TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC BẰNG XE ĐẠP LỰC KẾ<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ<br />
Trịnh Việt Hà; Đỗ Doãn Lợi**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 59 bệnh nhân (BN) đau ngực trái điển hình hoặc không điển hình, tuổi trung bình 58<br />
± 7,3, có yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành (ĐMV) và điện tâm đồ không điển hình của bệnh<br />
tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), siêu âm tim khi nghỉ không có rối loạn vận động vùng, men tim bình<br />
thƣờng. BNN đƣợc tiến hành đồng thời siêu âm tim gắng sức (SÂTGS) đánh giá rối loạn vận động<br />
vùng thành tim và biến đổi điện tâm đồ trong quá trình gắng sức, chụp ĐMV đối chiếu. Siêu âm tim<br />
gắng sức dƣơng tính khi rối loạn vận động vùng mới xuất hiện. Kết quả: 19 BN (32,2%) hẹp ĐMV ≥<br />
50% khi chụp ĐMV. Trƣớc đó, SÂTGS dƣơng tính ở 17/19 BN (28,8%) hẹp ĐMV có ý nghĩa, âm<br />
tính 42 BN (71,2%). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dƣơng tính, giá trị chẩn đoán âm tính<br />
của SÂTGS dựa vào rối loạn vận động vùng tƣơng ứng là 84,2%, 97,5%, 94,1%, 92,8%. Khi phối<br />
hợp với biến đổi điện tâm đồ, giá trị của phƣơng pháp tƣơng ứng là 94,7%, 82,5%, 72%, 97%. Độ<br />
nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán động mạch liên thất trƣớc 88,9%, 97,5%, động mạch mũ 62,5%,<br />
100% và ĐMV phải 50%, 100%.<br />
* Từ khóa: Bệnh động mạch vành; Siêu âm tim gắng sức; Chụp động mạch vành.<br />
<br />
the role of Supine bicycle stress<br />
echocardiography in diagnosis of Chronic<br />
coronary artery disease<br />
SUMMARY<br />
Exercise echocardiography was performed in 59 patients (mean age: 58 ± 7.3 years, 31 males).<br />
The supine bicycle stress echocardiography (SBSE) was started at 25W with increments of 25W<br />
every 3 minute stage. Images were digitalized at rest, 25W and peak and recovery stage. Significant<br />
coronary artery disease was defined by quantitative coronary angiography as a lesion with a<br />
diameter stenosis ≥ 50%. A stress echocardiography was considered positive when new wall motion<br />
was observed. The results of SBSE then were compared to coronary angiography results as gold standard.<br />
Results: On coronary angiography, the prevalence of coronary artery disease was 32.2% . SBSE<br />
was positive for ischemia in 17 patients, yielding a sensitivity of 84.2%, a specificity of 97.5%, PPV of<br />
94.1%, NPV of 92.8%. When combined with ECG changes, the sensitivity, specificity, PPV and NPV<br />
was 94.7%, 82.5%, 72%, 97%. The sensitivity, specificity in diagnosis of LAD was 88.9% and 97.5%,<br />
LCx 62.5%, 100%, RCA 50%, 100%.<br />
Supine bicycle stress echocardiography is a valuable diagnostic method of chronic coronary<br />
artery disease.<br />
* Key words: Chronic coronary artery disease; Supine bicycle stress echocardiography; Coronary<br />
angiography.<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
** Bệnh viện Bạch Mai<br />
Người phản hồi (Crresponping): Đỗ Doãn Lợi<br />
dodoanloi@gmail.com<br />
<br />
104<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Siêu âm tim gắng sức là một thăm dò<br />
không xâm lấn, giúp chẩn đoán và phân tầng<br />
nguy cơ BN BTTMCB. Tuy nhiên, ở Việt Nam<br />
chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ vai<br />
trò của phƣơng pháp này trong chẩn đoán<br />
BTTMCB. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
nhằm: Tìm hiểu giá trị của phương pháp<br />
SÂTGS bằng xe đạp lực kế trong chẩn đoán<br />
BTTMCB có đối chiếu với chụp ĐMV.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
BN có cơn đau thắt ngực điển hình hoặc<br />
không điển hình kèm yếu tố nguy cơ bệnh<br />
mạch vành, nhƣng biến đổi trên điện tâm<br />
đồ không điển hình của BTTMCB, điều trị<br />
tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai từ<br />
tháng 11 - 2008 đến 11 - 2009.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Đau thắt ngực trong vòng 24 giờ.<br />
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp.<br />
- Loạn nhịp: ngoại tâm thu thất nhiều ổ<br />
hoặc chùm, nhịp nhanh nhĩ và thất, rung<br />
cuồng nhĩ; block nhĩ thất cấp II và III; nhịp<br />
tim < 45 chu kỳ/phút lúc nghỉ.<br />
- Suy tim NYHA 4.<br />
- Hẹp khít van động mạch chủ (có tiền<br />
sử xỉu ngất).<br />
- Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.<br />
- Tăng huyết áp nặng khi nghỉ: huyết áp<br />
tâm thu > 220 mmHg và huyết áp tâm<br />
trƣơng > 110 mmHg.<br />
- BN có bệnh thực thể nặng: nhiễm<br />
khuẩn, thiếu máu, suy thận nặng, tiểu<br />
đƣờng chƣa khống chế đƣợc, bệnh ác tính,<br />
bệnh phổi tắc nghẽn, hạ kali máu; ngộ độc<br />
digitalis; BN không có khả năng đạp xe:<br />
bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh cơ xƣơng<br />
khớp; BN không hợp tác.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến cứu, cắt<br />
ngang.<br />
- Tất cả BN đƣợc hỏi bệnh, khai thác<br />
triệu chứng lâm sàng và các yếu tố nguy cơ<br />
theo mẫu bệnh án.<br />
- BN đƣợc làm SÂTGS bằng xe đạp lực<br />
kế theo một quy trình chuẩn để phát hiện rối<br />
loạn vận động vùng thành tim, dự đoán vị trí<br />
ĐMV bị tổn thƣơng. Ghi lại hình 2D siêu âm<br />
tim trong các giai đoạn: khi nghỉ, khi gắng<br />
sức 25W, đỉnh gắng sức và giai đoạn hồi<br />
phục. SÂTGS tiến hành trên máy siêu âm<br />
Phillip iE33 với kỹ thuật ghi hình số hoá và<br />
second harmonic giúp nhìn rõ vận động<br />
vùng thành tim và vận động của cơ tim, nội<br />
mạc. Máy siêu âm đƣợc gắn liền với một<br />
máy ghi điện tâm đồ liên tục trong quá trình<br />
gắng sức.<br />
- BN sau khi SÂTGS đƣợc chụp ĐMV để<br />
đối chiếu.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Số liệu đƣợc xử lý theo chƣơng trình<br />
SPSS 16.0. Đánh giá giá trị của SÂTGS<br />
thông qua độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị âm tính,<br />
giá trị dƣơng tính của phƣơng pháp so sánh với<br />
kết quả chụp ĐMV qua da thông qua bảng tiếp<br />
liên 2 x 2.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên<br />
cứu (n = 59).<br />
- Tuổi trung bình 58 ± 7,3.<br />
- Giới: 31 BN nam (52,5%); 28 BN nữ (47,5%).<br />
- Yếu tố nguy cơ: đái tháo đƣờng (ĐTĐ):<br />
3 BN (5,08%); hút thuốc lá: 24 BN (40,67%);<br />
rối loạn lipid: 26 BN (44,06%); tăng huyết<br />
áp (THA): 40 BN (66,12%); tiền sử gia đình:<br />
2 BN (3,4%).<br />
- Thể lâm sàng: đau ngực điển hình:<br />
22 BN (37,3%); đau ngực không điển hình:<br />
37 BN (62,7%).<br />
<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
- ECG lúc nghỉ: nhịp xoang: 59 BN (100%);<br />
ngoại tâm thu thƣa: 3 BN (5,08%); block<br />
nhánh phải: 5 BN (8,47%); block nhánh trái:<br />
1 BN (1,69%); ST chênh xuống: 6 BN (10,16%);<br />
dày thất trái: 9 BN (15,25%).<br />
- ECG gắng sức: dƣơng tính: 16 BN<br />
(27,2%); âm tính: 37 BN (62,7%); không<br />
đánh giá đƣợc: 6 BN (10,1%).<br />
- Kết quả chụp ĐMV: hẹp có ý nghĩa: 19 BN<br />
(32,2%); hẹp không ý nghĩa: 40 BN (67,8%);<br />
