Vai trò của tư vấn sinh viên ở trường Đại học Đồng Tháp
lượt xem 3
download
Bài viết này đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sinh viên đối với nhà trường Đại học, đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động này ở trường. Từ đó có một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của tư vấn sinh viên ở trường Đại học Đồng Tháp
- 45 VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Lê Trường Giang ThS. Nguyễn Thị Bích Thuận Tóm tắt. Bài viết này đề cặp đến tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sinh viên đối với nhà trường Đại học, đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động này ở trường. Từ đó có một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của trường. Thực hiện hoạt động tư vấn là một trách nhiệm vô cùng lớn lao, nó đòi hỏi người làm công tác tư vấn phải là người có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn lắng nghe ý kiến của sinh viên. Khi cán bộ giảng viên tư vấn thực sự quan tâm đến sinh viên, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình đối với sinh viên thì đối tượng này sẽ mạnh dạn chủ động hơn trong việc chia sẻ, trao đổi khó khăn, những điều trăn trở khó nói trong quá trình học tập, nghiên cứu. Làm tốt công tác tư vấn cho sinh viên trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng quy mô đào tạo và hình ảnh của Nhà trường. 1. Mở đầu Trong xu thế hội nhập hiện nay, yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngày càng cao. Sinh viên ra trường ngoài khả năng về chuyên môn còn phải trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng thích ứng, giao tiếp, thuyết trình tự tin…. Từ đó đặt ra yêu cầu trong việc đào tạo ở các trường cao đẳng đại học cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, cách thức quản lý giáo dục đại học cho phù hợp với thời đại. Tư vấn sinh viên là một hoạt động không thể thiếu tại các trường Cao đẳng - Đại học. Nó tạo điều kiện cho sinh viên an tâm trong quá trình học tập, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nhận thức được vấn đề trên, các trường Đại học - Cao đẳng trên cả nước triển khai các mô hình giúp hoạt động tư vấn sinh viên có tính hệ thống đạt được hiệu quả cao. Tại trường Đại học Đồng Tháp đã áp dụng mô hình tư vấn sinh viên một cửa từ năm 2013 và bước đầu đã đạt được một số thành tựu. Bài tham luận này là một khía cạnh nhỏ trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2015 – 2016 của tôi,mục tiêu của bài nhằm đề cặp đến các vai trò chủ yếu của hoạt động tư vấn, phân tích thực trạng hoạt động tư vấn ở các trường đại học Đồng Tháp. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn. 2. Nội dung chính 2.1. Khái niệm về hoạt động tư vấn sinh viên Tư vấn là một tiến trình tương tác giữa chuyên gia tư vấn và khách hàng, trong đó chuyên gia tư vấn là người giúp khách hàng nhìn rõ vấn đề, khám phá ra tiềm năng của bản thân và đi đến tự giải quyết vấn đề của khách hàng. Sau khi được tư vấn khách hàng sẽ: - Có cách nhìn tổng quan đối với vấn đề; - Nhận ra các giá trị của bản thân và những nguồn lực sẵn có; - Trở nên mạnh mẽ và tự tin để tự quyết định và giải quyết vấn đề.
- 46 Hoạt động tư vấn sinh viên là một tiến trình tác động mang tính định hướng giáo dục. Giúp sinh viên giải quyết những khó khăn về tâm lý, tình cảm, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm. Từ đó góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và là nấc thang để sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình. 2.2. Vai trò của hoạt động tư vấn sinh viên Hoạt động tư vấn sinh viên là một việc làm vô cùng quan trọng trong giáo dục Đại học. Để hoạt động này thực hiện có hiệu quả đòi hỏi phía Nhà trường nhận rõ tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sinh viên. 2.2.1. Đối với sinh viên Đối tượng của hoạt động tư vấn ở trường đại học là sinh viên. Hoạt động này có các vai trò chủ yếu như sau: - Thứ nhất, tư vấn hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, quy định, quy trình. Sinh viên được giới thiệu và hướng dẫn cụ thể về khung chương trình học của các năm học, cách thức, thời gian đăng ký học phần, các bước, các yêu cầu khi đăng ký chuyên ngành, hoặc đăng ký làm thực tập khóa luận hoặc thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp....Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn xác nhận đơn từ (bổ túc hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xin việc làm, xin đi học, xin tạm trú, đi xe buýt, vay tín dụng ưu đãi, bổ túc hồ sơ địa phương,…); xác nhận sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo,… - Thứ hai, định hướng sinh viên làm quen với phương pháp, biện pháp học tập hiệu quả ở Đại học. Đối với tân sinh viên, hình thức tư vấn tập trung điểm khác biệt giữa giáo dục Đại học và Phổ thông để sinh viên chuẩn bị tâm lý và đề ra kế hoạch học tập hợp lý cho mình. - Thứ ba, nắm bắt những định hướng dư luận trong sinh viên và hỗ trợ những khó khăn về tâm sinh lý, tình cảm, sức khoẻ sinh sản... cho sinh viên. + Nắm bắt định hướng dư luận trong sinh viên là vai trò hết sức quan trọng góp phần nắm bắt, tiếp nhận các luồng thông tin phản hồi từ sinh viên đối với Nhà trường. Đặc biệt đối với các sự kiện chính trị nổi bật của Nhà trường và đất nước. Công tác này cần được thực hiện liên tục và kịp thời, hạn chế tối đa việc sinh viên không nắm vững các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề nhạy cảm trong thời gian qua như: chủ quyền Biển đảo, vấn đề thu học phí, vấn đề học ngoại ngữ và tin học, vấn đề sử dụng Facebook,… Đồng thời, tiếp thu những kết quả phản hồi trong sinh viên để có những phương pháp định hướng tốt dư luận trong sinh viên. + Tư vấn, tham vấn các vấn đề tâm lý - xã hội: tâm lý lứa tuổi, tình yêu hôn nhân và gia đình; những vấn đề tâm lý sinh viên khuyết tật; kỹ năng sống cho sinh viên; hỗ trợ sinh viên thay đổi hành vi lệch chuẩn; các vấn đề nghiện, các chất gây nghiện, các vấn đề về HIV/AIDS; những khó khăn trong học tập và thảo luận về các phương hướng giải quyết vấn đề… Qua đó, tháo gỡ được các vướng mắc của sinh viên liên quan đến các vấn đề tâm lý, lứa tuổi học tập lối sống một cách rõ ràng chính xác. - Thứ tư, tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, hình thành và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên. Sinh viên được tư vấn và định hướng trong việc tham gia các hoạt động toàn thể, các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa. Từ đó, sinh viên có thể trang bị cho mình những
- 47 kỹ năng như: kỹ năng công tác Đoàn - Hội, kỹ năng tổ chức hoạt động xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm kiếm việc làm… phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên nhằm tăng cường các kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng. - Thứ năm, hoạt động tư vấn sinh viên là cầu nối giữa sinh viên với các nhà tuyển dụng lao động (cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho các đối tượng sinh viên, người lao động đến những nơi có nhu cầu). Giới thiệu và tuyển dụng lao động cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tư vấn việc làm thêm của sinh viên đang học tập, việc làm sau khi tốt nghiệp, cung cấp thông tin liên quan đến việc làm và các kỹ năng cũng như kinh nghiệm xin làm việc, tổ chức giao lưu giữa sinh viên và nhà tuyển dụng tạo kênh đối thoại giữa hai bên hiểu được nhu cần của nhau. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường giới thiệu các vị trí thực hành, thực tập cho sinh viên gắn với các khóa đào tạo. 2.2.2. Đối với Nhà trường Hoạt động tư vấn không chỉ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như hành trang vào đời sau này. Mà nó còn có vai trò rất quan trọng đối với nhà trường. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, hoạt động tư vấn giúp các hoạt động đào tạo của nhà trường được thuận lợi, phát triển những kỹ năng cần thiết cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hình ảnh của nhà trường. Thứ hai, hoạt động tư vấn sinh viên đảm nhận vai trò tổ chức, tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị về vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên. Thứ ba, hoạt động tư vấn giúp tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường trong việc góp phần định hướng, chiến lược đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội qua việc theo dõi việc làm sinh viên tốt nghiệp. Thứ tư, phối hợp với các đơn vị liên quan (Đoàn thanh niên – Hội sinh viên và các Ban, các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện cho sinh viên) tăng cường công tác quảng bá tuyển sinh của Nhà trường hằng năm. Thứ năm, cùng Ban liên lạc Cựu sinh viên, tạo sự liên kết giữa các trường, khoa, phân hiệu và trung tâm trực thuộc với Cựu sinh viên, huy động nguồn lực từ Cựu sinh viên, đồng thời thông tin đến Cựu sinh viên tình hình hoạt động của Nhà trường. 2.3. Thực trạng tình hình hoạt động tư vấn sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sinh viên trong việc đào tạo. Từ khi thành lập đến ngày 14 tháng 10 năm 2013 trường áp dụng hình thức tư vấn thông qua đội việc cử mỗi giảng viên chủ nhiệm ở mỗi lớp sinh viên do trường đào tạo. Đội ngũ giảng viên này có nhiệm vụ tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Với mô hình cũ này cũng phát huy một số ưu điểm giúp gắn kết giữa sinh viên – giảng viên – khoa đào tạo và trường. Tuy nhiên hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm là chưa tư vấn triệt để cho sinh viên các
- 48 vấn đề tâm lý chuyên sâu, hay các kỹ năng cần thiết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Vì vậy đến ngày 14 tháng 10 năm 2013 trường đã thay đổi thành mô hình tư vấn một cửa thông qua việc thành lập Văn phòng ban tư vấn sinh viên nhằm làm tốt các công tác tư vấn. 2.3.1. Thuận lợi Từ khi thành lập đến nay mô hình tư vấn một cửa này đã phát huy tốt vai trò của mình. Nội dung tư vấn đã được triển khai đa dạng như: Tư vấn học tập và định hướng nghề nghiệp; tư vấn tình cảm; tư vấn sức khỏe sinh sản; tư vấn về các hoạt động thể thao, giải trí; tư vấn các hoạt động tình nguyện và hỗ trợ cộng đồng… đáp ứng được các yêu cầu của sinh viên trong việc giải quyết các vấn đề mà cá nhân gặp phải. Công tác tư vấn cho sinh viên được triển khai dưới nhiều hình thức như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn thông qua gia đình, giáo viên, bạn bè, tư vấn qua điện thoại, email hoặc qua các diễn đàn, các trang mạng xã hội, tư vấn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề,… để thuận tiện trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc một cách triệt để, chính xác cho sinh viên. Từ đó của đã tạo nên một hiệu ứng lan tỏ, góp phần đáng kể vào công tác tuyển sinh của nhà trường. Cụ thể hình ảnh của trường được nâng cao thể hiện một phần từ kết quả tuyển sinh năm 2015-2016 của nhà trường thành công tốt đẹp. Ngoài ra Ban tư vấn còn có một số hoạt động như tổ chức các buổi tọa đàm nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Các hoạt động đó đã thu hút nhiều sinh viên tham dự góp phần tạo một số tiếng vang, nâng cao chất lượng cho nhà trường. 2.3.2. Khó khăn Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tư vấn ở trường vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: Trước hết là sự mất cân bằng tỷ lệ giữa nam và nữ sinh viên trong trường đôi khi làm nảy sinh một số vấn đề hết sức nhạy cảm như các vấn đề về tâm lý, quan hệ nam nữ, về nhu cầu sinh hoạt tập thể, công cộng, về học tập và làm việc nhóm,… Sinh viên thường ngại đến phòng tư vấn tâm lý để trút nỗi lòng do các bạn có suy nghĩ “đến phòng tư vấn tâm lý là có vấn đề” hoặc do bí mật riêng tư bị tiết lộ. Điều này dẫn đến mỗi khi gặp sự cố tâm lý mà không biết cách giải quyết, các bạn thường vào các diễn đàn bày tỏ dòng tâm trạng hoặc chia sẻ với bạn bè thân thuộc trên các trang mạng xã hội dẫn đến nhiều hệ lụy. Đội ngũ cán bộ trong Ban tư vấn còn ít chưa đủ đáp ứng các nhu cầu về tư vấn của sinh viên. Hầu hết cán bộ làm công tác tư vấn hiện nay là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm. Đội ngũ này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về công tác tư vấn, nên gặp khó khăn trong quá trình tư vấn. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường là một hoạt động mới, nên chưa có sự thống nhất cao về mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn, biên chế, chế độ chính sách,… Mặt khác, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác tư vấn tâm lý học đường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Do đó hoạt động tư vấn tâm lý vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp.
- 49 Về cơ sở vật chất, tuy được Lãnh đạo nhà trường xem xét và đầu tư tích cực nhưng nhiều trường vẫn còn hạn chế nhất định như: Chưa bố trí được một phòng riêng dành cho công tác tư vấn tâm lý; trang bị sách; tranh ảnh chuyên dụng về tâm lý (tình yêu hôn nhân, gia đình, lứa tuổi,...) chưa đầy đủ. Về công tác tổ chức các hoạt động đi kèm như tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng mềm từ các chuyên gia của Ban tư vấn còn rất ít và chưa đi vào chiều sâu. 2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tại trường Nhà trường cần tập trung tư vấn các mối quan hệ trong xã hội; tư vấn các vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; tâm lý học giới tính và sức khỏe sinh sản; tư vấn tâm lý gia đình; tư vấn tâm lý học nghề nghiệp; tư vấn các vấn đề của xã hội hiện đại; tư vấn phương pháp học tập ở đại học. Thành lậptổ chức Tư vấn tâm lý do một thành viên Ban lãnh đạo trực tiếp phụ trách và phải gắn kết được mạng lưới công tác viên là Cán bộ - Giảng viên thuộc đa lĩnh vực, giàu kinh nghiệm nghiên cứu, đội tư vấn viên tình nguyện sinh viên và cán bộ lớp để kịp thời nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ sinh viên đến nhờ tư vấn. Các tư vấn viên chủ động giới thiệu đến sinh viên hoạt động của phòng tư vấn tâm lý qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạo cho sinh viên niềm tin và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học dường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của sinh viên. Các đơn vị giáo dục cần thường xuyên tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề giữa các chuyên gia tư vấn với sinh viên về tâm lý trong học tập, giới tính, sức khỏe sinh sản, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm… Ngoài việc tư vấn riêng khi sinh viên có nhu cầu, Tổ tư vấn tư vấn tâm lý cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo chuyên đề, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trao đổi các chuyên đề thiết thực để tư vấn chung cho sinh viên và tạo điều kiện để sinh viên được đối thoại, hợp tác cùng nhau. Thường xuyên hướng dẩn đến tổ chức các hội thảo, các buổi chia sẽ kinh nghiệm cho các chuyên gia tư vấn và sinh viên làm tư vấn tình nguyện. Từng bước xây dựng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, thân thiện, khéo léo đẻ sinh viên an tâm “trải lòng”và tạo dựng được niềm tin ở sinh viên. Xây dựng các phòng tư vấn tâm lý riêng ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh sinh viên khi đến liên hệ; Đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường về sân chơi, bãi tập, bể bơi… Nhà trường xem xét bố trí riêng một phòng tư vấn tâm lý chuyên trách ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng và gần gũi cho sinh viên khi đến liên hệ; không dùng chung với các phòng khác. Nên trang bị thêm một số tranh ảnh, sách báo, chuyên dụng hỗ trợ tâm lý mà sinh viên thích đọc trong phòng này. Tăng cường vai trò tuyên truyền của tổ chức Đoàn, Hội về hình ảnh của Trường Đại học Đồng Tháp, truyền thống của sinh viên trường, về hình ảnh Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên trường đối với sinh viên năm nhất nói riêng và sinh viên nói chung thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuyển chọn, bố trí, tập huấn thường xuyên cho cán bộ, sinh viên làm nhiệm vụ tư vấn. Cần tổ chức các lớp tập huấn về công tác tư vấn cho sinh viên làm công tác tư vấn tình nguyện; Giúp sinh viên tư vấn tình nguyện nắm rõ và nắm vững những quy định, quy chế và những thông tin cho phép về Nhà trường, về sinh viên trường…
- 50 Nhà trường cần xử lý nghiêm những trường hợp sinh viên vi phạm những quy định của Nhà trường, và công khai cho sinh viên toàn trường được biết để tạo nên nề nếp kỹ cương trong sinh viên trường, có thể không công khai danh tính của sinh viên vi phạm mà chỉ nên công khai về số lượng, về nội dung phạm vi và hình thức xử lý. 3. Kết luận Hoạt động tư vấn có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên trong việc học tập tại các trường đại học. Bởi lẻ các em mới tốt nghiệp trên ghế nhà trường phổ thông chưa hiểu biết rõ các yêu cầu, phương pháp học tập của bậc học đại học, cũng như yêu cầu của xã hội khi tốt nghiệp ra trường. Hoạt động tư vấn này sẽ giúp sinh viên có phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho hành trang lập nghiệp sau này. Để hoạt động này đạt được hiệu quả cao thì cần có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban tư vấn, sự phối hợp giữa các bộ phận trong trường, sự chỉ đạo, quan tâm xác đáng, cùng với những chính sách hỗ trợ của nhà trường với đội ngũ tư vấn. Hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi là sẽ thực hiện khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động tư vấn. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hành phân tích dữ liệu, chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Qua đó sẽ có những giải pháp cụ thể chuẩn xác trong việc nâng cao hoạt động tư vấn của sinh viên ở trường. Chúng tôi tin tưởng rằng với những gì đã làm được và sự hiểu biết rõ ràng về vai trò của hoạt động tư vấn thì đội ngũ tư vấn của trường Đại học Đồng tháp sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng các em sinh viên trên con đường lập nghiệp trong tương lai, đội ngũ sẽ làm tốt sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách, kiến thức, kỹ năng toàn diện cho sinh viên. Từ đó góp phần nâng cao hình ảnh và chất lượng đào tạo của trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu tham khảo [1]. Ban tư vấn sinh viên (2015), Tài liệu hội nghị sơ kết một năm hoạt động tư vấn sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp. [2]. PGS.TS. Lê Sơn, TS. Lê Hồng Minh, Tài liệu ứng dụng TLGD Phía Nam, Chuyên mục tư vấn học đường và môi trường giáo dục. [3]. http://ebm.edu.vn/Tu-van-nghe-nghiep/Tu-van/Tu-van-hoc-duong-va-moi- truong-giao-duc/-/127 [4]. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 28(2012)23.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá và xây dựng lối sống văn hoá cho sinh viên hiện nay"
4 p | 936 | 283
-
Vai trò của năng lực tư duy biện chứng đối với hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
3 p | 130 | 9
-
Vai trò của nghệ thuật múa trong lễ hội
8 p | 122 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 p | 35 | 8
-
Vai trò của mạng xã hội Facebook đối với vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay và đề xuất chính sách
7 p | 133 | 8
-
Quan hệ kép và sự xung đột vai trò của giáo viên trong quan hệ tư vấn tâm lý học đường
4 p | 72 | 6
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
5 p | 133 | 6
-
Thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các câu lạc bộ đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 108 | 6
-
Vai trò của giảng viên tâm lý học trong dạy học theo học chế tín chỉ
4 p | 99 | 5
-
Vai trò của thư viện, tài nguyên học tập trong việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ
5 p | 57 | 4
-
Bài giảng Sứ mệnh của đại học và vai trò của giảng viên trong mô hình quản trị đại học hiện đại
20 p | 107 | 4
-
Vai trò của công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong việc hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng của sinh viên trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
6 p | 65 | 4
-
Năng lực cần có của cố vấn học tập đáp ứng vai trò tư vấn học tập và hướng nghiệp cho sinh viên ngành xã hội
9 p | 32 | 3
-
Vai trò của giảng viên trong việc nâng cao năng lực tự học cho sinh viên trong học phần “những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” tại trường Đại học Tiền Giang
5 p | 83 | 3
-
Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
7 p | 42 | 2
-
Tăng cường vai trò của trường đại học trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam
16 p | 9 | 2
-
Vai trò của Internet đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Tp. Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
16 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn