng tại các chùa về trách nhiệm và sự đóng góp của đối với công cuộc xây dựng đất nước.
  14. 722 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ ba, các cấp chính quyền, nhà nước và Giáo hội cần quan tâm đến việc tăng cường quản lý các hoạt động tôn giáo trong sự lành mạnh cho đời sống đạo đức của người tín đồ, bảo vệ uy tín của Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để Phật giáo phát huy tốt vai trò của mình trong các công tác an sinh xã hội. Thứ tư, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đẩy nhanh kịp thời truy tăng danh hiệu cho các mẹ đang chờ thủ tục hồ sơ. Thứ năm, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh các chương trình chăm sóc người có công, xóa nhà tạm đối với người có công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách cải thiện nhà ở. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. GS.TS. Mai Ngọc Cường (chủ biên), 2013, Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật. 2. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ IX 2017 - 2022, năm 2017. 3. Mai Thế Trung (biên soạn), 2015, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Bình Dương, 3 tập, 2017. 4. Nguyễn Văn Tuân, 2015, Sức sống tuổi đôi mươi một thời và mãi mãi, Nxb Hải Phòng. 5. Trần Hồng Liên, 2010, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 6. TS. Lê Bá Trình, PGS. TS Trần Thị Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh (đồng chủ biên), 2017, Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, kỷ yếu hội thảo, Nxb Tôn giáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2