tổn thƣơng 1 nhánh: 12 BN (63,16%); tổn<br />
thƣơng 2 nhánh: 5 BN (26,32%); tổn thƣơng<br />
3 nhánh: 2 BN (10,52%).<br />
2. Vai trò của SÂTGS trong chẩn đoán<br />
BTTMCB.<br />
Bảng 1: Biến đổi điện tim trong SÂTGS<br />
và tổn thƣơng ĐMV.<br />
CHỤP ĐMV<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP ĐMV<br />
HẸP/HẸP TỔNG<br />
≥ 50%<br />
< 50%<br />
<br />
ĐIỆN TÂM<br />
ĐỒ GẮNG SỨC<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
9<br />
<br />
7<br />
<br />
16<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
8<br />
<br />
29<br />
<br />
37<br />
<br />
Không đánh giá đƣợc<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
19<br />
<br />
40<br />
<br />
59<br />
<br />
6 BN có điện tâm đồ khi nghỉ dạng block<br />
nhánh, nên không đánh giá trên điện tâm<br />
đồ gắng sức, với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá<br />
trị chẩn đoán dƣơng tính, giá trị chẩn đoán<br />
âm tính của điện tâm đồ gắng sức tƣơng<br />
ứng là 52,9%, 80,6%, 56,3%, 78,4%.<br />
Bảng 2: Kết quả SÂTGS và bệnh ĐMV.<br />
CHỤP ĐMV<br />
SÂTGS<br />
<br />
HẸP ĐMV<br />
≥ 50%<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP/HẸP < 50%<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
16<br />
<br />
1<br />
<br />
17<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
3<br />
<br />
39<br />
<br />
42<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
19<br />
<br />
40<br />
<br />
59<br />
<br />
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán<br />
dƣơng tính, âm tính của SÂTGS tƣơng ứng<br />
84,2%, 97,5%, 94,1%, 92,8%.<br />
Bảng 3: Phối hợp biến đổi điện tâm đồ<br />
với SÂTGS và bệnh ĐMV.<br />
CHỤP ĐMV<br />
HẸP ĐMV<br />
≥ 50%<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP/HẸP<br />
< 50%<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
18<br />
<br />
7<br />
<br />
25<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
1<br />
<br />
33<br />
<br />
34<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
19<br />
<br />
40<br />
<br />
59<br />
<br />
PHỐI HỢP<br />
ĐIỆN TÂM ĐỒ + SÂTGS<br />
<br />
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán<br />
dƣơng tính, âm tính của phối hợp SÂTGS và<br />
điện tâm đồ gắng sức trong cùng một thời<br />
điểm tƣơng ứng 94,7%, 82,5%, 72%, 97%.<br />
Bảng 4: SÂTGS trong chẩn đoán BTTMCB<br />
ở BN nam.<br />
CHỤP ĐMV<br />
HẸP ĐMV<br />
KHÔNG<br />
TỔNG<br />
≥ 50%<br />
HẸP/HẸP < 50%<br />
SÂTGS<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
2<br />
<br />
20<br />
<br />
22<br />
<br />
Tổng chung<br />
<br />
11<br />
<br />
20<br />
<br />
31<br />
<br />
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dƣơng tính<br />
và âm tính tƣơng ứng 81,8%, 100%, 100%,<br />
90,9%.<br />
Bảng 5: SÂTGS trong chẩn đoán BTTMCB<br />
ở BN nữ.<br />
CHỤP ĐMV<br />
SÂTGS<br />
<br />
KHÔNG<br />
HẸP ĐMV<br />
HẸP/HẸP TỔNG<br />
≥ 50%<br />
< 50%<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
8<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
1<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
Tổng chung<br />
<br />
8<br />
<br />
20<br />
<br />
28<br />
<br />
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dƣơng tính<br />
và âm tính tƣơng ứng 87,5%, 95%, 87,5%, 95%.<br />
<br />
Bảng 6: Giá trị SÂTGS trong chẩn đoán bệnh lý nhánh ĐMV.<br />
<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
ĐỘ ĐẶC<br />
HIỆU (%)<br />
<br />
GIÁ TRỊ CHẨN<br />
ĐOÁN DƢƠNG<br />
TÍNH (%)<br />
<br />
GIÁ TRỊ CHẨN<br />
ĐOÁN ÂM<br />
TÍNH (%)<br />
<br />
88,9<br />
<br />
97,5<br />
<br />
94,1<br />
<br />
95,2<br />
<br />
3<br />
<br />
62,5<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
94,4<br />
<br />
2<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
96,5<br />
<br />
NHÁNH ĐMV<br />
<br />
DƢƠNG<br />
TÍNH THẬT<br />
<br />
DƢƠNG<br />
TÍNH GIẢ<br />
<br />
ÂM TÍNH<br />
THẬT<br />
<br />
ÂM TÍNH ĐỘ NHẠY<br />
GIẢ<br />
(%)<br />
<br />
Động<br />
mạch<br />
liên thất trái<br />
<br />
16<br />
<br />
1<br />
<br />
40<br />
<br />
2<br />
<br />
Động mạch mũ<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
51<br />
<br />
ĐMV phải<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
55<br />
<br />
Độ nh¹y của SÂTGS trong chẩn đoán<br />
động mạch liên thất trái cao nhất, nhƣng độ<br />
đặc hiệu thấp hơn trong chẩn đoán ĐMV<br />
phải và động mạch mũ.<br />
<br />
mũ [7, 8]. Các kết quả nghiên cứu khác<br />
nhau về độ nhạy do khác nhau về giới, tuổi,<br />
tỷ lệ nam/nữ, số lƣợng ĐMV tổn thƣơng<br />
khác nhau.<br />
<br />
* Độ an toàn của SÂTGS bằng xe đạp<br />
lực kế:<br />
<br />
Một ƣu điểm của phƣơng pháp SÂTGS<br />
là có thể phát hiện đƣợc vùng cơ tim thiếu<br />
máu và dự đoán đƣợc ĐMV tƣơng ứng bị<br />
hẹp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, động<br />
mạch liên thất trái hay gặp nhất và cũng có<br />
độ nhạy cao nhất (88,9%). Động mạch mũ<br />
có độ nhạy 62,5%, độ đặc hiệu 100%, ĐMV<br />
phải có độ nhạy kém nhất, độ nhạy 50%, độ<br />
đặc hiệu 100%.<br />
<br />
Tác dụng phụ: ngoại tâm thu thất: 5 BN<br />
(8,47%); cƣờng phế vị: 1 BN (1,69%); choáng<br />
váng: 3 BN (5,08%); nhịp chậm xoang: 1 BN<br />
(1,69%); đau ngực: 4 BN (6,77%). Không<br />
có BN nào phải ngừng SÂTGS vì tai biến,<br />
tác dụng phụ. Không có tai biến nặng nhồi<br />
máu cơ tim hay tử vong.<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua thăm dò SÂTGS ở 59 BN nghi ngờ<br />
BTTMCB có chụp ĐMV đối chiếu, chúng tôi<br />
tính đƣợc độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn<br />
đoán dƣơng tính, giá trị chẩn đoán âm tính<br />
của SÂTGS nếu chỉ dựa vào rối loạn vận<br />
động vùng trên siêu âm tƣơng ứng là<br />
84,2%, 97,5%, 91,1%, 92,8%. Nếu phối<br />
hợp cả điện tâm đồ trong chẩn đoán, độ<br />
nhạy tăng lên 94,7%, nhƣng độ đặc hiệu<br />
giảm đi, còn 82,5%. Kết quả của chúng tôi<br />
tƣơng tự của Ryan [9] và Tae Ho Park [10],<br />
Badruddin [2]. Theo nghiên cứu của các tác<br />
giả nƣớc ngoài, SÂTGS bằng xe đạp lực kế<br />
có độ nhạy 71 - 93% trong chẩn đoán<br />
BTTMCB [2, 9, 10]. Độ nhạy cao ở BN có tổn<br />
thƣơng ĐMV nặng hay tổn thƣơng nhiều<br />
nhánh ĐMV. Những yếu tố ảnh hƣởng làm<br />
giảm độ nhạy bao gồm: hẹp nhẹ ĐMV hay<br />
mức gắng sức không phù hợp, trong một số<br />
trƣờng hợp bệnh liên quan đến động mạch<br />
<br />
So với nghiên cứu của Tae Ho Park [10]<br />
trên 104 BN, đánh giá giá trị của SÂTGS<br />
trong chẩn đoán từng nhánh ĐMV, độ nhạy<br />
và độ đặc hiệu trong chẩn đoán tổn thƣơng<br />
động mạch liên thất trái của chúng tôi cao<br />
hơn, còn trong chẩn đoán tổn thƣơng động<br />
mạch mũ và ĐMV phải, độ nhạy trong<br />
nghiên cứu này thấp hơn, nhƣng độ đặc<br />
hiệu cao hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu<br />
này, BN có tổn thƣơng động mạch liên thất<br />
trái chiếm đa số và số BN tổn thƣơng động<br />
mạch mũ và ĐMV phải quá ít, khi đánh giá<br />
độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp<br />
gắng sức với các nhánh đó có thể không<br />
thể hiện đầy đủ. Hơn nữa, theo cách phân<br />
loại trên siêu âm của Hội Siêu âm tim Hoa<br />
Kỳ, động mạch liên thất trái có số vùng tƣới<br />
máu nhiều hơn (7/16 vùng cơ tim) so với<br />
động mạch mũ (4/16 vùng) và ĐMV phải<br />
(3/16 vùng). Ngoài ra, do đặc điểm giải<br />
phẫu, một số vùng cơ tim đƣợc tƣới máu<br />
<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
đan xen bởi cả 2 nhánh ĐMV nhƣ động<br />
mạch liên thất trái và động mạch mũ.<br />
Siêu âm tim gắng sức là kỹ thuật rất an<br />
toàn, theo Luciano [3], có thể thực hiện an<br />
toàn với cả BN > 75 tuổi.<br />
KẾT LUẬN<br />
Siêu âm tim gắng sức bằng xe đạp lực<br />
kế có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn<br />
đoán dƣơng tính và âm tính dựa vào rối<br />
loạn vận động vùng thành tim tƣơng ứng<br />
84,2%, 97,5%, 94,1%, 92,8%.<br />
Kết hợp biến đổi điện tâm đồ và SÂTGS<br />
làm tăng độ nhạy của phƣơng pháp lên<br />
94,7%; độ đặc hiệu, giá trị dự báo dƣơng<br />
tính và âm tính tƣơng ứng 82,5%, 72%, 97%.<br />
Siêu âm tim gắng sức có độ nhạy và độ<br />
đặc hiệu trong chẩn đoán nhánh động mạch<br />
liên thất trái tƣơng ứng 88,9%, 97,5%; ĐMV<br />
phải 50%, 100%; động mạch mũ 62,5%, 100%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thượng Nghĩa. Mối liên quan giữa<br />
các phƣơng pháp chẩn đoán kinh điển bệnh ĐMV<br />
với chụp ĐMV cản quang. Chuyên đề Tim mạch<br />
học - Hội Tim mạch TP. Hồ Chí Minh. NXB<br />
Y học. 2009.<br />
2. Baddrudin et al. Supine bicycle versus post<br />
treadmill exercise echo in the detection of<br />
myocardial ischemia: a randomized single blind trial.<br />
J Am Coll Cardiol. 1999, 34 (2), p.613.<br />
3. Luciano Janussi Vacanti, Luciano BH<br />
Sespedes. Exercise stress testing is useful, safe<br />
and efficient in patients aged 75 years or older. Arq<br />
Bras Cardiol. 2004, Vol 82, No 2, pp.151-154.<br />
<br />
4. Marwick TH, Anderson et al. Exercise<br />
echocardiography is an accurate and cost efficient<br />
technique for detection of coronary artery disease in<br />
women. J Am Coll Cardiol. 1995, 26, pp.335-341.<br />
5. Marwick TH, Shaw L, Case C et al. Clinical<br />
and economic impact of exercise echocardiography<br />
in clinical practice. Eur Heart J. 2003, 24, pp.<br />
1153-1163.<br />
6. Paramjit Jeetley, Leah Burden, Roxy<br />
Senior. Stress echocardiography is superior<br />
to exercise ECG in the risk stratification of<br />
patients presenting with acute chest pain with<br />
negative Troponin. Eur J Echocardiography.<br />
2006, 7, pp.155-164.<br />
7. Patel MR, Spertus JA, Brindis RG et al.<br />
Appropriateness criteria for stress echocardiography.<br />
Journal of the American College of Cardiology. 2008.<br />
8. Raymond J. Gibbons. Noninvasive diagnosis<br />
and prognosis assessment in chronic coronary<br />
artery disease. Stress testing with and without<br />
imaging perspective. Cir Cardiovasc Imaging. 2008,<br />
1, pp.257-268.<br />
9. Ryan T, Segar DS, Sawada SG et al.<br />
Detection of coronary artery disease using upright<br />
bicycle exercise echocardiography. J Am Soc<br />
Echocardiography. 1993, 6, pp.186-197.<br />
10. Tae Ho Park. Supine bicycle stress<br />
echocardiography improved diagnostic accuracy<br />
or physiologic assessment of coronary artery<br />
disease with the incorporation of intermediate<br />
stages of exercise. J Am Cardiol. 2007, No 6, 50<br />
(19), pp.1857-1866.<br />
<br />
107<br />
<br />