intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông tại tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, tìm hiểu một số hoạt động hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông tại địa phương, thông qua đó gợi ý các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nhóm đối tượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Bình

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN THỊ NHƯ HƯƠNG1, VÕ THỊ DIỆU QUẾ2 1 Trường Đại học Quảng Bình 2 Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Đào tạo, sử dụng nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân bị tai nạn giao thông là một vấn đề mới nhưng mang tính cấp thiết trong xã hội hiện nay. Bài viết trình bày thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông tại tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, tìm hiểu một số hoạt động hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông tại địa phương, thông qua đó gợi ý các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nhóm đối tượng này. Từ khóa: Công tác xã hội, tai nạn giao thông, nạn nhân. 1. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, mỗi năm trên thế giới tai nạn giao thông (TNGT) cướp đi sinh mạng 1,25 triệu người và làm hơn 50 triệu người thương tật, nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 2,5% GDP (tương đương 1.500 tỷ USD) [4]. Đây là thách thức của mỗi quốc gia, chính phủ, tổ chức và công dân. Tại Việt Nam, trong Hội nghị an toàn giao thông năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, mỗi ngày trên đất nước chúng ta có 24 người chết và 60 người thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông [4]. Việt Nam hiện đứng thứ 11 trên thế giới về số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Mỗi ngày, trung bình cả nước có khoảng 30 người tử nạn vì tai nạn giao thông. Trước thực trạng đó, Nhà nước đã quan tâm đến việc hỗ trợ các nạn nhân và gia đình họ. Ngày 05/3/2018, Bộ Công An có ban hành Thông Tư số 08/2018/TT-BCA. Thông tư này quy định về bố trí lực lượng, số lượng người trực cứu nạn, cứu hộ; nội dung, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn, hướng dẫn phòng ngừa sự cố, tai nạn… Ban An toàn giao thông, các tổ chức từ thiện và tổ chức xã hội khác thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, trợ giúp nạn nhân tai nạn giao thông và tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn. Tuy nhiên, cần thiết phải có một hệ thống chuyên môn về lĩnh vực này nhằm đưa ra những phương pháp trợ giúp hiệu quả nhóm đối tượng này. Công tác xã hội là ngành học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Một chuyên viên thực hành công tác xã hội được gọi là một cán bộ /nhân viên công tác xã hội. Ví dụ về những lĩnh vực mà một nhân viên xã hội có thể hoạt động là: cứu đói, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn, điều chỉnh mức độ đô thị hóa, pháp y, chỉnh đốn, pháp luật, quan hệ lao động, hòa nhập xã hội, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người cao tuổi, các quyền của phụ nữ, quyền con người, quản lý người bị xã hội chối bỏ, cai nghiện, phục hồi chức năng, phát triển đạo đức, hòa giải văn hoá, quản lý thiên tai, sức khỏe tâm thần, trị liệu hành vi và khuyết tật. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Theo Đề án 32 về Phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định: Công tác xã hội góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người 221
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [5]. Từ hướng tiếp cận của nghề Công tác xã hội thì đối tượng nạn nhân tai nạn giao thông là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay, chưa có hoạt động nào chính thức của Công tác xã hội đối với nhóm đối tượng này, vì thế trong bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một số phân tích về vai trò của nhân viên Công tác xã hội trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, hậu quả của tai nạn giao thông điển cứu tại tỉnh Quảng Bình. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Bình Theo Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018 của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình, từ ngày 16/12/2017 - 15/12/2018, toàn tỉnh xảy ra 211 vụ tai nạn giao thông, làm chết 98 người, làm bị thương 156 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 19 vụ, giảm 8%; giảm 8 người chết, giảm 8%; giảm 36 người bị thương, giảm 19%. Trong đó: Đường bộ: Xảy ra 208 vụ, làm chết 97 người, làm bị thương 152 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 17 vụ, giảm 8%; giảm 6 người chết, giảm 6%; giảm 39 người bị thương, giảm 20%. Cụ thể: - Va chạm giao thông: Xảy ra 83 vụ, bị thương 95 người. - TNGT ít nghiêm trọng: Xảy ra 23 vụ, bị thương 19 người. - TNGT nghiêm trọng: Xảy ra 96 vụ, chết 89 người, bị thương 34 người. - TNGT rất nghiêm trọng: Xảy ra 6 vụ, chết 8 người, bị thương 04 người. Đường sắt: Xảy ra 02 vụ, chết 01 người; bị thương 04 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 3 vụ, giảm 60%; giảm 2 người chết, giảm 67%; tăng 03 người bị thương, tăng 300% [3]. Đường thủy nội địa: Xảy ra 01 vụ. So với cùng kỳ năm 2017, tăng 01 vụ, tăng 100% [3]. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2017, 04 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông giảm trên 10% là: huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch; bên cạnh đó, 03 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng là: huyện Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch. * Nguyên nhân của tai nạn giao thông - Nguyên nhân chính không thể không kể đến là ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, mang tính đối phó, thiếu ý thức bảo vệ mình và những người cùng tham gia giao thông, làm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Các hành vi vi phạm phổ biến: đi không đúng phần đường, làn đường; điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ quá tốc độ cho phép [1]; lái xe ôtô sử dụng rượu, bia; người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá quy định; người tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; học sinh chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe môtô, xe gắn máy [2]; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, mở đường ngang trái phép… còn xảy ra thường xuyên, phổ biến làm gia tăng tai nạn giao thông ở Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. - Thời điểm trước, trong và sau các dịp nghỉ lễ, tết, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao đột biến; người tham gia giao thông dễ mắc phải các lỗi do tranh thủ để đi nhanh, chở hàng hóa vượt quá mức quy định... nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra. - Cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu chưa đảm bảo kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt, lũ quét... làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông. 222
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 * Hậu quả của tai nạn giao thông Tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh suốt đời đối với ai đã từng trải qua, để lại gánh nặng kinh tế rất lớn cho nhiều gia đình. Sự gia tăng của tai nạn giao thông về cả số vụ và mức độ nghiêm trọng đang gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội. Ngoài nỗi đau về thể xác của bản thân còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về con người, vật chất... Với những người bị thương nặng sau tai nạn họ phải đối mặt với những thương tật phải mang trên mình suốt đời. Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột trong gia đình, tước quyền sống của trẻ em. Sự sa sút về tinh thần và vật chất kinh tế gia đình sau mỗi vụ tai nạn có thể đẩy những người còn lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn thậm chí bần cùng. Những đứa trẻ mồ côi, khát sữa mẹ, thiếu tình thương của cha, những người vợ mất chồng, cảnh gà trống nuôi con luôn khiến người chứng kiến không khỏi xót xa, đau lòng. Tai nạn giao thông thực sự là sự tàn phá không lường trước đối với những ai không may gặp phải, những mái ấm bình yên. Cuộc sống hiện đại với sự thay đổi tân tiến của các phương tiện giao thông để đáp ứng cho nhu cầu di chuyển của cá nhân ngày càng tăng lên nhưng khi ý thức của họ không đi cùng với sự thay đổi tân tiến của các phương tiện giao thông thì sẽ còn nhiều vụ tai nạn thương tâm, sẽ còn mất mát, đớn đau, oan uổng cho những số phận không may trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Bảng 1. Tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 Địa bàn So sánh cùng So sánh cùng kỳ Số So sánh cùng kỳ kỳ năm 2017 Số năm 2017 năm 2017 (huyện, Số người TT người thị xã, vụ Tăng/ Tăng/ bị Tăng/ % chết % % thành phố) Giảm (+/-) Giảm (+/-) thương Giảm (+/-) 1 Tuyên Hóa 9 -8 -47 6 -8 -57 4 -3 -43 2 Minh Hóa 31 +2 +7 5 -2 -29 29 +2 +7 3 Ba Đồn 16 +4 +33 8 -2 -20 9 0 0 4 Quảng Trạch 16 -2 -11 13 -2 -13 7 -6 -46 5 Quảng Ninh 15 0 0 11 0 0 12 +1 +9 6 Bố Trạch 50 -1 -2 19 +1 +6 46 -2 -4 7 Đồng Hới 36 -21 -37 14 +2 +17 24 -30 -56 8 Lệ Thủy 35 +9 +35 21 +5 +31 21 -1 -5 Tổng 208 -17 -8 97 -6 -6 152 -39 -20 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018 [3]. Bảng 2. Nguyên nhân và độ tuổi gây tai nạn giao thông Nguyên nhân: Độ tuổi gây tai nạn: Tốc độ: 3 vụ Dưới 18 tuổi: 10 vụ Không đúng phần đường: 72 vụ Từ 18 đến 27 tuổi: 48 vụ Tránh xe: 1 vụ Từ 27 đến 55 tuổi: 128 vụ Vượt xe: 11 vụ Trên 55 tuổi: 20 vụ - Chuyển hướng sai quy định: 9 vụ - Đang điều tra: 2 vụ - Không nhường đường: 14 vụ - Quy trình thao tác lái xe: 2 vụ - Dừng, đỗ: 1 vụ - Do người đi bộ: 4 vụ - Khác: 91 vụ 223
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân tai nạn giao thông ở Quảng Bình Với những ai đã gánh chịu hậu quả của tai nạn giao thông thì sự ám ảnh về nó luôn tồn tại trong đời sống người ở lại, không chỉ gia đình, người thân của họ chịu mất mát, thiệt thòi mà cả xã hội đều cảm thấy bất an. Những cảnh ngộ thương tâm của các gia đình không gì xóa tan và bù đắp được, sự dằn vặt về tinh thần, sự thiếu thốn về vật chất… Tận cùng của sự mất mát, đã có rất nhiều người thốt lên: “giá mà tôi cẩn thận hơn”, “giá như tôi không uống rượu bia trước khi lái xe”... Chính vì vậy, sự hỗ trợ từ nhân viên xã hội trong việc phòng tránh và trợ giúp cho những nạn nhân tai nạn giao thông là hết sức cần thiết. Nhân viên công tác xã hội không chỉ kết nối, truyền thông các kiến thức hiểu biết về an toàn giao thông để mỗi cá nhân biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình và cộng đồng và có ý thức tự giác khi tham gia giao thông. Mà còn trợ giúp các nạn nhân có thể vượt qua được nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống bằng chính năng lực của họ. Ở Việt Nam hiện nay nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, việc sử dụng nhân viên công tác xã hội cấp phường, xã vào quá trình hỗ trợ cho nạn nhân tai nạn giao thông sẽ góp phần tạo sự kết nối trong cộng đồng để đảm bảo chất lượng an sinh xã hội cho các nạn nhân. Nhân viên công tác xã hội thông qua hoạt động thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp của mình cùng với các cơ quan chức năng là yếu tố hỗ trợ quan trọng và cần kíp khi tai nạn giao thông xảy ra. 2.2.1. Vai trò tham vấn Đây là một trong những vai trò vô cùng quan trọng, một hoạt động chuyên môn đòi hỏi kỹ năng cao của người nhân viên công tác xã hội, tham vấn tốt cho thân chủ giúp họ chấp nhận đối mặt với thực tế sau tai nạn để chủ động giải quyết hậu quả. Nhân viên xã hội cung cấp thông tin cho các đối tượng cần có những thông tin về chăm sóc sức khỏe sau tai nạn. Tham vấn cho cá nhân, gia đình cộng đồng, làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp nạn nhân có được những dịch vụ tốt hơn cho việc phục hồi sau tai nạn, giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề đang mắc phải và tự tìm cách thay đổi. Tham vấn cho thân chủ hướng giải quyết hậu quả của tai nạn xảy ra, giúp ổn định tâm lý, giảm thiểu khủng hoảng, tránh những hành vi tiêu cực thậm chí gây hại cho bản thân và gia đình sau tai nạn cho người gây tai nạn, nạn nhân và gia đình của họ. 2.2.2. Vai trò là người biện hộ Nhân viên xã hội là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng, ví dụ như đền bù không thỏa đáng sau khi bị gây tai nạn. Nhân viên xã hội cần biện hộ đấu tranh để quyền được chăm sóc, chữa trị của nạn nhân được thực hiện. Hoặc trước tòa án, dù là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo đối với trẻ em chưa thành niên nhân viên công tác xã hội có vai trò hỗ trợ tâm lý xã hội cho các em, biện hộ cho quyền lợi của trẻ trước pháp luật… Biện hộ cho quyền lợi của nạn nhân trong trường hợp trẻ mồ côi sẽ sống ở đâu sau tai nạn giao thông, sinh kế cho những gia đình rơi vào hộ nghèo sau tai nạn… 2.2.3. Vai trò là người vận động, kết nối nguồn lực Là người trợ giúp đối tượng tìm kiếm nguồn lực cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm cả con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, chính trị và quan điểm. Vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông. Vận động các nguồn lực trong xã hội trợ giúp cho nạn nhân sau tai nạn giao thông. Sự hỗ trợ chia sẻ tinh thần trách nhiệm xã hội của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực sự là một nguồn động viên vô cùng ý nghĩa với các nạn nhân, 224
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 giúp họ có thêm động lực để sống, để cố gắng vươn lên sau những tổn thất, mất mát nặng nề. Chính điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực trong xã hội, khi mà con người trong cộng đồng vì cuộc sống mưu sinh đôi khi quên mất sự chia sẽ với nhau. 2.2.3. Vai trò giáo dục Là người cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan tới vấn đề thân chủ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề của họ. Nhân viên xã hội có thể tổ chức các khóa tập huấn cho người dân trong cộng đồng để cung cấp thông tin, kiến thức về an toàn giao thông, hậu quả của việc không chấp hành luật an toàn giao thông. Tạo ra sự thay đổi cho cá nhân là những nạn nhân của tai nạn giao thông, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn, để vươn lên trong cuộc sống. Nhân viên xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng để tạo nên sự thay đổi về đời sống, cũng như tư duy, văn hóa tham gia giao thông của người dân trong cộng đồng ví dụ tuyên truyền đội mũ bảo hiểm, dừng đúng đèn báo quy định, tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học, không phóng nhanh, vượt ẩu… 3. KẾT LUẬN Tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp cơ bản để phòng chống tai nạn giao thông như tăng cường nâng cao nhận thức, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm giao thông và tuyên truyền thông tin về việc chấp hành Luật An toàn giao thông, hỗ trợ kịp thời các nạn nhân trong và sau tai nạn giao thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tai nạn giao thông vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân khi số vụ tai nạn nghiêm trọng không có xu hướng giảm đi. Con người là tài nguyên quý giá nhất của xã hội, còn người là còn của, an sinh của mỗi cá nhân cần được đảm bảo thay vì trong chờ vào vận may. Việc phối hợp hành động giữa công tác xã hội với các lực lượng cơ quan chức năng trong quá trình hỗ trợ cho nạn nhân tai nạn giao thông sẽ mang lại một kết quả bền vững, tích cực hơn cho các nạn nhân, là thực sự cần kíp để giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh sau tai nạn giao thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình (2016). Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2016. [2] Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình (2017). Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2017. [3] Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình (2018). Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018. [4] http://kgtv.vn/tin-tuc-va-su-kien/moi-ngay-viet-nam-co-24-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong/. Truy cập ngày 25/8/2019. [5] Thủ tướng Chính phủ (2010). Đề án 32 về Phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Title: ROLE OF SOCIAL WORKER IN ASSISTING VICTIMS OF TRANSPORT VICTIMS IN QUANG BINH PROVINCE Abstract: Training and employing social workers in assisting victims of traffic accidents is a new but urgent issue in today’s society. The paper presents the reality, causes and consequences of traffic accidents in Quang Binh province. In addition, we explore some activities to support traffic accident victims in the locality, thereby suggesting the roles of social workers in helping this target group. Keywords: Social, traffic accident, the victim. 225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2