Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM XUYÊN SỌ TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH<br />
NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TRÊN LỀU<br />
Nguyễn Thị Bích Hường*, Lê Văn Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Hẹp động mạch nội sọ là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trên thế giới và là một gánh nặng về tàn phế<br />
sau đột quỵ. Hiện nay có nhiều kỹ thuật để chẩn đoán. Siêu âm xuyên sọ là kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, không xâm<br />
lấn, có thể lặp lại nhiều lần và có thể làm tại giường. Nghiên cứu vai trò của siêu âm xuyên sọ trong chẩn đoán<br />
hẹp động mạch nội sọ giúp ứng dụng kỹ thuật này rộng rãi trong chẩn đoán, theo dõi bệnh lý mạch máu não.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Để khảo sát vai trò của siêu âm xuyên sọ chúng tôi tiến hành<br />
đánh giá độ chính xác của siêu âm xuyên sọ so với cộng hưởng từ mạch máu não trong chẩn đoán hẹp động mạch<br />
nội sọ ở tuần hoàn trước, đồng thời cũng xác định tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu<br />
được tiến hành trên 120 bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều; siêu âm xuyên sọ (TCD) và cộng hưởng từ mạch<br />
máu não (MRA) được thực hiện sau 48 giờ từ lúc khởi bệnh và thời gian thực hiện giữa 2 kỹ thuật này không quá<br />
24 giờ. Chúng tôi đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương của TCD so với<br />
MRA và chỉ số Kappa.<br />
Kết quả: Tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ là 48,3%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên<br />
đoán âm, chỉ số Kappa của siêu âm xuyên sọ so với cộng hưởng từ mạch máu lần lượt trên động mạch não giữa<br />
đoạn M1 là 82,86%, 97,97%, 82,86%, 97,07%, 0,799; đoạn M2 là 80%, 98,29%, 50%, 99,57%, 0,605; động<br />
mạch não trước là 40%, 99,57%, 66,67%, 98,73%, 0,49; và động mạch cảnh trong đoạn trong sọ là 68,42%,<br />
99,55%, 92,86%, 97,35%, 0,773.<br />
Kết luận: Siêu âm xuyên sọ là kỹ thuật đơn giản, giá thành rẻ, độ chính xác chấp nhận được. Nên thực hiện<br />
siêu âm xuyên sọ ở tất cả các bệnh nhân nhồi máu não đặc biệt là nhồi máu não cấp trên lều để tầm soát nguyên<br />
nhân hẹp động mạch nội sọ.<br />
Từ khóa: Siêu âm xuyên sọ, hẹp động mạch nội sọ, nhồi máu não cấp trên lều.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ROLE OF TRANSCRANIAL ULTRASOUND IN THE DIAGNOSIS OF INTRACRANIAL ARTERY<br />
STENOSIS IN PATIENTS WITH ACUTE SUPRATENTORIAL ISCHEMIC STROKE.<br />
Nguyen Thi Bich Huong, Le Van Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 251 - 257<br />
Background: Intracranial arterial stenosis is one of the most common causes of stroke worldwide and is a<br />
burden on disability after stroke. Nowadays, there are many techniques for diagnosis. Transcranial ultrasound is a<br />
simple, inexpensive, non-invasive technique, can be repeated many times and can do in bed. Research the role of<br />
transcranial ultrasound in the diagnosis of intracranial arterial stenosis help technique applied widely in the<br />
diagnosis and monitoring of cerebrovascular disease.<br />
Methodology: To explore the role of transcranial ultrasound we evaluated the accuracy of TCD compared<br />
with MRA in the diagnosis of intracranial artery stenosis in the anterior circulation, and also determine rate of<br />
intracranial artery stenosis in the study sample. The study was conducted on 120 patients with acute<br />
*<br />
<br />
Bệnh viên Nhân Dân 115<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Bích Hường<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
ĐT: 0989689525<br />
<br />
** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Email: bichhuong.medic@gmail.com<br />
<br />
251<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
supratentorial ischemic stroke; TCD and MRA were performed after 48 hours from the time of onset and duration<br />
between the 2 techniques are not more than 24 hours. We assessed the sensitivity, specificity, negative predictive<br />
value, positive predictive value of TCD compared with MRA, and Kappa index.<br />
Results: The rate of intracranial artery stenosis was 48.3%. Sensitivity, specificity, positive predictive value,<br />
negative predictive value, Kappa index of transcranial ultrasound versus magnetic resonance imaging turn on<br />
middle cerebral artery M1 segment was 82.86%, 97.97%, 82.86%, 97.07%, 0.799; M2 segment was 80%,<br />
98.29%, 50%, 99.57%, 0.605; anterior cerebral arteries was 40%, 99,57%, 66.67%, 98.73%, 0.49; and internal<br />
carotid artery segment in the skull is 68.42%, 99.55%, 92.86%, 97.35%, 0.773.<br />
Conclusion: Transcranial ultrasound is a simple, inexpensive, acceptable accuracy technique. Should<br />
transcranial ultrasound performed in all patients with cerebral infarction especially acute supratentorial cerebral<br />
infarction on screening the cause intracranial arterial stenosis.<br />
Key words: transcranial ultrasound, intracranial artery stenosis, acute supratentorial ischemic stroke.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Đột quỵ não đang là vấn đề thời sự ở cả các<br />
nước phát triển và đang phát triển bởi hậu quả<br />
tàn phế nặng nề và tử vong. Hẹp động mạch nội<br />
sọ do xơ vữa là bệnh chiếm tỷ lệ cao đáng kể trên<br />
thế giới, đồng thời là một trong những gánh<br />
nặng về tàn phế sau đột quỵ. Tỷ lệ nhồi máu não<br />
do xơ vữa động mạch lớn ở châu Âu chiếm<br />
khoảng 15,3%(6). Tỷ lệ này ở châu Á cao hơn, ước<br />
tính khoảng 33-50% ở Trung Quốc, 47% ở Thái<br />
Lan, 48% ở Singapore, và 10-25% ở Hàn Quốc(7).<br />
Hẹp động mạch nội sọ cũng là một trong những<br />
cơ chế gây đột quỵ phổ biến nhất, tỷ lệ tái phát<br />
cao khoảng 15-20% trong năm đầu sau đột quỵ<br />
thiếu máu não. Do đó việc chẩn đoán nguyên<br />
nhân này rất cần thiết. Hiện nay có nhiều<br />
phương pháp để chẩn đoán, trong đó siêu âm<br />
xuyên sọ (TCD) là một phương pháp rẻ tiền hơn,<br />
an toàn, không xâm lấn, có thể thực hiện được<br />
nhiều lần và có thể làm tại giường (đặc biệt đối<br />
với bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân phẫu thuật,<br />
bệnh nhân nặng không thể di chuyển được). Vai<br />
trò của siêu âm xuyên sọ cũng được một số<br />
nghiên cứu gần đây quan tâm. Do đó, chúng tôi<br />
thực hiện nghiên cứu này với với mong muốn<br />
xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán<br />
âm, giá trị tiên đoán dương của siêu âm xuyên sọ<br />
so với cộng hưởng từ mạch máu (MRA) trong<br />
chẩn đoán hẹp động mạch nội sọ ở tuần hoàn<br />
trước, và khảo sát tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ<br />
trong mẫu nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
252<br />
<br />
Một trăm hai mươi bệnh nhân nhồi máu não<br />
cấp trên lều nhập bệnh viện Nhân dân 115 từ<br />
tháng 6/2013 đến tháng 12/2013 được đưa vào<br />
nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân nhập vào khoa<br />
được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và chụp CT<br />
scan não. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ<br />
được làm TCD và MRA với khoảng cách thời<br />
gian giữa 2 kỹ thuật này không quá 24h và cả 2<br />
kỹ thuật được thực hiện ở thời điểm sau 48 giờ<br />
từ lúc khởi bệnh. Các trường hợp CT scan não có<br />
hình ảnh xuất huyết, bệnh nhân được điều trị<br />
tiêu sợi huyết, không có cửa sổ thái dương 1<br />
hoặc 2 bên trên siêu âm xuyên sọ đều bị loại ra<br />
khỏi nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được chụp<br />
cộng hưởng từ mạch máu não và siêu âm xuyên<br />
sọ. Siêu âm xuyên sọ được thực hiện bởi các bác<br />
sĩ khoa Bệnh lý mạch máu não. Các bác sĩ siêu<br />
âm được làm mù về kết quả MRA mạch máu<br />
não. MRA mạch máu não thực hiện bởi máy<br />
cộng hưởng từ Seimen 1.5 Tesla. Nhiều chuỗi<br />
xung được thực hiện: T1 sagittal, Flair axial, T2<br />
GRE axial, Diffusion, ADC (Axial apparent<br />
diffusion coefficient map), T2 coronal, MRA. Các<br />
bác sĩ đọc MRA cũng được làm mù về kết quả<br />
siêu âm xuyên sọ. Thu thập các dữ liệu về lâm<br />
sàng (tuổi, giới, điểm NIHSS (thang điểm về đột<br />
quỵ của viện sức khỏe Hoa Kỳ) lúc nhập viện,<br />
các yếu tố nguy cơ mạch máu: tăng huyết áp, đái<br />
tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, tiền<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sử cơn thoáng thiếu máu não hay đột quỵ trước<br />
đó, bệnh lý tim mạch), các dữ liệu cận lâm sàng<br />
(đường huyết, lipid máu siêu âm mạch máu<br />
ngoài sọ) và các dữ liệu từ TCD (tốc độ dòng<br />
chảy trung bình từng động mạch, hình dạng<br />
sóng, vị trí tắc hẹp và mức độ hẹp), MRA (vị trí<br />
tắc hẹp, mức độ hẹp).<br />
Hẹp động mạch nội sọ trên MRA đánh giá<br />
theo phương pháp đánh giá trong nghiên cứu<br />
WASID «warfarin và aspirin trong hẹp động<br />
mạch nội sọ có triệu chứng»: % hẹp = (1- d1/d2)x<br />
100%(10). Trong đó, d1: đường kính đoạn hẹp<br />
nhất, d2: đường kính động mạch bình thường.<br />
d2 có 3 lựa chọn: (1) đường kính đoạn gần động<br />
mạch, (2) nếu đoạn gần động mạch bị bệnh thì vị<br />
trí được chọn là đoạn động mạch xa ở vị trí có<br />
đường kính lớn nhất, (3) đường kính của động<br />
mạch nuôi, nếu toàn bộ động mạch đều bị bệnh.<br />
Đối với động mạch não giữa, nếu mất hoàn toàn<br />
tín hiệu dòng chảy ở M1, M2 và không thấy<br />
được các nhánh xa thì được xem như tắc hoàn<br />
toàn. Tín hiệu flow void khu trú thấy được được<br />
xem như là hẹp nặng Độ hẹp động mạch nội sọ<br />
trên MRA được đo bằng phần mềm PACS trên<br />
máy tính, phân loại các mức độ hẹp: (0) Không<br />
hẹp hoặc hẹp dưới 50%, (1) hẹp từ 50% đến 90%,<br />
(2) hẹp nặng 90 – 99 %, (3) tắc hoàn toàn 100%.<br />
Mức độ hẹp mạch máu trên TCD được chẩn<br />
đoán dựa vào tiêu chuẩn Alexandrov về vận tốc<br />
và hình dạng sóng, và được phân loại như sau:<br />
(0) không hẹp; (1) hẹp mức độ trung bình 50%<br />
đến 70% khi vận tốc trung bình của động mạch<br />
não giữa lớn hơn 100 cm/s, động mạch não trước<br />
và động mạch cảnh đoạn trong sọ hơn 90 cm/s,<br />
các động mạch còn lại vận tốc lớn hơn 80 cm/s<br />
hoặc dạng sóng doppler TIBI 4; (2) hẹp nặng 70%<br />
đến 99% khi vận tốc trung bình lớn hơn 119 cm/s<br />
hoặc giảm hơn 30% so với đối bên hoặc dạng<br />
sóng doppler là TIBI 1, 2, 3;(3) tắc hoàn toàn động<br />
mạch khi không phát hiện được tín hiệu dòng<br />
chảy trong khi đó vẫn ghi nhận được tín hiệu<br />
của các động mạch khác cùng bên(1,2,11).<br />
<br />
Hình 1 : Phân độ TIBI<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm<br />
thống kê SPSS 16.0. Phân tích mối liên quan giữa<br />
biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phép kiểm t<br />
và phép kiểm chi bình phương. Độ nhạy, độ đặc<br />
hiệu, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán<br />
dương, tỷ số khả dĩ âm, tỷ số khả dĩ dương, chỉ<br />
số Kappa được tính theo công thức sau, dựa vào<br />
bảng 2x2:<br />
TCD (+)<br />
TCD (-)<br />
Tổng<br />
<br />
MRA (+)<br />
a<br />
c<br />
p2<br />
<br />
MRA(-)<br />
b<br />
d<br />
q2<br />
<br />
Tổng<br />
p1<br />
q1<br />
N= a+b+c+d<br />
<br />
Độ nhạy = a/(a+c)<br />
Độ đặc hiệu = d/ (b+d)<br />
Giá trị tiên đoán dương = a/ (a+b)<br />
Giá trị tiên đoán âm = d/(c+d)<br />
Tỷ số khả dĩ dương (LR+)= độ nhạy /(1 – độ đặc hiệu)<br />
Tỷ số khả dĩ âm (LR-) = (1- độ nhạy)/ độ đặc hiệu<br />
<br />
Chỉ số KAPPA được dùng để đánh giá sự<br />
phù hợp chẩn đoán của 2 kỹ thuật, và được tính<br />
theo công thức sau :<br />
<br />
Với Pr(a) =<br />
<br />
( số đối tượng quan sát được<br />
<br />
thống nhất giữa 2 kỹ thuật).<br />
<br />
Chỉ số K dao động từ 0 đến 1 và giá trị chỉ số<br />
Kappa được chia làm 5 phân loại (Atman 1991):<br />
< 0,20 : phù hợp rất yếu<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
253<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
0,21 – 0,40 :phù hợp yếu<br />
0,41 – 0,60 : phù hợp vừa<br />
0,61 – 0,80 : phù hợp cao<br />
0,81 – 1,0 : phù hợp rất cao<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mẫu nghiên cứu gồm có 120 bệnh nhân, có<br />
85% là nam, 15% là nữ, tuổi trung bình là 51,64<br />
tuổi ( 18 – 82) được thực hiện TCD và MRA ở<br />
thời điểm sau 48 giờ từ lúc khởi bệnh. Thời gian<br />
trung bình giữa 2 kỹ thuật là 6 giờ 30 phút ( 6<br />
phút – 23 giờ 15 phút).<br />
Bảng 1 : Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Thời gian cách nhau giữa 2<br />
kỹ thuật<br />
Tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo đường<br />
Rối loạn lipid máu<br />
Bệnh tim<br />
Uống rượu<br />
Hút thuốc lá<br />
Tiền căn TIA hoặc NMN<br />
<br />
Trung bình : 51,64 ± 12,745<br />
Nam : 85%<br />
Nữ :15%<br />
Trung bình : 6 giờ 30 phút<br />
MRA : 48,3% TCD : 42,5%<br />
80%<br />
19,17%<br />
80%<br />
10%<br />
37,5%<br />
25,83%<br />
21,67%<br />
<br />
Kết quả TCD đã phát hiện được 51 trường<br />
hợp có tắc hẹp động mạch nội sọ ở tuần hoàn<br />
trước ( 42,5%): đoạn M1 MCA ( 14,59%), đoạn<br />
M2 MCA (3,33%), đoạn ACA (1,25%), và ICA<br />
(5,84%). Trong khi đó tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ<br />
phát hiện trên MRA là 48,3%.<br />
Khi so sánh với MRA, giá trị chẩn đoán của<br />
TCD trên từng động mạch được trình bày trong<br />
bảng 2.<br />
Bảng 2: Tóm tắt giá trị chẩn đoán của TCD so với<br />
MRA<br />
Độ nhạy<br />
Độ đặc hiệu<br />
Giá trị tiên<br />
đoán dương<br />
Giá trị tiên đoán âm<br />
Chỉ số KAPPA<br />
<br />
M1 MCA M2 MCA ACA<br />
ICA<br />
82,86%<br />
80%<br />
40% 68,42%<br />
97,07% 98,29% 99,57% 99,55%<br />
82,86%<br />
50%<br />
66,67% 92,86%<br />
97,07%<br />
0,799<br />
<br />
99,57% 98,73% 97,35%<br />
0,605<br />
0,49<br />
0,773<br />
<br />
Khi khảo sát trên đoạn M1 động mạch não<br />
giữa, TCD đã phát hiện được 9 trường hợp<br />
<br />
254<br />
<br />
hẹp trung bình, 22 trường hợp hẹp nặng và 4<br />
trường hợp tắc hoàn toàn. Trong 8 trường hợp<br />
tắc hoàn toàn trên MRA, siêu âm xuyên sọ ghi<br />
nhận 2 trường hợp tắc hoàn toàn, không có<br />
dòng chảy, MFV =0; và 6 trường hợp còn lại<br />
hẹp nặng, chiếm tỷ lệ 17,14%. So sánh với<br />
MRA, TCD cho kết quả 29 trường hợp dương<br />
tính thật, 6 trường hợp dương tính giả và 6<br />
trường hợp âm tính giả ( độ nhạy là 82,86%,<br />
độ đặc hiệu 97,07%, giá trị tiên đoán dương<br />
82,86%, giá trị tiên đoán âm 97,07% và chỉ số<br />
Kappa là 0,799). Độ chính xác chung của kỹ<br />
thuật là 95%. Nếu ta loại những trường hợp có<br />
tắc hẹp động mạch cảnh ngoài sọ thì độ nhạy<br />
của TCD là 84,62%, độ đặc hiệu 97,71%.<br />
Trên đoạn M2 động mạch não giữa TCD<br />
ghi nhận 2 trường hợp hẹp trung bình, 4<br />
trường hợp hẹp nặng và 2 trường hợp tắc<br />
hoàn toàn. Có 4 trường hợp dương tính giả,<br />
TCD ghi nhận có hẹp nhưng kết quả MRA<br />
không có tắc hẹp. Trong đó, cả 4 trường hợp<br />
động mạch não giữa đoạn M2 bên chẩn đoán<br />
hẹp có vận tốc trung bình thấp hơn 30% so với<br />
đối bên. TCD cho kết quả 4 trường hợp dương<br />
tính thật, 4 trường hợp dương tính giả và 1<br />
trường hợp âm tính giả ( độ nhạy là 80%, độ<br />
đặc hiệu 98,29%, giá trị tiên đoán dương 50%,<br />
giá trị tiên đoán âm 99,57%, chỉ số Kappa là<br />
0,605, độ chính xác chung là 97,92%). Nếu ta<br />
loại những trường hợp có tắc hẹp mạch máu<br />
ngoài sọ thì độ nhạy của TCD là 80%, độ đặc<br />
hiệu 98,48%, giá trị tiên đoán dương 57,14%.<br />
Ở động mạch não trước, TCD phát hiện<br />
được 2 trường hợp hẹp động mạch nội sọ trong<br />
tổng số 5 trường hợp. Độ nhạy của TCD là 40%,<br />
độ đặc hiệu là 99,57%, giá trị tiên đoán dương<br />
66,67%, giá trị tiên đoán âm 98,73%, chỉ số Kappa<br />
là 0,49, độ chính xác chung là 98,33%.<br />
Đối với đoạn trong sọ của động mạch cảnh<br />
trong, TCD phát hiện được 13 trường hợp có hẹp<br />
hoặc tắc động mạch. So sánh với cộng hưởng từ<br />
mạch máu, độ nhạy của siêu âm xuyên sọ là<br />
68,42 %, độ đặc hiệu 99,55%, giá trị tiên đoán<br />
dương 92,86%, giá trị tiên đoán âm là 97,35% và<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
chỉ số Kappa là 0,773, độ chính xác chung là<br />
97,08%. Nếu như ta loại những trường hợp có<br />
tắc hẹp mạch máu ngoài sọ đi kèm thì độ nhạy,<br />
độ đặc hiệu khi đánh giá động mạch cảnh trong<br />
đoạn trong sọ lần lượt là 75%, 99,94%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ tắc hẹp động mạch nội sọ<br />
Nghiên cứu cho thấy được hẹp động mạch<br />
nội sọ là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao ở các<br />
bệnh nhân nhồi máu não cấp (48,3%), tỷ lệ này<br />
cũng tương đương với tần suất lưu hành của<br />
bệnh ở khu vực Châu Á(33-50% ở Trung<br />
Quốc, 47% ở Thái Lan và 48% ở Singapore)(7).<br />
Kết quả này tương đương với trong nghiên<br />
cứu CICAS thực hiện ở Trung Quốc (46,6%)(13).<br />
Khi phân tích riêng từng vị trí động mạch cả<br />
trên MRA và TCD đều cho thấy M1 động<br />
mạch não giữa là nơi có tỷ lệ tắc hẹp cao nhất,<br />
tiếp theo đó là động mạch cảnh trong đoạn<br />
trong sọ. Theo y văn, trong dân số chung vị trí<br />
xơ vữa động mạch thường gặp nhất là ở động<br />
mạch cảnh trong, sau đó mới đến động mạch<br />
não giữa, động mạch não trước. Tuy nhiên đối<br />
với chủng tộc da đen, người Trung Quốc,<br />
Nhật Bản thì bệnh của động mạch não giữa<br />
thường gặp hơn động mạch cảnh trong(4). Vì<br />
vậy đã có nhiều công trình tập trung nghiên<br />
cứu bệnh của động mạch não giữa(3,5,8). Nghiên<br />
cứu của chúng tôi thực hiện tại Việt Nam trên<br />
chủng tộc châu Á, do đó kết quả của chúng tôi<br />
tỷ lệ tắc hẹp động mạch não giữa cao nhất so<br />
với các vị trí khác là phù hợp. Động mạch não<br />
trước trong nghiên cứu này có tỷ lệ tắc hẹp<br />
thấp nhất 2,08% phát hiện trên cộng hưởng từ<br />
và 1,25% khi chẩn đoán bằng siêu âm xuyên<br />
sọ.<br />
<br />
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán<br />
dương, giá trị tiên đoán âm<br />
TCD tương đối chính xác so với MRA trong<br />
chẩn đoán hẹp động mạch nội sọ ở tuần hoàn<br />
trước, đặc biệt là đoạn gần động mạch não giữa.<br />
Chúng tôi nhận thấy siêu âm xuyên sọ có độ đặc<br />
hiệu khá cao, độ nhạy tương đối chấp nhận được<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
với vai trò là một xét nghiệm sàng lọc ban đầu.<br />
Gía trị chẩn đoán cao nhất là ở động mạch não<br />
giữa, nhất là đoạn M1 với độ nhạy, độ đặc hiệu,<br />
giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương khá<br />
cao 82,86%, 97,97%, 82,86%, 97,07%; giá trị của<br />
TCD thấp nhất trên động mạch não trước trong<br />
nghiên cứu này. Đối với những trường hợp TCD<br />
cho kết quả dương tính giả, TCD không phát<br />
hiện được dòng chảy hoặc dòng chảy có vận tốc<br />
rất thấp nên người làm siêu âm kết luận là hẹp<br />
nặng hoặc có tắc mạch. Ở những trường hợp này<br />
chúng tôi nhận thấy có thể do cửa sổ xương khảo<br />
sát không tốt (suboptimal window), do kỹ thuật<br />
của người làm siêu âm không lấy được góc<br />
doppler nhỏ nhất, nơi đó dòng chảy có vận tốc<br />
tối đa dẫn đến việc lầm tưởng không có cửa sổ<br />
xương và không phát hiện được dòng chảy do<br />
tắc động mạch; cửa sổ khảo sát không tốt làm<br />
cho việc xác định vận tốc dòng chảy không đạt<br />
được tối đa. Có một số trường hợp âm tính giả,<br />
TCD bỏ sót chẩn đoán. Lý do TCD không phát<br />
hiện được trong những trường hợp này có thể<br />
giải thích do tuần hoàn bàng hệ tốt ở những<br />
bệnh nhân này; đối với những trường hợp động<br />
mạch ngoằn ngoèo, dòng chảy cuộn xoáy, hẹp<br />
nhiều nơi trên cùng động mạch (tandem<br />
stenosis), độ phát hiện của TCD không cao. Đặc<br />
biệt trong trường hợp có tắc hoặc hẹp động<br />
mạch cảnh trong đi kèm, khi mức độ hẹp > 70%<br />
sẽ dẫn đến giảm vận tốc, lưu lượng mạch máu<br />
nội sọ, do đó TCD cho giá trị vận tốc động mạch<br />
nội sọ là bình thường thay vì tăng vận tốc như<br />
thông thường. Khi loại bỏ những trường hợp có<br />
tắc hẹp mạch máu ngoài sọ đi kèm, giá trị chẩn<br />
đoán của TCD tăng lên ở động mạch cảnh trong<br />
(độ nhạy 75%) và động mạch não giữa (đoạn<br />
M1: độ nhạy 84, 62%, đoạn M2: giá trị tiên đoán<br />
dương 57,14%). Một số trường hợp sai lệch giữa<br />
2 kỹ thuật được giải thích là có thể có liên quan<br />
đến sự tái thông tự phát của dòng máu não. Tỷ lệ<br />
tái thông tự phát cao nhất xảy ra trong 7 ngày<br />
đầu, đặc biệt trong vòng 24-48 giờ(12). Theo một<br />
nghiên cứu tổng hợp của Joung-Ho Rha và<br />
Jeffrey LS tỷ lệ này là 24,1% trong 24 giờ đầu(9).<br />
<br />
255<br />
<br />