YOMEDIA
ADSENSE
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
33
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề tài nghiên cứu tiến hành đặt vấn đề và mục tiêu về: Vai trò của C-reactive protein (CRP) trong sinh lý bệnh nhồi máu não ngày càng được chứng minh rõ ràng hơn. Và mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát mối quan hệ giữa nồng độ CRP huyết tương với độ nặng của nhồi máu não và sự hồi phục chức năng của bệnh nhân nhồi máu não.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VAI TRÒ TIÊN LƯỢNG CỦA C-REACTIVE PROTEIN<br />
TRONG NHỒI MÁU NÃO<br />
Lê Tự Phương Thảo*, Tăng Ngọc Phương Lộc*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Vai trò của C-reactive protein (CRP) trong sinh lý bệnh nhồi máu não ngày càng được chứng<br />
minh rõ ràng hơn. Chúng tôi khảo sát mối quan hệ giữa nồng độ CRP huyết tương với độ nặng của nhồi máu<br />
não và sự hồi phục chức năng của bệnh nhân nhồi máu não.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 49 bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước nhập viện<br />
trong vòng 24 giờ sau khởi phát triệu chứng. Nồng độ hs-CRP, độ nặng đột quỵ não theo thang điểm đột quỵ<br />
Hoa Kỳ (NIHSS) được khảo sát lúc nhập viện. Sự hồi phục chức năng hay tử vong sau 3 tháng được đáng giá<br />
bằng thang điểm Rankin có hiệu chỉnh (mRS).<br />
Kết quả: Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa nồng độ hs-CRP lúc nhập viện với độ nặng của nhồi<br />
máu não (r = 0,277, p = 0,054). Tuy nhiên, nồng độ hs-CRP lại tương quan thuận với sự hồi phục chức năng ở<br />
mức độ trung bình - thấp (r = 0,375; p = 0,008).<br />
Kết quả: hs-CRP có thể được áp dụng nhằm hỗ trợ tiên lượng cho các bệnh nhân nhồi máu não. Tuy nhiên,<br />
vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả về thời điểm khảo sát tối ưu cũng như là điểm cắt thích hợp. Do đó,<br />
cần nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.<br />
Từ khóa: nhồi máu não, hs-CRP<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PRECEDENT’S ROLE OF C-CEACTIVE PROTEIN IN CEREBRAL INFARCTION<br />
Le Tu Phuong Thao, Tang Ngoc Phuong Loc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 142 - 148<br />
Background and Purpose: There is growing evidence that C-reactive protein (CRP) play an important role<br />
in the pathophysiology of acute ischaemic stroke. The aim of this study was to assess the relationship between CRP<br />
values with stroke severity and functional outcome after acute ischaemic stroke.<br />
Methods: Fourty-nine patients with ischaemic stroke hospitalized within 24 hours after the onset of<br />
symptoms were recruited. CRP and NIH stroke scale (NIHSS) were measured at the time of admission.<br />
Functional outcome was measured by modified Rankin scale (mRS) 3 months after ischaemic stroke.<br />
Results: There is no significant correlation between CRP values and ischaemic stroke severity (r = 0.277, p =<br />
0.054). However, hs-CRP concentration correlated favorablement but weakly with functional outcome (r = 0.375;<br />
p = 0.008).<br />
Conclusions: hs-CRP can be applied to support the prognosis of patients suffering from ischemic stroke.<br />
However, there is still no agreement among authors about the optimal time for investigation and the appropriate<br />
cut-point of CRP concentration. Therefore, it is necessary to have many further researches about this problem.<br />
Key words: hs-CRP, ischaemic stroke<br />
Các từ viết tắt: CITED: Cbp/p300-interacting Transactivator with Glu/Asp-rich COOH-terminal Domain,<br />
* Bộ môn Nội Thần Kinh - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Tự Phương Thảo<br />
Email: vohoangnhan@pnt.edu.vn<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
143<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
COPEB: Core Promoter Transactivator Element Binding Protein, DNCL: Cytoplasmic Dynein, ICAM-1:<br />
Intercellular Adhesion Molecule-1, hs-CRP: high sensitive C-reactive protein, HIF: Hypoxia-inducible Factor,<br />
MCP : Monocyte Chemoattractant Protein, MLC: Myosin Light Chain, NF-κB: Nuclear Transcription FactorκB, nNOS: neuronal Nitric Oxide Synthase, PAI: Plasminogen Activator Inhibitor, ROS: Reactive Oxygen<br />
Species, SORL: Sortilin Related Receptor, TNF: Tumor Necrosis Factor<br />
giờ sau khởi phát triệu chứng với độ nặng của<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đột quỵ não và sự hồi phục chức năng của các<br />
Đột quỵ não là một bệnh lý thường gặp và<br />
bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước.<br />
gây hậu quả nghiêm trọng. Theo dữ liệu thống<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
kê năm 2009(22), tại Mỹ hiện có 6.500.000 người bị<br />
đột quỵ não, trung bình cứ 40 giây là có một<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
người bị đột quỵ não và cứ 3-4 phút là có một<br />
Nghiên cứu phân tích cắt ngang, tiền cứu<br />
người tử vong vì đột quỵ não. Đột quỵ não là<br />
trên các bệnh nhân nhồi máu não lần đầu,<br />
nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là<br />
thuộc phân bố hệ tuần hoàn trước, nhập viện<br />
nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ ba, chỉ<br />
trong vòng 24 giờ sau khởi phát triệu chứng<br />
sau bệnh tim mạch và ung thư. Đồng thời, đây<br />
nhập viện vào khoa Thần Kinh Bệnh viện<br />
cũng là một trong những bệnh có chi phí mắc<br />
Nhân Dân Gia Định từ tháng 10-1009 đến 2nhất. Chi phí ước lượng vào năm 2009 là 68,9 tỉ<br />
2010. Chúng tôi loại trừ những trường hợp có<br />
đôla, trung bình 140.048 đôla/người. Nghiên<br />
cứu của Brown DL và cs (2006) đã dự đoán rằng<br />
điểm Glassgow≤8, chấn thương vùng cổ,<br />
chi phí trực tiếp và gián tiếp của đột quỵ não tại<br />
huyết khối tĩnh mạch não, dị dạng mạch máu<br />
Mỹ từ 2005 đến 2050 có thể đạt đến 2,2 nghìn tỉ<br />
não, những bệnh nhân có tình trạng viêm,<br />
đôla.<br />
nhiễm trùng đã được biết trong tháng trước<br />
Trong các dạng đột quỵ não thì nhồi máu<br />
(viêm khớp, viêm đại tràng…), hay có tình<br />
não thường gặp nhất (chiếm 87% các trường<br />
trạng viêm nhiễm lúc nhập viện (dựa vào lâm<br />
hợp). Mức độ gây hại và tính phổ biến của đột<br />
sàng, công thức máu, tổng phân tích nước<br />
quỵ não đã dẫn đến nhiều nghiên cứu trên thế<br />
tiểu, X quang phổi), đang điều trị với thuốc<br />
giới về các yếu tố ảnh hưởng lên tiên lượng của<br />
kháng viêm steroid và non- steroid, có bệnh<br />
bệnh như tuổi, giới tính, dân tộc, bệnh tim<br />
ác tính, bệnh lý thần kinh hoặc bệnh lý khác<br />
mạch, đái tháo đường…. Trong những năm gần<br />
trước đó làm đánh giá sai lệch mức độ tổn<br />
đây, vai trò của viêm trong bệnh mạch máu não<br />
thương thần kinh hoặc mức độ độc lập trong<br />
được nghiên cứu nhiều và C-Reactive Protein<br />
sinh hoạt hàng ngày, được điều trị bằng thuốc<br />
(CRP), một chất đánh dấu viêm hệ thống, nổi<br />
tiêu huyết khối.<br />
lên như là một yếu tố tiên lượng mới cho đột<br />
quỵ não. Hầu hết các tác giả đều cho rằng tăng<br />
CRP huyết tương dự báo một kết cục xấu và có<br />
liên quan với tăng các biến cố tim mạch, biến cố<br />
mạch máu não. Tuy nhiên, nồng độ CRP ở thời<br />
điểm nào là có giá trị tiên lượng nhất vẫn là câu<br />
hỏi chưa có lời giải rõ ràng. Tại Việt Nam, vai<br />
trò của CRP trong tiên lượng nhồi máu não vẫn<br />
còn là đề tài rất mới.<br />
Vì những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm khảo sát mối tương quan<br />
giữa nồng độ CRP huyết tương trong vòng 24<br />
<br />
144<br />
<br />
Cỡ mẫu cần thiết ước lượng từ nghiên cứu<br />
của Smith(3) là 18 mẫu.<br />
Độ nặng đột quỵ não được đánh giá bằng<br />
thang điểm NIH (NIHSS), kết cục chức năng của<br />
các bệnh nhân sau 3 tháng đột quỵ não được thể<br />
hiện qua điểm Rankin có điều chỉnh (mRS), mẫu<br />
máu tĩnh mạch được lấy trong vòng 24 giờ sau<br />
khởi phát triệu chứng đột quỵ não, chống đông<br />
bằng EDTA. Nồng độ CRP được xác định theo<br />
phương pháp Immuno-turbidimetric bằng máy<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
sinh hóa tự động Olympus AU640 với ngưỡng<br />
phát hiện từ 0,08 đến 80 mg/L.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm<br />
thống kê SPSS 17.0. Các biến được mô tả tùy<br />
theo đặc tính của từng biến, sau đó khảo sát mối<br />
liên quan giữa nồng độ hs-CRP và các đặc điểm<br />
của đối tượng nghiên cứu bằng phép kiểm χ2,<br />
phép kiểm chính xác Fisher. Sau cùng là xác<br />
định mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP và<br />
độ nặng của đột quỵ não cũng như là sự hồi<br />
phục chức năng bằng hệ số tương quan Pearson.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 10-2009 đến tháng 2-2010 có 49<br />
bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu được<br />
đưa vào nghiên cứu.<br />
Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu được<br />
mô tả trong Bảng 1. Qua phân tích, chúng tôi<br />
nhận thấy nồng độ hs-CRP chỉ liên quan với các<br />
yếu tố là tuổi (p = 0,019), giới (p = 0,021), tiền căn<br />
hút thuốc lá (p = 0,005) (Bảng 2).<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã<br />
không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa<br />
giữa nồng độ hs-CRP và độ nặng của đột quỵ<br />
lúc nhập viện (r = 0,277; p = 0,054). Tuy nhiên,<br />
nồng độ hs-CRP lại tương quan thuận với sự<br />
hồi phục chức năng được đánh giá sau 3<br />
tháng đột quỵ não bằng mRS ở mức độ trung<br />
bình - thấp (r = 0,375; p = 0,008).<br />
Bảng 1: Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
Nam (%)<br />
Tiền căn Cơn thiếu máu não thoáng qua<br />
(%)<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo đường<br />
Rối loạn lipid máu<br />
Bệnh tim<br />
Uống rượu nhiều<br />
Hút thuốc lá<br />
Tiền căn gia đình đột quỵ não<br />
HATT (mmHg)<br />
<br />
65,2 ± 13,3<br />
53,1<br />
2,0<br />
71,4<br />
18,4<br />
20,4<br />
20,4<br />
16,3<br />
38,8<br />
20,4<br />
146,5 ± 27,2<br />
<br />
HATTr (mmHg)<br />
<br />
83,3 ± 13,0<br />
<br />
Điểm Glasgow<br />
<br />
14,5 ± 1,2<br />
<br />
Điểm NIH<br />
<br />
8,1 ± 4,6<br />
<br />
hs-CRP (mg/L)<br />
<br />
5,1 ± 4,3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
Điểm ASPECT<br />
<br />
65,2 ± 13,3<br />
8,5 ± 2,2<br />
<br />
mRS<br />
<br />
2,0 ± 1,4<br />
<br />
Bảng 2: Liên quan giữa hs-CRP và một số đặc điểm<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Tuổi < 60<br />
<br />
CRP <<br />
7 mg/L<br />
10<br />
<br />
CRP ≥<br />
7 mg/L<br />
8<br />
<br />
0,019<br />
<br />
Nam<br />
<br />
16<br />
<br />
10<br />
<br />
0,021<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
10<br />
<br />
9<br />
<br />
Uống rượu<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo đường<br />
RL lipid máu<br />
Tăng huyết áp lúc nhập<br />
viện<br />
Điểm Glasgow ≤ 13<br />
Điểm NIH ≤ 6<br />
Đường huyết lúc nhập<br />
viện≥7 mmol/L<br />
RL lipid máu<br />
Bệnh tim<br />
Hẹp động mạch cảnh≥<br />
50%<br />
Điểm ASPECT≤7<br />
mRS≤2<br />
<br />
4<br />
26<br />
8<br />
9<br />
21<br />
<br />
4<br />
9<br />
1<br />
1<br />
9<br />
<br />
0,005<br />
0,088<br />
1,000<br />
0,420<br />
0,414<br />
0,323<br />
<br />
4<br />
17<br />
8<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
<br />
1,000<br />
0,095<br />
0,420<br />
<br />
22<br />
16<br />
4<br />
<br />
6<br />
4<br />
2<br />
<br />
0,739<br />
0,738<br />
0,637<br />
<br />
8<br />
27<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
0,42<br />
0,473<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
p<br />
<br />
Tiền căn<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mục đích của nghiên cứu này là xác định<br />
mối quan hệ giữa nồng độ CRP huyết tương và<br />
tiên lượng nhồi máu não. Do đó, các bệnh nhân<br />
đã được lựa chọn với các tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
khắt khe nhằm hạn chế các yếu tố gây nhiễu có<br />
thể làm tăng nồng độ CRP cũng như là ảnh<br />
hưởng đến việc đánh giá các kết cục.<br />
Nồng độ hs-CRP trung bình mẫu khảo sát là<br />
5,07 ± 4,25 mg/L (0,43-23,38, median: 4,57 mg/L).<br />
Nồng độ hs-CRP trung bình trong nghiên cứu<br />
của các tác giả nước ngoài đều cao hơn chúng<br />
tôi(1,7,22). Các nghiên cứu trên các cặp song sinh<br />
cho thấy tính di truyền của nồng độ CRP xuất<br />
hiện trong 26% cặp song sinh trung niên và 20%<br />
cặp song sinh lớn tuổi. Sự lặp lại của GT một<br />
cách đa dạng trong intron của gene CRP đã<br />
được ghi nhận là có liên quan với sự khác biệt<br />
về mức CRP nền giữa những người bình thường<br />
và các bệnh nhân bị lupus đỏ hệ thống(3,14). Do<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
đó, sự khác nhau về đặc tính di truyền có lý giải<br />
cho sự chênh lệch nồng độ CRP so với các<br />
nghiên cứu của nước ngoài. Đồng thời, có sự<br />
thay đổi về nồng độ trung bình của hs-CRP theo<br />
thời gian và giá trị của CRP cũng khác nhau có ý<br />
nghĩa ở những phân nhóm nhồi máu não theo<br />
phân loại TOAST khác nhau(2). Ngoài ra, nồng<br />
độ CRP còn bị ảnh hưởng một cách lâu dài bởi<br />
các yếu tố sinh lý và nhiều loại bệnh như là tuổi,<br />
suy tim, loạn nhịp tim, suy thận, đái tháo<br />
đường, ngưng thở khi ngủ, tăng huyết áp, béo<br />
phì, hội chứng đề kháng insuline,…(8). Do vậy,<br />
đặc điểm các đối tượng nghiên cứu, thời gian từ<br />
lúc khởi phát triệu chứng đến lúc lấy mẫu máu<br />
xét nghiệm khác nhau có thể dẫn đến sự khác<br />
biệt trong nồng độ hs-CRP trung bình giữa<br />
nghiên cứu.<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng nồng độ hs-CRP<br />
chỉ liên quan với các yếu tố là tuổi (p = 0,019),<br />
giới (p = 0,021), tiền căn hút thuốc lá (p = 0,005).<br />
Các nghiên cứu về vai trò của CRP trong nhồi<br />
máu não(3,7,9,16,19,22) đã chứng minh nồng độ CRP<br />
huyết tương còn liên quan với rất nhiều yếu tố<br />
khác như đường huyết lúc nhập viện, tăng<br />
huyết áp, tăng cholesterol máu, fibrinogen máu<br />
cao, bệnh van tim, kích thước ổ nhồi máu, độ<br />
nặng của nhồi máu não, kết quả phục hồi chức<br />
năng…. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ não có thể<br />
ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các tế bào<br />
viêm và các tế bào mạch máu não xung quanh<br />
dẫn đến tăng tính nhạy cảm với kích thích viêm,<br />
hình thành mảng xơ vữa ở các động mạch lớn,<br />
dày lớp nội mạc với huyết khối ở các tiểu động<br />
mạch nhỏ hơn(12). Tuy nhiên, điểm cắt được<br />
chọn để phân chia nồng độ CRP cao hay thấp<br />
trong các nghiên cứu này là không trùng nhau<br />
có thể khiến cho mối liên quan giữa nồng độ<br />
CRP và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
vẫn còn chưa được thống nhất trong các nghiên<br />
cứu. Ngoài ra, cỡ mẫu cũng đóng vai trò quan<br />
trọng.<br />
Chúng tôi đã không tìm thấy mối tương<br />
quan có ý nghĩa giữa nồng độ hs-CRP và độ<br />
nặng của đột quỵ lúc nhập viện (r=0,277;<br />
p=0,054). Kết quả này giống như nghiên cứu của<br />
<br />
146<br />
<br />
Anuk(1). Thế nhưng, theo Di Napol(8) có mối<br />
tương giữa nồng độ CRP và độ nặng nhồi máu<br />
não lúc nhập viện đánh giá bằng thang điểm đột<br />
quỵ Canada (CNSS) (r=- 0,35; p
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn