Vai trò của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
lượt xem 4
download
Bài viết "Vai trò của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường" đưa ra một số nội dung nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
- VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Lê Văn Lương Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúngđã đưa lên rất nhiều vụ việc liên quan đến học sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong trường học, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây có tới 27,9 triệu kết quả cho riêng cụm từ “bạo lực học đường” và nhiều video được chia sẻ, nhiều hình ảnh được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Nạn nhân của những vụ bạo lực học đường không chỉ các em bị đánh đập, những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn nằm ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Có thể điểm qua một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại một số địa phương như: Vụ việc nữ sinh ở Trường THCS Phù Ủng - Hưng Yên bị lột đồ đánh hội đồng phải nhập viện điều trị; vụ việc cô giáo ở Trường Tiểu học An Đồng - Hải Dương bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau; Cô giáo ở Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu đánh 22 học sinh vì mất trật tựtrong giờ học… Riêng địa bàn tỉnh Nghệ An, trong năm học 2018 - 2019 nổi lên nhiều vụ việcđáng báo động như: vụ việc 01 nữ sinh Trường THCS Diễn Hùng huyện Diễn Châu bị vây đánh hội đồng; vụ việc nam học sinh Trường Tiểu học Cửa Nam 1 - TP.Vinh dùng dao đâm bạn; 01em học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nghi Phong bị nam sinh Trường THCS Nghi Phong, huyện Nghi Lộc bạo hành và xâm hại tình dục… Tình trạng này thực sự trở thành một“vấn đề nóng” mà ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm tìm giải pháp phòng chống để góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, có vai trò, chức năng phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; là môi trường giúp các em rèn luyện, định hướng theo lý tưởng của Đảng và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tổ 47
- chức Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn trong trường học sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách, đạo đức và xây dựng lý tưởng trong sáng cho đoàn viên, học sinh. Với vai trò của Đoàn Thanh niên, chúng tôi nhận thấy môi trường giáo dục chỉ an toàn, lành mạnh, thân thiện khi không có các vụ việc bạo lực đường.Các vụ việc xảy ra đãlàm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và gây lo lắng cho các em học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 1. Về phía các em học sinh: Đây là lứa tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ, tâm lý nhạy cảm, thích thể hiện. Sự bốc đồng không có định hướng dễ khiến các em không kiểm soát được lời nói và hành động của mình. Đáng lo ngại hơn, với sự phát triển của mạng internet, công nghệ 4.0, các em tiếp thu nhanh những ảnh hưởng trên mạng xã hội, dễ bị bạn bè kích động, thị hiếu, tò mò và chỉ cần xích mích nhỏ cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau. Bản thân các nạn nhân, những em bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thường giấu kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thầy cô mình. Ở một khía cạnh khác, các em còn hạn chế hiểu biết về pháp luật nên không thể lường hết hậu quả từ những hành động bột phát do mình gây ra. 2. Về phía gia đình: Nhiều học sinh thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Việc giáo dục con cái trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh, phần lớn các em học sinh liên quan đến các vụ bạo lực học đường thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình như: khó khăn về kinh tế, bố mẹ ly thân, ly hôn, mồ côi, đi làm ăn xa... Phương pháp giáo dục con không đúng, quá nuông chiều hoặc ngược đãi đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của các em, làm cho các em có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, lệch chuẩn dễ vi phạm pháp luật. Tình trạng bạo hành vẫn còn diễn ra trong một số gia đình. Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ còn phó thác việc quản lý, giáo dục con em mình cho nhà trường, thiếu sự phối hợp trong việc quan tâm, theo dõi, chăm sóc và giáo dục. Bên cạnh đó, một số gia đình ít quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè của con em mình. Các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt là sự lôi kéo của bạn bè nên rất khó quản lý. 3. Về phía nhà trường: Một số đơn vị chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân 48
- thiện, phòng chống bạo lực học đường. Công tác chỉ đạo triển khai còn chậm, chưa theo kịp với nhu cầu thực tế. Nhiều đơn vị, nhà trường chỉ chú trọng đến chất lượng dạy và học văn hóa, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả từ các môn đạ đức, giáo dục công dân. Hoạt động của Đoàn, Đội trong trường học chưa đổi mới, chưa thu hút đông đảo học sinh tham gia. Việc thực hiện dân chủ cơ sở trong một số trường học còn hạn chế, người đứng đầu chưa phát huy dân chủ, năng lực quản lý; một số nhà giáo thiếu gương mẫu trong ứng xử, hành động và hạn chế kỹ năng nghiệp vụ, lúng túng trong xử lý tình huống sư phạm. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả chưa cao. 4. Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình, xã hội: Công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, đồng bộ trong việc quản lý, nhất là đối với các học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có vướng mắc mâu thuẫn chưa được hỗ trợ, xử lý kịp thời. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các các phòng, ban liên quan tại một số địa phương còn thiếu chặt chẽ. Tại nhiều địa phương, đơn vị vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" như cấp trên đã khẩn trương chỉ đạo triển khai xử lý những vấn đề nóng, bức xúc của dư luận xã hội. Tuy nhiên, ở cơ sở vẫn còn tình trạng thờ ơ, ít quan tâm và chậm triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc chưa được thường xuyên, kịp thời. Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An đã áp dụng một số giải pháp và cho thấy hiệu quả, đó là: Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, thu thập, nắm bắt thông tin và phối hợp xử lý, can thiệp kịp thời các vụ việc phát sinh xảy ra trên địa bàn, nhất là các vấn đề liên quan đến học sinh. Lấy phương châm“Mỗi cán bộ Đoàn - Đội là 1 tuyên truyền viên, 1 đường dây nóng” để triển khai công việc, kịp thời báo cáo, cập nhật thường xuyên, đặc biệt các vụ việc tai nạn thương tích, bạo lực học đường, xâm hại và đuối nước ở trẻ em, học sinh. Để có được những thông tin chính xác, ngoài việc triển khai theo các cách làm truyền thống, Tỉnh đoàn chỉ đạo các đơn vị tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông, thành lập các nhóm kín, trao đổi công việc trên các công cụ Facebook, Zalo, Gmail... cho cán bộ Đoàn, Đội trường học để kịp thời xử lý và định hướng thông tin trong đoàn viên thanh niên, học sinh, tránh các trường hợp bị kích động, lôi kéo. 49
- Bên cạnh đó, tiến hành triển khai hiệu quả các phong trào hoạt động cho thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư và trong trường học. Chủ động, đổi mới các hoạt động nhằm giáo dục học sinh phòng chống bạo lực học đường, xâm hại. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức tốt các phong trào hoạt động và triển khai sâu rộng các hình thức sinh hoạt chính trị - truyền thống: Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Nhân rộng và đa dạng các hình thức của mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” với các trò chơi dân gian, đọc sách, các cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân tộc…Tổ chức tốt phong trào “Ngày chủ nhật xanh” (đoàn viên giáo viên và học sinh cùng tham gia), làm vệ sinh lớp học, sân trường, cổng trường; Tổ chức tốt hội thi kể chuyện đạo đức giữa các lớp thông qua việc sắm vai, diễn kịch giúp các em khắc sâu những mẫu hành vi đạo đức một cách tích cực. Đồng thời, thường xuyên nâng cao năng lực, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội trường học thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, Trại huấn luyện kỹ năng… Toàn tỉnh Nghệ An có hơn 600 nghìn học sinh các cấp tiểu học, THCS và THPT. Trong những năm học qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối kết hợp của các ngành liên quan, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhitrên địa bàn cũng có một số điểm sáng. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường vẫn còn xảy ra. Việc thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”tại một số trường hiệu quả chưa cao, sự vào cuộc, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, nhà trường, gia đình và các em học sinh chưa thường xuyên, đồng bộ. Đây là một công việc khó khăn nhưng chúng ta có thể làm được. Trong thời gian tới, để góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh và phát huy vai trò thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau: 1.Thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống bạo lực học đường, xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích cho học sinh. Ởcác trường học có thể tổ chức thực hiện công tác truyền thông qua một số hình thức như: Phối hợp tổ chức tọa đàm, giao lưu, hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc các hoạt động văn hóa văn nghệ, phát thanh học đường theo chủ điểm từng tháng, thi tìm hiểu, hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa tổ chức hội thivẽ tranh, tiểu 50
- phẩm;treo panô, áp phích tuyên truyền; Đưa nội dung phòng chống bạo lực học đường, xâm hại… vào chương trình sinh hoạt dưới cờ để kịp thời cảnh báo, rút kinh nghiệm cho học sinh trong việc xử lí các tình huống không may xảy ra.Bên cạnh đó, thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng và Ban Giám hiệu nhà trường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để thường xuyên giáo dục học sinh làm theo gương người tốt việc tốt; triển khai hiệu quả mô hình “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần 1 câu chuyện đẹp” trong trường học. 2.Chủ động và thường xuyên đổi mới hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội trường học để thu hút đông đảo học sinh tham gia. Hiện tượng nhiều học sinh sa đà vào game online và các trò chơi bạo lực trên mạng Internet phản ánh thực trạng xã hội đang thiếu trầm trọng các sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Vì vậy, muốn tránh việc học sinh tham gia vào các hoạt động giải trí không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của các em thì điều cần thiết là phải tạo ra các sân chơi lành mạnh cho học sinh, thu hút các em tham gia vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường để rèn luyện thân thể và phát triển năng khiếu, thẩm mĩ. Các hoạt động cần thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng lứa tuổi. Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh liệt sỹ, gia đình chính sách, có công với cách mạng,đa dạng hóa các phong trào Kế hoạch nhỏ, Nuôi heo đất, Đôi bạn cùng tiến, Bạn giúp bạn, Quỹ vì bạn nghèo… nhằm góp phần giáo dục cho các em truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Thường xuyên tổ chứccác cuộc thi Olympic, tìm hiểu về luật giao thông, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, bạo lực học đường. Tăng cường mở các lớp tập huấn, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vào đầu mỗi năm học, Ban Chấp hành Đoàn trường (đối với THPT), Ban Chỉ huy Liên đội (đối với TH và THCS) cần phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trong năm học, chủ động xây dựng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn, để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, cần phát động các phong trào như viết báo tường, thi cắm hoa tươi, hội thi văn nghệ, ẩm thực Việt… qua đó học sinh thể hiện tình cảm với bạn bè, trường lớp, thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô giáo, giúp các em có sự phối hợp, hiểu và gắn bó với nhau hơn.Trong suốt quá trình thực hiện, phải theo dõi và kịp thời phát hiện 51
- những bất cập, tồn tại, hạn chế để có sự điều chỉnh phù hợp; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên, khuyến khích phong trào. 3. Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm để giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh: Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức tốt phong trào thi đua Học tập tốt - Nề nếp tốt và chương trình rèn luyện đoàn viên, đội viên trong thời kỳ mới. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong việc tạo cảnh quan, môi trường sư phạm; Triển khai hiệu quả mô hình Hành trình thứ 2 của lốp xe, trang trí trồng hoa, cây xảnh xung quanh khuôn viên trường học… Thông qua hoạt động này góp phần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, có kỷ luật, biểu dương những học sinh tốt, tập thể có phong trào thi đua tốt. 4. Thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh, trao đổi với Giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục đạo đức học sinh: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, là người quản lý trực tiếp và toàn diện học sinh, đồng thời là cầu nối giữa Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.Đoàn Thanh niên với vai trò là tổ chức quản lý, theo dõi quá trình rèn luyện của học sinh trong nhiều lĩnh vực cần có sự hỗ trợ cho Giáo viên chủ nhiệm trong công tác nắm bắt tình hình của lớp, diễn biến tư tưởng của từng học sinh thông qua ý thức tham gia các phong trào hoạt động. Cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn viên, đội viên nòng cố tkịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ sa sút về ý thức học tập, ý thức đạo đức…từ những thông tin đó cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giáo dục kịp thời vì đây là nhóm học sinh có nguy cơ cao nhất dễ tham gia vào các vụ bạo lực học đường. 5.Tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh. Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Đạo đức, Giáo dục công dân. Đâylà bộ môn có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là các học sinh cá biệt. Thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình. Trong thực 52
- tế hiện nay, môn GDCD trong các trường học chưa được xem trọng. Việc đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD ở các trường THPT là một trong những việc làm có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức Đoàn, Đội trường học chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường có những biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả của bộ môn như tổ chức hội thảo chuyên đề “Công dân với pháp luật”, “Giải pháp cho vấn đề nóng”… Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng các tủ sách tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên, học sinh tự trang bị kiến thức cho bản thân như “Tủ sách pháp luật, “Tủ sách đoàn viên, đội viên”, “Tủ sách kỹnăng sống”… 6. Phát huy tích cực vai trò gắn kết với các tổ chức đoàn thể khác như: Hội khuyến học, Hội phụ huynh học sinh, Công đoàn nhà trường…nhằm quan tâm hỗ trợ giúp đỡ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cá biệt. Kêu gọi và yêu cầu các học sinh khác trong lớp biết quan tâm, không nên xem thường và cô lập hoặc phê phán thái quá gây ức chế tâm lý cho các bạn cùng trang lứa, đặc biệt các em cá biệt, yếu kém. Phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an xã đểđảm bảo an ninh trên địa bàn, góp phần phòng chống bạo lực học đường. Thiết lập “đường dây nóng” với lực lượng công an xã, cung cấp số điện thoại của công an xã cho toàn thể các em học sinh để khi cần thiết các em có thể liên hệ yêu cầu can thiệp; Hướng dẫn các em một số biện pháp cụ thể như điện báo cho lực lượng công an xã khi thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật. Trong những năm học tới, để mỗi trường học không còn tình trạng bạo lực học đường, đòi hỏi sự vào cuộc một cách quyết liệt của các sở, ban, ngành và sự chung tay của toàn xã hội, trong đó tổ chức Đoàn Thanh niên cần có vai trò nòng cốt và tiên phong. Ngoài việc chú trọng giáo dục kiến thức, các tổ chức xã hội, các ngành hãy cùng chung tay để các em được phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện./. 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN NƯỚC TA
19 p | 771 | 206
-
Vai trò của đấu tranh và cách mạng xã hội đối với sự vận động phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
43 p | 1107 | 136
-
Bài giảng Công tác Đoàn - Đội: Những hiểu biết cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
15 p | 367 | 50
-
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn
12 p | 144 | 23
-
Bài giảng Đoàn kết vận động cựu chiến binh phát huy vai trò, tiềm năng của các thế hệ cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
30 p | 237 | 20
-
Vai trò của hội phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế ở phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
5 p | 42 | 10
-
Vai trò của truyền thông đại chúng đối với việc phát huy dân chủ ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay
6 p | 87 | 10
-
Nâng cao vai trò của công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
4 p | 58 | 7
-
Hồ Chí Minh – Người sáng lập và xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
6 p | 49 | 7
-
Nâng cao vai trò công đoàn trong bảo đảm quyền làm việc của người lao động ở Việt Nam
6 p | 63 | 6
-
Giáo xứ, tổ chức căn bản và phổ quát của Công giáo ở Việt Nam
9 p | 65 | 6
-
Một số ý kiến nhằm phát huy vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn tại Khoa Công nghệ thông tin Đại học Hà Nội
5 p | 43 | 5
-
Vai trò của Đoàn thanh niên đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học
6 p | 15 | 4
-
Vai trò của tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: Quá trình hình thành và đóng góp
9 p | 75 | 3
-
Những thay đổi về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động và vai trò của công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Lê Đạt
0 p | 114 | 3
-
Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường đại học tự chủ
10 p | 44 | 2
-
Vai trò của đoàn thanh niên trường Đại học Tây Nguyên với công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
5 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn