intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của việc học chữ Hán trong nổ lực nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn phổ thông hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện thực đã cho thấy chất lượng dạy và học môn Ngữ văn đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Điều đó phản ánh qua một hiện thực, HS ngày nay rất thờ ơ với việc trau dồi khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ thông qua những giờ học Ngữ văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của việc học chữ Hán trong nổ lực nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn phổ thông hiện nay

  1. Trƣờng THPT Long Hiệp - VAI TRÕ CỦA VIỆC Huyện Trà Cú - Tỉnh Trà HỌC CHỮ HÁN Vinh TRONG NỔ LỰC Điện thoại: 0973.123562 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC Email: NGỮ VĂN PHỔ caotramtuan198456@gmail. THÔNG HIỆN NAY com.vn TRẦM THANH TUẤN TÓM TẮT Hiện thực đã cho thấy chất lƣợng dạy và học môn Ngữ văn đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Điều đó phản ánh qua một hiện thực, HS ngày nay rất thờ ơ với việc trao dồi khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ thông qua những giờ học Ngữ văn. Nguyên nhân quan trọng khiến cho HS không hứng thú với việc học tiếng mẹ đẻ là: HS chƣa nắm vững nghĩa của những yếu tố cấu thành từ Hán Việt có trong từ vựng tiếng Việt. Điều đó khiến HS gặp nhiều khó khăn trong quá trình đọc hiểu và tạo lập văn bản. Đây chính là nguyên nhân khiến HS giảm sút sự hứng thú khi học môn Ngữ văn. Từ khóa: văn học, từ Hán Việt, sinh viên ABSTRACT The role of learning Sino-Vietnamese words in an effort to improve the quality of teaching Literature and Language artsin high schools Through our teaching, the quality of teaching and learning Literature and Language arts is observed tobe decreasing in a serious way recently.This reflects the fact that a number of students are very indifferent to promotethe ability to use their mother tongue duringLiterature and Language arts lessons.One of the main causes that made students less interested in learning their mother tongue is that they do not fully grasp the meaning of the components which form Sino – Vietnamesewords in the Vietnamese vocabulary.This is the drawback of their reading and writing and also the 497
  2. answer to why many students are now not very keen on learning Literature and Language arts. Key words: Literature and Language arts, Sino – Vietnamese words, students Ngày nay trong việc giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trƣờng, ngƣời ta nói nhiều đến việc cải tiến phƣơng pháp theo hƣớng tích cực hoá quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh (HS). Điều này đúng nhƣng chƣa đủ, thậm chí sẽ không đạt hiểu quả bởi sự chuyển biến này chỉ là phần ngọn. Phần gốc ngôn ngữ là phần quan trọng, căn bản nhƣng lại chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thấu đáo. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề: Vai trò của việc học chữ Hán trong nổ lực nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông. Hiện thực cho thấy, chất lƣợng dạy và học môn Ngữ văn đã và đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Sau mỗi kì thi quan trọng báo chí lại cho đăng tải những bài viết chi chít lỗi của thí sinh trong đó lỗi về dùng từ Hán Việt chiếm một phần không nhỏ. Bản thân là những ngƣời trực tiếp đứng lớp giảng dạy, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn vấn đề này. Điều đó phản ánh một hiện thực, HS ngày nay rất thờ ơ với việc trao dồi khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ thông qua những giờ học Ngữ văn. Quả thật đây là điều cần đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc và nhanh chóng có những công trình điều tra xã hội trên bình diện rộng, từ đó đƣa ra những giải pháp thật cụ thể và thiết thực để chấn chỉnh. Ngôn ngữ có mối quan hệ một cách mật thiết đối với văn hoá dân tộc. Nói nhƣ L. Hevvett: "Không có một chiếc chìa khoá vạn năng nào để mở cửa vào cuộc sống nội tâm của một dân tộc ngoài trừ ngôn ngữ của dân tộc đó". Điều này không có gì để bàn cải thêm. Qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đƣa ra những minh định giàu sức thuyết phục cho thấy ngôn ngữ ngoài chức năng giao tiếp thì bên trong chúng lại chứa đựng những "mã" văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ ấy. Nhƣ vậy hẳn nhiên để giữ gìn cũng nhƣ phát triển văn hóa dân tộc, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt lá quá trình giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trƣờng phổ thông qua môn Ngữ văn. Nếu nhƣ những điều này không đƣợc nhanh chóng thực hiện thì những hệ luỵ cho nền văn hoá dân tộc là điều không thể tránh khỏi. Qua sự trao đổi với nhiều đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy có một nguyên nhân hết sức quan trọng khiến cho HS không hứng thú với việc học tiếng mẹ đẻ là: HS không hiểu hết những từ ngữ mà bản thân các em sử dụng để giao tiếp hằng ngày, và cả lớp từ 498
  3. có trong các văn bản mà các em tiếp cận. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là việc HS chƣa nắm vững ngữ nghĩa của những yếu tố cấu thành từ Hán Việt. Nhƣ chúng ta đã biết, vì đặc điểm của lịch sử dân tộc, tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán trong một thời gian dài. Và hệ quả là cho đến ngày nay lƣợng từ Hán Việt tồn tại trong kho từ vựng của chúng ta là khoảng hơn 70%. Theo thống kê của Lê Xuân Thại thì: "Trong tiếng Việt có khoảng 3000 yếu tố Hán Việt. Số lƣợng này xấp xỉ với số lƣợng yếu tố Hán trong tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên" [tr. 14]. Tuy nhiên từ khi chế độ phong kiến sụp đổ kéo theo nền Nho học cũng tàn lụi thì chữ Hán mất dần địa vị. Chữ Quốc ngữ (viết theo hệ thống ghi âm ABC) đƣợc thay thế. Từ khi đƣợc chấp nhận, chữ Quốc ngữ đã đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo nền văn hoá Việt Nam mới. Đặc biệt là việc xóa đƣợc nạn mù chữ (trong giai đoạn đất nƣớc có chiến tranh và xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh) vì việc học chữ Quốc ngữ dễ và nhanh hơn nhiều so với chữ Hán. Chúng ta yên tâm, thậm chí rất đỗi tự hào rằng, việc tạo ra chữ quốc ngữ là một bƣớc tiến dài trong lịch sử tiếng Việt. Tuy nhiên qua những bài viết, những công trình nghiên cứu trong những năm gần đây của các học giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ đã cho thấy vấn đề chƣa hẳn đã vậy. GS Đặng Đức Siêu, trong một bài viết giáo khoa đã nhận xét: "Từ khi từ Hán Việt nhất loạt đƣợc phiên chuyển từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ, hoạt động song ngữ văn hoá Việt – Hán suy yếu dần, những khó khăn lầm lẫn trong việc nhận thức ý nghĩa của từ Hán Việt nói chung, từ ngữ Hán Việt đồng âm nói riêng đã trở nên phổ biến hơn nhiều"(TTT nhấn mạnh) (1i). Trong bài viết Người Việt cần bao nhiêu chữ Hán để hiểu sâu tiếng Việt?, GS.TS Nguyễn Ngọc San đã có những nhận định xác đáng: "Đến đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ bắt đầu đƣợc phổ biên rộng khắp và thay thế hoàn toàn chữ Nôm. Đây là một bƣớc phát triển nhảy vọt; văn tự Việt Nam từ chổ ghi ý và ghi na ná âm tiết đã chuyển sang ghi âm vị và có phần nào ghi sát âm hơn là các văn tự ghi âm vị trong họ Ấn – Âu. Tuy nhiên, cũng có thể đứng về mặt khác mà nói đây là một bước lùi (TTT nhấn mạnh). Trong văn tự mới này đã mất yếu tố ghi ý, các từ Hán Việt hoà lẫn vào các từ thuần Việt về mặt hình thức, tạo ra hàng loạt từ đồng âm mà ý nghĩa dễ gây sự lẫn lộn, chất tư duy thị giác hoàn toàn biến mất" [tr 390] Quả thật điều ấy đã đƣợc bộc lộ ngày càng rõ nét trong tình hình học tập môn Ngữ văn hiện nay. Khi thực hiện hoạt động đọc hiểu các em không hiểu một cách chính xác những từ ngữ có trong văn bản, hoặc khi tạo lập văn bản, các em sử dụng từ Hán Việt nhƣng không hiểu rõ nghĩa, từ đó dẫn đến dùng sai rất nhiều. Đó chính là lí do khiến HS giảm sút sự hứng thú khi học môn Ngữ văn. Một điều dễ thấy là HS ngày nay rất ngại học những tác phẩm văn học chữ Hán của cả Việt Nam và Trung Quốc, bởi một khoảng cách ngôn ngữ quá xa, mà ngôn ngữ chính là chìa khoá đi vào thế giới nghệ thuật của 499
  4. văn bản ấy. Do vậy nếu nhƣ không hiểu biết về chữ Hán thì những giá trị nghệ thuật của tác phẩm sẽ dễ dàng bị bỏ qua một cách đáng tiếc. Ví dụ khi tiếp cận Nam quốc sơn hà mà không hiểu sâu chữ đế帝, chữ quốc國 trong cái nhìn lịch đại thì làm sao có thể thấy đƣợc tầm vóc của tác phẩm. Tiếp cận Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du không so sánh đƣợc tại sao Nguyễn Du chọn từ khấp泣 chứ không phải từ khốc哭 (mặc dầu hai chữ này đều chỉ hoạt động khóc) trong câu: Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nhƣ thì làm sao có thể thấy hết đƣợc sự tinh tế khi sử dụng từ ngữ của đại thi hào. Đọc câu thơ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, nếu muốn tìm hiểu tâm trạng luyến nhớ của nhân vật trữ tình trong buổi chia tay đƣợc kín đáo đan cài trong một câu thơ mà chỉ đọc lƣớt qua phần dịch nghĩa, ta sẽ chẳng thấy gì ngoài nội dung thông báo hết sức bình thƣờng, vô cảm: Ngoái về phía tây, bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc. Những điều này chỉ có thể cảm nhận đƣợc khi đi sâu và khám phá hệ thống ngôn từ của câu thơ bắt đầu từ chữ "cố nhân " 故人. Rõ ràng với việc cụ Ngô Tất Tố dịch thành bạn cũ chƣa thể lột tả đƣợc những hàm ý sâu xa của từ này. Đặt nó trong hệ thống những từ có cùng yếu tố cố 故nhƣ: cố quốc, cố hƣơng, cố quận, cố thổ, cố viên ta mới cảm nhận đƣợc hết bao tình cảm yêu thƣơng trìu mến trong từ cố nhân. Phải là ngƣời bạn hết sức thâm giao, tri âm tri kỉ ngƣời ta mới dùng từ cố nhân để gọi nhau. Điều này xuất phát từ tƣ duy hoài cổ, nệ cổ, sùng cổ của con ngƣời Trung Hoa xƣa. Thế nên dù rằng lúc này đang diễn ra cuộc chia tay nhƣng tác giả vẫn dùng từ cố nhân để thể hiện tâm tình gắn bó thiết tha của mình. Không hiểu chữ Hán thì làm sao HS có thể hiểu đƣợc sự tinh tế và tài hoa trong câu thơ chiết tự độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng: Duyên thiên (天) chƣa thấy nhô đầu dọc(夫) Phận liễu (了) sao đà nẩy nét ngang (子) (Không chồng mà chửa) Hoặc để chứng minh cho sức mạnh tuyên truyền của văn học, GV có thể dẫn câu ca dao sau: Trăng xƣa dọi tỏ lòng ngƣời Treo gƣơng nhật nguyệt cho đời soi chung Tiếp cận một cách sơ lƣợc cứ tƣởng đây là một bài ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ nhƣng khi dùng phép chiết tự chữ Hán, ta sẽ giúp HS khám phá ra những điều lí thú về nghệ thuật chơi chữ của tác giả dân gian: Trăng xƣa dịch từ chữ Cổ nguyệt古 月, 500
  5. cổ 古và nguyệt 月ghép lạ thành chữ Hồ胡; lòng ngƣời là thầm nói đến chữ sĩ士 và tâm 心, ghép hai chữ này lại ta có chữ Chí 志; còn chữ nhật日 và chữ nguyệt 月ghép lại thành chữ Minh 明Vậy ba chữ chiết tự từ câu ca dao ra là Hồ Chí Minh. Thật tinh diệu làm sao! Mà cũng thật tài hoa làm sao! Hoặc giả chỉ cần chiết tự một chữ sầu 愁ta có thể lí giải với HS bao điều về mối quan hệ giữa mùa thu với văn chƣơng. Chữ Sầu 愁 gồm có chữ thu 秋và chữ tâm 心. Mùa thu đậu lên lòng ngƣời ngƣời những nỗi niềm nên thơ. Thu từ cổ chí kim đều thấm đẫm nỗi buồn. Những bài thơ về mùa thu đƣợc học trong chƣơng trình đều mang nét chung ấy nhƣ Thu hứng (Đỗ Phủ), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu). Xâu chuỗi những điều ấy lại bằng cách chiết tự một chữ sầu thiết nghĩ chúng ta đã mở ra trong lòng HS bao suy nghĩ, bao liên tƣởng thú vị. Còn rất nhiều những áng thơ văn trong quá khứ đã bị chúng ta "bỏ rơi" nhƣ thế vì một nỗi ta không biết chữ Hán! Đáng quan tâm hơn là trong quá trình giao tiếp, HS sử dụng từ Hán Việt hết sức tùy tiện. Vì các em không hiểu chính những từ mà mình dùng. Chúng tôi đã từng yêu cầu HS trình bày cách hiểu của mình về một số từ Hán Việt. Các em sẽ có những lí giải hết sức ngô nghê. Ví dụ: với từ "thiên lệch", các em đã rất thản nhiên giải thích: thiên là trời, lệch là không thẳng. Trời là lực lƣợng siêu nhiên đại diện cho công bằng mà lực lƣợng ấy lại không ngay thẳng nên từ thiên lệch có nghĩa chung là chỉ việc gì đó không đƣợc đối xử một các công bằng!…Ở đây các em đã nhằm lẫn chữ thiên là trời với chữ thiên mang nét nghĩa là lệch. HS dùng nhầm lẫn từ có yếu tố mãi và mại (khuyến mãi, khuyến mại; mãi dâm, mại dâm), dùng sai nghĩa từ cứu cánh, không xác định đƣợc nên dùng trọng tải hay tải trọng, văn hoa hay hoa văn... Những nguyên nhân khiến cho việc HS hiểu sai những từ ngữ mang yếu tố Hán hiện nay là: 1. Đồng âm giữa những từ Hán Việt và từ Hán Việt Ví dụ: - Thiên天: trời (Thiên hạ, thiên nhiên, thiên lí, thiên địa) - Thiên千: nghìn (thiên niên kỉ, thiên tuế, thiên thu, thiên lí…) - Thiên偏: lệch (thiên vị, thiên hƣớng, thiên kiến…) 501
  6. - Thiên遷: dời (thiên di, thiên chuyển, thiên đô…. - Thiên篇: bài (thiên phóng sự, đoản thiên…) Rõ ràng để hiểu yếu tố "thiên" ta phải nhìn vào tự dạng chữ Hán mới nhận diện đƣợc sự khác nhau đó. Hiện tƣợng này rất phổ biến trong kho từ vựng tiếng Việt chúng ta. 2. Đồng âm giữa những từ Hán Việt và từ thuần Việt Ví dụ: Ngoan 頑 trong ngoan cố, ngoan cƣờng đồng âm với ngoan trong : ngoan ngoãn, ngoan hiền, phiếu bé ngoan 3. Hiểu lầm hoặc không phân biệt rạch ròi các từ Hán Việt gần âm hoặc gần nghĩa Ví dụ: Mãi買: mua # mại賣: bán (Khuyến mãi ≠ khuyến mại) Khi tìm hiểu sâu vấn đề này chúng tôi còn nhận ra thêm đƣợc một hiện thực nữa: chính bản thân rất nhiều GV dạy môn Ngữ văn cũng không nắm bắt đƣợc ngữ nghĩa của những chữ Hán có trong văn bản. Đây là một tình trạng có thực và cũng rất đáng suy nghĩ. Trong một tiết dạy, GV đã rất thản nhiên khi giảng: Ngay từ tiêu đề bài thơ (Độc tiểu thanh kí) tác giả đã thể hiện đƣợc sự đồng cảm của Nguyễn Du đối với nàng Tiểu Thanh khi một mình đọc tập thơ của Tiểu Thanh. Rõ ràng ngƣời giáo viên này đã nhầm lẫn bởi độc 讀 trong tiêu đề Độc tiểu thanh kí nghĩa là đọc, còn chữ độc 獨với nghĩa là một thì lại có tự dạng hoàn toàn khác. Chữ độc ấy nằm ở câu thừa đề Độc điếu song tiền nhất chỉ thƣ (獨吊窗前一紙書) Nhìn lại quá trình đào tạo sinh viên ngành Sƣ phạm Ngữ văn, chúng ta nhận thấy số lƣợng tiết học cho môn Hán Nôm quá ít và sinh viên thƣờng cảm thấy không mấy hứng thú khi học môn này. Các bạn SV thƣờng chỉ dừng lại ở việc nhớ máy móc và "vẽ chữ" để rồi khi ra trƣờng không còn đọng lại cái gì. Nguyên nhân là chỉ vì lên đại học các bạn SV mới tiếp xúc, không có nền tảng căn cơ mà thời gian học tập lại không nhiều. Nên dẫn đến tình trạng giảng viên và SV cùng "cƣỡi ngựa xem hoa," chƣa hiểu hết Lục thƣ (Sáu cách lập thành Hán tự), chƣa nhớ hết 214 bộ thì đã quay sang phân tích bộ trong chữ, rồi minh giải nguyên tác chữ Hán của các bài thơ Đƣờng luật, thơ cổ phong, những đoạn biền văn khó nhƣ: Bình Ngô đại cáo, Dụ chư tì tướng hịch văn, Bạch Đằng giang phú… quả thật là việc quá sức. Do vậy để đối phó, SV chỉ cố gắng nhớ và viết lại cho qua kì thi chứ không hiểu gì nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng SV Ngữ 502
  7. văn ra trƣờng, khi thực sự bắt tay vào việc giảng dạy, họ thƣờng không mặn mà lắm với mảng văn học thời Trung đại Việt Nam và thơ Đƣờng của Trung Quốc vì ở bộ phận văn học này, GV nắm không chắc bản nguyên tác chữ Hán mà khi đã không nắm chắc chữ Hán thì để so sánh đối chiếu giữa nguyên tác và bản dịch, khai thác những tín hiệu thẩm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ là việc không dễ dàng. Nói nhƣ thế, chƣa hẳn với văn học hiện đại, GV có thể chỉ một cách chính xác những từ Hán Việt có trong văn bản. Đó là chƣa kể đến những văn bản nhật dụng có sử dụng nhiều từ Hán Việt khó nhƣ: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hƣợu, Tư duy hệ thống, nguồn sức sống mới trong việc đổi mới tư duy, Phan Đình Diệu… Hiện nay chúng ta chủ trƣơng dạy tiếng Anh cho HS ngay từ lớp ba. Việc đƣợc và mất của chủ trƣơng này cần tham khảo thêm nhiều ý kiến của các nhà khoa học chuyên môn. Nhƣng theo thiển nghĩ của chúng tôi, thì thay vì dạy tiếng Anh chúng ta nên dạy chữ Hán. Vì những lẽ sau: Thứ nhất tiếng Anh đƣợc xây dựng bằng hệ thống kí âm (ABC) nên để tiếp nhận hệ thống ngôn ngữ này chỉ cần một khoảng thời gian không quá dài. Nhƣ vậy HS bắt đầu học từ cấp THCS vẫn là không muộn lắm. Thứ hai: Xét về phƣơng diện văn hóa, chúng ta cần phải hiểu ngôn ngữ dân tộc để thông qua đó hiểu văn hóa dân tộc. Chỉ khi nào chúng ta có một bản lĩnh văn hóa vững chắc chúng ta mới có thể tiến vào con đƣờng hội nhập một cách sâu rộng với thế giới mà không lo lắng về sự lai căn mất gốc, không dửng dƣng trƣớc những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại dẫn đến tình trạng: ngƣời nƣớc ngoài khi đến Việt Nam "đều rất kinh ngạc trƣớc tình trạng ngƣời Việt không đọc đƣợc những dòng chữ đề trên các đền đài di tích lịch sử". Đến đây ta lại càng nhận thấy ý kiến của Nguyễn An Ninh từ những năm đầu của thế kỉ 20 vẫn còn nguyên giá trị: "chỉ có những ngƣời đã hiểu biết vững một nền văn hóa rồi mới có khả năng thƣởng thức một nền văn hóa ngoại bang". Vì những lí do trên chúng tôi nghĩ rằng những cơ quan hữu quan nên sớm có một lộ trình khoa học để nhanh chóng đƣa việc giảng dạy chữ Hán vào nhà trƣờng phổ thông. Những điều này từng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đề xuất nhƣ GS Cao Xuân Hạo đã nhận định "Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa không còn hoán cải đƣợc nữa, nhƣng ta còn có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán nhƣ một môn bắt buộc ở trƣờng phổ thông. Ngƣời Việt sẽ không thể giỏi tiếng Việt nếu không thấu đáo nghĩa của các từ Hán-Việt, vốn chiếm tỉ lệ hơn 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt" hay GS Nguyễn Đình Chú trong bài viết Cần khẩn trương khôi phục chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam đã phát biểu: "thiết tƣởng đã đến lúc cần đặt vấn đề học chữ Hán trong nền giáo dục phổ thông ở nƣớc ta hiện nay một cách thấu đáo, có bài bản, có chủ trƣơng kế hoạch hẳn hoi. Nhƣng, muốn làm đƣợc điều đó, lại 503
  8. trƣớc hết cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc học chữ Hán là thế nào trong việc xây dựng nên văn hóa Việt Nam hiện đại và tƣơng lai". GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng Trong bài viết Chữ Hán chữ Nôm với thế hệ trẻ, cũng đã có những đề xuất đáng quan tâm về vấn đề khôi phục việc giảng dạy chữ Hán trong nhà trƣờng phổ thông. Thật vậy, ngôn ngữ của mỗi dân tộc đều ẩn chứa trong nó linh hồn của dân tộc ấy. Tiếng Việt chứa đựng linh hồn của ngƣời Việt. Vậy nên là ngƣời Việt Nam nhiệm vụ giữ gìn tiếng nói của cha ông là một nhiệm vụ thiêng liêng đã có truyền thống lâu dài từ xƣa đến nay và cần phải đƣợc quan tâm nhiều hơn trong thời đại ngày nay – thời đại hội nhập giao lƣu quốc tế một cách rộng khắp. Việc ấy không thể làm đƣợc nếu nhƣ chữ Hán chƣa đƣợc khôi phục trong hệ thống giáo dục từ bậc PT. Bởi vì ngoài việc giúp HS sử dụng thật chính xác, linh hoạt vốn ngôn ngữ của dân tộc, nó còn giúp HS thụ đắc những thuật ngữ khoa học của các ngành học khác từ đó tiếp cận một cách nhanh chóng những khái niệm. Đồng thời, một điều đáng quý nữa là với một kho di sản văn hóa khổng lồ của dân tộc trong quá khứ sẽ có cơ hội đƣợc thế hệ trẻ bảo lƣu và phát huy. Chú thích: (1) Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở, NXB GD, 2005 (2) Chủ đề 4: Từ Hán Việt và những điều lƣu ý khi sử dụng từ Hán Việt (In trong Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10, Nxb GD, 2006) (3) Ngƣời Việt cần bao nhiêu chữ Hán để hiểu sâu Tiếng việt?, Tuyển tập mƣời năm tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb GD, 2003 (4) Khấp (泣) là khóc không ra tiếng chứ không phải khốc (哭) là khóc to. Sự kì khu trong việc chọn chữ của Nguyễn Du rõ ràng là có ẩn ý. Câu thơ bộc lộ nỗi xót thƣơng, cảm thƣơng - Một nỗi xót thƣơng, cảm thƣơng xuất phát từ chân tâm chứ không phải là những biểu hiện thuần tuý hình thức bề ngoài. 5 Ở đây dùng lối chơi chữ chữ Hán. Chữ Thiên 天là trời nhô đầu lên thì thành chữ phu 夫là chồng; ( ) chữ liễu 了là rõ hoặc hết, đồng âm với cây liễu chỉ ngƣời con gái, nếu thêm một nét ngang thì thành chữ tử 子 là con. Hai câu này ý nói: Gái chƣa chồng mà sao đã có con trong bụng (6) Ca dao Nghệ Tĩnh (Dẫn theo tài liệu của Hoàng Trọng Canh: Hình thức chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ và đời sống, số 1-2, 2009) (7) Không phải chỉ có HS sử dụng sai mà cái sai này đƣợc mở rộng ra nhiều đối tƣợng từ các cơ quan thông tin đại chúng, nhà văn, nhà khoa học… (Xem thêm Từ Hán Việt và những điều lƣu ý khi sử dụng từ Hán Việt. In trong Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10, NXBGD, 2006) (8) Chữ Tây và chữ Hán thứ chữ nào hơn, (In trong Tiếng Việt, văn Việt, ngƣời Việt, NXB Trẻ, 2003) (9) Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, in trên báo La Cloche Fêlée, tháng 12-1925 504
  9. (10) Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ (In trong Tiếng Việt, văn Việt, ngƣời Việt, NXB Trẻ, 2003) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Trọng Canh (2009). "Hình thức chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh", Ngôn ngữ và đời sống, số 1 - 2 2 .Nguyễn Đình Chú (2005), "Cần khẩn trƣơng khôi phục chữ Hán trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam", tạp chí Hán Nôm, số 2. 3. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt, văn Việt, ngƣời Việt, Nxb Trẻ. 4. Nguyễn Quang Hồng (2008), "Chữ Hán chữ Nôm với thế hệ trẻ", Ngôn ngữ và đời sống, số 12. 5. Nguyễn Ngọc San (2003), "Ngƣời Việt cần bao nhiêu chữ Hán để hiểu sâu tiếng Việt?", Tuyển tập mƣời năm tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb GD. 6. Đặng Đức Siêu (2006), Từ Hán Việt và những điều lƣu ý khi sử dụng từ Hán Việt, Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10, Nxb GD. 7. Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở, Nxb GD. 505
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1